watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
15:56:2028/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Thương Giang Diễm Sử - Tiêu Nương và Trúc Viên Lang (Bùi Văn Nhẫm) - Chương 31-62 -Hết - Trang 10
Chỉ mục bài viết
Thương Giang Diễm Sử - Tiêu Nương và Trúc Viên Lang (Bùi Văn Nhẫm) - Chương 31-62 -Hết
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Trang 36
Trang 37
Trang 38
Trang 39
Trang 40
Trang 41
Trang 42
Trang 43
Trang 44
Trang 45
Trang 46
Trang 47
Trang 48
Trang 49
Trang 50
Trang 51
Trang 52
Trang 53
Trang 54
Trang 55
Trang 56
Trang 57
Trang 58
Trang 59
Trang 60
Trang 61
Trang 62
Tất cả các trang
Trang 10 trong tổng số 62

 



Chương 34-3

Trần tri phủ không nghi ngờ sự thành thật của lời khai trên, xếp ba người nàng hầu vào hàng nhân chứng.

Nữ quản gia Lê Thị Hào:

« Tôi tên Lê Thị Hào, quán xã Kim Liên, gần Kẻ Chợ, năm nay 55 hay 56 tuổi không nhớ rõ. Hồi hơn 10 tuổi vì nghèo đói, bố mẹ tôi bán tôi cho một phú hào địa chủ ở Thường Tân. Khi tôi 14 hay 15 tuổI, không nhớ, một đêm, con trai thứ hai của ông chủ vào phòng ngủ gia nhân kéo tôi ra khu rừng cạnh nhà. Cậu Hai bắt tôi ăn nằm với cậu. Đêm nào tôi cũng theo cậu ra rừng trong mấy tháng, rồi một hôm, cậu Hai dẫn tôi ra Kẻ Chợ gửi vào một nhà sang trọng ở phường Hồng Mai. Tôi ở đấy nhiều ngày mà không thấy Cậu Hai trở lại…bà chủ bắt tôi tiếp khách…Tôi hành nghề mụ dầu về sau, hai ba chục năm chẳng ra khỏi cửa nhà ấy…Một hôm Mã chủ nhân mang tôi về giao cho chức quản gia trông nom một số con em…Ở nhà chủ không tiếp khách, tôi chỉ phải trông nom giữ gìn sức khoẻ của các người con gái mà Mã chủ nhân giao cho tôi…Tôi chỉ ở trong Mã trang trại, không đi tới đâu…Tôi không hề hay biết những tội ác của Mã chủ nhân… »

Khi Trần tri phủ hỏi về cách cư xử tàn nhẫn với con em, Lê thị Hào trả lời:

- Tôi không biết như thế nào là tàn ác. Trước đây tôi cũng bị đánh đập, tôi cho là lẽ thường, vả lại, tôi thương người, không bao giờ quá tay, mà tôi cũng không cho hai người giúp việc tôi dùng « đòn nặng »…Mã chủ nhân cũng dặn tôi, không bao giờ được làm hư hỏng « hàng hoá » ( !) -

Trần tri phủ ra lệnh lính lệ kéo ta trước mặt mụ một cô bé còn mang trên lưng nhiều vết ngang dọc tím bầm, mụ bình tĩnh trả lời:

- Bẩm quan lớn, trông thế thôi…mấy ngày lành lặn như cũ…con Mai Thoa này, hai lần trèo tường, định trốn đi -

Trương Vân anh khai:

- « Tiện nữ, họ Trương, tự Vân Anh, 17 tuổi, sinh quán phường Đông Các, Kẻ Chợ cùng nữ tì, em Thi Thi, cải dạng nam trang, đi tìm bố mẹ ; bố mẹ bị bọn Hắc Y  bắt đi từ bốn năm nay…Đáp thuyền của Ngô Tôn Sinh, tới Trà Lương như ước hẹn, chia tay. Ngô tiên sinh dẫn tôi va Thi Thi tạm trọ lại Lữ quán Diệu Hồng, cuối tỉnh. Sau bữa cơm chiều, tôi và Thi Thi, đường xa mệt nhọc, đi ngủ. Hôm sau, ba bốn giờ chiều, mới thức giấc, thì thấy bị trói trong căn phòng nhỏ hẹp mà về sau, khi được phóng thích, mới biết là ở Mã gia trang. Trong căn phòng tôi và Thi Thi có một thiếu nữ bị trói trên giường. Chị nói tên là Diệu Hồng, chị bị Mã chủ nhân lừa đến Mã gia trang cùng cha và anh…Sau bữa tiệc khoản đãi tân khách, chị ngã xỉu không biết gì nữa…tỉnh giấc bị trói trên giường, cũng như tôi và Thi Thi … »

Từ Diệu Hồng:

« Tiện nữ họ Từ, tên Diệu Hồng, 16 tuổi, sinh quán Tuy Hòa, theo cha và anh lên Trà Lương, có người giới thiệu mua bán một quán trọ, mục đích sinh cơ lập nghiệp ở đây.

