watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
15:59:2228/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Thương Giang Diễm Sử - Tiêu Nương và Trúc Viên Lang (Bùi Văn Nhẫm) - Chương 31-62 -Hết - Trang 21
Chỉ mục bài viết
Thương Giang Diễm Sử - Tiêu Nương và Trúc Viên Lang (Bùi Văn Nhẫm) - Chương 31-62 -Hết
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Trang 36
Trang 37
Trang 38
Trang 39
Trang 40
Trang 41
Trang 42
Trang 43
Trang 44
Trang 45
Trang 46
Trang 47
Trang 48
Trang 49
Trang 50
Trang 51
Trang 52
Trang 53
Trang 54
Trang 55
Trang 56
Trang 57
Trang 58
Trang 59
Trang 60
Trang 61
Trang 62
Tất cả các trang
Trang 21 trong tổng số 62



Chương 41-1

Hoàng Bạch Ngọc, Nguyên Thái bái biệt.
Đường phiêu lưu đưa đến Vị An.
 

Khi Hiền Duyên dứt lời thì bình minh ló dạng. Phố xá Kẻ Chợ đã gần náo nhiệt. Nguyên Thái ngừng bút nhìn Hiền Duyên và Bạch Ngọc.
Chàng nghĩ thầm: Bạch Ngọc đã biết chuyện rồi sao còn phải thâu đêm nghe nữa? Mỉm cười, chàng giục Bạch Ngọc sửa soạn lên đường cùng về Từ Sơn.

Bạch Ngọc và Nguyên Thái tới bờ sông thì trời đã sáng tỏ. Nguyên Thái định rủ Bạch Ngọc qua thăm Ngô Vi Linh, nhưng đột nhiên đổi hướng, theo bờ đê xuống phía Nam, cùng Bạch Ngọc vào thăm đền Hai Bà Trưng. Rồi từ đấy dùng thuyền sang thẳng bờ sông bên kia, không qua Cơ Xá nữa.

Sư thay đổi, trong Viễn Trình Nhật Ký, Nguyên Thái ghi mấy dòng:

« Chưa muốn để Hoàng Bạch Ngọc gặp Ngô Vi Linh. Chưa hiểu rõ Bạch Ngọc lắm. Nàng có nhiều liên lạc với cung Lê vì đã cứu một hoàng tử nhà Lê ra khỏi hoàng cung. Bạch Ngọc thuộc phái Cần Vương Chăng? Bạch Ngọc cũng như mọi bọn Tống Nho cổ hủ muốn khôi phục lại Mạt Lê chăng? Chưa biết. Dầu sao tôi cũng kính trọng lý tưởng của nàng. Tại sao nàng đã dẫn tôi đến thăm Trạch Trung Hầu họ Phạm ở gần Từ Sơn? Trạch Trung Hầu họ Phạm thì chắc chắn thuộc phe phù Lê. Tôi lễ phép nghe lời thuyết phục của ông ta. Tôi không phản đối, không tranh luận. Ông ta biết thân sinh tôi trong phủ Trịnh, muốn tìm liên minh chăng? Tôi còn bận tâm chuyện khác, chỉ để ý một chú bé, con ông ta, trông thực thông minh đĩnh ngộ, theo tôi có tương lai, tôi đoán qua nét chữ tập vở học trò. »

(Xin nhắc độc giả, cậu bé này chính là Phạm Thái. (Tiêu Sơn tráng sĩ) về sau cùng thuộc phe phù Lê, và sẽ cùng nàng Trương Quỳnh Như đi vào một truyện tình nổi tiếng).

Ngô Vi Linh thuộc Song Lưu. Tôi chưa có quyền để hai người gặp mặt. Vả lại, theo như dân chúng nội thành đồn đại, đôi hiệp khách Phi Thúy có để lại dấu vết ở Đồng Nhân. Phi Thúy Song Hiệp lên án một cường hào, không phải ở Đồng Nhân, nhưng ở một làng gần đấy. Bản cáo trạng có vẽ đôi Phi Thúy đóng vào thân cây đa, gần đền thờ Hai Bà là nơi người ta qua lại nhiều nhất. Tôi và Bạch Ngọc đến nơi, nhưng cáo trạng đã bị nhà chức trách tịch thu."

