watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
15:57:2728/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Thương Giang Diễm Sử - Tiêu Nương và Trúc Viên Lang (Bùi Văn Nhẫm) - Chương 31-62 -Hết - Trang 13
Chỉ mục bài viết
Thương Giang Diễm Sử - Tiêu Nương và Trúc Viên Lang (Bùi Văn Nhẫm) - Chương 31-62 -Hết
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Trang 36
Trang 37
Trang 38
Trang 39
Trang 40
Trang 41
Trang 42
Trang 43
Trang 44
Trang 45
Trang 46
Trang 47
Trang 48
Trang 49
Trang 50
Trang 51
Trang 52
Trang 53
Trang 54
Trang 55
Trang 56
Trang 57
Trang 58
Trang 59
Trang 60
Trang 61
Trang 62
Tất cả các trang
Trang 13 trong tổng số 62


Chương 37-1

Thục Lai nghịch đùa thơ mèo chuột,
Thiên Hoa Nương hội đón Quỳnh Hoa.

Khỏi bờ đê, tới ngã ba, chàng đổi ý kiến, đỏ đường đi Kinh Bắc, đi vào đường dọc bờ đê. Đột nhiên, muốn thăm mấy người bạn cũ, và yết kiến giáo sư Lương Sĩ Quý, tác giả mấy bản điều trần gửi Chúa Trịnh để canh tân đất nước. Lương tiên sinh ở làng Thượng…Thượng Cát hay Thượng Sa không nhớ rõ, mở trường học theo mẫu mực Trấn Bắc, nhưng phạm vi hoạt động hẹp hơn. Dạy quốc ngữ mới và nhiều khoa thực tập. (Sau này trường Thượng Cát sát nhập Trấn Bắc khi Lương Sĩ Quý được bầu làm Đại sư Hiệu trưởng Trấn Bắc). Lương tiên sinh có hai con gái: cô lớn, tên Thục Lai, đồng niên tuế với Nguyên Thái, cô em, Thúy Quyên, còn nhỏ.
Lương Thục Lai xinh đẹp, đôi mắt tròn to, tinh nghịch, nổi tiếng văn chương châm biếm. Nguyên Thái một thời say mê nàng Thục Lai. Cá tính vui đùa của Thục Lai cũng chuyền sang Nguyên Thái phần nào. Mối tình ngây thơ con trẻ học sinh.

Để chứng dẫn cá tính vui đùa tinh nghịch của Lương Thục Lai, xin độc giả hãy nghe câu chuyện sau đây, hồi Lương Thục Lai mới hơn mười tuổi.

Lẽ dĩ nhiên, Luơng tiên sinh không đích thân dạy học các con, cho nên Thục Lai và Thúy Quyên đều học ở trường làng do một thầy đồ Nghệ phụ trách. Thục Lai, phía học trò gái, là thủ lĩnh bọn tinh nghịch. Không tinh nghịch như bọn con trai, đi đập những ông bình vôi gốc cây đa, bên miếu cổ, không đi phá phách, dọa nạt ai, nhưng Lương Thục lai tinh nghịch văn chương.

Nguyên Thái thì chìm đắm trong vô danh ở bên bọn tron trai vì nổi tiếng là hiền lành, ngoan ngoãn. (Nay chúng ta mới hiểu cái hiền lành ngoan ngoãn lúc ấy chỉ là hiểu cái trốn tránh vào suy tư thầm kín mà kết quả là những quyết định ngang tàng khác thường về sau. Nguyên Thái đã đi xa hơn các bạn đồng môn).

Một chuyện tinh nghịch văn chương mà thủ phạm là Lương Thục Lai, chính chàng chứng kiến, đã làm cho chàng say mê cô bạn gái, say mê theo kiểu những mối tình ngây thơ con trẻ. Nay nhớ lại chuyện ấy, nên chàng quyết định rẽ qua làng Thượng, chủ tâm đến thăm cô bạn học.
Hôm ấy, trong lớp học, thầy đồ mệt mỏi, sau một đêm dài đánh bài với tộc biểu, khuỷu tay tì lên gối xếp, khăn quấn lệch lạc, mắt lim dim, cầm roi mây dài hơn trượng, chỉ huy đàn trẻ ngồi xếp chân bằng tròn chung quanh. Đã gần trưa, thầy quên giờ giấc. Đến bữa, học trò bắt đầu đói meo, nóng ruột muốn tan trường.

