watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
18:36:1328/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Thương Giang Diễm Sử - Tiêu Nương và Trúc Viên Lang (Bùi Văn Nhẫm) - Chương 31-62 -Hết - Trang 9
Chỉ mục bài viết
Thương Giang Diễm Sử - Tiêu Nương và Trúc Viên Lang (Bùi Văn Nhẫm) - Chương 31-62 -Hết
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Trang 36
Trang 37
Trang 38
Trang 39
Trang 40
Trang 41
Trang 42
Trang 43
Trang 44
Trang 45
Trang 46
Trang 47
Trang 48
Trang 49
Trang 50
Trang 51
Trang 52
Trang 53
Trang 54
Trang 55
Trang 56
Trang 57
Trang 58
Trang 59
Trang 60
Trang 61
Trang 62
Tất cả các trang
Trang 9 trong tổng số 62

 



Chương 34-2

Nguyên Thái rẽ sang tường phía Tây. Đu mình lên nóc tường, nhìn qua mái nhà. Thì ra dãy ngang này xây sát vào tường cũng không kiên cố lắm. Chờ tên gia nhân vác võ khí đi khuất, chàng nhẹ nhàng nhảy xuống, thấy dãy nhà ngang này là một nơi giam giữ. Có hai phòng nhỏ và một phòng lớn. Phòng nào cũng có chấn song sắt kiên cố, mà cửa vào bằng gỗ lim chắc nịch, chỉ có khóa sắt lớn bên ngoài. Nhìn qua chấn song: phòng lớn khoảng năm sáu bóng người ngủ trên mấy chiếc giường tre. Thoáng nghe có tiếng than yếu đuối. Lại nhảy lên mái nhà vì tên gia nhân canh gác đi trở lại. Nguyên Thái chờ cho tên ấy rẽ lối, lại nhảy xuống. Quan sát hai phòng nhỏ. Một không ai, còn một có ba bóng người ngủ trên ba chiếc giường tra cùng kiểu với bên phòng lớn.
Nguyên Thái khám phá nơi giam giữ người. Tư nhân giam giữ người như vậy, phải là bọn đại gian ác. Cần phải cứu những người bị giam giữ, dù trong hành động phải tổn thương đến mạng người.

Tuy nhiên, không thể đơn thương độc mã hành động. Nguyên Thái lên ngựa như phi bay về bến. Ngô thuyền chủ và thủy thủ đoàn mấy mươi người đều một lòng nghĩa hiệp. Thủy thủ đoàn được chủ thuyền và Nguyên Thái tỏ bày tình thế.

Cả đoàn tới gần Mã gia trang thì mới giữa giờ Dần. Cuộc vui ban đêm đã tàn. Mã gia trang im lìm trong đêm khuya...

Hành động kín đáo, bất ngờ, lại thêm quân lực của mình quá ít so với số gia nhân trong Mã gia trang. Nguyên Thái ấn định một chương trình khẩn cấp. Bốn đơn vị quân lực được đặt ra. Đơn vị xâm nhập kín đáo chỉ có hai người: Vũ Tấn, một thủy thủ giang hồ, anh chị Kẻ Chợ xuất thân, phiêu lưu đây đó trên giang thuyền hay hải thuyền nếu có dịp, và chỉ huy là đích thân Nguyên Thái. Vũ Tấn có biệt tài mở các thứ khóa, dù thứ khóa khó khăn nhất đương thời. Võ nghệ siêu quần, lối anh hùng Kẻ Chợ sự dụng mấy lưỡi dao găm. Vũ Tấn cũng như toàn thể thủy thủ rất mến Ngô chủ. Ngô chủ thích giao du với anh hùng thiên hạ hơn là làm giàu. Về màu sắc chính trị thì không Lê mà chẳng Trịnh, không Nguyễn mà cũng chưa Tây Sơn. Ngô thuyền chủ có lúc vô cùng hài hước, coi chuyến đi đêm nay là một trò chơi hào hứng... Đơn vị công binh có ba thủy thủ lực lưỡng, cựu tiều phu, chán núi rừng, sang sông nước. Võ khí là cuốc và búa tạ. Đơn vị chiến đấu chính do Ngô thuyền chủ chỉ huy, là đơn vị nhập cuộc sau các đơn vị khác, tất cả tám người. Còn đơn vị đặc biệt, nghi binh và phóng hỏa, bốn người. Tổng cộng mười bảy người chống đối với hơn trăm. Nhưng có thể nói ưu thế vì địch không ngờ.

