watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
15:56:3828/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Thương Giang Diễm Sử - Tiêu Nương và Trúc Viên Lang (Bùi Văn Nhẫm) - Chương 31-62 -Hết - Trang 17
Chỉ mục bài viết
Thương Giang Diễm Sử - Tiêu Nương và Trúc Viên Lang (Bùi Văn Nhẫm) - Chương 31-62 -Hết
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Trang 36
Trang 37
Trang 38
Trang 39
Trang 40
Trang 41
Trang 42
Trang 43
Trang 44
Trang 45
Trang 46
Trang 47
Trang 48
Trang 49
Trang 50
Trang 51
Trang 52
Trang 53
Trang 54
Trang 55
Trang 56
Trang 57
Trang 58
Trang 59
Trang 60
Trang 61
Trang 62
Tất cả các trang
Trang 17 trong tổng số 62


Chương 39-2

Chủ nhân Lương Sinh Đường họ Lương tên như tiệm, búi tó đỉnh đầu và bộ râu va chòm trắng như tuyết, phản tương với màu da hồng hào. Tiên phong đạo cốt. Nguyên Thái nhìn lão y sĩ, liên tưởng đến ngày về sau này, có thể thân phụ chàng cũng sẽ như hình ảnh lão trượng ngày nay.

Nguyên Thái nói với lão y sĩ chàng vô tình cứu được nữ lang và thiếu phụ bồng con. Chàng lại nhắc đến cách thức đặc biệt cho nữ lang uống thuốc giải độc, cần chờ nàng hoàn toàn hồi phục để xin lỗi. Lão y sĩ vuốt râu cười nói:

- Ngu lão rất bái phục cái nhanh trí khôn của hiền điệt. Hiền điệt như vậy đã cứu sống được cháu ta. Không thể nào làm khác trong trường hợp này. Tại sao cháu ta nhiễm độc, và những hành động của cháu ta, chính cháu ta sẽ nói với hiền điệt, ta không có quyền bộc lộ một chuyện bí mật của phái Song Lưu…Nay ta chỉ nói về phương diện dược học. Cháu ta bị nhiễm độc bởi thứ cỏ đặc biệt. Ăn thứ cỏ này, thân thể, trí óc đều đi dần vào tình trạng vô cảm giác, các cơ quan trong thân thể như đi vào một giấc mê tê liệt. Nếu không có giải độc, trong hai ba giờ, cháu ta thành người thiên cổ. Trong trường hợp này, mớm thuốc là cách duy nhất, bởi vì nước miếng của người lành mạnh có nhiều chất dược, hòa với cỏ giải độc, thành ra hữu hiệu mau chóng hơn. Nếu cháu đi tìm ra nước để hòa với cỏ thì quá muộn. vậy hành động như thế là phải. Tuy nhiên ta nói thêm để cháu biết rõ. Khi ấy cháu ta, huyết áp, hơi thở đều xuống thấp, quá thấp. Nếu sau khi cho thuốc, cháu nới rộng xiêm y, rồi cháu nắm tay cháu ta đưa lên hạ xuống nhịp nhành để giúp đỡ nhịp thở, tuần hoàn cũng được giúp theo. Cứ thế làm, tới khi lại tĩnh thì thôi  !-

Nguyên Thái ngập ngừng muốn nói, Lương y sĩ gạt đi nói tiếp:

- Ta hiểu cháu ngại chuyện nam nữ thụ thụ bất thân...Cái phong tục tập quán ấy không có giá trị gì trước việc cấp cứu một sinh mạng! -
Chàng trai vẫn còn vần đề lương tâm, ngước nhìn lão trượng:

- Nhưng cháu đã hy sinh bốn nhân mạng để cứu một! -

Lão trượng:

-Đó là số mệnh của hiệp sĩ muôn đời...trong hành động phải biết chọn tốt trừ xấu. Đoàn cảnh vệ chính trị Dũng Hầu nổi tiếng tán ác, châm ngôn là « mục tiêu trước hết, sinh mạng không cần »! Vả lại cháu quên rồi hay sao? Bọn họ vừa thủ tiêu hai người, ông chủ từ và bà chủ quán trọ…Nếu cháu không võ nghệ cao cường, cháu cũng đã đi theo hai người kia và cháu ta! Gieo gió gặp bảo, cháu ơi! Họ đã gieo gió -

Lão trượng vừa nói, vừa ngập ngừng, như một thuyết khách muốn thuyết phục ngay chính mình. Chắc hẳn trong cuộc đời lương y cũng có xảy ra một vài trường hợp lương tâm?

