watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
15:57:1828/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Thương Giang Diễm Sử - Tiêu Nương và Trúc Viên Lang (Bùi Văn Nhẫm) - Chương 31-62 -Hết - Trang 7
Chỉ mục bài viết
Thương Giang Diễm Sử - Tiêu Nương và Trúc Viên Lang (Bùi Văn Nhẫm) - Chương 31-62 -Hết
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Trang 36
Trang 37
Trang 38
Trang 39
Trang 40
Trang 41
Trang 42
Trang 43
Trang 44
Trang 45
Trang 46
Trang 47
Trang 48
Trang 49
Trang 50
Trang 51
Trang 52
Trang 53
Trang 54
Trang 55
Trang 56
Trang 57
Trang 58
Trang 59
Trang 60
Trang 61
Trang 62
Tất cả các trang
Trang 7 trong tổng số 62

 

Chương 33-3

Cuộc đấu vô cùng sôi động ngoài sân, chưa ai bị thương, duy có mấy chậu cảnh quý bị nặng, có chậu vỡ tan, có cây bị đứt ngang.

Trang phu nhân, Tuyết Tâm và toàn thể gia nhân đều thức dậy và có mặt ở hành lang, chung quanh sân.

Hai gia nhân võ sĩ định vào trợ giúp nhưng Trang Tử Hùng ra lệnh không được bạo động. Tử Hùng hiên ngang chống trả, thầm phục đường kiếm của Thành Tạo. Thành Tạo thì mù quáng giận dữ, tấn công vũ bão như cố giải quyết mối thù không đội trời chung.

Trang phu nhân và Tuyết Tâm khóc to, xin hai ngưòi ngừng kiếm, nhưng cả hai đếu không nghe thấy gì chung quanh nữa.

Mọi người đang lo ngại thì một tiếng gió rịt: thanh kiếm của Tử Hùng bay đi cắm vào gốc mai bên cạnh khóm trúc, còn Tử Hùng thì ngã xuống đất bên cạnh chậu cảnh vừa vị vỡ tan. Thành Tạo cầm kiếm đến bên Tử Hùng. Tử Hùng, hiên ngang, anh hùng, thua trận chờ chết không né tránh.

Tuyết Tâm hét to một tiếng, ngất đi.

Trang phu nhân chạy đến bên hai người, vừa lúc Thành Tạo vứt kiếm, ngửa cổ nhìn trời như trách oán trời xanh, nước mắt chan hòa…

Khi biết rõ việc Thành Hồ không do Trang xã trưởng, Tạo vô cùng xấu hổ, quỳ xuống xin lỗi hai người. Tuyết Tâm vừa tỉnh lại thấy chuyện không đi đến thảm kịch, vội chạy lại nâng Thành Tạo đứng dậy.

Thành Tạo quay lại xin lỗi mọi người, rồi buồn rầu, lên ngựa ra về. Mọi người hết sức vui mừng đã tránh được thảm kịch.

Tuyết Tâm thương nhớ người yêu, nhưng nghe theo lời khuyên của chàng, luôn luôn đến thăm nom ông bà Thành Tạo. Đó là một an ủi rất lớn cho nàng. Chính bố mẹ cho phép nàng làm việc ấy. Bố mẹ nàng ngả hẳn về quyết định giải lời hứa hôn với Lê gia, nhưng chưa biết làm thế nào.

Tình trạng ấy làm Trang phu nhân vô cùng đau khổ. Sức khoẻ hao mòn, thành ra ốm nặng. Vô cùng lo sợ cho mệnh hệ phu nhân, Trang Tử Hùng đem nàng lên nhờ sư mẫu Long Sơn chữa bệnh.

Trang phu nhân ở Long Sơn nhiềư năm nữa. Có thể nói rằng nàng thành gàn dở, lúc nào cũng nghĩ đến lời thề hứa hôn. Nàng ra Phật đường tụng niệm, xin rằng khi nào Lê gia làm việc xấu đối với Trang gia, nàng sẽ tự ý trở về, và xin giải lời thề với Lê phu nhân. Một thứ bệnh tâm thần khó chữa, khi nào bệnh nhân khăng khăng một ý nghĩ, không ai can thiệp được.

