Gập Thái Tây,Thái không kinh nghiệm. Biệt Cát Điền, về với Lương Trinh.
Tâm tình biến đổi, đáng lẽ đi hướng Đông về Trấn Bắc, Thái đối ý xuôi Nam.
Hai ngày sau, trên đường đi bỗng nghe tiếng vó ngựa sau lưng. Như thường lệ, Thái tránh nấp. Thì ra không phải ai xa lạ. Cát Điền Tùng Hạ giục giã dây cương. Thái lên tiếng gọi. Cát Điền ghìm cương, nhận ra Thái, hết sức ngạc nhiên.
Cát Điền: - Tưởng hiền đệ đưa Bạch Phụng về Điền Sơn về nhờ nhạc mẫu trong nom…cũng như Cát Điền này khi Na Ri Cơ Thanh Lệ có mang ?-
Thái lúng túng: - Tôi cũng có ý định ấy, nhưng dọc đường Phụng muốn về nhà một mình, không muốn tôi đi cùng -
Cát Điền dắt ngựa cùng Thái tiến bước. Hai người trò chuyện gióng một. Cát Điền tinh ý, biết có vấn đề giữa Thái - Phụng, lịch sự không hỏi han chi tiết, tuy nhiên Cát Điền nói: - Tin báo hỷ về Điền Sơn lâu rồi. Đinh chủ soái và phu nhân có đặt tiệc khoản đãi, nói Phụng đã thành hôn với Nguyên Thái. Ai nấy đều vui vẻ…Khi Thái và Phụng đến tệ gia, Cát Điền tôi yên trí hai người yêu nhau nên mới lấy nhau. -
Thái định giải thích, nhưng Thái im lặng. Thái nghĩ lại. Thì ra chàng mải mê với Phụng, Phụng đã phòng xa tai tiếng, gủi tín hỷ về Điền Sơn mà mình không hay biết. Không giận Phụng tí nào. Trái lại thương Phụng hết sức, trách Phụng sao không cho chàng biết. Có thế thôi.
Cát Điền có việc vội nhưng cũng muốn cùng đường với Thái về Kẻ Chợ, trách Thái đuổi ngựa hồi tầu. Đến một trạm mật Điền Sơn Cát Điền có giấy của Đinh soái chủ, trưng thu một con ngựa. Thái nể lời đành theo ý Cát Điền.
Cát Điền y phục cũng như Nguyên Thái. Chỉ khác có thanh bảo kiếm Nhật đeo sau lưng. Hai người đồng hành, tâm đầu ý hợp. Cát Điền không biết thớ lợ, thực thà, còn Thái tính tình cởi mở không kỳ thị ngoại lai. Vả lại Cát Điền từ nhỏ sinh trưởng ở Phố Hiến nói tiếng Việt thành thạo.
Một chiều, hai người đến một thị trấn trên bến dưới thuyền, một thị trấn mới thành lập, thuê phòng ở lữ quán duy nhất của nơi này của một khách trú. Người Thái Tây mới xây dựng kho hàng mục đích tập trung hàng hoá chế tại Thái Tây rồi chuyển qua miến Nam Trung Quốc bằng đường bộ khi nào không còn đường thủy cho phép lưu thông bằng thuyền bè. Vì vậy, kho hàng khá lơn, mà bọn người Thái Tây này, Pha lăng Sa, Y Pha Nho, Bồ Đào Nha tổ chức thành công ty. Người làm bản xứ khá đông mà nhân viên Thái Tây khoảng hơn chục người, một nửa như nhân viên bảo vệ có tính cách quân sự. Mấy người đi lại trong phổ xá võ phục, đeo súng, đem gươm, hiên ngang ngạo nghễ.