Vì xuống Nam, nên khi sang tới bờ đê đối diện mất thì giờ ngược bắc tới trạm liên lạc của Bạch Ngọc. Nàng dùng cỗ xe ngựa lưu ly mà gia nhân đã sửa chữa. Ngựa kéo vẫn tử lưu nhưng con khác hùng dũng hơn. Thì ra nàng Bạch Ngọc có một yếu điểm thích ngựa lông tía.

Bạch Ngọc ngồi cầm cương bên trái Nguyên Thái, Trời trở nóng, Bạch Ngọc vén tay áo lên cao, để hở đôi cánh tay ngọc trắng ngần vẫn còn vết buộc trói chưa lành hẳn. Liếc nhìn người đẹp, Nguyên Thái tỏ lòng rung động. Hương thơm tự nhiên trời cho đặc biệt của người ngọc làm chàng ngây ngất. Chàng cảm thấy thương mến vô hạn chỉ muốn đặt một nụ hôn trên mấy vết thương chưa lành. Nụ hôn của chàng sẽ làm cho mấy vết thương chóng hết! Ý nghĩ kỳ khôi không khoa học tí nào! Nguyên Thái nghĩ thầm. Bạch Ngọc cũng sung sướng…thực là đôi trai tài gái sắc trên cỗ xe thần mã!

Tuy nhiên không có xẩy ra chuyện gì khác thường. Trí óc chàng trai lại trở về bận bịu, chưa quên những chuyện vừa qua. Cỗ xe lưu ly thật êm dịu ở những nơi đường tốt. Chỉ nghe tiếng vó nước kiệu đều đều. Mới đầu Bạch Ngọc và Nguyên Thái còn trò chuyện vui vẻ, nhưng lúc xe còn khoảng hơn dặm tới Từ Sơn thì ai nấy đều theo suy nghĩ riêng tư. Linh tính báo cho Bạch Ngọc cuộc phiêu lưu cùng Nguyên Thái sắp đến giờ chấm dứt, còn Nguyên Thái trở về những dự định tương lai. Trong giai đoạn này, những vết dấu tranh giành Trịnh Lê không có gí quan trọng đối với chàng. Sau này sẽ liệu định. Sau này nghĩ là sau thời kỳ học hỏi nghiên cứu ở trường Trấn Bắc. Nhưng thỉnh thoảng liếc nhìn mỹ nhân bên cạnh, không khỏi tần ngần sắp đến giờ chia tay.

Đến đường rẽ sang Từ Sơn, Nguyên Thái nói:

- Xin Hoàng cô nương ngừng xe. -

Bạch Ngọc ghìm cương:

- Em biết trước, biết trước anh sẽ bảo ngừng xe, nhưng sao anh khách sáo, em không nói « Trần công tử »… anh đừng giận.-

Nguyên Thái:

- Không, tôi đâu dám giận cô nương, chỉ vì đến giờ chia tay. Tôi rất tiếc có việc phải lên đường. Chuyện đời đã cho chúng ta chung đường mấy ngày, không bao giờ tôi quên. Những chuyện vừa xảy ra cùng Hoàng cô nương chiến đấu, tôi đã xin phép ghi trong Viễn Trình Nhật Ký. Hẹn sau này sẽ trở lại đây thăm cô nương.-

Bạch Ngọc:

- Ngọc, em, xin anh cứ gọi Bạch Ngọc như trước…chúng ta có nhiều kỷ niệm không thể xóa bỏ. Em biết trước rằng không thể đứng trước cản đường lý tưởng của anh, chỉ xin anh nàn đợi tí ngày ở lại Từ Sơn cùng thúc thúc em nghiên cứu y học. Thúc Thúc muốn truyền lại cho anh tất cả những kinh nghiệm y học. Em tưởng đó cũng là một phương sách giúp ích cho đời, anh nghĩ sao? Hai ba năm là bao trong đời con người, anh nghĩ sao? -