Điều này giải thích tại sao khi tri châu Lê Hàn Thụ ra lệnh đốt Trang gia, xã trưởng như vừa trút được gánh nặng. Lê gia cho đốt Trang gia là một hành động xấu xa, nhưng nhờ đó Trang phu nhân khỏi bệnh rồi giải lời thề. Lại thêm tin tri châu Lê Hàn Thụ bị ám sát thành chính thức, Trang xã trưởng cho như trời đã giúp giải quyết vấn đề.

Viết xong những trang tình sữ Trà Bàn, mấy ngày sau, Nguyên Thái theo Trang Tử Hùng cùng hai con Tử Quý và Tuyết Hạnh lên Long Sơn đón Trang phu nhân. Tử Hùng cố nài nỉ mời Nguyên Thái đi cùng, biết rằng lời Nguyên Thái nói ra, Trang phu nhân sẽ tin hơn.

Quả nhiên, Nguyên Thái vô tình, biến thành y sĩ chữa bệnh tâm thần. Trang phu nhân theo mọi người về Trà Bàn. Vợ chồng Thành Tạo đón tất cả gia đình Tử Hùng sang Đông Lâm tạm trú, cho tới khi Trang xã trưởng xây dựng lại gia cư.

Câu chuyện tình duyên Thành Hồ - Tuyết Tâm được Nguyên Thái ghi vào Viễn Trình Nhật Ký, có khía cạnh đặc biệt, là áng văn chương tuyệt tác mới mẻ với đương thời…

Nhắc lại Nguyên Thái phê bình tập văn « tác giả là thi sĩ viết văn xuôi » cho nên tới hồi sau, chúng tôi sẽ trích hai bài thơ, một của Đoàn Thành Hồ, và một của Trang Tuyết Tâm, để chứng minh cá tính đặc biệt của hai người, một cặp uyên ương đã yêu thương nhau thắm thiết.., sống hài hòa tình dục và tình yêu.
Vả lại cần giải đáp một thắc mắc của các bạ
n đọc quý mến: Đoàn Thành Hồ quân dịch ba năm sao không trở về, và Trang Tuyết Tâm cũng biệt tích từ lâu ? Tại sao ?

Nhắc lại, trong Viễn Trình Nhật Ký, Nguyên Thái ghi nhận chuyện tình duyên của Đoàn Thành Hồ và Trang Tuyết Tâm, chép toàn bản áng văn gợI tình của hai người.

Chi ghi lại sau đây hai bài thơ ngũ ngôn tự do để các độc giả quý mến đoán xem những chuyện gì đã xảy ra giữa đôi trai tài gái sắc ấy:

Trang Tuyết Tâm gửi Đoàn Thành Hồ (ngũ ngôn tự do)


…Anh dang tay đón đợi
Em chạy đến bên anh
Đôi vòng tay khép đóng
Em sợ chuyện Thôi Oanh! (1)
Lời nặng em chẳng đành…
Đôi bàn tay run rẩy,
Anh cố gỡ xiêm y.
Em không sao chống đối,
Anh mất hết lương tri.
Em hết đường tiến thoái…
Anh phá đổ thành trì
Dâng anh cả giang san
Đôi bồng non nén thở
Anh giữ hộ con tim
Khỏi bay qua lồng ngực,
Sóng trào dâng rạo rực…
Gió cuốn mất sa y…
Em thét kêu, tiếng đội !
Đất núi bỗng chia đôi,
Rừng cây theo nghiêng ngả.
Lệ trào đôi mắt trong,
Suối yêu tràn lửa bỏng…
Thẹn thùng em cố tránh:
Sao sớm chuyện chung đôi?
………………
Đoàn Thành Hồ gửi Trang Tuyết Tâm
…Anh không nghe em trách!
Đã lỡ sớm chung đôi
Trăm năm xin chuộc tội
Yêu thương cùng chung lối
Đôi chim nguyện liền cánh
Đâu phải chuyện Thôi Oanh (1)
Phút giây bên người ngọc,
Anh mất hết lương tri!
Nay, về chuyện lễ nghi,
Em phải về Ngọc Quỳ (2)
Anh ở lại Băng Tâm,
Cầm tay không nỡ bỏ
Em cách trở Thương Sâm....(3)
Ngập ngừng anh cố níu,
không muốn em ra đi.
Sao rời xa người ngọc?
Anh xin mảnh sa y
Đượm hương tình riêng kín
Đoá hoa nở xuân thì
Em đi anh còn giữ
Mặn nồng môi còn đọng
Bên tai điệu trúc ti
Trúc mai nguyện đền nghì (4)
Dù chân trời góc biển
Không quên chuyện gia nghi ! (5)

Chỉ chép hai bài thơ gợi tình kín đáo nhất trong tập văn và giải tỏa nỗi thắc mắc của độc giả về sự biệt tăm của Thành Hồ và Tuyết Tâm trong nhiều năm.