« Chúng tôi cũng có quán trọ ở Tuy Hòa, nhưng vì có một đạo tặc tên Hồ Tự Tôn ngày đêm kiếm chuyện phá phách, chúng tôi phải bán rẻ cho hắn, chạy lên đây. Mối lái dẫn chúng tôi gặp Mã Đức Kiếm. Mã chủ nhân muốn bán lại quán trọ. Giá ngã ngũ ba trăm lượng bạc, chúng tôi nhận quán trước khi làm văn tự, trao tiền, theo như lời của Hà Dục Tuế, quản lý của Mã chủ … chúng tôi treo xong bảng hiệu: Diệu Hồng Lữ Quán thì quản lý mời chúng tôi lên Mã gia trang làm văn tự và trả tiền.

« Cha tôi tên Đạo Vệ, và anh tôi, tên Đạo Thành, cùng tôi đến Mã gia trang. Sau khi ký văn tự, trao tiền, Mã chủ nhân đặt tiệc khoản đãi mừng tân gia chúng tôi. Chúng tôi không nghi ngờ, dự tiệc.

« Giữa tiệc, tôi chóng mặt, ngã lăn xuống đất, sáng hôm sau thấy mình bị trói chặt trên giường tre…

« Được hai anh Nguyên Thái và Vũ Tấn phóng thích, tôi có đi tìm kiếm khắp nơi mà không biết cha và anh tôi bị giam ở đâu… »

Quản lý Hà Dục Tuế bị dẫn ra công đường, trông thấy Vân Anh và Diệu Hồng xanh mặt biết không chối cải nổi, hắn ta đổ tội cho Mã chủ nhân:

- « …Tất cả hành động của tôi đều theo lệnh Mã chủ, kể cả việc mang ba bố con Từ tiểu thư vào bẫy…Mã chủ vừa được tiền vừa được người…Tôi không biết ông Từ Đạo Vệ và anh Từ Đạo Thành nay ở đâu. Mã chủ cùng gia nhân, cho hai người ấy lúc cùng mê mệt lên xe, đẩy ra khỏi Mã gia trang…Tôi bận việc ở Lữ quán, nên trở về Trà Lương ngay, không biết gì thêm…chúng tôi chưa kịp tháo bảng « Diệu Hồng Lữ Quán » thì nhiều người vào quán, nên đành để nguyên… »

Khi lính dẫn giải Mã Đức Kiếm ra công đường, Nguyên Thái giật mình trước sự biến đổi khí sắc của tội nhân. Hai tay vẫn bị trói sau lưng, hai vết thương bả vai làm độc, sưng vù. Thì ra thời xưa, kể cả thời nay cũng vậy, người ta không cần để ý đến sự chữa những vết thương của tội nhân, hay tình nghi tội phạm.

Đôi mắt mất hẳn tinh thần, Mã Đức Kiếm trả lời gióng một, không chối cãi mà cũng không nhận. Nhấn mạnh về số phận Từ Đạo Vệ, Đạo Thành. Mã Đức Kiếm nói không nhớ hai người ấy là ai. Không thể biết Mã chủ nói thực hay nói dối, chỉ đoán đó là một phương pháp tự vệ…

Trả lời không mạch lạc của Mã Đức Kiếm làm cho Từ Diệu Hồng tức giận và lo ngại cho số phận cha, anh. Nước mắt vòng quanh, tay nắm chuôi kiếm, Diệu Hồng định xông đến kết liễu cuộc đời Mã Đức Kiếm, nhưng Nguyên Thái đứng bên, nắm chuôi kiếm cản lại.

