Mười lăm tháng bảy, đúng ngọ, mặt trời chói chang.
Mặt đất vũ trường trải cát nhuyễn, sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời, kiếm khí quang mang càng làm thêm chói mắt.
Kiếm Đinh Bằng đã đánh ra.
Kiếm pháp của hắn ngại trừ chiêu "Thiên ngại lưu tinh" các chiêu kiếm khác quả thực đều là gia truyền, chỉ có thể kết một chữ "bình" - bình thường, bình thực, kiếm pháp rất bình thường.
Võ Đang kiếm pháp là nội gia chính tông, lãnh tụ võ lâm, khinh linh huyền diệu, trong tay Liễu Nhược Tùng sử dụng càng lưu động khó lường. Ông ta chỉ dùng ba khẩu quyết:
"khiêu, tước, thích" với kiếm thế khinh linh đã dồn Đinh Bằng và thế lúng túng muốn ngộp thở.
Mọi người đều hơi thất vọng về vị thiếu niên kiếm khách mới quật khởi trong giang hồ. Nhưng Đinh Bằng càng tự mình tin tưởng hơn. Ít ra hắn đã nhận thấy ba chỗ sơ hở trong kiếm pháp Liễu Nhược Tùng. Chỉ cần hắn thi triển chiêu "Thiên ngại lưu tinh", muốn phá kiếm pháp Liễu Nhược Tùng thực như da bén chẻ tre. Hắn vốn còn muốn nhường Liễu Nhược Tùng thêm mấy chiêu, không muốn làm vị kiếm khách tiền bối này quá khó chịu. Nhưng một khi kiếm ra khỏi ba chẳng thể lưu tình. Hắn đã nhớ kỹ câu này của Chung Triển.
Kiếm pháp bình thường của hắn chợt thay đổi, một thanh kiếm sắt bình thường bỗng há thành một đạ lưu tinh quang hoa chói mắt. Lưu tinh từ ngài trời bay tới, không thể tìm hiểu được cách chống đỡ. Vô tình thiết kiếm, kiếm hạ vô tình.
Trong lòng Đinh Bằng chợt lại thấy hơi ái ngại, vì hắn biết Liễu Nhược Tùng chắc sẽ bị thương dưới kiếm của hắn.
Nhưng hắn đã lầm.
Một tiếng "keng", tinh quang bắn bốn phía. Liễu Nhược Tùng đã đỡ được chiêu kiếm "Thiên ngại lưu tinh" của Đinh Bằng.
Võ Đang nội gia chân khí. Liễu Nhược Tùng là đệ tử tục gia duy nhất của Thiên Nhất chân nhân nội lực thâm hậu, đương nhiên Đinh Bằng chẳng thể sánh kịp. song kiếm chạm nhau, Đinh Bằng bị chấn động sắp té ngã. Nhưng hắn không để bị té xuống. Kiếm của hắn tuy bị chấn mẻ một miếng, hổ khẩu tay cũng bị chấn thương nhưng hắn không để bị té ngã vì hắn quyết tâm không để té ngã. Quyết tâm không nhìn thấy được bằng mắt nhưng là then chốt trọng yếu quyết định sự hơn thua, thậm chí có khi còn trọng yếu hơn nội lực.
Hắn chưa thua còn muốn đấu nữa. Vừa rồi chắc có gì sơ sót. Chiêu kiếm đó vốn là chiêu kiếm tất thắng.
Liễu Nhược Tùng đã thu kiếm thức nhìn Đinh Bằng với ánh mắt rất kỳ quái.
Chung Triển chợt nói:
- Đinh thiếu hiệp chưa thua.
Ông ta quả thực là người chính trực. Vì câu nói này sự chán ghét của Đinh Bằng đối với ông ta đã chuyển thành sự cảm kích.
Cuối cùng Liễu Nhược Tùng cũng gật gật đầu nói:
- Tại hạ biết thiếu hiệp chưa thua.
Nhưng ông ta vẫn nhìn Đinh Bằng bằng ánh mắt kỳ quái hỏi từng tiếng một:
- Chiêu kiếm thiếu hiệp sử dụng vừa rồi có phải đã đánh bại kiếm pháp của Tung Dương Quãng Chính Bình? Đinh Bằng đáp:
- Phải! Liễu Nhược Tùng lại hỏi:
- Lúc thiếu hiệp đánh bại hai vị Sử Định và Cát Kỳ cũng bằng chiêu kiếm này? - Phải! - Đây thực là kiếm pháp gia truyền của thiếu hiệp? - Phải! - Lệnh tôn là vị tiền bối nà? - Gia phụ đã qua đời tám năm trước.
Đinh Bằng không nói tên phụ thân mình, Liễu Nhược Tùng cũng không truy vấn.
Thần sắc ông càng kỳ quái hơn, chợt quay mình hỏi vị Tạ tiên sinh:
- Chiêu kiếm Đinh thiếu hiệp sử dụng vừa rồi chắc Tạ tiên sinh đã nhìn rất rõ? Tạ tiên sinh mỉm cười đáp:
- Lại kiếm pháp tinh diệu ca tuyệt này tại hạ thực không hiểu rõ lắm may cũng nhìn được khá rõ.
Liễu Nhược Tùng lại hỏi:
- Tạ tiên sinh thấy chiêu kiếm đó thế nà? Tạ tiên sinh đáp:
- Chiêu kiếm đó lăng lệ kỳ quỷ, hầu như đã có uy lực như "Đạt mệnh thập tam thức" của vị tuyệt đại kỳ hiệp Yến Thập Tam năm xưa. Lộ số cũng phảng phất tương tự, chỉ tiếc công lực chưa đủ mà thôi.