Quý độc giả hẳn muốn biết chuyện nữ lang và thiếu phụ bồng con, chúng tôi trích mấy trang trong « Viễn Trình Nhật Ký » của Nguyên Thái sau đây:

« Tôi (Nguyên Thái) hàn huyên hồi lâu cùng lão y, cảm thấy tinh thần mỏi mệt, xin phép ngả lưng. Lão y gọi gia nhân thu dọn cái tràng kỳ trong phòng sau. Lim dim đôi mắt, nhưng không ngủ say. Cảm tưởng như được luồng gió ấm bao bọc xung quanh người. Khi thức tỉnh hẳn, cái mệt mỏi của trận chiến tiêu tan, trên mình đắp một chăn lụa hồng, hương lan nhè nhẹ. Chưa bao giờ chàng thấy tâm thần sảng khoái như lúc ấy, hé mắt nhìn. Một nữ lang xiêm y màu hồng ngư, thắt lưng và đôi giày cùng màu huyết dụ. Dáng điệu duyên dáng, nhan sắc tuyệt vời. Tôi nhận ra nữ lang chỉ vì nàng còn mấy vết thương trên mặt và đôi cổ tay. Nếu không có dấu vết ấy tôi không thể nhận ra. Đúng vậy. Nàng đã hóa trang trước đây. Một bài học cho tôi sau này, trong nhiều hành động.»

Thấy tôi thức tỉnh, nàng lại gần, đem theo một hương thơm hoa lan như mảnh chăn lụa. Tôi nhận ra ngay nàng đã đắp lên cho tôi chăn lụa của nàng. Tôi vội vàng đứng lên, định gấp mảnh chăn, thì nàng đến trước tôi, quỳ xuống. Lòng tôi thật bối rối trước thái độ bất ngờ ấy. Tôi vội vàng bất chấp lễ nghi, cầm đôi tay nàng kéo đứng dậy, tôi nói nhanh trước:

- Tôi Nguyên Thái, họ Trần, xin bái yết cô nương! -

Cái bối rối của tôi làm tôi không quên rời tay nàng. Nàng cũng không rút tay về:

- Tiện muội, Bạch Ngọc, họ Hoàng, đội ơn tôn huynh cứu mạng, không biết làm thế nào đền ơn tái sinh. -

Tôi vội vàng nói:

- Xin cô nương không nên để ý, hãy quên chuyện đã qua. -

Tôi nói « chuyện đã qua » để bao gồm cả việc tôi bắt buộc phải dùng cách đặc biệt cho nàng uống thuốc… tôi vẫn e ngại lời trách móc của nàng.

Nàng hiểu ý, tế nhị trả lời, với những danh từ thân mật hơn:

- Xin anh cho em không quên…không quên bất cứ chuyện gì? Nhờ có anh mà ngày mai, ngày kia…và những ngày mai kia tiếp theo, em lại được trông thấy bình minh soi sáng non sông đất nước. -

Thanh âm rung động làm tôi cảm xúc. Lời nói văn chương làm tôi thêm kính mến.

Vẫn chưa hết ngạc nhiên vì cái thay hình đổi dạng của nàng, tôi mải mê chiêm ngưỡng, không biết là Lương danh y vừa trở lại phòng trong.

Sau bữa cơm, nàng Hoàng Bạch Ngọc và tôi ở lại sảnh đường.

Nàng nói:

- Bây giờ đã cuối Tuất, sắp sang Hợi. Em tin là cung phi Trúc Dung và hoàng tử Duy Thành đã đến nơi an toàn. Em xin kể từ đầu câu chuyện. Vì cứu em anh đã vô tình nhúng tay vào một việc quan trọng quốc gia… Bọn cảnh vệ chính trị phủ Trịnh sẽ không để anh an toàn. Anh có quyền biết chuyện bí mật này. -

Hoàng Bạch Ngọc tiếp tục:

- Thân sinh em tên Lương Thức họ Hoàng, cũng như Hải Thượng Lãn ông, trong ngành y dược. Hải Thượng tiên sinh có nhiều dịp vào Phủ Trịnh, thì thân sinh em cũng có nhiều dịp vào cung Lê. Em là học trò của thân sinh em. Vì là con gái nên dễ dàng hơn, thường xuyên ra vào cung Lê, nên vô tình được biết nhiều bí mật nội cung. -

Em tên Bạch Ngọc, quán ở Thổ Hiên bên bờ sông Thương. Từ khi còn nhỏ bốn năm tuổi, em đã học lặn dưới nước, bắt trai tìm ngọc, cho nên người ta gọi em là Thương Giang Tiểu Minh Châu. Tên ấy vẫn theo em tới ngày nay ở các bến sông Thương. Không phải tìm ngọc để làm đồ trang sức mà dùng vào y dược.