Nguyên Thái ngạc nhiên trước cử chỉ tự do của dân ngoại quốc, Cát Điền nói: - Không có gì lạ, họ có giấy phép thương mại của chúa Trịnh, họ dược đeo võ khí để bảo vệ hàng hóa. Tôi đến đây nhiều lần trước đây, nhưng hôm nay quả nhiên có cảm tưởng họ bắt đầu tăng cường nhân số…chúng ta coi chừng…họ rất dễ gây sự…cảm tưởng cố ý gây sự ? Thôi thì chúng ta cứ đề phòng…Tri huyện sở tại thường hay tiếp bọn này ở huyện nha…Nghe đâu họ có đóng thuế hàng hoá rất nhiều, nên chính tri huyện sở tại cũng cộng tác trong việc thương mại -
Nguyên Thái cho là một dịp để quan sát cử chỉ của người Thái Tây. Bọn người cao lớn này có vẻ khinh thị dân bản xứ nhỏ bé. Thái và Cát Điền thuộc hạng cao lớn, nhưng hai người cảm thấy không thể so sánh với những thân hình to béo ấy.
Gặp nhau trên hè phố, bọn ấy cũng gật chào, Thái và Cát Điền đáp lễ. Điền nói: - Hiện đệ coi chừng. Họ rất lịch sự, nhưng tính nết biến đổi nhanh chóng khi say rượu, mà họ rất thực tế, họ không có tinh thần thượng võ như bọn mình. Họ xử dụng võ khí của họ để giải quyết nhanh chóng…để họ được việc. -
Thái chẳng để ý đến lời Cát Điền, vì thỉnh thoảng trong trí óc lại vấn vương hình ảnh Bạch Phụng, có lúc Thái hối hận không cương quyết xử dụng quyền chồng, không cho Phụng về Điền Sơn, nhưng nghĩ lại chẳng có lễ nghi chính thức thành vợ nên chồng. Thái chẳng có quyền gì, vả lại nếu có quyền chăng nữa thì cũng không thể nào đàn áp nối Phụng. Muốn tâm tình với Cát Điền rồi nhờ Cát Điền can thiệp mà không dám. Thế rồi Thái bực mình, không vui vẻ lắm.
Tình trạng bực mình kéo dài đến buối tối trong phòng ăn lữ quán. Cát Điền và Thái sắp xong bữa cơm thì cuối phòng có tiếng bát đĩa rơi xuống sàn, bàn ghế xô đẩy. Thái quay lại. Thì ra hai thực khách Thái Tây đang bắt buộc một nữ lang ngồi xuống bàn mình. Nữ lang xiêm y khá sang trọng kiểu Kẻ Chợ, nhưng mặt hơi…nhiều phấn điểm trang hơi quá mức. Không thấy nữ lang nói gì để phản đối, nhưng cử chỉ vô lễ khinh thị của thực khách Thái Tây làm Thái bực mình thêm, Thái muốn thử lửa…
Cát Điền chưa kịp can thì Thaí đã đứng lên đi về phía hai thực khách Thái Tây. Hai người này hơi ngạc nhiên.
Các thực khách khác đều ngừng đũa quay lại. Thái đến bên nữ lang: - Cô nương ở đâu đến mà bị hai người này uy hiếp. Nếu cô nương không muốn ngồi cùng bàn với họ, tôi đưa cô nương về bàn cô nương ! -
Cát Điền biết có chuyện lôi thôi, chàng đến gần Nguyên Thái nhưng không can thiệp ngay.