Sau khi đem vợ gửi Long Sơn sư mẫu chữa bệnh, Tử Hùng về Trà Bàn vận động xin giải ngũ cho Thành Hồ mà không được vì Lên Hàn Thụ nhất định cản trở. Thời gian thắm thoát, ba năm qua vẫn không thấy Thành Hồ về, Trang Tử Hùng thương con gái Tuyết Tâm, lại cũng thương mến chàng trai Thành Hồ, một ngày kia quyết định cùng Đoàn Thành Tạo, đem mấy gia nhân tâm phúc, hộ tống con gái đến quân đồn Cam Túc, chủ tâm cho hai trẻ thành vợ nên chồng. Đường sá xa xôi, hơn tháng trời mới tới nơi. Đôi bạn đường thành đôi bạn thân. Hai người nhất định xây dựng hạnh phúc cho hai con.

Đến Cam Túc, phòng xa, kín đáo gọi Thành Hồ. Chàng trai đến quán trọ nhận ra ngay Tuyết Tâm, dù trong bộ võ phục màu nâu, nàng cải dạng nam nhi. Bất chấp lễ nghi, quên cả chào hỏi mọi người, chàng chạy đến ôm chầm người ngọc, lứa đôi giọt lệ tràn trề. Không ai trách cứ. Hồi lâu, chàng như tỉnh mộng, vội dẫn Tuyết Tâm đến quỳ trước Thành Tạo và Tử Hùng, ngẩng xin tha tội.

Thành Tạo và Tử Hùng, cùng gia nhân tùy tùng, ai cũng có giọt lệ thương yêu cho đôi trẻ. Thành Tạo và Tử Hùng lúc đó mới nhận rõ sự đổi thay khí sắc của Thành Hồ: Gần bốn năm trấn thủ lưu đồn, Thành Hồ đã đổi thay nhiều. Sau phút yếu mềm, trở lại hiên ngang cương quyết. Nắng mưa dầu dãi biến nước da thành nâu hồng, nét mặt oai nghiêm, khí sắc một võ quan thao lược.

Thành Tạo và Từ Hùng đưa mắt nhìn nhau, muốn nhường quyền nói trước…Sau cùng, Tử Hùng cầm tay con gái và Thành Hồ, nói to:

- Chúng tôi, Đoàn quân, và tôi, tuyên bố từ phút này con gái tôi Tuyết Tâm và con trai Đoàn quân, Thành Hồ thành vợ chồng…việc lễ gia tiên đôi bên đều hoãn, tới khi nào an bình, mọi người trở lại Trà Bàn…-

Đoàn quân gật đầu đồng ý. Mấy gia nhân tâm phúc chúc đôi vợ chồng trăm năm hạnh phúc, trước khi vào một bữa cơm sơ sài, thanh đạm của quán trọ sơn lâm.

Chúng ta để yên cho đôi trẻ sung sương đôi « tân hôn » trong vòng đạo lý, và chúng ta trở về thực tế, thực tế phũ phàng: Thành Hồ kể lại tình hình quân đồn biên cương Cam Túc. Lê Đức Tài, đốc binh trưởng đồn, thuộc phe Lê Triều. Lê Triều bất cứ bằng cách nào đánh đổ Chúa Trịnh, nên mật liên lạc với Mãn Thanh, dùng quân lực Mãn Thanh khôi phục lại ngai vàng. Một đêm, trong cuộc tuần tiểu, Thành Hồ bắt được ba người vượt biên cương, trong mình mang giấy tờ của Tổng đốc Lưỡng Quãng. Giải về đồn. Một bất ngờ đối với Thành Hồ: Chính đồn trưởng xuống sân cởi trói cho ba người, đưa vào văn phòng mời ngồi, lại gọi thơ lại cấp giấy thông hành, và lương thực cho ba người ấy. Thành Hồ đình phản đối, thì phó đội trưởng đưa mắt can. Thành Hồ hiểu ý lui ra. Phó đội trưởng giải thích đó là chuyện cơ mật Lê triều. Trước đây có một sĩ quan phản đối, mấy ngày sau bỏ mạng trong một cuộc hành quân, trúng một mũi tên độc sau lưng. Thế là Thành Hồ coi như mình lọt vào một hang rắn độc, ngày đêm đề phòng…cho đến ngày giải ngủ thì nhận được giấy gia hạn ba năm, quân lệnh từ Thừa Doãn Trịnh phủ, đích thân đóng dấu ký tên.