Cả đoàn đến Mã gia trang khoảng giữa Dần. Theo như đã định, Nguyên Thái cùng Vũ Tấn leo lên mái nhà, tường phía Tây, nơi giam giữ người. Chuyền sang một cành cây cao um tùm, hai người chờ tên canh gác tuần tiểu qua mặt. Vũ Tấn nhảy xuống như con báo đen chộp mồi. Tên canh gác ngã lăn xuống đất không một tiếng kêu than. Nguyên Thái xuống theo. Hai người đến cánh cửa lim của phòng giam nhỏ. Vũ Tấn, sờ chiếc khóa, gật gù thỏa mãn: rút sau lưng một chiếc kim dài, bẻ vòng thành cái móc nhỏ…chưa đầy mười giây, khẽ rút khóa đặt xuống đất. Đẩy cửa vào, định thần, Nguyên Thái thấy ba phụ nữ, mỗi người bị trói trên một chiếc giường tre. Nguyên Thái vội vàng khẽ nói:

« Xin đừng khinh động, chúng tôi đến cứu… »

Ba người được Vũ Tấn cắt hết giây trói, một cách gượng nhẹ, vì lối trói rất lợi hại. Cắt mạnh, có thể làm tổn thương tới da thịt nạn nhân.
Ba người được phóng thích, im lìm theo Nguyên Thái và Vũ Tấn ra ngoài. Vũ Tấn định mở cửa lim thứ hai. Cửa này không khoá ngoài. Vũ Tấn định đẩy vào, Nguyên Thái vội ra lệnh ngừng ngay, không muốn Vũ Tấn mở cửa ấy, và cả đoàn sang phòng giam lớn. Cửa gỗ lim thứ nhì là căn phòng của mụ cai tù và hai nữ phó, còn phòng giam lớn, có thể chứa tới gần hai chục người toàn thiếu nữ và con gái nhỏ tuổi. Khi bước qua tên tuần canh nằm bất tỉnh, một người lượm luôn thanh kiếm của tên ấy. Vừa lúc đổi canh, một tên khác sửa soạn qua dãy nhà ngang phía Tây: Công việc của Vũ Tấn. Từ giờ phút này, biết đây là sào huyệt của bọn ác nhân, Vũ Tấn không e dè, hành động để bảo vệ an toàn cho cả bọn, chàng theo sau tên ấy mà hắn không hay biết, rồi như ánh chớp, lưỡi dao găm làm tên ấy lăn, xuống đất, Vũ Tấn đỡ khẽ, hắn ngã xuống đất không một tiếng động. Người được phóng thích thứ hai lượm thanh kiếm. Vũ Tấn trao cho người thứ ba con dao găm… Thế là cả bọn đều được võ trang. Nguyên Thái ngạc nhiên khi chàng ngỏ ý giúp họ leo qua mái nhà để ra ngoài đường thì cả ba đều từ chối, tình nguyện cùng đi giải thoát những người bị giam giữ ở phòng lớn.