Bất ngờ, thực là bất ngờ cho Nguyên Thái, nữ lang nối giận, nhìn Nguyên Thái, nói với giọng khàn khàn vịt đực: - Việc gì đến anh, mà anh lôi thôi, hay anh muốn ngồi đây thay tôi thì tôi nhường…-
Thái hết sức xấu hổ, Thái rút lui thì một người Thái Tây, say rượu lại gây sự. Khi Thái muốn đi về bàn, thì người này đưa chân chặn đường. Thái vừa ngượng vừa bực mình, Thái tức mình dùng thể độc cước bạt sơn đá vào chân ghế, chiếc ghế bay đi, người này bị ngã ngửa xuống đất. Thái xuống tấn, chờ người kia đứng dậy. Khi người này đứng lên. Thái vòng tay chào, mời người này vào trận đấu quyền. Người này say rượu chẳng chào vào cuộc, hung hăng tiến về phía Thái, hươi quyền tới tấp, Thái cố né tránh và công nhận quả nhiên là những đường quyền rất mạnh. Phòng ăn quá chật hẹp, không đủ chổ giao tranh, nên Thái cũng lo lắng. Chàng không tấn công, chỉ nhẹ nhàng né tránh theo đường lối hư không quyền. Đối phương dùng sức quá mạnh, mà đường quyền đi vào trống không, mau mất sức.
Các thực khách được dịp coi đấu quyền giữa hai phái Đông Tây, vội vàng cố kéo bàn ghế ra xa, để đôi bên có đủ đường đất giao tranh. Chàng Thái Tây này thuộc hạng cao cường, Thái bị một quyền trúng vai trái, mạnh đến nỗi bị rung động cả cánh tay trái, xoay người sắp ngã sấp. Đối phương tưởng thắng trận hoàn toàn định gửi Thái một quyền cuối cùng, bất ngờ Thái dùng thế hồi mã cước đao, đá hậu bằng gót chân phải trúng cằm đối phương. Đối phương lao đao ngã ngửa xuống sàn thì tay phải chạm phải thanh gươm của hẳn rơi khỏi vỏ. Thái đang lưỡng lự thì Cát Điền tung cho Thái thanh kiếm của Thái. Kiếm người Thái Tây thì rộng bản và cong, còn kiếm của Thái thẳng và thanh. Người Thái Tây thứ hai từ nãy không can thiệp, cũng như Cát Điền bình tĩnh quan sát.
Thái thì không cố ý đổ máu, còn đối phương say rượu tấn công vũ bảo. Tiếng kim khí chạm nhau. Hồi lâu người Thái Tây mệt mỏi, Thái tấn công, kiếm của dối phương bay đi, cắm vào cột nhà, tức thì người này rút khẩu súng ngắn dắt thắt lưng, nhẳm phía Thái định bóp cò, thì như một ánh chớp, Cát Điền phóng một ngọn trúc đao trúng tay cầm súng, người này đau đớn rụt tay, khẩu súng rơi xuống đất, đồng thời một ngọn trúc đao thứ hai bay tới trước mặt người Thái Tây thứ hai, ngọn trúc đao cắm xuống bàn trước mặt người này. Người này hiểu là ngọn trúc đao dọa nạt, không cho người này can thiệp để cuộc đấu được công bằng. Cát Điền đã can thiệp chỉ vì đối phương của Thái lạm dụng võ khí…
Vì đau đớn người ấy tỉnh rượu, Cát Điền kéo ngồi xuống bàn. Chàng rút ngọn trúc đao khỏi tay người ấy. Một tiếng kêu thét vì đau đớn. Nhưng chỉ có cách ấy. Cát Điền lấy thuốc trong bọc, xé vải buộc vết thương cũng không nặng lắm, vì sau khi buộc thuốc, bớt đau, người ấy cử động được mấy ngón tay.
Trong khi xảy ra cuộc đấu thì nữ lang đã cùng hai người bạn gái đi đâu mất rồi. Thái đưa mắt tìm kiếm. Cát Điền tủm tỉm kéo Thái ra khỏi phòng ăn, sau khi cúi chào xin lỗi hai người Thái Tây.