Câu chuyện làm cho Thành Tạo và Tử Hùng vô cùng bất mãn. Cả hai đều không đồng ý về việc cõng rắn cắn gà nhà. Cho nên ngày hôm ấy, họ tổ chức cho Thành Hồ đào ngũ.

Cả đoàn, ngày đêm xuôi đồng bằng. Nơi trốn trành tương đối an toàn nhất là Kẻ Chợ, phồn hoa đô hội. Khi Thành Tạo và Tử Hùng tranh nhau trách nhiệm giới thiệu đôi trẻ, thì khám phá thêm một điều vui vẻ: cả hai đều có chân trong hội Song Lưu, nhưng chi hội một ở đồng bằng, một ở mạn ngược. Sau cùng đôi bên thỏa thuận giao hai con cho thân sinh của Trần Nhị Ngọc, phường Tả Nhất. Thành Hồ và Tuyết Tâm, tâm hồn lãng mạn, thay đổi tính danh, đặt trụ sở ở Tả Nhất, chỉ huy một lán gỗ quý..luôn luôn xuôi ngược Hồng Hà trên giang thuyền thương mại của Song Lưu ; những nơi phong cảnh hữu tình đều có đề thơ…nhưng những tác phẩm không được phổ biến, mà sĩ phu thường hay chép lại chuyền tay nhau, vì tính cách bạo dạn của lời văn. Tác phẩm dưới bút hiệu Hồ Điệp, không ai biết của Hồ Tâm.

Rồi sinh ba con, hai gái một trai. Hai bà mẹ bí mật đến thăm con cháu. Sau này Quang Trung cả phá quân Thanh ở Thăng Long, gia đình Đoàn Trang không đề phòng như trước nữa.

Từ biệt Trà Bàn, Nguyên Thái lên đường một buổi sáng gió bắt đầu thổi nhẹ tới núi rừng. Chỉ có hai gia đinh Đoàn, Trang tiễn đưa, dân làng không hay biết. Vả lại trong thời gian trú ngụ nơi này. Nguyên Thái thường ở khu Đông Lâm, ít khi rẽ sang xóm Ngọc Quỳ, nơi nhiều gia cư nhất.

Người bộ hành của chúng ta vẫn không thay đổi phương cách di chuyển. Đôi chân đưa chàng, theo dốc, lên tới ngọn đồi phía Đông. Ngừng chân, ngoảnh lại nhìn Trà Bàn với hơn trăm nóc nhà chen chúc, đây đó, khói xanh từ từ bay lên rồi tan theo chiều gió. Tâm dạ bỗng nao nao. Chàng thở dài và tự hỏi:

- Tại sao ta không dừng chân nơi đây? Tại sao nhỉ? Số kiếp chăng? Tại sao bỏ Cẩm Giang? Tại sao bỏ Thạch Đào? Biết bao giờ thái bình an lạc? Phận nam nhi ở đâu? Làm gì? Làm cho ai? Đường đi Trấn Bắc sự thực vẫn ngập ngừng, chưa hẳn quyết định về hướng nào?

Nguyên Thái nhắc lại châm ngôn của nhà trường: «Trung Trinh Phục Vụ », rồi Nguyên Thái suy tư: Trung với ai? với người hay với chính thể. Trinh ư? suốt đời « Trinh Tiết » với lương tâm? Phục vụ ai? Phục vụ vua hèn, chúa ác, hay phục vụ chính thế nào? Kể cả chính thể tàn bạo Phục vụ con dân là đúng…còn phục vụ chính thể tàn bạo là tòng phạm tội ác muôn đời!

