Sau đạì hội Trấn Bắc chia tay, Hồng Diệp kể Hàn Môn tình sử.
Năm Bính Ngọ ( 1786 ) Nguyễn Huệ bắc chinh, kết thúc Trịnh quyền, trả lại chính quyền cho vua Lê, cưới con vua Lê, công chúa Ngọc Hân, rồi rút quân về Đàng trong. Chúa cuối cùng là Trịnh Khải, nạn nhân của phản trắc và xu thời, tự tử ở làng Nhật Chiêu.
Nhà Lê khôi phục quyền hành, thay vì cấp tốc thiết lập chương trình an dân tế thế thì việc làm đàu tiên là tìm đủ cách trả thù nhà Trịnh . Lâu đài, cung điện , những công trình kiến thiết tuyệt vời của nhà Trịnh, thay vì xử dụng , trùng tu, để lại cho thế hệ mai sau, thì nhà Lê cho thiêu hủy, lửa cháy hơn mười ngày mớt tắt. Lại truy tầm, chém giết tất cả những ai có liên lạc với Trịnh quyền, hay chỉ nghi có liên lạc mà thôi...
Trong lịch sử , Nhà nọ trả thù Nhà kia liên tiếp , phải chăng là ‘’ sản phẩm ‘’ đạc biệt của nước mình ? Quốc Đức hỏi Nguyên Thái khi hai người gập nhau, gần hai mươi năm sau , tại mt quán nước bên đường gần Trung Vân. Quán nước ngèo nàn, xiêu vẹo, vài ct tre nâng đỡ mái rơm không đủ che mưa. Bao nhiêu quán nước mỹ thuật , khang trang trên đường đều bị tiêu tan, chán chường tình thế, không còn ai nghĩ đến kinh doanh sản xuất...Thái mệt mỏi dựa cột tre, tay nâng bát chè xanh nóng bỏng mà bà hàng, lão phụ tóc bạc phơ vừa trao , tầm mắt xa xăm vô đînh, không trả lời Đức. Đừc cũng chẳng cần Thái góp ý kiến, Đức đặt câu hỏi mình đãy thôi. Đức tiếp tục , một mình : - Tôi đi tìm một xã hội ‘’không tưởng’’ , một xã hội không thù hằn chia rẽ, một xã hội đöàn kết yêu thương, một xã hội đùm bọc, đón nhận ... Ở đâu có xã hội ấy ? Ừ thì không tưởng.. không tưởng chỉ vì mọi người không tin tưởng mà thôi... Nếu mọi người cùng lý tưởng hiền hoà nhân ái ấy, thì xã hội ấy sẽ thành ‘’ thực tưởng ‘’! Tôi, chính tôi, vì trong phút giây thiếu tin tưởng, nên đôi bàn tay đã nhúng máu, trong những hành động trả thù bẩn thỉu, tủn mủn , hèn hạ....quên hẳn hiền hoà nhân ái của Trấn Bắc Song Lưu ?Công trình kiến trúc Chiêu vân Các dù có giấy tờ trao lại Lê triều xử dụng hy vọng để lại cho thế hệ mai sau, cùng các bảo vật từ thượng cổ sưu tầm thành viện bảo tàng cũng bị hoả thiêu bốn năm ngày mới tắt. Không nhữg thế, toàn thể gia nhân hơn trăm nam nữ rất nhiều thiếu nhi đều bị thủ tiêu dã man mọi rợ. Tội ác ấy đã làm tôi mất bình tĩnh , rồi chính tôi cũng đi vào tội ác, cùng mấy gia nhân tâm phúc, về Kẻ Chợ xử bọn ác ôn !-