Vì trời tối đen như mực, không ai kịp xưng tên họ, năm người tiếp tục âm thầm phân công. Khẽ mở cửa phòng thứ hai, cửa không cài then. Trong phòng ba người đàn bà ngủ say như chết, hơi rượu nặc nồng, kết quả của buổi tiệc tối qua. Nhét giẻ vào mồm, trói chặt kéo sang phòng giam, mà Vũ Tấn vừa mở cửa. Nguyên Thái biết, vào phòng này, không thể tránh được huyên náo, chàng để lại một người trong phòng, chặn ngang cửa không cho ai vào. Thiếu nữ tình nguyện ở lại phòng, xách kiếm đánh thức bọn tù nhân…quả nhiên, bọn ấy giật mình thức tỉnh sợ hãi kêu la…

Nguyên Thái liền bắn tên qua tường phía động. Mật lệnh khởi sự. Tức thì dãy tàu ngựa bốc cháy, khoảnh khắc lửa ngất trời, mấy con ngựa phá cửa chạy ra ngoài sân dẫm cả lên bọn gia nhân nửa tỉnh nửa mê vừa chạy ra. Đồng thời mười mấy tên lửa bay qua mái nhà chính và nhà ngang phía Đông…

Đồng thời, tiếng đục chát, đập tường phía Tây…Mã Đức Kiếm tỉnh giấc nồng giữa hai cô nàng hầu, xách kiếm chạy ra, chưa hiểu chuyện gì, đốc thúc gia nhân chữa cháy. Chợt thấy hai ngọn tên lửa cuối cùng bay vào nhà chính, hắn hiểu ngay đang bị tấn công, vội vàng cùng hai ba gia nhân, chạy sang phía Tây. Bởi vì theo lệnh của hắn nghiêm ngặt, nếu có chuyện gì, lập tức phóng hỏa đốt ngay dãy nhà ngang phía Tây giam người, không cho ai chạy thoát, để mất hết tang chứng. Chi tiết này Nguyên Thái đã nhận ra ngay từ khi đột nhập: dãy nhà ngang phía Tây, nơi giam ngưòi, không phải chuồng ngựa, chuồng trâu, mà đều có chất rơm khô, mà đống rơm khô cũng có ở cửa phòng ba nữ cai tù, tỏ ra lòng dạ thâm độc của Đức Kiếm, thủ tiêu cả tòng phạm nếu cần.

Mã Đức Kiếm cùng bọn thủ hạ, vừa đến đầu hành lang phía Tây thì gặp bọn Nguyên Thái. Mã gia chủ chưa kịp giao phong với Nguyên Thái thì bị mũi dao găm của Vũ Tấn bay tới, cắm vào bả vai trái. Hắn ta nghiến răng rút lưỡi dao, phóng về phía Vũ Tấn, Vũ Tấn né tránh, sắp sửa phóng lưỡi dao thứ hai thì Nguyên Thái tới gần Mã gia quá, đành phải ngừng tay. Nguyên Thái tấn công tới tấp Mã gia chủ. Tên này quả là một tay chẳng vừa. Bị thương vai trái, mà tay phải đường kiếm chống trả, rất nguy hiểm. Chủ tâm Nguyên Thái là muốn bắt sống Mã gia. Nếu bắt được chủ tướng thì bọn thủ hạ phải ngưng tay. Nguyên Thái e ngại phần chủ lực của Mã gia chủ chưa vào trận…

Vừa lúc ấy, một tiếng nổ long trời, thùng thuốc súng của Ngô Tôn Ích phá tan cửa chính. Ngô Tôn Ích phá tan cửa chính. Ngô Tôn Ích tiến vào Mã trại với nội bọn, lửa hồng sáng rực, tiếng hò hét vang tới sườn núi bên kia.

- Anh hùng Kẻ Chợ hãy cho bọn thảo khấu sơn lâm biết tay! Tiếng hô của Ngô Tôn Ích sang sảng hãi hùng…

Mã gia chủ hoảng hốt định tẩu thoát, chợt thấy nữ lang vừa được phóng thích, ném kiếm cho nữ lang đi theo:

- Em Thi Thi, không cho thủ phạm chạy thoát -

- Chị Vân Anh đừng ngại, em nhất định phải trả thù! -

Ánh lửa hồng rực, Nguyên Thái trông thấy hai chị em vây đánh Mã gia chủ, chàng liền nhảy vào trợ chiến, trong khi Vũ Tấn dùng dao găm, chỉ dùng dao găm đã làm tổn thương hai gia nhân, tên thứ ba chay mất.

