watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
15:57:2428/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Thương Giang Diễm Sử - Tiêu Nương và Trúc Viên Lang (Bùi Văn Nhẫm) - Chương 31-62 -Hết - Trang 22
Chỉ mục bài viết
Thương Giang Diễm Sử - Tiêu Nương và Trúc Viên Lang (Bùi Văn Nhẫm) - Chương 31-62 -Hết
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Trang 36
Trang 37
Trang 38
Trang 39
Trang 40
Trang 41
Trang 42
Trang 43
Trang 44
Trang 45
Trang 46
Trang 47
Trang 48
Trang 49
Trang 50
Trang 51
Trang 52
Trang 53
Trang 54
Trang 55
Trang 56
Trang 57
Trang 58
Trang 59
Trang 60
Trang 61
Trang 62
Tất cả các trang
Trang 22 trong tổng số 62


Chương 41-2

Cảm tình sâu đậm dành cho nơi này nhem nhúm trong lòng chàng, nghĩ rằng nơi đây có gì liên quan đến số mệnh mình, con tim rộn ràng, Nguyên Thái cho là chính mình tìm ra một môi sinh lý tưởng, vui vẻ bước vào quán trọ đầu làng. Giá biểu phải chăng. Chủ quán lịch sự niềm nở, tỏ vẻ quen việc đón tiếp khách viễn phương, hỏi thăm tình hình các xứ lạ mà khách đã đi qua để đến đây. Nguyên Thái cũng hài lòng nói qua về thung thổ các nơi trên đường đi, trong một chầu trà tiếp tân.

Tính nhẩm số tiền còn lại, chỉ đủ cho khoảng mươi ngày tiền phòng và tiền ăn buổi tối. Nếu dự định lâu dài thì phải suy nghĩ ngay tới phương kế mưu sinh. Nguyên Thái tặc lưỡi nghĩ thầm: thôi thì hãy tạm vài ngày quan sát, rồi sẽ liệu.

Chủ quán họ Trần, tên Đắc Tài, trạc tứ tuần, tầm vóc cao lớn, nhưng trông vẻ người có học, qua những cách xưng hô và những câu hỏi hàm chứa kiến thức.

Đến thủ tục ghi tên, chủ quán gọi:

- Phong Liên, có khách ghi tên thuê phòng!

Vén mành trúc, ra quầy, một thiếu nữ cùng trạc tuổi Nguyên Thái, khẽ nghiêng mình, liếc nhìn chàng trai:

- Kính chào công tử…xin công tử ghi danh…-

Nguyên Thái ghi tên. Phong Liên giật mình hỏi:

- Thế ra công tử cũng họ Trần, ngành nào vậy? - Rồi khi đọc sinh trú quán, nàng tiếp:

- Chúng tôi cũng họ Trần, nhưng từ Duyên Hải di cư lên đây đã mấy đời…còn công tử họ Trần ở Kinh đô…Chúng tôi cũng có họ hàng ở Kẻ Chợ! -

Nguyên Thái nghĩ thầm thì ra cô nương này cũng dễ chuyện, chưa kịp trả lời thì Phong Liên thêm:

-Có họ hàng, thân thích ở Vị An ? Công tử định ở lâu, hay chỉ đi qua? -

Nguyên Thái vui vẻ trở lại:

- Thưa Trần cô nương, Trần Nguyên Thái tôi không có họ hàng thân thích, quen thuộc ở Vị An, nhưng đi đâu cũng tìm thấy bạn bè thân thuộc, nếu ở lại ít ngày -

Phong Liên:

- Thế có nghĩa là công tử ở lại Vị An ít ngày. Xin dành cho công tử phòng Duyên An, trên lầu. Qua hành lang, Nguyên Thái đọc tên các buồng, không đánh số mà chỉ có đề tên: Hồng An, Duyên An, Thái An, Thành An, Bình An…còn nhiều nữa, tên phòng nào cũng có chữ An kết hậu. -

Phong Liên hiểu ý cười nói:

- Không có phòng nào đề số, mà chỉ đề tên, tác giả là Phong Mai, chị của tiện nữ …này...Chị đã đi lấy chồng rồi, vẫn ở Vị An nhưng tại Xóm Thượng, trông lên hai Chùa Vạn Đức và Chiêm Tinh, ít khi về đầy nữa, chỉ còn một tiện nữ «này» giúp cha già trông nom quán trọ mà thôi! -

Nguyên Thái e ngại tưởng rằng mình lọt vào nơi ăn chơi nguy hiểm, và hơi bực mình về cô Phong Liên nhiều lời, nhưng khi vào phòng Duyên An chàng thực ưa thích. Sạch sẽ, tươm tất, bài trí thanh nhã, cửa sổ nhìn ra một mảnh hồ in mây trắng và xa xa dẫy núi xanh lam vẽ nét thẫm nhạt trên nền trời xanh đậm. Từ cửa sổ nhìn thấy đầy đủ phong cảnh núi rừng sông nước. Dịu dàng, duyên dáng, những hàng liễu tơ non rủ bờ hồ Thanh Bích. Phía trái, lưng chừng núi đá và rừng thông hiện ra mái đỏ của hai ngôi chùa cao thấp. Một dải sông uốn khúc chân núi, nước liền chân núi, rồi đến bờ kè đá, bến giang thuyền, khoảng trăm chiếc, đối diện với dãy nhà cao thấp, đủ kiểu, khang trang sạch sẽ. Trên vỉa hà, tấp nập ngựa xe, bộ hành tản mác đó đây. Cảnh tượng của thanh bình trù phú.

Nguyên Thái mải mê phong cảnh không nghe thấy Phong Liên tiếp tục nói chuyện…không nhớ Phong Liên nói những gì mà nhiều thế. Sau cùng, Phong Liên cáo từ xuống sảnh đường. Nguyên Thái dở hành lý, treo vào tủ bộ áo quần văn nhân Kẻ Chợ. Vừa làm việc ấy, vừa nghĩ đến cô nàng Phong Liên mà tiếng trong cao, vắt vẻo vẫn như còn vang  bên tai. Thì ra anh chàng không dám nhìn thẳng cô nàng. Không phải là sắc nước hương trời, nhưng vóc dáng gợi tình hơn là cảm tình. Chàng hơi đỏ mặt khi hình dung lại xiêm y của nàng. Áo trên lụa hoàng sa, thực mỏng, hở cổ…hở đôi cánh tay tròn dài, nơi cổ tay một vòng bạc chạm trổ tinh vi đính thêm hai ba cái nhạc thực nhỏ. Mỗi khi giơ tay nhạc thành tiếng động nhỏ thanh tao, làm cho người đối thoại bắt buộc phải chú ý…chú ý đến đôi đào non rung động dưới làn lụa mỏng manh!

Bỗng nhiên Nguyên Thái tự trách thầm: mình có ý xấu nên mới nghĩ thế mà thôi. Vả lại cái gì cũng tròn trĩnh ở Phong Liên. Đôi mắt, đôi môi, nét mặt cũng vậy…không phải mẫu mực lý tưởng của mình. Thêm nữa, cô nàng nói hơi nhiều.

Vừa nghĩ đến đây thì có tiếng gõ cửa. Phong Liên trở lại phòng, để lên án thư giấy mực. Phong Liên hỏi:

- Trần công tử đến Vị An lần đầu tiên, hay đã biết xã này rồi? -

Nguyên Thái chỉ ra cửa sổ:

nhiều lầ- Trần cô nương, phong cảnh tuyệt vời, lần đầu đến đây, nhưng tôi tưởng như đã đến đây n, hay ở đây từ lâu rồi…tôi như có tiền duyên với nơi này! -

Phong Liên mừng rỡ, gửi một ánh mắt nghiêng nghiêng tới Nguyên Thái:

- Thế thì thực hân hành đón tiếp Trần công tử…Công tử cần gì cứ nói, đừng ngại. Thân phụ và « tiện nữ » đều trọng nghĩa khinh tài. Chắc công tử đã biết khi đọc giá biểu phòng trọ nơi đây. -

Sợ cô nàng lại nói chuyện quá lâu, Nguyên Thái xin phép xuống sảnh đường, Phong Liên đi theo, thì vừa đúng một bọn sáu bảy người khách từ bến thuyền lên quán trọ, quán trọ mang tên làm an tâm mọi người: Toàn An lữ quán. Phong Liên bận việc.