Thái quay lại nhìn Đức soè đôi bàn tay trước mặt mình, mà đôi giòng lệ đang lan tràn trên má.Lúc đó Thái mới để ý tới những nét thời gian trên mặt bạn. Vừng trán cao rộng, trong sáng có máy làn sóng lương tâm bão tố , vài vết nhăn mãn kiếp, rồi đây, ngày càng sâu in. Tóc điểm tuyết sương mà cũng may, bạn vẫn giữ vững vẻ hiên ngang anh hùng thời trẻ. Đã lâu Thái không soi gương, Thái cho hình dáng Đức là phản ảnh của mình. Chắc mình cũng già như bạn? Thái quên mình kém bạn nhiều tuổi, gần mt giáp . Vi vàng đưa bàn tay lên trán mình dò xét. Chưa có vết nhăn thì phải. Nhưng lòng mình chắc chắn cũng già như tâm can bạn... Bao nhiêu thất bại, thành công cũng nhiều, nhưng tính sổ chỉ còn ân hận lầm đường ? Lầm đường ? nhưng đâu là chính đạo ? Tại sao Song Lưu Hội lại không như Mạc, như Trịnh, như Lê, như Tây sơn, như Nguyễn , cũng chiếm cứ đất đai và con dân, rồi trong địa phận mình, tha hồ áp dụng cải cách duy tân ? Điểm này đã bàn cãi nhiều lần, mà chưa có quyết định đổi chiều tranh đấu . Vẫn chương trình giáo dục cuả Trấn Bắc và binh đoàn kiẻu mẫu Điền Sơn ! Không tranh thủ thời gian, trong khi bao nhiêu sự kiện lịch sử rập rồn nối tiếp. Từ ngày làm bổn phận con dân, thành địa phương quân giúp Tây Sơn diệt Mãn Thanh, quân lực hao mòn quá nửa, trung tâm giáo dục gần như tiêu tan, không còn điều kiện vãn hồi nhanh chóng, vì hậu thuẫn kinh tế ở Kinh Bắc hoàn toàn huỷ diệt . Các cơ quan kinh tế Song Lưu bị chiếm đoạt, xưởng dệt Dương Châu hoàn toàn thiêu hủy , không phải bởi Mãn Thanh mà lại bởi quân Lê, theo lệnh của Mãn Thanh . Quân Lê ngu tối không biết thâm ý Mãn Thanh là diệt trừ cạnh tranh sản xuất lụa vải... Hệ thống phòng thủ tân tiến kiên cố , Quang Anh cùng bà Xuân Thảo và Quế Anh Dưong Châu chỉ huy. Quân Lê tấn công ba ngày không nổi, mấy trăm quân sĩ hy sinh, đến ngày thứ tư, quân Lê tấn công vũ bão, nhưng bị chất nổ đặt ngầm và đại bác , thứ đạn mới khi tới đích nổ tung, vì thế quân Lê hy sinh thêm không biết bao nhiêu nhân mạng. Quang Anh hy vọng họ rút lui, nhưng lại thấy nhiều người thay thế tấn công. Quang Anh ngạc nhiên không hiểu tại sao quân Lê hiếu chiến đến thế? Thì ra trong binh đoàn Lê có đoàn cố vấn Mãn Thanh, mang cờ Sàm Nghi Đống, An Nam đô hộ phủ đi sau.... Ông Quang Anh thấy quân Lê hy sinh quá nhiều mà gia nhân mình cũng mất một phần ba đành thoả thuận với vợ và con dâu, để tránh thiệt hại thêm sinh linh, rút lui qua đường bí mật... Phải chăng cũng chỉ vì lòng nhân ái ấy mà Song Lưu đã không thành công ? Mải suy tư, chàng quên Thái trước mặt mình , tiếp tục một mình : - Bao nhiêu năm rồi tôi vẫn không sao quên. Có nhiều đêm ác mộng trở về, giấc ngủ chẳng yên, tôi không rời ngành Y từ ngày đó, xông pha chiến trường, những mong hy sinh trận địa , nhưng Trời vẫn cho tôi còn nặng nợ đời. Trên trận địa, tôi đã cứu sống biết bao người, bạn, thù không phân...không phải kể công với Thái đâu , nhưng thực ra từ trước, ‘’thiên chức’’ của tôi là chữa bệnh cho người, tôi vẫn yêu mến ngành y, mấy cha dòng Tên ở Trấn Bắc giúp tôi khá nhiều, từ nay tôi sẽ không quên cứu nhân đ thế, để chuc ti với lương tâm.-
