watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
15:59:1628/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Thương Giang Diễm Sử - Tiêu Nương và Trúc Viên Lang (Bùi Văn Nhẫm) - Chương 31-62 -Hết - Trang 8
Chỉ mục bài viết
Thương Giang Diễm Sử - Tiêu Nương và Trúc Viên Lang (Bùi Văn Nhẫm) - Chương 31-62 -Hết
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Trang 36
Trang 37
Trang 38
Trang 39
Trang 40
Trang 41
Trang 42
Trang 43
Trang 44
Trang 45
Trang 46
Trang 47
Trang 48
Trang 49
Trang 50
Trang 51
Trang 52
Trang 53
Trang 54
Trang 55
Trang 56
Trang 57
Trang 58
Trang 59
Trang 60
Trang 61
Trang 62
Tất cả các trang
Trang 8 trong tổng số 62

 

Chương 34

Cứu Diệu Hồng và Trương  Vân Anh,
Cùng thuyền chủ bắt Mã Đức Kiếm.

Hai ngày sau, tới một vùng xa núi rừng, nhưng những đồi trà cao thấp liên tiếp. Chưa phải mùa hái, nên những ngọn đồi vắng bóng các giai nhân nổi tiếng nơi đây. Đi nhanh khỏi quãng đồi, hiện ra trước mắt phong cảnh đẹp tuyệt trần: một đô thị trung nguyên tắm nắng chiều bên cạnh con sông rộng lớn, đậu bờ hàng trăm chiếc giang thuyền, cột buồm như rừng tre trụi lá.

Đây là trấn Trà Lương, một đô thị phồn thịnh, trên bến dưới thuyền. Quán trọ khá nhiều, đủ hạng. Như thường lệ, Nguyên Thái chọn hạng rẻ, vừa túi tiền của người phiêu lưu thanh bạch. Cuối phố chính, gần khỏi tỉnh, một bảng hiệu làm chàng giật mình: Diệu Hồng Lữ Quán, chữ vàng nền đỏ, hãy còn mới. Chàng tưởng Từ Diệu Hồng từ Tuy Hòa lên đây mở tiệm, nhưng khi vào sảnh đường gặp nhân viên mới biết chỉ là trùng tên. Chi tiết ấy càng làm cho con người giàu tình cảm nghĩ lại những ngày ở Tuy Hòa. Chủ quán cho chàng một căn phòng trên lầu mà cửa sổ cũng trông ra sông. Đồ đạc không sang trọng, nhưng sạch sẽ tươm tất. Bằng lòng nhất cái án thư nhỏ gỗ lát nổi vân bóng lộn. Gỗ của Đoàn gia chăng? Chi tiết đó không cần, nhưng án thư trông thật dễ thương.

Mê hay thích đẹp, Nguyên Thái không rời mắt cái án thư xinh xắn, cho nên, sau bữa cơm chiều thanh đạm, chàng vội lên ngồi trước án thư, mở mấy dòng về trấn Trà Lương, và dự định biên chép tài liệu về những giống trà vùng này.

Khêu đèn, ngắm nghía án thư, chàng đưa mấy ngón tay trên thớ gỗ mịn màng. Đêm đã khuya, không sao chợp mắt. Cái án thu dưới ánh đèn le lói, như muốn gọi chàng đến bên. Linh tính thúc giục. Nguyên Thái trở lại án thư, mài mực, sửa bút lông…

Sau vài dòng về phong cảnh Trà Lương, chàng đặt bút nghiên, tò mò mở mấy ngăn kéo, nhưng khi sắp đưa tay vội rụt lại, chặc lưỡi với cảm tưởng hơi khó chịu, linh tính báo chàng có thể bị cầm chân nơi đây, thực trái với ý định rút ngắn hành trình để mau mau tới Trấn Bắc.

