Tôi thiết nghĩ (Nguyên Thái dùng từ tôi cố ý. Trong văn bài hồi xưa không ai dùng « tôi », vì như thế là phạm tội vô lễ với thầy, với người đọc…phải dùng: « Trộm nghĩ rằng… »)
« Chúng ta gần hai ngàn năm nay rồi, từ ngày lập quốc. Mắc bệnh giáo điều trầm trọng…tinh thần tôn sư mù quáng, đến nỗi bán tự cũng tôn sư, nhất tự cũng tôn sư..câu chuyện luân lý bán tự vi sư, nhất tự vi sư là câu khuyên đầu lưỡi của con người……cái suy luận của chúng ta đã biến đi…chúng ta chỉ còn biết cúi đầu phục tùng, chấp nhận bất cứ những ý nghĩ sai lầm hay bất hợp thời của tiền bối…
nay nói về Liệt truyện:
Bá Di Thúc Tề:
Bá Di Thúc Tề là hai hoàng tử nước Cổ Trúc, một nước nhỏ chư hầu ; nước này bị Chu Võ Vương thôn tính cùng một thời với các nước khác. Bá Di Thúc Tề tức giận, bỏ vào rừng, sau khi hai ông tuyên bố, không thèm ăn gạo nhà Chu. Về sau hai ông chết đói trong rừng sâu.
Thầy học chúng ta, mỗi khi nhắc chuyện này lại đề cao tinh thần khí khái của hai người ấy. Theo tôi thì hai người khí khái tự cho mình là bất khuất ấy đã lầm lẫn, ít ra trong hai điểm sau đây:
Lầm lẫn thứ nhất là đã nói: « Không thèm ăn gạo của nhà CHU » vì hai vị đã đặt quyền sở hữu gạo không đúng chỗ. Gạo là của nhân dân, không phải của nhà CHU, không phải của vua Chu, hay của một chính thể nào trị vì đất nước.
Lầm lẫn thứ hai là thái độ khước từ, thái độ đó chỉ phục vụ lòng tự ái của hai vị mà thôi, không giúp ích gì cho việc khôi phục giang sơn, vì các vị đó có trách nhiệm lãnh đạo ?
Quản Trọng:
Quản Trọng là Tể tướng nước Tề. Quản Trọng là một vị Tướng Quốc (ngày nay: Thủ tướng) tài ba với thuyết kinh tế « dân giàu nước mạnh ». Nước Tề tuy nhỏ bé nhưng nhờ chính sách của Quản Trọng là cái gì cũng phải thuận lòng dân, cho nên Quản Trọng đã thành công, và người nước Tề đã có giai đọan dài hưởng thụ hạnh phúc kinh tế và tinh thần.
Thế mà thầy Khổng không phê bình chính sách « vi dân » của Quản Trọng, lại chỉ nghĩ đến thân thế của Quản Trọng từ khi chưa làm Tể tướng (câu chuyện liên minh giữa Quản Trọng và Bảo Thúc), trong Luận Ngữ, chương Bất Dật, chê Quản Trọng khí tượng nhỏ mọn, không biết điều Lễ…….
Bình Nguyên Quân:
Bình Nguyên Quân Triệu thắng là em ruột vua nước Triệu. Lẽ dĩ nhiên với vị thế ấy, Triệu Thắng giàu có, nhà cao cửa rộng, đủ tiền để chiêu đãi một số đông kẻ sĩ trên đời. Trong nhà lúc nào cũng nuôi mấy trăm kẻ sĩ, chắc hẳn ăn không ngồi rồi, ngày tháng bàn tán những chuyện không đâu…hay mưu đồ danh lợi cho « chủ nhân ông »…
Lẽ dĩ nhiên, thiên hạ đồn xa, tiếng vang Bình Nguyên Quân, kính chuộng hiền sĩ, trong nghĩa khinh tài…
Tôi (Nguyên Thái) nghi ngờ bọn người mang danh « kẻ sĩ » ấy, phần đông chỉ là những kẻ khôn ngoan miệng lưỡi, thụ hưởng, ăn chực nằm chờ…
Bình Nguyên Quân có một người đẹp mà ông ta rất sủng ái.