Có nhiều người già trẻ lớn bé, kể cả sơ sinh mắc chứng đau mắt. Thứ bệnh đặc biệt, khi lộn mí mắt coi thấy nhiều đốm trắng. Bênh nhân lúc nào cũng như bị nắng chói, không mở mắt được, và mắt lúc nào cũng đỏ như chảy máu (ngày này người ta gọi là đau mắt hột – trachome). Có nhiều xã bị đau gần hết làng.

Ngọc trai, mới đầu, thân sinh em mài ra pha nước đun sôi để nguội, nhỏ vào mắt, người không đau mắt nói rằng, sau khi được nhỏ, mắt trong lên, sáng hơn. Thân sinh và em chưa tin, cho là tự kỷ ám thị mà thôi. Ít lâu sau nghĩ lại. Thì ra bột ngọc trai tán nhỏ ra bột li ti có công dụng khá lớn. Em thí nghiệm lần đầu cách đây hai năm ở xã Thổ Hiên. Dùng vải mỏng quấn vào đầu ngón tay, nhúng vào nước bột, lộn mí mắt bị đau, dùng ngón tay bọc vải ấy chùi sạch những đốm trắng. Bệnh nhân không mấy đau đớn, trái lại, như người được trừ vết ngứa. Lại khám phá đó là một bệnh dễ lây. Em khuyên mọi người không dùng khăn mặt chung, chỉ rửa mắt bằng nước đun sôi để nguội…bệnh không tái phát.
Đó là mặt y dược của chuyện này. Em thường xuyên ra vào cung Lê vì em phải chữa bệnh đau mắt ấy cho một số cung nhân, kể cả vài cung phi.

Đời sống trong cung không vui tươi sáng sủa như mọi người tưởng. Số cung phi, ngoài chánh cung và mấy ái phi, khá đông. Đề phòng, cạnh tranh, chống đối, xoay sở với sự cộng tác của nội giám là việc xảy ta thường xuyên. Nội giám thì quá nửa là tay sai của phủ Trịnh.

Người người nhắc lại lời của nhà vua rằng sở dĩ có tình trạng này là do chúa Trịnh…cho nên ai cũng thù ghét họ Trịnh. Cái thù ghét ấy ăn sâu vào sương tủy bọn trung Lê. Bọn Trung Lê luôn luôn tìm cách liên minh với bọn phản Trịnh.

Một cuộc chém giết hãi hùng sẵn sàng xảy ra bất cứ lúc nào giữa cung Lê và phủ Trịnh. Theo ý em, cái tàn vong của Trịnh về kể cả của vua Lê sắp đến nơi rồi!

Nhà Lê thì sợ mất cái ngai vàng nên cố sinh thực nhiều hoàng tử. Có những hoàng tử sinh ra đời chẳng được bao lâu đã mệnh một không phải vì bệnh tật mà vì cạnh tranh nội bộ. Lại có hoàng tử được mang ra khỏi cung bí mật nuôi nấng bên ngoài…để dù có biến chuyển ở cung Lê, thì vẫn có con cháu nhà Lê nối nghiệp.

Xin anh đừng tưởng cung phi Trúc Dung và hoàng tử Duy Thành thuộc vào trường hợp em vừa nói: trốn ra ngoài để sau này nối nghiệp. Nếu như thế thì em không bao giờ nhúng tay giúp đỡ.