Rút cục chàng không tránh được thói quen tò mò quan sát. Án thư có bộn ngăn kéo. Ba ngăn trên, nhìn nghiêng còn bụi bám chút ít, duy ngăn thứ tư sạch bóng, không còn hạt bụi. Mở ba ngăn trên không thấy vật gì, trừ hai ba đồng tiền kẽm. Còn ngăn thứ tư, khỉ mở ra, một hương thơm phảng phất tỏa ra, thứ hương thơm phụ nữ kinh kỳ thường dùng trang điểm. Khứu giác tinh tế của chàng nhận ra ngay: hương thơm son phấn mà cháu tri huyện Cẩm Giang, nàng Mai Trang Hồng thường dùng…Cho là một thiếu nữ kinh kỳ đã ở phòng này trước chàng. Chàng mở hẳn ngăn kéo thì thấy trong cùng có một tờ giấy hoa tiên gấp tư, và một chiếc trâm cài tóc bằng đồi mồi, viền vàng dát ba viên ngọc, một vật báu khó lòng ai bỏ quên.

Mở tờ hoa tiên: đó là bức thư dở dang, mấy dòng chữ nét bút mềm mại:

«Tiểu muội Trương Vân Anh kính đại nhị vị hiền tẩu Bích Ngọc, Hồng Ngọc, Trần gia, phường Tả Nhất,

«Không ngờ giang thuyền đến Trà Lương sớm ba ngày, em phải tạm trú ở Diệu Hồng Lữ Quán, để chờ người liên lạc của Song Lưu Thương Xã…Em vẫn nhất định đi đến gặp song đường, thân hèn đâu đáng kể..Chỉ tiếc song đường không nghe lời can ngăn của em và nhị vị hiền tẩu…việc đã rồi…em phải…  »

Bức thư dở dang đến dòng này thì hết. Nguyên Thái chưa thể đoán được chuyện gì, nhưng cứ theo ngày tháng thì được viết trước đây có hai ngày. Tự trách móc mình có một trí tưởng tượng quá mạnh, có thể rất giản dị, chẳng có chuyện gì, nàng Vân Anh đã ra đi vì công việc gấp rút. Nghĩ thế nhưng cảm tưởng khó chịu vẩn vơ trí óc, chàng liền tắt đèn, định thần nhìn quanh phòng, đằng sau án thư. Thì ra có một lỗ nhỏ bằng đồng tiền trên vách, nơi để án thư. Lấy ngón tay đẩy thì lỗ đó có nắp bằng gỗ, chàng buông màn, xếp chăn gối, như có người ngủ.
Đêm khuya yên lặng, Nguyên Thái rón rèn ra khỏi phòng. Đẩy cửa phòng bên, thì nơi đây chỉ là một phòng xép, chứa đầy chăn màn, gối nệm. Qua đống nệm, Nguyên Thái tới nơi có lỗ, thì ra lỗ có nắp tự động. Mở nắp thì từ  nơi đây rõ ràng nhin khắp căn phòng. Để tay xuống sàn thì chạm phải một ít bụi tro, còn phảng phất hương trầm đặc biệt…Nguyên Thái kết luận là chàng đã lọt vào một hắc điếm, thứ quán trọ bẫy người mà trước đây, chàng tưởng chỉ có trong tiểu thuyết. Thành ra cả đêm đề phòng, sáng sau, tâm thần mệt mỏi, chàng phải ngủ thêm hai tiếng, lẽ dĩ nhiên vào khoảng thời gian an toàn nhất, khi nhân viên đã bắt đầu làm việc.

Khoảng giữa Tị, Nguyên Thái xuống văn phòng, viên quản lí đang kiểm tra mấy hành lý của khách trọ, sắp đem xuống thuyền.

Nguyên Thái hỏi:

- Xin lỗi, tôi muốn gặp người ở trước tôi, căn phòng 17. Người ấy bỏ quên một cuốn sách. -

Viên quản lý, sắc mặt biến đổi, nhưng lấy lại bình tĩnh rất nhanh:

- … Cậu muốn nói Trương công tử. Trương công tử và tiểu đồng đã rời khách sạn tối hôm qua rồi…-

- Ông có biết đi đâu không? Nguyên Thái hỏi tiếp.