Đêm ấy, trằn trọc gần sáng mới ngủ. Thái vẫn không hết bực mình. Sáng sau, Cát Điền gõ cửa giục Thái lên đường, Thái trả lời gióng một. Cát Điền cũng không phật ý. Sau khi dùng điểm tâm, Cát Điền tủm tỉm nhìn Thái: - Cát Điền tôi xin dẫn hiền đệ qua thăm mấy nữ lang đêm qua nhé, trước khi chúng ta lên đường mà !-
Thái cũng tò mò, đi theo Cát Điền. Hai người lên lầu, qua một hành lang khá dài, đến phòng cuối gõ cửa. Hiện ra một thanh niên gầy gò ốm yểu, xanh xao, mặc xiêm đàn bà. Thái nhìn thấy thể chợt hiểu đó là bọn con trai hoá trang mà một số người Thái Tây ưu thích trong tình dục tội lỗi, phản thiên nhiên. Thái lượm giọng quay mặt đi, không muốn nhìn hắn ta khàn khàn vịt đực: - Sao anh lại phá đám không cho chúng tôi làm ăn?..Nếu anh muốn học nghề thì chúng tôi sẳn sàng chỉ bảo !-
Thái giận quá, đỏ mặt, Thái tát cho thanh niên một cái quá mạnh, anh ta bắn vào giữa phòng, kêu la thảm thiết. Cát Điền thấy thế e náo động tai tiếng. Cát Điền vứt vào phòng một lạng bạc, rồi kéo Thái xuống lầu…Điền nói: - Thì ra hiền đệ không biết gì cả. Ở xứ tôi có tuồng cố, các diễn viên trong vai đàn bà đều là đàn ông cả. Tôi chưa kịp, tổi qua, cản hiền đệ, thì hiền đệ đã gây sự…riêng tôi, tôi cũng như hiền đề, ghét thậm tệ những trò chơi phản thiên nhiên ấy…Thôi, từ đây về Kẻ Chợ, có dịp nào, tôi sẽ kéo hiền đệ đi học hỏi trường đời đôi chút…tôi không mách Phụng đâu…Na Ri Cơ thì tin tôi lắm…chúng ta đi cho biết thôi !-
Cát Điền giữ lời hứa, dẫn Thái vào thanh lâu, hồng lâu các hạng, từ sang trọng huy hoàng, cho tới đen tối bùn lầy. Cát Điền kể nhiều chuyện về Geishas nước Cát Điền, rồi anh dẫn Thái vào vài nhà ca trù. Thái đều ghi lại với nhiều chi tiết. Thái đã họa hình dung mấy danh ca, và cả mấy thiếu nữ không may sa đọa nơi bùn lầy. Đó là một trạng thái xã hội đương thời là chàng ghi chép.
Trong những cuộc viếng thăm ấy, có lần Cát Điền sa ngã, Cát Điền đã ở thâu đêm trong phòng ngủ riêng của một danh ca, còn Thái nơi nào cũng vậy, không thấy mảy may hứng thú, Thái cho nếu chàng sa ngã thì chàng cũng như mọi người đi vào nhơ nhuốc tâm thần thể chất. Có thể là ý nghĩ gàn dở đối với mọi người, nhưng Thái không sa ngã, và Thái thương hại, Thái nghe họ kể chuyện đời họ, Thái ghi chép những mẫu chuyện thương tâm, và Thái vẫn trong trắng tới khi chia tay với Cát Điền ở Kẻ Chợ.
Cát Điền hiểu Thái hơn nhiều, nhất là sau khi Thái cho đọc hết Viễn Trình Nhật Ký, rồi Cát Điền lại mê nhân vật Trang Tuyết Tâm, Cát Điền hỏi địa chỉ người đẹp, muốn đến chào, nhưng Thái chỉ biết Đoàn Thành Hồ và Trang Tuyết Tâm ở Kẻ Chợ, mà không biết phường nào. Nhưng dù Thái biết cũng quyết định không cho, Thái nghi ngờ Cát Điền dám lắm, dám gây chuyện phá đổ hạnh phúc của người khác…
Thái bắt đầu thực sự dầy dặn hơn trước. Thái nghĩ đến Phụng, nhưng Thái không còn thương nhớ đau khổ như những ngày đầu sau buổi chia tay.