Một hôm, trên lầu cao, nhìn thấy dưới đường làng một chàng thọt chân, khập khểnh gánh nước, người đẹp cả cười…
Tôi nghĩ rằng, đó là tiếng cười hồn nhiên của người đẹp trước một cảnh tượng bất thường, chưa chắc đã là một tiếng cười chế nhạo. Vả lại dù có thoáng giây chế nhạo, thì chắc đâu mỹ nhân không có lòng thương người tàn tật…
Thế mà hôm sau, chàng thọt chân đến yết kiến Bình Nguyên Quân:
« Nghe nói ông là người mến trọng kẻ sĩ…kẻ sĩ từ bốn phương ngàn dặm xa xôi đến với ông…Ông tỏ ra trọng kẻ sĩ hơn nàng hầu…Có người hầu của ông hôm qua, trên lầu cao, đã ngó tôi mà cười. Tôi muốn được cái đầu của người đã cười tôi… »
Bình Nguyên Quân ầm ừ, nhưng không giết người đẹp, khoảng hơn năm…bọn kẻ sĩ kéo đi đâu quá nửa.
Ông ta lo ngại. Môn hạ nhắc lại đó chỉ vì ông ta yêu sắc đẹp mà khinh kẻ sĩ, cho nên họ bỏ đi.
Bình Nguyên Quân liền chém đầu người đẹp đã cười người thọt, đem đến tận nhà người thọt, dâng cho chàng kẻ sĩ thọt chân ấy…
Liệt truyện Tư Mã Thiên kể lại rằng sau chuyện này, bọn kẻ sĩ trở lại về gấp bội.
Tôi (Nguyên Thái) nghĩ rằng Bình Nguyên Quân trong truyện này…chỉ là một « minh chủ » nhỏ mọn, hẹp hòi…Đồng thời với ông ta có Mạnh Thường ở Tề, Tinh Lăng ở Ngụy, Xuân Thân ở Sở…ông ta tranh giành danh tiếng trọng kẻ sĩ với mấy người đó, nên ông không ngần ngại hy sinh một mạng người.
Chàng thọt cũng nhận mình lè kẻ sĩ…một kẻ sĩ bạo tàn man rợ, đòi giết người chỉ vì tiếng cười, tôi 0 và tất cả các tài liệu trong hành lý đều được Đinh Soái chủ cho mang vào phòng, sau khi ban thơ lại thành Điền Sơn đã chép thành năm bản khác, mang về lưu trữ tại Trấn Bắc. Đó cũng là một điều hãnh diện cho Nguyên Thái. Chàng trai có cảm tưởng những tài liệu ấy sẽ ích lợi cho đời, vì chứa đựng khá nhiều đề tài, khá nhiều lý thuyết về chính trị, kinh tế, xã hội, nông, công, thương.
Nói là văn phòng thì không đúng. Nơi chàng ở là một cánh lâu đài đá tảng của thành Điền Sơn, không trông xuống Điền Sơn, mà xuống một thung lũng kín đáo, có để ý suốt ngày mà không thấy ai qua lại. Nhưng chim muông đủ loại, có tiếng mãnh thú, ngải cứu, hổ báo, voi và trâu rừng …Một màn thác đổ nước ào ào, và suối xối chảy sang đông. Từ cửa sổ xuống tới chân núi, thẳng dựng như bức tường, tới ngang mặt suối có thể khoảng 10 trượng (40m). Ngày cuối cùng, Nguyên Thái dự định bỏ đi, qua cửa sổ ấy, dự tính băng qua rừng…sẽ thực hiện dự định khi nào làm được sợi dây chắc chằn dài hơn 10 trượng. Nhưng nghĩ lại, không thể nào sai lời hứa với Đinh Soái chủ…vả lại tự coi như đã nhập trường Trấn Bắc, theo như lời Ô Mã Thiền Sư, chàng bỏ dự định kín đáo thoát thân.