Nguyên Thái bằng lòng thì ra hai người đó là Trương Vân Anh và nữ tì.
Nguyên Thái đưa mắt cho Vũ Tấn, muốn để chiến công cho hai chị em. Hai người vây ngoài cầm chừng.

Hồi lâu không thấy hai người hạ được đối thủ, Nguyên Thái đành vào vòng chiến. Chỉ năm hiệp sau, Mã Đức Kiếm rơi kiếm, ngã xuống đất. Trương Vân Anh định kết liễu cuộc đời Mã gia chủ, Nguyên Thái can khuyên, chàng muốn giao cho pháp luật trừng trị.

Phần chính gia nhân chưa biết chủ tướng bị bắt, hùng hổ chiến đấu, nhưng chỉ vài phút sau, đội nghi binh của Ngô Tôn Ích hành động tấn công mấy phía…Bọn ấy tưởng quan quân đến bắt, vội vàng xách võ khí, bằng cửa chính, hay vượt tường tẩu thoát.

Nhắc lại, Nguyên Thái hài lòng, rất hài lòng, vì thấy mình đoán trúng.
Quả là Trương Vân Anh, thiếu nữ Trương Vân Anh cùng nữ tì bị bắt cóc, phỏng đoán mà thành sự thực. Chàng tin tưởng ở cách suy luận của mình. Nhưng một thắc mắc: nữ lang phụ trách phòng giam lớn là ai. Theo như quân lệnh, thì nàng đã đưa bọn bị giam giữ qua lối tường do đơn vị công binh đục.

Vũ Tấn đang trói chặt cánh khỉ Mã Đức Kiếm, thì nữ lang ấy xách kiếm từ cửa chính đi vào. Bị đội binh Ngô Tôn Ích cản lại. Nữ lang đến trước Ngô chủ hươi gươm tấn công. Ngô chủ tránh né quát:

- Con tiện tì, tòng phạm của tên đại ác Mã Đức Kiếm, muốn cứu chủ mi phải không ? Biết điều vứt vũ khí hàng phục, ta tha cho tội chết -
Nữ lang giật mình, vòng tay:

- Xin tướng quân bớt giận, tiện nữ vừa được quân sĩ của tướng quân phóng thích ở trại giam, muôn đời đội ơn, nhưng tiện nữ phải trở lại cứu người và gia huynh-

Ngô Tôn Ích dẫn cả bọn vào sảnh đường. Những gia nhân còn lại, và một số phụ nữ, xanh mặt đợi ở đây, vừa đúng lúc Nguyên Thái giải Mã Đức Kiếm đến.

Nữ lang trông thấy Nguyên Thái, hết sức ngạc nhiên, vội chạy đến bên chàng khóc nức nở:

- Không ngờ anh lại cứu mạng em lần thứ hai. Em là Từ Diệu Hồng ở Tuy Hòa.-

Nàng chưa kịp nói tiếp, Nguyên Thái cũng ngạc nhiên không kém:

- Từ cô nương, sao lại bị bắt cóc ở đây ? Thế ra Diệu Hồng là tên quán của cô nương ? … tôi không hề biết trước. Trời thương, chúng tôi tổ chức cứu Trương cô nương, thì may lại giải thoát cả Từ cô nương -

Từ Diệu Hồng không nghe Nguyên Thái nói tiếp, xách kiếm đến bên Mã gia chủ, đâm vào bả vai phải của hắn, quát to:

- Cha ta, và anh ta đâu, nếu không nói ngay, ta kết liễu đời mi ! -
Trương Vân Anh vội đến can, khuyên nàng để Ngô thuyền chủ và Nguyên Thái điều tra.

Vũ Tấn đi khám xét các nơi, trở về báo cáo, không còn ai bị giam giữ trong Mã gia trang.