Thái chợt tỉnh, nhìn bạn : - Không phải riêng anh có vấn đề lương tâm. Người em này vì quá giầu tình cảm , nghĩ đến chuyện đời, nghĩ đến chuyện mình, cũng nhiều đêm thao thức.Tại sao chúng ta lại hy sinh giúp Tây Sơn ? Tại sao Tây sơn đã phụ lòng tin cậy chúng ta ? đã thua Nguyễn Ánh?- Quốc Đức trở về câu chuyện : - Sao cần gì hỏi tôi ? Quang Trung chỉ anh hùng sáng suốt trong giai đoạn dành chính quyền hay trong giai đoạn quân sự mà thôi. Khi được chính quyền lên cái ghế gọi là ngôi báu , thì lại trở về ngu tối. Tôi không ngần ngại nói ‘’trở về ngu tối’’, vì ông ta lại khước từ những phương pháp giáo dục tân tiến cướp thời gian, ông ta lại nghe bọn xu nịnh hủ nho trở về nôm hán, đề nghị dùng mẫu tự La tinh của chúng ta không những bị xếp xó, mà lại còn một duyên cớ để bọn quan lại Tây Sơn truy kích chúng ta... Rồi, ông ta không cương quyết thống nhất đãt nước , lại áp dụng gia đình trị chia thành ba vùng cùng kiệt quệ luôn luôn kình địch nhau. Thua Nguyễn Ánh là phải. Có thể nói ông ta thua Nguyễn Ánh về ‘’ngoại giao’’ ! Thái ơi, thay vì khi chiến thắng Mãn Thanh xong, lập tức thi hành chính sách ngoại giao muôn mặt, nghĩa là với tất cả các cường quốc tây phương lúc đó có mặt trên đãt nước trong lãnh vực kinh tế để quân bình và chống trọi với người ‘’Pháp Lan Tây’’ khi bọn người này đang rời xa lãnh vực kinh tế mà đi vào lãnh vực quân sự giúp Nguyễn Ánh thành công. Người anh hùng thiên tài quân sự nhưng thiển tài chính trị, lại trở về ngoại giao mt mặt với ‘’Thiên Quốc Trung Hoa’’... Than ôi cái ‘’trung thành’’ Khổng học hiểu nhầm ! -
Thái buồn rầu : - Nhầm lẫn liên tiếp của các chính quyền thay nhau, đến lượt nhà Nguyễn trả thù Tây Sơn . Lại trả thù ! người mình lúc nào cũng chỉ nghĩ đến trả thù ! Mà nhà Tây Sơn cũng mắc tội trả thù, tàn sát một bọn Minh Hương, gốc Trung Hoa , mà tổ tiên lánh nạn nước ta từ khi Mãn Thanh chiến thắng nhà Minh vì ông ta nghi bọn ấy liên lạc với Nguyễn Ánh... Anh Đức ơi! Đồng ý với anh là ông ta thiển cận, không hiểu biết gì ngoại giao muôn mặt mà chỉ biết nhìn một hướng, hướng Bắc từ ngàn xưa...Tôi cũng không tin là ông ta thực sự muốn bắc chinh đòi lại Lưỡng Qüảng. Dự định công bố chỉ là đe dọa phương Bắc mà thôi. Nếu ông ta thực sự muốn thế thì ông ta đã thống nhất sơn hà, khuếch trương kinh tế, đi vào khoa học, canh tân đất nước, như chúng ta đề nghị, mà rời bỏ ngay chính sách gia đình trị, như anh nói, từ khi đại thắng Mãn Thanh, và trong khi Nguyễn Ánh còn đang thất bại, lưu vong bên Xiêm La . . .Chúng ta không có điều kiện, mà cũng chả bao giờ có ý gây hấn với Trung Quốc, chúng ta chỉ muốn sống đc lập, thái bình...Chuyện Lý Thường Kiệt xưa kia cũng chỉ là mt chiến tranh ngoại giao mà thôi. phải không ? anh Đức ?.-
Đức chưa kịp trả lời thì đột nhiên lão bà chủ quán nói : - Thôi đi, hai cháu đừng than vãn ngày xưa nỂa ! Hai cháu nói ngày nay và nghĩ tương lai...cho già này một niềm hy vọng. -.