Kể ra thế là hơn năm ngày không gặp ai ngoài hai gia nhân phục vụ. Ô Mã thái sư, Đinh Minh Chủ thì không cần lắm…như tâm niệm chỉ mong cô Bạch Phụng đến thăm, mà không hề thấy cô nàng đặt chân nơi đây.
Đang nghĩ đến Bạch Phụng, thì như linh tính, gia nhân gõ cửa, mang vào một cánh thiệp màu hồng đặt trên một đĩa ngọc màu lá mạ.
« Gửi Trần quân, « tù nhân » kính mến của Đinh tiện nữ,
« Ngày mai là ngày giải phóng, là ngày tiếc hận của tiện nữ, Trần quân sẽ rời xa Điền Sơn, sau khi đã « lều chõng » vào trường thi. Ô Mã giáo sư và song đường đều nói Trần quân chẳng phải hàng sinh viên…mà là hàng giáo sư, cái chức vụ giáo sư đã tự nhiên thâu nhận từ Trận Thạch Đào…việc về trường chỉ là cơ hội để Trần quân cùng bạn đồng song nghiên cứu tự mình học hỏi mà thôi…
« Ngày mai là ngày tiếc hận của tiện nữ, chắc hẳn Trần quân hiểu rằng, Đinh tiện nữ đã có nhiều cảm tình dành cho Trần quân, từ khi Trần quân mải mê nhìn tiện nữ rồi rơi vào bẫy…Trần quân sẽ ra đi, tiện nữ sẽ mất một bạn hiền..vì thế là ngày tiếc hận…nhưng đã hứa với song thân, giúp song thân cho song việc lớn.
« Việc lớn, chẳng phải xưng bá đồ vương nhưng bất cứ bằng cách nào đánh thức người dân từ hơn ngàn năm ngủ vùi trong sách của các người xưa, mà chúng ta tôn trọng lên bực thánh thần, vì ta nhầm hiểu từ muôn đời…
« Cảm tình dành cho Trần quân, là cảm tình của người bạn thiết…tiếc rằng, tiện nữ sinh ra thân phận nữ nhi, nếu là nam nhi, đã sẵn sàng theo Trần quân trên đường sự nghiệp…
"Thôi không nói gì hơn, thiệp này kính mời Trần quân cùng tiện nữ tới dự dạ hội Điền Sơn, dạ hội tổ chức để tiễn biệt Trần quân, một danh nhân của Trấn Bắc, mà tiện nữ hân hạnh được là một bạn đồng song, khóa trước…. »
Đinh Bạch Phụng ký
Đọc đi dọc lại, Nguyên Thái nhận thấy chàng được mời vào một lãnh vực tâm tình mới mẻ, tình bạn giữa đôi trai gái, chỉ có thể là một tình bạn trong sạch, như tình bạn giữa hai nam nhi. Nguyên Thái cho là có thể được, nhưng chắc chắn chỉ có thể có giữa hai người nam nữ nào đã « hiểu biết chuyện đời », không bị những « bản tính thiên nhiên » thúc đẩy.
Tủm tỉm cười thầm, Nguyên Thái của chúng ta ra vẻ thạo thành: có thể là cô nàng thuộc hạng « hiểu biết chuyện đời » ?
Thời gian mau qua, sau khi duyệt lại hai bản thuyết trình, trời thì đã tối.
Ngoài hành lang huyên náo. Đinh Bạch Phụng gõ cửa. Nguyên Thái ra đón. Đinh Bạch Phụng trong bộ võ y màu nâu nhạt, thực nhạt, thắt lưng và đôi hài màu bồ quân. Cặp mắt sáng ngời, đôi môi mọng đỏ, tươi cười rạng rỡ, nước da trắng hồng, theo sau hai nữ binh cực kỳ xinh đẹp, nhưng lại thêm mấy người nữa, trai gái, cùng hàng tuổi Nguyên Thái, tươi cười tự giới thiệu.