Vũ Tấn và Ngô Tôn Ích chăm chú nhìn Trương Vân Anh. Vân Anh thẹn thùng, chạy đến trước Ngô thuyền chủ:

- Cháu xin lỗi thúc thúc, và cả thủy thủ đoàn, cháu đã lừa dối mọi người, nhưng vì cháu phải đề phòng nhiều mặt -

Ngô Tôn Ích mỉm cười thầm khen cô gái đã khéo đóng vai nam nhi và cư xử đến nỗi chính mình mắc lừa…trong ba ngày.

Không bắt giữ người nào thêm, ngoài Mã Đức Kiếm và ba nữ cai tù.
Mã Đức Kiếm tuy trạc ngoại tứ tuần, nhưng không có vợ chính thức, chỉ có mấy nàng hầu. Mọi người quyết định để bọn này ở lại gia trang, rồi cả đoàn về Trà Lương thì gần sáng. Sau khi về Diệu Hồng lữ quán bắt tên quản lý, họ dẫn cả nội bọn đến Phủ Đường.

Phủ quan, Trần Trọng Vệ, được tiếng liêm minh, bị tiếng trống báo động, mặc quần áo đăng đường, cho cấp tốc gọi lục sự, nhưng có vẻ không bằng lòng…

Sau khi nghe Nguyên Thái và Ngô thuyền trưởng trình bày tự sự, không hài lòng lắm, cho là hai người này đã lạm quyền công dân…công việc bắt bớ tra cứu là thẩm quyền của quan chức. Nhưng khi nghe Nguyên Thái bày tỏ tính danh, nhớ đến vụ án Thiện Thành, bán tín bán nghi về chức vụ ủy nhiệm viên Bố Chính tòa Trịnh Phủ, nhưng không dám hỏi thêm vì dù sao cũng e dè chính quyền trung ương. Vả lại trong thâm tâm cũng thán phục chàng trai, nghĩ rằng nếu mình ở địa vị chàng cũng không thể làm khác, vì chờ đến nhà chức trách ra tay thì quá muộn.

Trần tri phủ ra lệnh tạm giam Mã Đức Kiếm và ba mụ dầu, rồi cả ngày hôm ấy phải lấy cung mọi người, các nguyên đơn, nhân chứng và tội phạm. Gần nửa đêm mới tạm xong.

Hàng phố nghe tin Mã Đức Kiếm bị bắt chưa biết chuyện gì, họp thành đám đông trước phủ đường, Khi rõ chuyện, chưa tin hẳn, vì đối với dân Trà Lương, Mã Đức Kiếm là một người hào hoa phong nhã, lịch sự gặp ai cũng có một câu tốt đẹp, những nạn nhân của hắn đều là người lạ, người Trà Lương không ai quen biết.

Chuyện Mã Đức Kiếm là một điển hình lịch trình tiến triển từ thiện đến ác.

Mã Đức Kiếm trở nên giàu có vì hắn chuyên nghề buôn bán những cô gái đồng trinh. Bắt đầu bằng thương thuyết ôn hòa mua con gái nhà nghèo, lớn bé cũng được, mà lớn thì phải là đồng trinh. Đức Kiếm mang đi miền duyên hải bán cho khách thương ngoại quốc, nhất là người Trung Hoa. Mua một, bán nghìn. Trở nên giàu có, xây dựng Mã gia trang như thành ốc của lãnh chúa xưa kia. Nhưng danh tiếng trong làng buôn bán đặc biệt này làm cho hắn « sản xuất » không đủ « cung cấp », cho nên cách đây hai ba năm, hắn mới tổ chức bắt cóc, giam cầm…Hắn đã nhúng tay vào máu, chưa xác định được bao nhiêu lần, hắn hết sức chối cải những việc nào không đủ chứng cớ.

Để độc giả biết được rõ ràng về vụ này, chúng tôi ghi sau đây những lời khai của các đương sự, trích trong Viễn Trình Nhật Ký của Nguyên Thái.