-  Không biết, hình như đi cùng vợ chồng ông lái buôn chè, chủ thuyền…Cậu cứ việc đưa tôi cuốn sách…khi nào Trương công tử trở lại đây, tôi sẽ hoàn lại..-. Quản lý trả lời, định gấp quyển sổ ghi danh lại. Quyển sổ này vẫn để mở từ hôm qua, sau khi Nguyên Thái ghi tên. Nguyên Thái để tay cản, như vô tình, chàng đọc nhanh mấy hàng chữ trên tên chàng:

- Ngô Tôn Ích (vợ chồng), chủ nhân giang thuyền Bạch Đằng 82…buôn chè.

- Trương Công Trị, sinh viên, và tiểu đồng, đi thăm gia đình.

Theo luật Trà Lương, quán trọ đều phải biên tính danh quan khách và mục đích qua Trà Lương. Chàng vội vàng giao cho quản lý cuốn Chinh Phụ Ngâm lượm được ở hành lang, không đả động tới cây trâm và bức thư viết dở, rồi như không quan tâm đến chuyện ấy, chàng từ từ ra cửa. Xuống bến, Trưởng giang quan cho biết Bạch Đằng 82 chưa rời bến. Chàng thở dài khoan khoái tự nhủ: Nếu thấy Trương Công Tử hay Trương Vân Anh (chắc là Vân Anh cải dạng nam nhi đi đường như Trang Tuyết Tâm, thì tâm hồn chàng được an bình).

Cuối bến Giang thuyền Bạch Đằng còn đang xuống hàng. Nguyên Thái đến trước Ngô Tôn Tích đang ngồi trên mặt thuyền, trước khay chè khói bốc. Chàng vòng tay:

- Kính chào Ngô tiên sinh, túc hạ muốn gặp Trương công tử có chuyện cần.-

Ngô Tôn Ích trả lời:

- Sáng qua, Trương công tử đã rời quán trọ, tôi không biết đi đâu.-
Nguyên Thái:

- Xin lỗi tiên sinh, trước khi từ biệt tiên sinh, có nói gì không?-

Câu hỏi này làm cho Ngô Tôn Ích tỏ vẻ không bằng lòng, rồi bà vợ cũng phụ vào:

- Cháu hỏi làm gì? Trương công tử, chắc hẳn con quan to nào đây. Vì trưởng chi thương hội giới thiệu, tôi để công tử cùng tiểu đồng quá giang, mà suốt ba ngày trời nằm dài trong khoang đọc sách, chẳng cười chẳng nói, thậm chí cơm cũng ăn riêng…Nếu tôi không làm bổn phận với chi hội thì vợ chồng tôi đã mời công tử lên bờ từ lâu rồi…Trước khi rời bên Kẻ Chợ, con trai tôi cũng học trò, muốn làm quen mà Trương công tử thoái thác mọi cách…Thôi, Trương công tử đi đâu thì đi, vợ chồng tôi không cần biết, chúng tôi làm xong bổn phận với chi hội, đưa đến Trà Lương rồi…-

Nguyên Thái để mặc ông bà trách móc một hồi, chàng nhận thấy hai người chân thật giản dị, chàng xin phép vào khoang thuyền nơi dành cho Trương công tử. Nhất chiếc gối bọc vải hồng điều, lại ngửi thấy hương thơm quyến luyến, đúng với hương thơm ở ngăn án thư và tờ giấy hoa tiên.

Đắn đo vài phút, Nguyên Thái mời Ngô Tôn Ích cùng chàng bách bộ trên bờ. Khi chàng ngỏ ý nghi ngờ Trương công tử là một nữ nhi, Ngô Tôn Ích suy nghĩ hồi lâu rồi nói:

- Cháu nói cũng có lý, thảo nào tôi thấy có nhiều dáng điệu không hợp với nam giới…thực ra tôi và nhà tôi cũng không để ý, cho rằng Trương công tử con nhà quyền thế cho nên mới như vậy…Thế rồi, khi rời quán trọ cũng không từ biệt đích thân, lại còn nhắn quản lý viên, gửi lời chào…Tôi và tiện nội lại càng không bằng lòng -

Nguyên Thái thêm:

- Cháu bắt được lá thư viết dở, và một cây trâm trong phòng 17…như vậy có thể coi Trương công tử là con gái cải dạng nam nhi…Mà nếu là con gái thì cháu cho rằng nàng có thể đã bị bắt cóc đi -