Cuối sập, một mâm cơm sẵn sàng chờ thầy. Cơm nóng, canh ngọt, một đĩa thịt kho tàu và một con cá rán hấp dẫn, nằm ngang trên đĩa. Trên bàn gần, con mèo tam thể, đôi mắt thèm muốn rình mò. Nó cũng sợ cái roi mây của thầy. Góc nhà lấp ló một con chuột, con tí bự, to hơn cả con mèo.

Thầy đồ Nghệ xa nhà, ưa thích các bài Đường thi tả những tình cảm tha hưong. Thầy thích những câu:

« Bất hướng Đông sơn cửu
Tường vi kỷ độ hoa »

(Đã lâu không về Đông Sơn, hỏi cây tường vi đã mấy lần nở hoa) của Lý Bạch.

Khi thầy giảng đến câu này, Thục Lai lẩm bẩm: Tường Vi ? Tường Vi ? hoa nào đây, nếu Tường Vi là cô (vợ thầy đồ) thì nở hoa sao được ? Vì thầy ở đây. Hay là thầy lo sợ…chuyện gì ?

Thầy cũng thích câu:

Yên ba giang thượng xử nhân sầu…của ai, không nhớ (Khói sương làm người ta buồn rầu…) ThụcLai trêu chọc nói với mấy cô bạn gái. Anh chàng Nguyên Thái luôn luôn nghe trộm:

Khói sương nào ? Khói thuốc lào…thầy vừa nhả ra sau khi xử dụng cái điếu cần đáng ghét. Thục lai ghét mùi thuốc lào, ghét cả anh đồng môn lăng xăng phụ trách điếu đóm.

Chúng ta trở lại cảnh tượng mâm chờ sẵn, mèo, chuột rình mò. Thầy gọi Thục lai trả bài « Phong Kiều Dạ Bạc » của Trương Kế.

Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên
Yên ba giang thượng xử sầu miên!(1)


Cô tô thành nội, Hàn sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

( Nửa đêm nghe tiếng chuông của Chùa Hàn Sơn trong Thành Cô Tô « bay » đến tai lữ hành trong thuyền…)

Thục Lai đãng trí quên mất câu thứ hai, nàng đọc:

Yên ba giang thượng xử sầu miên…Sương khói trên mặt sông làm cho mình sầu miên mang..nói chung là râu ông này cắm cằm bà kia! Tuy nhiên thầy không để ý, vì thầy chỉ nghe thấp thoáng âm thanh những câu thầy ưa thích…

Thầy càng lim dim đôi mắt, có thể đã đi sâu vào một mộng mo tớI xứ Nghệ xa xăm…

Thục Lai đọc tiếp lần thứ hai, đổI thứ tự của hàng chữ:

Nguyệt lạc, sương đề, ô mãn thiên: nghĩa là Trăng lặn, sương kêu, quạ đầy trời, thay vì:
Nguyệt lạc ô đề, sương mãn thiên: Trăng lặn, quạ kêu, sương tỏa đầy trời.

Thục Lai chờ đợi phản ứng của thầy, trong khi học trò nam nữ bấm bụng cười thầm.

Thầy vẫn im lìm giấc mộng. Thục Lai đánh đòn chót: Nàng quay lại nháy mắt với lũ bạn học, rồi nhìn con tam thể, với giọng ngây thơ trong như nước suối, nàng đọc:

- Dạ thưa thầy đây là con Mèo, con Chuột của Tương Kế Tựu Kế…

Chẳng may chú thử cũng rình thèm
Ô hô trông lại: chàng ti tự (1)
Chốc thoáng miệu ta đảo mất liền.. »

Hết đọc thầy bỗng tỉnh giấc nồng:

- Được, đáng khen, hôm nay Thục Lai thuộc bài, cho năm khuyên đỏ! -
Đó là khía cạnh tinh nghịch của Thục Lai. Nàng đã đọc một bào thơ hài hước mà âm thanh gần giống như bài thơ nguyên văn. (Ngày nay bài thơ hài hước này làm chúng ta liên tưởng đến hoạt họa Tom và Jerry!!! Con miêu sợ con tí bự bỏ đi đâu mất).