Lời khai của Đoàn thị Lục, thiếu phụ và ba con gái, nạn nhân trong phòng giam lớn:

Tôi, Đoàn thị Lục, quán xã Lộ Thành, cách đây hai ngày đường về phía đông. Chồng tôi là Nguyễn Văn Bá, bị bắt đi quân dịch hơn bốn năm, không về. Năm ngoái làng tôi mất mùa, đói kém, tôi cố gắng buôn bán tảo tần, không nuôi nổi ba con. Một người đàn bà đến nhà nói dẫn tôi và ba con đến nơi đồn trú của chồng tôi. Tôi và ba con đi theo, tới Thượng Tùng thì bị giữ lại, thế là hơn bảy tháng rồi. Mấy lần, bà quản gia Hào nói theo lệnh Mã chủ nhân, tôi phải để lại ba con gái cho bà, còn tôi phải đi làm việc ở Hải Ninh, bà ta không nói làm việc gì. Tôi không chịu, bà Hào sai người đánh đập. Tháng trước, tôi định trốn đi cùng ba con, nhưng việc bại lộ, cho nên tôi cùng ba con bị giam vào phòng giam lớn…

Lời khai của Dương Cúc Hoa, 16 tuổi:

- Tôi cùng cha mẹ đáp thuyền về quê, đến khúc sông nào tôi không nhớ, giang tặc cưóp thuyền, bố mẹ tôi bị thương, chúng ném xuống sông, không biết nay sống sót ra sao ; còn tôi bị chúng bắt, mang về đây bán cho Mã chủ nhân. Từ ngày ấy tôi bị giam giữ, tính ra hơn ba tháng rồi…

Lời khai của Vũ Thúy Lan 17 tuổi, quán Ngọc Hà, Kẻ Chợ:

…tôi bán hoa ở phía Nam Tây Hồ. Một hôm có một bà, dáng dấp quyền quý muốn tôi mang hoa xuống thuyền ở bến Nứa, sông Hồng. Xuống tới thuyền tôi bị bắt luôn, họ giam tôi trong khoang thuyền.Thuyền nhổ neo, giương buồm, đi không biết bao nhiêu ngày. Chỉ biết tôi bị giam hơn hai tháng rồi…

Đại khái các lời khai khác cũng tương tự. Đại da số những người con gái bị giam ở đây chỉ vào khoảng 11 đến 13, 14 tuổi. Khi Nguyên Thái và Ngô Tôn Ích giải thoát thì con số bị giam chỉ là 24 nhưng suy luận theo các lời khai, thì đã có phòng giam chứa hơn ba chục, mà người bị giam luôn luôn thay đổi. Có nghĩa là nhiều người đã bị bán đi.

Khám ra việc « doanh thương » của Mã Đức Kiếm, tổ chức qui mô, có đại diện chi nhánh khắp nơi, từ Kẻ Chợ đến thôn quê, từ đồng bằng đến sơn lâm cùng cốc.

Những « mặt hàng hảo hạng bảo đảm », là con gái đồng trinh. Mã Đức Kiếm cương quyết giữ phẫm lượng ấy, cho nên Diệu Hồng, Vân Anh và em Thi Thi chưa bị tổn thương « danh dự ». Hàng hoá phải « nguyên si » như ngày nay ta thường nói.

Tất cả những « hàng hóa tồn trữ » đều bị mụ quản gia Hào, Lê thị Hào, khám xét kỷ càng, và mụ cấp « giấy chứng nhận » hàng đã được kiểm kê phẩm lượng. Mã Đức Kiếm, lẽ dĩ nhiên, chứng kiến những vụ kiểm tra hàng hóa ấy, cho nên hắn cũng thông thạo về việc « coi tướng » nữ giới.