Hồi lâu, Nguyên Thái xin phép đến nói nhỏ bên tai Trần tri phủ:

- « Tội phạm không đủ sáng suốt trả lời, đề nghị chữa những vết thương của hắn, và hoãn cuộc thẩm vấn vài ngày. »

Trần tri phủ đồng ý tuyên bố hoãn thẩm, cho phép lương y Trà Lương vào ngục chữa cho Mã chủ.

Mọi người, trừ quản gia Lê Thị Hào cùng hai nữ cai tù và quản lý Hà Dục Tuế bị giam cùng Mã chủ nhân, ai nấy về Diệu Hồng Lữ Quán, với sự ưng thuận của Trần tri phủ, tạm coi như quán này thuộc sở hữu Diệu Hồng.

Diệu Hồng quen nghề, tổ chức chu đáo, tuyên bố sau khi kết thúc vụ án nay, ai muốn ở lại giúp việc cũng được. Ba cô nàng hầu của Mã Đức Kiếm, không biết đi đâu, tình nguyện ở lại, sau này thành chiêu đãi viên lương thiện của quán trọ.

Mấy ngày sau, Trần tri phủ đăng đường tái thẩm. Mã chủ nhân bớt bệnh khai báo rành mạch, thì được biết tấn thảm kích xảy ra cho gia đình Từ Diệu Hồng. Tấn thảm kịch ấy, Nguyên Thái đã xây dựng lại lịch trình, trong cuốn Viễn Trình Nhật Ký.

Xét lại nội cuộc thì được biết cái nhân cách không có gì đặc biệt của Mã Đức Kiếm. Họ Mã bắt đầu cuộc đời bằng tội nhỏ đi đến tội lớn một cách dễ dàng…Cái tội lớn ấy bắt đầu từ ngày gặp quản lý họ Hà. Quản lý họ Hà từ Kẻ Chợ về đây, là một nhân vật quen đi đường tội lỗi từ nhỏ…cho đến ngày nay, không còn phân biệt tốt xấu, đã xúc giục họ Mã đi đến sát nhân.

Họ Mã cãi rằng:

-  Trước khi gặp họ Hà (Dục Tuế), tôi không nghĩ đến bắt cóc, đến giết người…Hồi ấy, tôi chỉ cử gia nhân đi về thôn quê, hay các nơi thành thị, thấy nhà nào nghèo bán con thì tôi mua, có trả tiền đàng hoàng, có văn tự ký kết hẳn hoi. Tôi không hề vi phạm luật pháp hiện hành. Trong tình trạng xã hội rối ren mà mạng người không giá trị, tôi tưởng tôi làm việc tốt, vì những con gái tôi « gả bán » đi đều nơi quyền quý, nơi giàu sang…có người được phú thương yêu dấu, đưa đến địa vị chính thê, về qua Thượng Tùng, đến chào tôi như dưỡng phụ…Nếu những người con gái ấy không gặp tôi…thì số phận có gì hơn không ? -

- Nhưng nhà ngươi tuy không vi phạm luật pháp mà nhà ngươi đã bôi nhọ luân thường đạo lý…rồi nhà ngươi đi đến tội sát nhân -

Mã tội nhân:

- Bẩm đại nhân, tôi không chối cãi tội sát nhân, tôi nguyện xin giả tử, tôi đã không biết giới hạn của tội lỗi, từ cái vi phạm luân thường đạo lý ấy, tôi đã dễ dàng sang tội sát nhân, tội nặng nhất của con người. Nếu chính tôi cầm dao cầm kiếm hạ sát người nào thì có lẽ tôi ngừng tay trước mà tránh xa được tội ác. Nhưng tôi đã không nghĩ ngợi, trong địa vị chủ nhân, trong địa vị quyền hành ở gia trang, tôi đã « ừ » một tiếng dễ dàng, sau đề nghị của Hà Dục Tuế. Tôi không nhìn thấy ông Từ Đạo Vệ và con là Từ Đạo Thành chết đi vì tiếng « ừ » của tôi, nhưng tôi biết hai người đã chết, mà tôi dửng dưng, không tiếc thương hối hận, trái lại chỉ nghĩ đến cái oai phong quyền hành của tôi…nay tôi nghĩ lại, tội tôi còn nặng hơn tội Hà Dục Tuế.