Tú Thái chống kiếm suy tư, nhìn xuống Trà Bàn. Chép miệng thở dài. Sau cùng nghĩ đến tuổi mình, Nguyên Thái mỉm cười…Chuyện quan trọng hãy đợi chờ, bởi vì, giờ đây, gót phiêu lưu dạy chàng yêu thương đất nước một cách khác thường. Sau này, chàng sẽ giúp những ai đáng mặt gánh vác việc công, để quản lý cái giang sơn gấm vóc này, khi nào lòng người hết chuyện rẽ chia, chàng sẽ gây phồn thịnh bằng nông, bằng công, bằng thương, rút bớt sĩ, nơi ấp nở nhiều ươn hèn bất lực.

Vừng đông hé đầu non…Nắng hồng nhuộm mái tóc chàng trai. Con tim rộn đập, Nguyên Thái ngồi xuống một gốc cây, giở Viễn Trình Nhật Ký, tới trang chàng vẽ chân dung các giai nhân đã gặp trên đường đời: Mai Trang Hồng, thiếu nữ kinh kỳ, cháu Mai tri huyện, Từ Diệu Hồng và Diệu Lang hai nữ hiệp Tuy Hòa, ba giai nhân Thạch Đào, cô giáo Thanh Duyên, nữ kỹ sư thủy lợi Phạm Nguyệt Hà, và lẽ dĩ nhiên cô em hay giận hờn Cúc Xuyên.

Nguyên Thái hứng những giọt sương mai đọng trên lá nõn vào nghiên mực nhỏ, mài mực lấy bút vẽ chân dung Trang Tuyết Hạnh.

Quên sao được những cuộc đàm thoại bằng ánh mắt với cặp mắt sâu đen láy của Trang nhị nương? Biết giọng nàng trong như tiếng họa mi, lại hơi rung rung như cô chị Tuyết Tâm (theo lời như Ngân Trúc kể lại), nhưng chàng chưa hề trực tiếp hàn huyên với người đẹp. Dáng dấp mảnh mai, e thẹn, khép nép, rụt rè, nàng chưa bao giờ nói thẳng câu nào với chàng. Nghĩ thầm, cái lặng lẽ thầm kín đó, phải chăng giấu giếm một suối lửa chỉ chờ ngày bùng cháy? Nguyên Thái bị chuyện Trang nhất nương chi phối, mỉm cười phân tích lý tâm cô em, Nhị Nương Trang Tuyết Hạnh. Thực tế, nàng chưa nói thẳng với Nguyên Thái câu nào! Kể cả hôm cùng nhau theo xã trưởng đi Long Sơn Tự. Trên đường đi, có nơi phải qua một vách đá cheo leo…Trang xã trưởng qua rồi với con trai Tử Quý? Vô tình hay cố ý? Đâu có biết? Nguyên Thái liền trở lại giữa vách đá, đưa tay cho nàng nắm lấy. Ngập ngừng vài giây, nàng không nắm tay Nguyên Thái nhưng đưa tay cho chàng. Chàng vội nắm bàn tay ngọc, kéo nàng qua. Không câu cám ơn, nhưng ánh mắt sâu sâu, những cảm tình đặc biệt người đẹp dành cho chàng, tưởng như nàng đã nói: « Em không cám ơn anh đâu, vì cám ơn là hết…em còn muốn nợ mãi người anh!»

Rồi sáng nay, lúc chia tay, Nhị nương Tuyết Hạnh nấp sau mành nhìn ra sảnh đường gửi Nguyên Thái ánh nhìn đầy trách móc!

Chân dung Tuyết Hạnh vẻn vẹn có cặp mắt sâu đen láy, với hai câu thơ:

Hãy cho anh muôn vàn ánh mắt
để bao xa, vẫn ở bên em!

Nghĩ thầm mình bị lây lãng mạn Thành Hồ - Tuyết Tâm chăng? Chàng gấp sách, xếp bút nghiên – « Phần vẽ chân dung các giai nhân, hãy còn nhiều trang trắng!!! Bao giờ ta vẽ người cuối cùng? » Chàng tự hỏi và tiếp tục lên đường

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 180
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com