Nguyên Thái nghĩ :«Toàn an » ! toàn an !, để coi xem, mình phải đề phòng, hay là Toàn An vì phòng nào cũng tên…An mà thôi…Duyên An, Thái An…mình là khách tên Tâm An vậy thôi cứ an tâm đi.

Những khách vừa đến, hai đôi vợ chồng, và ba nam nhân, áo quần bảnh bao, lịch sự, lễ độ. tại sao mình cứ nghi nhầm là quán ăn chơi? Mình có kinh nghiệm gì về ăn chơi, thanh lâu, hồng lâu, nào mình có đặt chân tới bao giờ? Ngay trong câu chuyện viết về nàng Lê Hồng Diệp lâm nạn ở một thanh lâu, mình cũng chỉ viết lại thôi, chưa có kinh nghiệm bản thân…nếu ở đây, ta có kinh nghiệm bản thân…thì chỉ là số mệnh, vả lại, mình là trai, việc gì cũng chẳng quan trọng. Quan trọng là cái trong sạch tâm hồn! Nghĩ tới đầy, tay chạm phải cái cẩm nang nhỏ của La Cúc Xuyên vẫn đeo đẳng bên người. Nguyên Thái hơi khí chịu định tháo ra, những nghĩ thêm lại thôi, tặc lưỡi tự nhủ thầm:

- Thôi thì cứ đeo đi, được ngày nào hay ngày đó… Nó cũng giúp ta giữ cho được cái trong trắng để dâng cho ai, chưa biết!-

Để tránh tiếp tục nghĩ ngợi lôi thôi, chàng kết luận: « Nếu là số kiếp thì…thì …dâng cho cô nàng Phong Liên cũng không sao? Không thành vấn đề! » rồi xuống đường thăm phố xá.

Quả nhiên không khí trong lành giúp cho Nguyên Thái trở về với trong lành. Vị An thực là một nơi thuần phong mỹ tục, thanh bình trù phú. Bộ hành gặp nhau, tươi cười vui vẻ. Như là không ai có vấn đề nan giải, không ai biết khích bác hiềm thù. Tất cả sống trong thanh bình hạnh phúc. Chiến tranh không đe dọa nơi đây, hay chiến tranh đã quên nơi đây? Cửa hàng tinh tươm, sang trọng, đủ mặt hàng nội hóa và ngoại quốc « chen vai thích cánh » trong tủ trưng bày. Hai tiệm ăn sạch sẽ sang trọng, lại có phòng ăn rộng rãi xây trên mặt sông. Lẽ dĩ nhiên Nguyên Thái sẽ không đến hai tiệm này, tài chính chàng không cho phép, nhưng xét ra giá cả cũng thông thường, không cao như ở kinh đô. Trong toàn thị xã, như có ai đã ra lệnh điều hòa vật giá.

Nguyên Thái vội ghi vào sổ tay cái ý nghĩa vừa vào trí óc ưa suy luận của chàng:

« việc điều hòa vật giá và cách giữ vững giá trị tiền tệ để đưa đến trù phú lâu bền. » Điểm này sẽ mang ra thảo luận ở trường Trấn bắc sau này.