Ngô Tôn Ích chợt nghĩ ra điều gì:

- Có thể, có thể lắm, bây giờ tôi mới nghĩ ra, sáng sớm qua quản lý và nhân viên kéo hành lý rất nặng ở hành lang, xong rồi vào phòng chúng tôi nói Trương công tử gởi lời chào, và đã đi từ sớm! Thôi nguy rồi, cháu nói đúng, chúng ta phải đến ngay phủ đường Trà Lương trình quan chức -

Nguyên Thái vội cản:

- Không được! không được! nếu không có chuyện gì, chúng ta sẽ mang tội, còn nếu chuyện bắt cóc có thực, việc được công bố thì thủ phạm sẽ thủ tiêu kẻ bị bắt cóc…Tiên sinh để mặc cháu định liệu, đừng nói cho ai biết, dù người dưới thuyền hay người quen nào ở Trà Lương.-

Ngô Tôn Ích gật đầu đồng ý. Hai người quyết định không cho thuyền xuôi và làm như không có việc gì khác thường. Ngô tiên sinh trao cho Nguyên Thái một tờ khai nhân chứng rõ ràng chi tiết.

Chính Ngô thuyền chủ cũng bắt đầu lo ngại cho số phận « Trương công tử » nên muốn cùng Nguyên Thái về quán trọ. Sợ hỏng việc, Nguyên Thái khuyên ông cứ ở lại thuyền làm như chờ thêm người giao trà, và chỉ xin ông giúp phần tài chính tối thiểu, sẵn sàng thuê ngựa nếu cần đến.

Tới quán trọ, thì vào buổi cơm trưa. Nguyên Thái thấy trong phòng ăn khoảng mươi người; đối với vùng này, quán này vắng khách. Chàng gọi mấy món ăn thanh đạm, rồi trong khi mọi người bận rộn sửa soạn bữa ăn, chàng trở lại phòng thu xếp, coi lại mấy cái giương đựng chăn màn. Một chiếc khi mở ra cũng phảng phất mùi hương phụ nữ như trong ngăn kéo án thư.

Cơm xong, Nguyên Thái ra tiệm bào chế. Chàng đưa cho lương y chủ tiệm loại tro thoảng hương trầm hỏi ý kiến. Lương y chủ tiệm nhận ngay ra thứ hương trầm thợ săn dùng đánh bẫy dã thú lớn, như hổ, báo, trăn, gấu. Rất mạnh, thở dài, dã thú ngủ lì có khi cả ngày lẫn đêm, không còn biết trời đất gì nữa.

Kết quả tạm thời là Nguyên Thái vừa thu lượm thêm bằng chứng một vụ bắt cóc có thể xảy ra như chàng tóm tắt trong Viễn Trình Nhật Ký:
Ngày 6 tháng… Trương Công Trị (hay là Trương Vân Anh) xuống thuyền Bạch Đằng 82.

Ngày 7, 8, 9… Ngược dòng, gặp gió thuận thuyền ngược rất nhanh.

Ngày 10… Khách quá giang họ Trương ấy cùng ông bà Ngô Tôn Ích vào quán trọ Diệu Hồng. Vì cá tính đặc biệt của họ Trương, họ Trương xin riêng một phòng riêng biệt ở cuối hành lang, (phòng của Nguyên Thái hiện thời số 17). Vân Anh là con gái. Cả tiểu đồng cũng là con gái. Vì sợ lộ tung tích nên tránh xa mọi người.

Ngày 11: Không có gì xảy ra.

Ngày 12: Gần sáng thủ phạm thổi vào phòng Vân Anh mê hồn hương, hai người mê mệt. Thủ phạm liền cho hai người vào rương mang đi rất sớm. Thủ phạm có thể là quản lý vì quản lý chuyển lời từ biệt của hai người đến Ngô thuyền chủ, lẽ dĩ nhiên lời từ biệt bịa đặt. Quản lý quyết định bắt cóc Vân Anh và thị tì, tại sao ? Căn phòng 17 có lỗ thủng bí mật. Thủ phạm rình mò, nhìn thấy Vân Anh và thị tì cởi quần áo đi ngủ, biết là gái cải trang.