Đức, Thái ngạc nhiên nghe lâo bà xen vào câu chuyện, với giọng nói trong sáng rành rọt, cương quyết, thanh âm Kẻ Chợ. Lúc đó mới để ý tới lão bà, đôi má đày nét thời gian, nhưng cặp mắt sáng ngời , linh động dưới hàng mi trắng tuyết.... Đức, Thái vội vàng đứng lên chắp tay cúi đầu chào, rồi Đức nói : - Nếu con không nhầm, bà là từ mẫu Song Lưu ? -
Bà gật đầu định nói gì thì Đức ra hiệu xin bà đừng tiếp câu: - Từ mẫu để yên , con nhớ lại. .... Từ mẫu trông nom trú quán mật Song Lưu gần phường Bích Câu, xóm Thanh Thủy, nơi có hồ rau muống tuyệt trần ? Từ mẫu thuc hệ thống của tiện ni Quế Anh nên con không nhớ ra ngay -
( Đối với nữ hội viên Song Lưu lên chức từ mẫu, các hội viên trẻ quan trọng bực nào chăng nỂa , cũng xưng con gọi mẹ. ) Lão bà : - Mẹ thực sung sướng được con nhớ lại. Đó là niềm an ủi cho một đời hy sinh. Mẹ vào Song lưu từ năm mười tám, khi vị hôn phu của mẹ bị bắt đi lính thú, mẹ đi khắp nơi tìm kiếm vừa tìm kiếm, vừa hoạt động cho Hội, hai năm sau, tới nơi đồn trú, thì được biết người tình của mẹ đã hy sinh...Lãnh nhiệm vụ từ mẫu năm bốn mươi, mẹ đã đau lòng chứng kiến biết bao đổi thay của đất nước và riêng của hội ta... à mà làm sao chính mẹ còn về quá khứ nhỉ... xin lỗi vừa trách hai con... Quế Anh Dương Châu là ‘’con dâu’’ quý của mẹ, nhưng đã gần hai chục năm rồi, mẹ vào tổ chức của một người con biết, mẹ chưa có quyền nói ra giờ phút này... cũng vì thế mà Đức con không biết cái quán nghèo nàn xiêu vẹo này là một địa điểm liên lạc mà mẹ mua lại , có người cho biết là hai con hẹn nhau ở đây. -
Thái : - Con rất ít đến quán trọ mật nên không biết mẹ, lại thêm con vừa ở Đàng trong về... Con ở Đàng trong từ ngày Gia Long chưa đăng quang..., nhưng mà ai cho biết hai chúng con hẹn nhau nơi đây?-
Lão bà : - Nhưng mẹ biết Thái vì mẹ được đọc Nhật ký của con, mà hai con ơi, mẹ đã khóc mấy đêm trường vì việc đi cứu công chúa Ngọc Hân và mẹ con bà Bùi thị Xuân đã thất bại... Đức và Thái hai con đã cùng đoàn viên đi đường bộ vào Phú Xuân thì ra Thái ở lại đàng trong từ ngày ấy. Mẹ đã nóng lòng nhìn thấy hải thuyền Âu Cơ hồi bến , rồi mẹ mới dổi đi làm việc miền sơn cước.. Hỏi đùa con nhé, mẹ có thêm con dâu nào gốc đàng trong không? hãy trả lời đi, còn ai cho biết hai con hẹn nhau nơi đây thì lát nữa sẽ nói !-
Thái đỏ mặt , tới tuổi này vẫn đỏ mặt khi nghe ai hỏi chuyện riêng của mình : -Xin sẽ có dịp kể mẹ nghe sau... Mẹ bảo nói chuyện hiện tại mà. -
Lão bà : - Phải, hiện tại không trong sáng cho hi ta và cho đất nước . Nhà vua Gia Long không trả thù nữa nhưng những quan lại địa phương hăng hái kiên nhẫn hơn nhà vua, tâng công , truy tầm giết tróc, đốt phá, không cứ hi ta mà cả những hi đoàn khác, kết án tất cả nhỂng ai gửi điều trần canh tân đãt nước đến nhà vua... Có khi những bản ấy chưa chắc đến tay nhà vua, đã bị các b, các nịnh thần, các quan lại tâng công hủy bỏ....Các con định sao ? Hàng phục hay chống đối ?... Chống đối cách nào ? -
Đức và Thái thực ngạc nhiên thấy từ mẫu hiểu rõ thời sự tình tiết, mà lại đi quá xa nhiệm vụ nuôi nấng đoàn viên . Lão bà hiểu ý : - Các con đừng ngạc nhiên.... mẹ có thêm nhiều nhiệm vụ... người phụ trách mẹ vẫn giữ chiều hướng, nhưng đổi phương thức hành đng từ hai ba năm rồi.-