Nguyên Thái gần đến nơi, nhìn làng Thượng, trái tim rung động, nóng ruột rảo bước, muốn mau mau nhìn thấy cô bạn học tinh nghịch nhưng giàu tình cảm. Sự thực chàng cũng không biết gặp với dự định gì, nhưng nhìn lại trường xưa, người cũ, vẫn là cái thích thú của con người phiêu lưu. Người cũ, không riêng chỉ là Thục Lai, là cả các bạn khác, và nhất là Đào Đức Trình, bạn thân, thực thân dù Đức Trình hơn chàng ít ra năm sáu tuổi.

Đào Đức Trình không phải là học trò sinh ở làng Thượng. Tốt nghiệp Trấn Bắc, chàng về làng Thượng để phụ tá Lương tiên sinh trong việc phác họa một chương trình chi tiết về đề nghị cải tổ chính trị toàn diện, đối nội, đối ngoại…nhất là về đối ngoại đề cao chính sách Trấn Bắc, ngoại giao muôn mặt, không dành riêng ưu tiên cho một ngoại quốc nào…điều kiện duy nhất để giữ nền độc lập quốc gia.

Đức Trình, trong trường làng, phụ trách các môn học thực tiển về nông, về toán, về y dược, về các công trình kiến tạo, về công nghệ, về doanh thương.

Gặp bạn, Nguyên Thái vui mừng, hết cả mệt mỏi đường xa, nhưng một mối buồn tràn ngập tâm hồn.

Học sinh ngày càng vắng đi. Ở đây, gần Kẻ Chợ, mà chương trình dạy học không giúp học sinh đi vào trường cổ điển để bảng vàng rực rỡ tiếp sau là hoạn lộ, vẻ vang cho gia đình, làng xóm…

Còn về Thục Lai? Con tim Thục Lai đã bị Đức Trính chiếm đóng.
Nguyên Thái và Đức Trình gặp nhau, vui mừng không giấu. Đó là đôi bạn cố tri, tâm tình, tuy Trình hơn Thái năm, sáu tuổi. Đức Trình cho Nguyên Thái coi tập thơ Thục Lai gửi cho chàng. Cố ý để gián tiếp bảo người bạn trẻ thôi đừng vào  « cấm địa » hay chỉ là nối tiếp những chuyện tâm tình khi xưa? Không biết.

Cách thức gửi thư tình của đôi hiệp sĩ Đức Trình, Thục Lai, kể cũng khác người.Nguyên Thái cách đây mấy năm là đồng môn của Thục Lai, ngày nào cũng gặp nhau. Nhưng khi Đức Trình đến làng Thượng giúp việc Lương tiên sinh, thì Thục Lai đã thêm mấy tuổi, lẽ dĩ nhiên, nàng không đến trường nữa, ít khi ra khỏi Lương gia, theo như lễ giáo đương thời.

Đức Trình nghe danh giai nhân, rồi vài lần thoáng thấy sau màn the, khi đến sảnh đường Lương gia. Chàng say mê người trong mộng ấy! Thế rồi một chiều kia, thấy mỹ nhân đọc sách bên gốc đào. Hàng rào xanh quấn quít tơ hồng rồi đến giàn hoa lý khá cao làm chàng cách bức người đẹp. Cảm hứng, chàng làm một bài thơ, quấn vào mũi tên, giương cung, tính giác xạ đạo…từ sân trường nơi chàng đứng, bắn lên không trung. Mũi tên bay lên trời xanh rồi rơi xuống phía vườn Lương gia. Thục Lai nghe tiếng gió, nhìn thấy mũi tên từ trên không trung bay xuống. Xạ đạo được xạ thủ tính kỹ càng, lẽ dĩ nhiên không làm tổn thương người đẹp. Nhưng người đẹp được dịp vui chơi, trong nháy mắt, nàng vươn dậy, dang tay bắt mũi tên, trước khi mũi tên cắm xuống bãi cỏ. Bên sân trường, Đức Trình nhìn thấy giật mình: chưa ai nói cho chàng trình độ võ học của người đẹp. E ngại, hồi hộp, không biết phản ứng của giai nhân ra sao? Đợi chờ! Cô nàng Thục lai thừa biết anh chàng nhờ cung tên đưa thư, giả vờ không để ý đến mảnh giấy trắng quấn quanh mũi tên. Nàng vứt mũi tên sang bên rồi tiếp tục đọc sách. Hồi lâu sau, nàng đứng dậy, cúi nhặt mũi tên, bước lên thềm nhà.