Cát Điền đi rồi, Thái một mình về nhà, Thái nghĩ đến mấy ngày vừa qua. Thì ra Thái ghê sợ nhất những chuyện phản thiên nhiên. Trước những thiếu phụ trong hồng lâu, thanh lâu, Thái ái ngại thương tâm…thể mà khi cùng Cát Điền qua một nơi có lên đồng, người ngồi đồng lại là con trai, tô son điểm phấn, õng ẹo nhãy múa, trong thật khó chịu đến nỗi Thái nối nóng, phá đám, đuối đánh con đồng, bà con sợ xanh mặt, Cát Điền không can thiệp nối, sau cùng Cát Điền khôn khéo nói thầm vào tai chủ đền: - Đấy là Đức ông nhập vào anh ta đấy ! -
Thái không nghe thấy, rồi chàng ngạc nhiên khi thấy mọi người quay về phía chàng vái lên vái xuống: - Thôi, xin tấu lạy Đức Ông ! -
Bây giờ bình tĩnh, Thái hổi hận về những cử chỉ nóng nảy của mình, rồi lại hối hận quên mời Cát Điền về Trần gia.
Khi Thái về tới nhà thì gần Ngọ. Chỉ có một mình thân mẩu ở nhà với bé Vị An, nay đã hơn một tuối. Ông Trần Nguyên Chính còn ở Phủ Trịnh. Lương Trinh đi chợ chưa về. Bích Hương đi Trấn Bắc được hơn năm tháng rồi.
Bé Vị An giống mẹ, nhưng có phảng phất hình dung ông nội, Tôn lão gia, mà chàng khinh ghét. Thái hơi chán nản, rồi chàng tự ủy lạo: âu đó cũng là lẽ tự nhiên. Đang suy tư thì bà Nguyên Chính đưa Vị An cho Thái bế. Thái không hứng thú, nhưng lễ phép đón bé Vị An. Thực may bé Vị An không lạ người. Trong cánh tay Thái, bé Vị An ngước nhìn chàng bằng đôi mắt sáng ngời, rồi bé Vị An có nụ cười thực tươi đẹp hiền hậu. Thái cảm động, nghĩ đến đứa con trong bụng Bạch Phụng, đôi mắt Thái mờ lệ.
Bà Nguyên Chính thấy chàng cảm động, bà tủm tỉm nghĩ thầm: - Con ơi, mẹ không tin lẳm câu chuyện vô lý của con và Lương Trinh! - rồi tự kỷ ám thị, bà thấy bé Vị An phảng phất giống Thái. Thái hiểu ý mẹ, chàng không cải chính, hôn trên trán Vị An. Đặt An xuống đất. Vị An chập chững bước đi vài bước, Thái vội vàng bế lên trả mẹ.
Ngựa vẫn buộc ngoài sân, chưa tháo yên cương. Nguyên Thái nhìn ngựa bỗng giác khám phá ra mình thực vô lý, lần đầu tiên có những tác động không dứt khoát: tại sao trở về nhà? Đáng lẽ đi Trấn Bắc từ Bồ Danh rồi tại sao lại rẽ về Kẻ Chợ ? Rẽ về để làm gì ? Thái vội vàng vòng tay đến trước mẫu thân: - Thưa mẹ, con có việc cần ở Kẻ Chợ, nhân dịp rẽ qua thăm nhà kính chào mẹ và cha…con xin phép lên đường ngay !-
Trần phu nhân, ngạc nhiên, vừa mừng rỡ gặp con, nay nói thể bà giận: - Việc đời không có gì quan trọng…mẹ ngày đêm thương nhớ con…nay con về, chưa nói được một hai câu chuyện, lại vội vã ra đi…Bích Hương bỏ nhà đi học rồi…nay mẹ chỉ con con Lương Trinh và bé Vị An…-