Đêm trong ngục tù đã đánh thức tôi…tôi là một tội phạm không thể tha thứ, tôi xin chịu chết dưới lưỡi kiếm của Từ Diệu Hồng cô nương, nếu luật pháp cho phép. Nhưng tôi chỉ xin Từ cô nương đùng dúng tay vào máu, dù là máu của kẻ thù…Tôi sẽ chịu chết dưới lưỡi gươm của đao phủ, cho luật lệ nước nhà được tôn trọng. Tiếc một điều, bao nhiêu sát nhân bằng một tiếng « ừ » theo kiểu của tôi trong chính quyền, dù Lê, dù Trịnh, dù Nguyễn..., chưa ai được đem ra xử cùng tôi ! Họ đầy dẫy trong nước!…-

Trần tri phủ nghe tới đây, ra lệnh dẫn Mã tội nhân vào ngục.

Lời khai của Hà Dục Tuế là lời khai của một tội phạm « chuyên nghiệp » không đáng ghi chép vào đây.

Trần tri phủ cùng hội đồng bồi thẩm tuyên án mươi ngày sau. (Xin đừng quên hồi xưa, quan lại hành chính cũng là quan lại tư pháp, và án tòa không tách rời hình sự, dân sự…như ngày nay).

Mã Đức Kiếm và Hà Dục Tuế: xử tử.

Nữ quản gia Lê thị Hào và hai nữ cai tù: mỗi người năm mươi roi, đuổi khỏi địa hạt Trà Lương.

Ra lệnh truy nã những tòng phạm của Hà Dục Tuế.

Tịch thu toàn bộ tài sản của Mã Đức Kiếm. Một nửa dành cho việc công ích Trà Lương, còn một nửa, bồi thường cho gia đình những nạn nhân bị giết và chi cho các nạn nhân bị giam giữ, kể vả ba nàng hầu họ Mã, coi như hồi môn hay vốn liếng gây dựng doanh thương lương thiện.

Khi Trần tri phủ tuyên án, không biết rõ tài sản của họ Mã, nhưng khi kiểm soát kỹ càng, thì được biết họ Mã giàu như Vương Khải, Thạch Sùng (?) hồi xưa. Trong một hầm bí mật, một kho vàng khổng lồ, gần ba ngàn lạng vàng (khoảng 113 kí lô ngày nay) và nhiều châu báu, phải hai ngày mới vào sổ xong xuôi.

Trần tri phủ cho giải họ Mã ra công đường:

- Nhà ngươi giàu có như thế, tại sao phạm tội sát nhân, vì ba trăm lượng bạc?-

Mã tội nhân trả lời:

- Nếu tôi trả lời được đại nhân, thì tôi đã không ở nơi ngục tù này -
Vương Liên Đông, nàng hầu của họ Mã khai rằng.

« …Một hôm, anh Kiếm dẫn tôi xuống hầm bí mật. Tôi đi theo anh. Anh đi vào chỗ chứa của, mân mê những thỏi vàng xếp đồng, những đồ nữ trang đầy hộp, đầy thùng. Anh hỏi tôi muốn lấy gì thì cứ việc. Trước cái dửng dưng của tôi, tôi chả ham muốn gì hơn. Từ ngày ở nhà phú thương Trung Hoa về với anh…ông phú thương ấy cho tôi chuỗi bích ngọc và vòng xuyến, tôi vẫn để trong phòng tôi, ít khi dùng đến…»

Nguyên Thái xây dựng lại lịch trình tội sát nhân của Mã Đức Kiếm:

Sau khi giao bà Từ mẫu ốm đau cho chị Diệu Lan, Từ Diệu Hồng cùng bố Đạo Vệ, và anh, Đạo Thành, theo người mối lái từ Tuy Hòa lên Trà Lương điều đình mua lữ quán. Gặp quản lý Hà Dục Tuế và chủ nhân họ Mã, giá cả xong xuôi định ba trăm lượng bạc…Hà Dục Tuế và Mã chủ nhân, khởi đầu thực tâm muốn bán lữ quán, ý định sau này cộng tác để mở một « hồng lâu » danh tiếng. Họ cho phép nhận quán, ba bố con vui mừng, đặt biển hàng, chọn ngày tốt treo lên: Diệu Hồng Lữ Quán. Họ tin nhau lối Trung Quốc, chưa có giấy tờ. Mới treo biển hàng, chưa khai trương. Ba bố con tạm ở trú quán. Hà quản lý chia phòng…Từ Diệu Hồng ở phòng số 17, căn phòng « cạm bẫy ». Hà quản lý rình mò, qua lỗ hổng bí mật, nhìn thấy Diệu Hồng tháo bỏ xiêm y đi ngủ, anh ta mê mệt, nhưng thấy nàng lên giường ngủ vớI hai đoản kiếm, anh ta không dám làm càn…