Nguyên Thái:

- Bạch Ngọc nói rất đúng. Y học là một ngành quan trọng để cứu nhân độ thế. Tôi rất hân hạnh được Lương lão y chọn làm đồ đệ. Nhưng theo chương trình tôi phải về Trấn Bắc, hội nhập ban nghiên cứu mầy năm.. Sau đó tưởng rằng cũng không muộn để học hỏi y được. Vả lại chính Hoàng cô nương cũng là một y dược sư rồi…Khi trở về xin nhập môn…Hoàng cô nương lương y. -

Dứt lời, Nguyên Thái xuống xe, với bọc hành lý đeo lên vai, vòng tay cúi chào bái biệt.

Thái quay đi, rảo bước.Ngọc tần ngần giữ cương,  nhìn chàng trai hướng về phương Bắc. Chừng vài trăm thước, Nguyên Thái cũng thấy nao nao tấc lòng. Chàng ngừng chân quay lại. Xa xa, xe Bạch Ngọc vẫn đứng yên. Ánh chiều vàng vọt qua hàng cây, chiếu sáng mỹ nhân và cỗ lưu ly, như vẽ bằng nét vàng chói trên nền xanh đậm. Chàng vòng tay cúi chào lần nữa, rồi lại tiến bước, lần này nhất quyết không quay lại nữa. Chỉ lo tiếng vó ngựa đuổi theo, nhưng hồi lâu không thấy gì, chàng thấy buồn man mác tâm hồn.

Ngồi bên một gốc cây đa, Nguyên Thái mở nghiên bút và Viễn Trình Nhật Ký, mở tới phần chân dung các mỹ nhân đã gặp, chàng không khỏi suy nghĩ, tự trách, tại sao không dứt khoát, lại còn hứa:

« Khi trở về…sẽ xin nhập môn cô lương y Bạch Ngọc!»

Đã từ biệt khá nhiều người đẹp trên đường đời, người nào chàng cũng tiếc, nhưng cũng cứ đi. Ngắm lại những chân dung đã vẽ, mỗi nàng một vẻ: Mai Trang Hồng, Từ Diệu Hồng, Diệu Lan, Trương Vân Anh và Thi Thi, mấy giai nhân Thạch Đào, nhất là La Cúc Xuyên…Với La Cúc Xuyên chỉ một bước nữa là sa ngã. Ngô Vi Linh, con người văn chương lỗi lạc, và làm sao không ngừng trước đôi mắt thôi miên của Trang Tuyết Hạnh? Nguyên Thái vẽ chân dung Hoàng Bạch Ngọc, Bạch Ngọc hiện diện trong Viễn Trình Nhật Ký với một cách vẽ đặc biệt. Nếu Trang Tuyết Hạnh chỉ có đôi mắt bồ câu đen láy thì Bạch Ngọc là đôi mắt và cặp môi mộng đậm, chàng hẵn nghĩ đến khi cấp cứu mỹ nhân?

Xong chân dung Hoàng Bạch Ngọc, Nguyên Thái lên đường với cảm tưởng lạ lùng. Nhẹ lâng lâng, như vừa trút bỏ gánh nặng đầy.

Rời Từ Sơn, trời đã về chiều, Nguyên Thái ngủ đỡ tại chùa Tiêu Sơn, phong cảnh đẹp, không có gì lạ. sáng sớm từ biệt sư cụ, sau chén trà ở phòng trai phía đông; ánh bình minh xuyên qua cửa sổ chấn song gỗ, giục giã lên đường.

Không khí trong lành căng buồng phổi. Nguyên Thái nhận thấy cái tự do ngàn vàng của một khách bộ hành không bị thời gian ràng buộc.