Sau ba ngày thăm viếng phố phường, làng xóm. Không nơi nào Nguyên Thái bỏ qua. Chàng say mê phong cảnh chùa Chiêm Tinh? một ngôi chùa lớn xây dựng trên một khoảng phẳng bằng của núi đá. Chùa trông xuống Vị An, từ trên cao, sau vài khóm tùng cổ thụ. Những tường đá thấp tự nhiên giữ đất màu thực tốt nên cây cỏ tươi đẹp, cành lá xum xuê. Sân chùa như một phiến đá khổng lồ, mặt phẳng lì, thực lạ lùng hiếm có. Gác chuông cao cũng xây cất bằng đá tảng, không như ở đồng bằng, bằng gạch gỗ ngói. Tiếng chuông trầm trầm, vang dịu dịu rất xa và ngân lâu, có thể do một cách đúc chuông đặc biệt, không phải một tiếng mà gồm mấy tiếng cao thấp hòa âm. Sư cụ Hòa Tín nói chuông chùa Chiêm Tinh do một hòa thượng Nhật Bản đúc cách đây hơn trăm năm. Từ chùa Chiêm Tinh xuống chùa Vạn Đức phải xuống dốc uốn khúc, nhiều bực đá, qua rừng, qua một cầu dá bắc qua một suối rộng lớn, nước xói chẩy, rồi đến đồi chè nhỏ nắng chói, đồi chè sản xuất một thứ chè đặc biệc rất hiếm. Đồi chè này thuộc chùa Vạn Đức kiến trúc mới hơn, mái ngói đỏ như sơn. Nếu ở Chiêm Tinh toàn chú tiểu, sư ông, sư bác thì lẽ dĩ nhiên ở chùa Vạn Đức toàn ni cô, sư nữ. (Tình trạng này gần giống như hai ngôi chùa ở Trung Vân, nơi Quốc Đức học tập gần một năm – Xin coi mấy chương trước).

Không khí trang nghiêm của hai ngôi chùa làm cho Nguyên Thái chợt nghĩ đến chuyện tu hành. Nhưng đó chỉ là ý nghĩ thoáng qua. Ý nghĩ chợt đến cũng vì sau cuộc hàn huyên cùng sư cụ Hòa Tín, Nguyên Thái thấy vị tu hành ấy, tài cao, học rộng, quán triệt mọi vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội. Có lúc chàng nghi sự cụ là một chính trị gia đội lốt tu hành.

Say mấy ngày ở trọ quán Toàn An, Nguyên Thái gặp xã trưởng. Xã trưởng họ Hoàng tên Vĩnh Đạo, trạc ngũ tuần, đạo mạo, nghiêm nghị, ít nói, nhưng lễ độ, nhã nhặn. Nguyên Thái ngỏ ý muốn ở lại ít lâu, Hoàng xã trưởng đề nghị Nguyên Thái nhận một chức giáo viên ở trường làng. Lẽ dĩ nhiên Nguyên Thái nhận lời và sư cụ Hòa Tín cho chàng tá túc ở chùa, trong một phòng trai khang trang, cửa sổ cũng nhìn ra phong cảnh tuyệt vời.

Không khí Vị An rất hợp với Nguyên Thái: người người ai nấy nghiêm trang lễ độ, chàng kết luận rằng làng Vị An này tôn trọng thuần phong mỹ tục, có thể đi đến quá độ. Trên đường di vạn dậm, Nguyên Thái đã qua nhiều nơi, con gái cũng được đi học như con trai, khi còn nhỏ, thường được học chung với con trai. Nhưng ở đây, hai trường riêng biệt rất xa nhau. Trường con gái do một ni cô Vạn Đức phụ trách. Trường con trai đã có một giáo viên chính thức, Nguyên Thái chỉ trợ tá. Chương trình cổ điển Hán Nôm. Dự định sẽ cố tìm cách dạy thêm quốc ngữ mới, nhưng còn chờ thời cơ thuận tiện.

Phong tục nam nữ bất thân rất được tôn trọng. Nguyên Thái không thấy phụ nữ đi ngoài hè phố. Thảng hoặc vài bà cụ tóc bạc phơ, vội vàng chợ búa, hay đến nhà bào chế lấy thuốc.

Nguyên Thái nghĩ là không khí nam nữ bất thân này đã gây cho Phong Liên một thái độ bộc lộ tình cảm khiêu khích, chinh phục mà chàng là một « nạn nhân ». Nguyên Thái mỉm cười như thường lệ, chàng nhận lỗi về chàng, phần lỗi lớn về chàng nếu có chuyện gì xảy ra. Nguyên Thái cho là nam nhi phải có nhiều nghị lực hơn để chống đỡ. Nguyên Thái bao giờ cũng bênh vực các bạn gái trước tòa án dư luận. Đó là bản tính của chàng.

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 175
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com