Sáng sau khi ngỏ ý về dự định tương lai với ba bố con, ông Đạo Vệ và con gái Diệu Hồng không bằng lòng, chỉ muốn một quán trọ sang trọng, lương thiện. Trái lại, Đạo Thành bùi tai, nhất là khi Hà Dục Tuế, nói đến một sòng bạc sẽ tổ chức gác trên…Hà Dục Tuế tưởng Đạo Thành có thế lực, bố và em gái phải nghe, nhưng thấy ông Đạo Vệ và Diệu Hồng cương quyết phản đối, hắn ta lờ đi không nhắc đến nữa.

Hà quản lý về tường trình với Mã chủ. Mã chủ bắt đầu tiếc đã bán quá rẻ. Hà quản lý ghé tai: « Tôi có cách! Tôi có cách!»…Tội ác bắt đầu từ lúc ấy.

Mã Đức Kiếm mời ba người lên gia trang, trả tiền và làm văn tự. Ba người, cùng Hà quản lý đến gia trang khoảng chiều tà.

Một tiệc rượu được đặt ra, chỉ có năm ngườI dự, Mã chủ, Hà quản lý, và ba cha con Diệu Hồng.

Tiệc chưa tàn, ba cho con ngã lăn bất tỉnh. Hà Dục Tuế vỗ tay. Tức thì hai gia nhân lực lưỡng vào phòng trói chặt ba cha con. Tịch thu đôi đoãn kiếm của Diệu Hồng.

Hà Dục Tuế chỉ Diệu Hồng nói với Mã chủ:

-  Tôi đã nhìn thấy con bé này đáng giá ngàn vàng…chúng ta làm như mấy người trước -

Dứt lời sai khiêng sang phòng giam phía Tây.

Còn lại ông Từ Đạo Vệ và Từ Đạo Thành, cùng số tiền ba trăm lượng bạc, khá nặng do chính Đạo Thành đeo bên lưng, Mã chủ nhìn số bạc, khinh bỉ, hất hàm hỏi Dục Tuế:

- Tôi tưởng Hà quản lý tìm được người cộng tác mở hồng lâu..ai ngờ bán rẻ lữ quán…Thôi bây giờ tùy Hà quản lý -…

Dục Tuế nghĩ ngợi hồi lâu, sai gia nhân khiêng Đạo Vệ và Đạo Thành sang phòng giam biệt lập, phía Đông.

(Tới phút này họ chưa có ý định sát nhân. Bắt cóc, uy hiếp, cố tâm bắt ba người hủy bỏ chuyện mua quán trọ…nhưng họ đã đi đến sát nhân vì cá tính ham mê cờ bạc và cái ngu xuẩn của Đạo Thành, ngưòi đã cả gan bán em gái để đánh bạc.)

Sau khi đã chia nơi giam giữ, Mã chủ và Hà quản lý bàn luậnvề việc xử trí với ba nạn nhân. Mã chủ để quản lý toàn quyền xét định. Hà quản lý ở lại gia trang đêm ấy. Sáng sau, ông Đạo Vệ và Đạo Thành thức tỉnh. Ông Đạo Vệ thấy mình bị trói chặt, biết đã mắc bẫy. Không thấy Diệu Hồng, hỏi họ Hà. Hắn trả lời:

- Từ cô nương, nghe chúng tôi đã về Tuy Hòa lấy thêm tiền, mà mang Từ mẫu lên đây. Từ cô nương đồng ý về việc khuếch trương quán trọ -

Từ Đạo Vệ biết Hà Dục Tuế nói dối, ông có cảm tưởng có thể nguy đến tính mạng nơi này, ông nhanh trí khôn trả lời « hoãn binh »:

- Tôi cũng đồng ý, thôi thì chúng ta ôn hòa tính toán công chuyện -

Hà quản lý phân vân chưa biết xử trí ra sao, sang phòng bên nơi giam giữ Từ Đạo Thành. Hắn ta nói cho Đạo Thành biết về việc mở hồng lâu và sòng bạc đã được cha và em ưng thuận. Đạo Thành chân tay bị trói chặt, chẳng thèm nghĩ tại sao, vội trả lời:

- Đồng ý rồi hả? Có thật thế không? Tôi không tin lắm! Việc này cứ để cho tôi trông nom, thế nào ông cũng vừa ý…Cứ cho cha tôi và em gái tôi về Tuy Hòa đi. Tôi ở lại đây một mình trông nom công việc…Vả lại về sòng bạc thì tôi rất quen.-

Câu trả lời này làm cho Hà quản lý suy nghĩ, lên sảnh đường thảo luận với Mã chủ, Mã chủ gắt:

- Tôi đã bảo Hà quản lý toàn quyền mà! -

- Đã đành, nhưng nếu tôi thôn tính…?