Sau này, khi đọc cáo trạng đến phần này, các nạn nhân còn nhỏ, hay tâm hồn giản dị, thôn quê, không mảy may phản ứng, còn Diệu Hồng và Vân Anh thẹn thùng đỏ mặt, tay nắm chặt chuôi kiếm, thề quyết giết cho kỳ được Mã ác ôn. Hai nàng nhớ lại đã bị thuốc mê ngủ lì bì hai ngày, hai đêm…

Hai nàng bị trói chặt ở phòng riêng cùng nữ tì Thi Thi, vì Mã Đức Kiếm không ngờ gặp hai thiếu nữ võ nghệ hạng cao. Chỉ vì không có kinh nghiệm đề phòng, nay lọt vào tay hắn, hắn coi như là một thứ hàng hóa vô cùng quí giá, dành riêng cho các chúa tể sơn lâm thảo khấu, hoặc những « dũng tướng » ngoại xâm. Lại thêm cả hai mỗi người một vẻ, mắt phượng mày ngài, thân hình thần tượng, nữ tì Thi Thi cũng chẳng kém phần xinh đẹp. Hàng hảo hạng, thượng hảo hạng, nhưng nguy hiểm ! Mã gia chủ đã bắt đầu thương lượng, cuộc bán mua hẳn đã thành tựu, nếu kịp thời, không có cái tinh khôn quan sát của Nguyên Thái. Diệu Hồng được Nguyên Thái cứu thoát cùng Vân Anh chỉ là một tình cờ, cái tình cờ ấy sẽ được giải thích bằng lời khai của nàng, cũng trích chép ở đây.

Thứ « doanh thương » này đã có từ bao thế kỷ trước, mà vẫn tồn tại bao thế kỷ sau, kể cả ngày nay, chỉ có phương pháp và hình thức thay đổi mà thôi. « Doanh thương » này là hạng « nhất bản vạn lợi » như người ta thường chúc tụng nhau…các doanh thương khác không thể nào nhất bản mà được tới vạn lợi. Mà ngoại thương « đồng trinh » với Trung quốc rất mạnh bất cứ thế kỷ nào.

Xin hoãn phê bình « kinh tế » và trở lại trường hợp Mã Đức Kiếm. Bạch Đằng thuyền trưởng Ngô Tôn Ích, hài lòng cho hắn là hậu duệ của Mã Giám Sinh trong Đoạn Trường Tân Thanh (hồi này chưa có truyện Kiều), gia đình họ Mã đã di cư từ Triết Giang Trung Quốc, sang đây, tái lập nghệ nhà.

Luận ra, tình trạng sinh lý của họ Mã không được quân bình, nếu theo lời khai của Vương Liêu Đông, một trong ba nàng hầu của hắn:

- « Tôi cũng như chị Thu, chị Hạnh (hai người kia), chúng tôi ở Mã gia trang đã sáu bảy năm. Anh Kiếm không hề đánh đập tàn nhẫn chúng tôi. Trái lại, lúc nào cũng săn đón thăm hỏi…chúng tôi có cảm tưởng anh Kiếm như một nhà tu hành, đạo đức, không phải thứ sư hổ mang, hổ lửa. Chúng tôi có khi cả ba người chung phòng với anh, không có chuyện gì xảy ra. Chúng tôi nghi anh là người có…tật. Nhưng khi chăn gối cùng anh thì không thấy gì khác thường… chúng tôi không có kinh nghiệm để so sánh…

« Tất cả ba chúng tôi, khi còn thiếu nữ, được anh đem đi « gả » cho mấy phú thương Trung Hoa ở Hải Ninh…nhưng chúng tôi chỉ ở đấy ít ngày, sau lại theo anh về đây… »

« Từ ngày anh nhận bác Hà Dục Tứ làm quản lý, mấy năm nay, hai ba năm nay thôi, có nhiều khi nhìn tia mắt của anh, cả ba chúng tôi rất sợ hãi, không hiểu chuyện gì. Nhiều lần anh đi vắng rất lâu, về nhà cho chúng tôi quà bánh, quần áo Kẻ Chợ và quần áo Trung Hoa, nhưng có khi lạnh lùng không gặp mặt, bảo gia nhân đến đưa cho chúng tôi…Chúng tôi như cấm cung, không được đi đâu. Chúng tôi không hề hay biết gì về tội ác của anh… »

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 165
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com