Chàng thích thú bỏ đường chính, băng qua làng mạc, những lũy tre, những mái nhà tranh của làng nghèo, những mái ngói đủ màu của làng trù phú. Thung thổ từng nơi, từng chốn đều có ghi chép, đặc biệt những nơi trồng nhãn, trồng vải, và những vùng đào, mận, mơ đủ thứ.
Ghi chú cái cảnh tượng thanh bình giả tạo, chiến tranh đe doạ khắp nơi bằng những dấu hiệu kín đáo. Hầm bẫy sẵn sàng Quân Mãn Thanh đe doạ ở biên cương, nhưng luôn luôn có điệp viên của họ qua lại xóm làng. Những nhà chức trách địa phương không có cớ gì can thiệp, hay không muốn can thiệp thì cũng thế.

Một điều đáng lo ngại nhất. Quân đội Mãn Thanh dũng mãnh, vua Càn Long có bầy tôi tài giỏi, tổ chức quân sự. Hỏa lực họ rất mạnh, súng ống tối tân đối với đương thời, còn địa phương quân của ta vẫn toàn giáo mác, thỉnh thoảng một vài hỏa mai hoen rỉ.

Tình trạng đó giục giã Nguyên Thái về trường với một câu hỏi đặt ra trong trí óc: làm sao để dân mình bước sang kỹ thuật? Kỹ thuật đã bị ruồng bỏ từ mấy trăm năm trong chương trình học vấn. Chỉ có Hồ Quý Ly đã nghĩ đến kỹ thuật, trong chương trình thi cử bắt đầu có toán. Nhưng bọn Tống Nho đã cho Hồ Quý Ly là kẻ tiếm vị, cho nên hết nhà Hồ, thi cử lại trở vể văn chương cũ rích.

Đôi khi trong quãng đường vắng vẻ, những ý nghĩ yếm thế tràn ngập tâm hồn, Nguyên Thái phàn nàn với mình:

-Thế ra đã gần nửa đời rồi mà chưa làm nên việc gì hữu ích cho thiên hạ! -

(Nguyên Thái mới sang 18 tuổi được vài ngày! Anh chàng già trước tuổi…Nửa đời người! lẽ dĩ nhiên là không đúng, nhưng ngày nay chúng ta nghĩ lại hồi ấy, thế kỷ 18, tuổi thọ trung bình trời cho vào quãng 40 tuổi, khác hẳn với ngày nay, sự tân tiến của y học, vệ sinh đã giúp cho con người các nước tân tiến được tuổi thọ trung bình gấp đôi (70, 80 tuổi). Ngày nay tới tuổi của Nguyên Thái, chúng ta đang vui sống với những dự định tương lai nơi ngưỡng cửa đại học. Nhưng ở thời Nguyên Thái, loạn ly liên tiếp, chia rẽ Bắc Nam, từ hơn hai trăm năm rồi. Chúng ta cần nhớ lại như vậy mới hiểu rõ tâm trạng của chàng trai. « Làm gì hữu ích cho thiên hạ! » Ngày nay chúng ta đã quên mất « thiên hạ ». Phần đông sẽ nói:«Làm gì hữu ích cho « công danh » của chính mình ». )

Trở lại tâm trạng Nguyên Thái. Chàng trai vô tình để những ý nghĩ yếm thế tràn ngập tâm hồn. Chán nản, muốn ngừng chân nơi nào ít lâu để suy nghĩ  (cũng như ngày nay để tính sổ cuộc đời).

Vốn bản chất tâm hồn nghệ sĩ, Nguyên Thái khó tính, quyết định phải chọn nơi nào phong cảnh tuyệt vời trú chân ít lâu.

Sau hơn mười ngày ngang dọc sơn hà mà chàng nhận ra vô cùng nhỏ bé, chàng dừng chân ở làng Vị An ở giới ranh trung nguyên và thượng du, cách Trấn Bắc khoảng năm mươi dặm (mỗi dặm: 135 trường = 4Km).

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 176
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com