Mã chủ:

- Ừ, ừ, muốn làm gì thì làm! -

Hà Dục Tuế trở lại phòng giam ông Đạo Vệ. Ông Đạo Vệ vẫn bị trói chặt còng queo trên sàn gỗ, trong vị thế một con vật sắp đem hy sinh. Ông có tuổi, mệt nhọc, ngủ thiếp. Hà Dục Tuế suy nghĩ: Ông Vệ mới là « chứng ngại vật » chính trên đường hành động khuếch trương quán trọ, nếu tin lời nói của Đạo Thành. Dục Tuế liền điểm huyệt ông, rồi gọi hai gia nhân khiêng ông ra cánh rừng gần nhà, trên mõm núi đá, ném luôn xuống vực sâu. (Đó là bước đầu nhẹ nhàng của tội ác).

Hà Dục Tuế tường trình Mã chủ. Mã chủ lơ đãng, chẳng thèm nghe, vẻn vẹn một câu:

- Thế à! -

Hà Dục Tuế đi ra rồi hồi lâu trở lại:

- Tôi nghĩ lại, việc này không xong. Thằng Đạo Thành cũng không tin cẩn được, vả lại, việc gì mình phải cần đến nó ? Chúng ta chỉ giữ lại ba trăm lạng bạc và con Diệu Hồng…Bán con Diệu Hồng lợi hơn, và đỡ lôi thôi -

Mã chủ nhân sốt ruột, nghĩ rằng từ hai năm nay, giao quyền cho họ Hà, mấy thiếu nữ bắt cóc được hai năm trước đều bán đi « thanh thỏa ». Hắn lại gắt:

- Đã bảo muốn làm thế nào thì làm ! -

Hà Dục Tuế đi ra. Thế là số phận của Đạo Thành ngu xuẩn cũng như số phận của cha, bỏ xác dưới vực sâu… Hắn về qua nơi giam Diệu Hồng. Diệu Hồng tỉnh thức, thấy chân tay bị trói chặt, đau đớn da thịt, kêu thét…Nữ quản gia Lê thị Hào mang roi vào đánh mấy cái dọa nạt thì vừa lúc Dục Tuế vào phòng. Dục Tuế nói với Diệu Hồng:

- Cha và anh cô về Tuy Hòa đón thân mẫu cô lên đây…đi từ hôm qua rồi…Chúng tôi phải trói cô, vì hôm qua cô đập phá trong bữa tiệc. -

Diệu Hồng tâm thần mệt mỏi, bán tín bán nghi, xin cởi trói. Hà Dục Tuế nói:

- Chưa được. Mã chủ nhân chưa cho phép. -, nói rồi đi xuống Trà Lương. Đến Trà Lương, về quán trọ, thì vừa đúng ngày Trương Vân Anh và nữ tì Thi Thi, vô tình  mang thân vào cạm bẫy.

Nguyên Thái không ghi lại tội nhân bị hành quyết ngày nào, nhưng có ghi thêm:

« Từ Diệu Hồng được tin bố và anh trai bị hy sinh, nàng khóc lóc thảm thiết, tự trách mình, đã theo ngành võ đạo, mà không biết phân biệt tốt xấu, đến nỗi hại đến tính mạng cha và anh. Nàng coi nàng trách nhiệm về việc này…Nàng bỏ quán Diệu Hồng cho bọn nạn nhân của Mã, Hà, khước từ cả tiền bạc bồi thường, trở về Tuy Hòa. Bà mẹ được hung tin, buồn rầu, chẳng bao lâu cũng đi theo chồng và con trai.
Từ Diệu Hồng, mãn tang, từ biệt chị Diệu Lan, ra đi, mấy năm sau gặp Nguyên Thái ở Trấn Bắc.

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 171
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com