Một đêm lo lắng của Đức Trình. Chàng đã làm một việc « phi luân » ! Chắc nàng mang mũi tên và bài thơ mách thân phụ. Sáng ra trường, gặp Lương tiên sinh, không thấy tiên sinh nói gì, vẫn hàn huyên với chàng như thường lệ. Thế là hy vọng bắt đầu. Đây là bài thơ Đức Trình gửi Thục Lai:


Gửi lân gia mỹ nhân
Lân gia thục nữ kín trang đài
Chàng khóa sân Trình thương nhớ ai?
Giấy trắng, vì nàng quên nét bút
Phòng trai, gấp sách khất nay mai.
Tương tư mực bút theo người đẹp
Sầu muộn văn chương, chuyện một hai
Muốn đốt Tần san, đường vào Thục
Cùng ai giồng trúc, ghép bên mai

Đào Đức Trình

Tuy thuộc phái canh tân mà trong thơ văn Đức Trình vẫn dùng điển tích Trung Hoa. Có thể nói là ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa ở trong tâm khảm. Nguyên Thái trong Viễn Trình Nhật Ký có phê bình: những cái hay cái đẹp của từng nguồn văn hóa, giữ hay bỏ, chẳng phải là vấn đề quan trọng. Đức Trình đã dùng: sân Trình, sân nhà trường…chàng muốn đốt con đường gỗ độc đạo treo bên sườn núi để đi vào xứ Thục do Tần xây dựng lên để chinh phục Hán…ý nói để dành người đẹp trong đất Thục, đốt chặn đường vào, để không còn ai cạnh tranh với chàng, để cùng nàng nghĩ chuyện trúc mai (chuyện vợ chồng).

Vài ngày sau, Đức Trình nhận được thơ trả lời, thơ hồi âm cũng theo mũi tên bay lên không trung rồi rơi xuống sân trường:

Trả lời chàng khóa


Tần mây kín khóa một trang đài
Bức cách Lai, Trình, sân nhớ ai?
Ngần ngại chẳng trao duyên mực bút,
Chắc đâu duyên ấy trúc bên mai
Tuân theo phụ mẫu quyền thu xếp
Bảng tỏ khoa danh hãy một hai.
Lần lữa chẳng quên nan Thục Đạo
Vân long hội khánh chúc nay mai.

Lương Thục Lai kính bút

Đào Đức Trình bồng bột, đọc thơ trả lời, càng thêm buồn rầu, bệnh tương tư càng thêm nặng, thầm trách nàng đã ngần ngại trong việc trao duyên, và đặt điều kiện phải bảng vàng tiểu đăng khoa rồi mới được đại đăng khoa.

Một tình trạng nghịch lý. Đào Đức Trình đến đây để cùng Lương tiên sinh xây dựng một nền giáo dục mới, không có mục đích cho học trò lều chõng đi thi. Nghĩ lại, thì ra đó chỉ là một cuộc vui chơi văn chương, mà Thục Lai ưa thích. Thục Lai đã gửi cho chàng một bài thơ có bẫy. Nhìn qua sân trường, thấy Đào Đức Trình buồn rầu thất vọng, nàng mới nhớ ra chàng trai  « hiền lành thực thà » kiểu người mạn ngược. Một người trung thực, quãng đại, minh chính. Với những đức tính ấy, về sau này chàng đã được đề cử làm trưởng ban nhiếp chính các đợt Diên Hồng (đã nói ở đầu chuyện). Cô gái tinh nghịch hay đùa cợt là nàng Lương Thục Lai thấy chàng trai mà bọn học sinh trêu chọc mệnh danh là Thầy Giáo Thổ Mừ, lại dùng văn chương tỏ tình, nàng, thoạt đầu chỉ là chuyện vui chơi, họa thơ của chàng trai, nhưng lại là bài thơ đặt bẫy như trên đã nói. Sau này cuộc vui chơi văn chương ấy dần dần đưa nàng vào bẫy tình hết đường ra…lúc nào, từ lúc nào, nàng không hay biết!


HOMECHAT
1 | 1 | 167
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com