Trúc Dung và em là bạn thân từ hai năm nay. Một ngày vua đến cung Trúc Dung, rồi không bao giờ trở lại. Cách đây hai tháng nàng sinh con trai. Trúc Dung ngỏ ý chán ghét cuộc đời cung điện, lại thêm vô cùng lo lắng. Con trai hai lần như bị trúng độc được em cứu thoát. Một thái giám nhớ ơn cha em chữa bệnh, cho người báo cho em biết chính em cũng có thể bị thủ tiêu. Đúng thế, một hôm em chưa ra khỏi cửa Chiêu Dương thì một thanh gỗ nặng từ cao rơi xuống. May em nhảy tránh được. Trúc Dung ngỏ ý muốn trốn khỏi cung Lê, mang đứa con trai đi theo, bỏ hết tính danh, trở thành thường dân. Em hỏi nghĩ kỹ chưa? Nàng nói: « Giang sơn tổ quốc, thiên hạ dân gian không thuộc quyền sở hữu của Lê hay của Trịnh, của Mạc hay của Nguyễn! Để con em sau này lên ngai vàng rồi lại tiếp tục những trang sử đen tối. Không đời nào! Em muốn đổi hẳn cuộc đời của em và con em. Ra gánh vác quốc gia sẽ là người tài đức khác, người tài đức mà thiên hạ đồng tình chọn lựa. Vua và em không tình mà cũng chẳng nghĩa. Đối với ông, em chỉ mà con nái để đẻ con, thế thôi…»

Em xuôi tai nên mới báo cho Song Lưu biết mà đón nhận hai mẹ con đến nơi an toàn. Sáng hôm nay em cho con trai Trúc Dung vào rổ dược thảo. Trúc Dung cải trang thôn quê gánh ra khỏi cửa Chiêu Dương.
Trót lọt. Sang đến quán trọ Bến Sông như hẹn, Trúc Dung và em đốt hết giấy tờ chứng nhận Duy Thành là một hoàng tử nhà Lê. Hai người thành thường dân họ Vũ.

Yên trí công việc thanh thoả. Nào ngờ chưa đến Từ Sơn, nơi hẹn với Song Lưu thì bị bọn chính trị cảnh vệ đuổi theo. Công việc đã nhận đối với Trúc Dung em phải vẹn toàn dù phải hy sinh tính mạng. Trong khi giục ngựa kéo xe chạy trốn, có nhìn thấy anh nhưng chưa chắc đâu đã là đồng minh. Em cố giục ngựa chạy đến quãng đường cong. Dừng xe, mang mẹ con Trúc Dung giấu vào bụi rậm, rồi tiếp tục lên xe giục ngựa. Muốn dẫn xe qua ruộng khô tới nơi nào có thể chống cự thì chẳng may xe lật. Biết khó toàn tính mệnh, em ngậm trong mồm thuốc độc. Hy vọng bọn này thấy em chết rồi, không dám làm nhơ nhuốc thân em. Tuy nhiên chưa nuốt, em đã rút kiếm chống cự. Hồi lâu chúng vây quanh, tấn công ào ạt, em nuốt thuốc ngã xuống đất. vẫn còn tỉnh táo, còn thấy bọn cảnh vệ giết thủ từ rồi trói em vào cột cờ.

Rồi em nhìn thấy một cảnh vệ phóng kim tiêu hạ mấy người, rồi cảnh vệ ấy tấn công bọn cảnh vệ kia (cảnh vệ ấy là anh giả trang). Em trông thấy hết mà không còn sức lực làm gì được. Hy vọng trở lại. Em cố bám víu vào sức sống còn lại, rồi anh vác em lên vai mang giấu vào bụi rậm. Em biết hết nhưng lúc đó chân tay em đều nặng ngàn cân…Chỉ còn dồn hết sinh lục vào ánh mắt. Anh đã hiểu được ánh mắt em…nên em được tái sinh!

Tôi (Nguyên Thái) nghe Bạch Ngọc nói chuyện, không khỏi liên tưởng đến câu chuyện tâm tình của Bố Y Quái Khách: Chúa Trịnh Sâm còn đang tìm cách ổn thỏa để bỏ Khải, con Dương phi để lập con Đặng Phi là Cán…mà Cán mới có ba bốn tuổi! Thì ra đời đời, mấy chục ngàn năm, những chính khách của ta đặ quyền sở hữu lên trên mọi thứ. Cái giang sơn gấm vóc của đất nước là của họ, tất cả con dân cũng là sở hữu của họ. Rồi đã bỏ lỡ một cuộc thay đổi chính trị lớn lao từ Trịnh Kiểm. Nhà vua chỉ còn là biểu hiện tượng trung sự đoàn kết chung quanh của toàn dân. Chính trị quản lý quốc gia vào tay một người tài đức như chức vụ Thừa tướng. Nếu việc quản lý không thành công, một thừa tướng khác sẽ lên thay. Nhưng Trịnh đã xưng chúa, rồi ngôi chúa ngang ngôi vua, lại truyền tử nhượng tôn…Tiếc thay! Tiếc thay!


HOMECHAT
1 | 1 | 172
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com