Ngày 13: Nguyên Thái đến quán trọ Diệu Hồng, khám phá ra tính cách bất thường của phòng số 17.

(Xét ra cách thức làm việc của Nguyên Thái không khác Quốc Đức. Hai chàng trai ưa suy luận, nghiên cứu nguyên nhân rồi giải thích kết quả. Tìm nguyên nhân rồi ức đoán kết quả. Tri và Hành trong lãnh vực thực tế).

Nguyên Thái bắt đầu lo ngại cho số phận Vân Anh và thị tì. Phải nhanh nhanh khám phá ra nơi bắt giữ.

Làm như ra chơi sân quán, chàng liếc nhìn cỗ xe ngựa vẫn dùng chở hành lý. Chàng thấy bánh xe đều bao phủ bởi một thứ bụi đường đặc biệt ở cao nguyên, màu đỏ mà bốn vó ngựa vẫn còn bùn đỏ. Nội hạt Trà Lương không có bụi đường đó. Chỉ có thể ở miền trên, theo một độc đạo bắc tiến. Nguyên Thái dùng ngựa theo đường đó tiến về phía Thượng Tùng, vùng đất đỏ, nơi chủ quán chính thức Mã Đức Kiếm có một lớp gia cư rộng lớn, gia nhân hàng trăm người. Nguyên Thái giục ngựa đi qua cổng gia trang, nghĩ thầm thật là khó xử. Vết xe ngựa rành rành vào cổng gia trang. Vân Anh và thị tì bị cầm giữ nơi đây. Nếu đệ đơn vào phủ được tri phủ xét đơn cho quân binh đến đây thì Mã gia có thì giờ thủ tiêu tang chứng. Gia cư quá rộng rãi. Khám xét tinh vi phải lâu thì giờ. Nguyên Thái kết luận phải đích thân tra cứu và đêm nay hẳn phải dùng đến cách thức xâm nhập của hiệp khách muôn đời mà chàng thường hay mỉm cười chế nhạo, mỗi khi đọc truyện.

Chờ đêm nay hành động, Nguyên Thái quay ngựa về Trà Lương. Dọc đường không khỏi tự trách có thể chàng quá giàu tưởng tượng mà nếu là sự thật thì việc gì đến chàng ? Chỉ cần báo cho quan chức là đủ, nhưng nhiệm vụ của kẻ hành hiệp thì sao ? Cái hiệp liệt trong lòng chàng giục giã chàng hành động.

Chàng từ biệt Diệu Hồng lữ quán làm như theo thuyền xuôi, nhưng đến ở cùng Ngô Tôn Ích, trên giang thuyền. Ban đêm, đeo kiếm, cung tên, bận võ y màu đen sát người, rất ấm, tuy mỏng, quà tặng của Cúc Xuyên. Không quên cẩm nang nàng cho hôm từ biệt, vẫn đeo bên người. Nguyên Thái nghĩ thầm, nếu có Cúc Xuyên bên mình đêm nay thì thực là tuyệt đích ! Ngô Tôn Ích muốn đi theo nhưng chàng một mực chối từ, giao cho ông nhiệm vụ sẵn sàng lên phủ đường nếu đêm nay chàng không trở về. Thuyền đoàn thủy thủ không đủ sức tấn công Mã gia trang công khai.

Khoảng cuối Tí, đến Mã gia. Trời tối như mực. Định thần hồi lâu mới nhìn rõ cảnh vật. Buộc ngựa. Trèo lên một cành cây cao, nhìn xuống Mã gia. Kiến trúc cổ điển, mấy dãy nhà ngang hai bên một sân rộng lớn, mà nhà chính xây trên thềm cao nhiều bực. Trong sảnh đường, nhà chính có tiếng đàn hát, đèn lồng sáng trưng, gia nhân ra vào tấp nập. Có một dãy nhà ngang phía tây, lớp gần tường, một gia nhân vác vũ khí đi lại canh phòng. Nguyên Thái cho là hơn lúc khác, bây giờ là thời gian hành động, phải lợi dụng ngay cái bất ngờ của địch. Vả lại dãy nhà ngang biệt lập, canh phòng cũng không cẩn mật lắm.

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 168
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com