Ông ta lại cười cười nói tiếp:
- Đây chẳng qua tại hạ chỉ thuận miệng nói bậy mà thôi chứ kiếm pháp tại hạ không rành lắm.
Đương nhiên chẳng phải ông ta chỉ thuận miệng nói bậy, môn hạ Thần Kiếm sơn trang làm gì có người không rành kiếm pháp? Ba mươi năm trước, Yến Thập Tam tung hành thiên hạ, mình trải trăm trận lớn nhỏ, đánh đâu thắng đó, được thiên hạ công nhận là người duy nhất có thể cùng Tạ tam thiếu gia quyết thắng phụ. Sau đó vị kỳ hiệp này có cùng Tạ Hiểu Phong gia thủ hay không, rút cuộc ai thắng, ai bại đến nay vẫn là một câu hỏi không giải đáp.
Hiện tại vị kỳ hiệp cô độc kiếm khách này tuy đã quy tiên nhưng thanh danh và kiếm pháp của ông vẫn lưu truyền bất hủ.
Tạ tiên sinh đem chiêu kiếm của Đinh Bằng s sánh với đạt mệnh thập tam thức của vị kỳ hiệp đó quả thực là một vinh sủng cho Đinh Bằng.
Liễu Nhược Tùng chợt mỉm cười nói:
- The lời Tạ tiên sinh khiến tại hạ vinh hạnh vô cùng.
Đinh Bằng ngẩn người. Mọi người cũng ngẩn người ngạc nhiên. Vinh hạnh vô cùng phải là Đinh Bằng tại sao lại là Liễu Nhược Tùng? Chung Triển lạnh lùng hỏi:
- Tạ tiên sinh tán thưởng kiếm pháp của Đinh Bằng có quan hệ gì với Liễu đại hiệp? Liễu Nhược Tùng đáp:
- Có chút quan hệ! Chung Triển vẫn cười lạnh. Liễu Nhược Tùng không đợi Chung Triển nói gì thêm tiếp lời:
- Mọi người trong giang hồ đều biết kiến văn của tiền bối rộng rãi, đã s sánh tương đương với Bách Hiểu Sinh binh khí phổ năm xưa. Chung Triển nói:
- Lã phu tuy không có kiến văn quảng bác bằng Bách Hiểu Sinh nhưng kiếm pháp của các môn phái trong thiên hạ lã phu đều đã thấy qua.
Liễu Nhược Tùng hỏi:
- Tiền bối đã thấy qua chiêu kiếm này chưa? - Chưa.
Liễu Nhược Tùng hỏi:
- Còn Tạ tiên sinh? Tạ tiên sinh đáp:
- Tại hạ cô lậu quả văn, không có kiến thức về kiếm pháp cũng không rõ có ba nhiêu...
Liễu Nhược Tùng thản nhiên cười cười nói:
- Sở dĩ hai vị chưa thấy qua chiêu kiếm này là vì chiêu kiếm này do tại ha.
sáng chế...
Câu nói này thật rất kinh người. Kinh hãi nhất đương nhiên là Đinh Bằng.
Gần như hắn không nhịn được, chồm lên hỏi:
- Tiền bối nói sa? Liễu Nhược Tùng nói:
- Lời tại hạ nói chắc Đinh thiếu hiệp đã nghe rất rõ rồi. Máu nóng Đinh Bằng đã xông lên đỉnh đầu:
- Tiền bối... tiền bối có gì làm chứng? Liễu Nhược Tùng từ từ quay mình sai tên đồng tử:
- Ngươi đi mời phu nhân đem kiếm phổ của ta ra đây! Đối với một nam nhân học kiếm mà nói, trên đời có hai khản tuyệt đối không thể cho người khác cùng hưởng:
đó là kiếm phổ và thê tử.
Liễu Nhược Tùng là một nam nhân. Liễu Nhược Tùng cũng học kiếm.
Đối với kiếm phổ và thê tử đương nhiên ông ta cũng trân quý. Nhưng hiện tại ông ta muốn thê tử đưa kiếm phổ ra đủ thấy đối với chuyện này phương pháp xử lý của ông ta đã tỏ ra vô cùng thận trọng.
Không ai nói gì thêm, cũng không ai còn có thể nói gì.
Liễu Nhược Tùng xử sự công chuyện thường khiến chẳng ai có thể dèm pha.
Kiếm phổ do đích thân Liễu phu nhân đem ra.
Kiếm phổ cất giữ trong một chiếc hộp phong kín. Trên mặt chiếc hộp còn có niêm phong. Mặt Liễu phu nhân cũng che bằng vuông sao mỏng.
Một lớp sao mỏng tuy che kín được diện mục của bà ta nhưng không che được nét phong hoa tuyệt đãi của bà. Liễu phu nhân vốn là mỹ nhân nổi tiếng giang hồ mà còn xuất thân thế gia, chẳng những có mỹ danh còn có hiền danh.
Có người lạ mặt đương nhiên bà ta chẳng thể lộ diện mục thật. Bà ta đương nhiên cũng đã biết chuyện này nên đã gia ngay kiếm phổ ch Chung Triển và Tạ tiên sinh.
Thân phận của Tạ tiên sinh, sự chính trực của Chung Triển tuyệt chẳng ai còn hài nghi. Liễu phu nhân cúi đầu, thái độ cũng khiến chẳng ai có thể nói gì.
Chiếc hộp phong kín đã được mở. Kiếm phổ bằng lục màu đạm, rất mỏng, mỏng phi thường. Vì đây không phải là Võ Đang kiếm phổ mà là Thanh Tùng kiếm phổ do Liễu Nhược Tùng tự sáng tác.
Võ Đang kiếm pháp bác đại tinh thâm. Liễu Nhược Tùng độc sáng kiếm pháp chỉ có sáu chiêu. Trang cuối cùng tức là chiêu kiếm đang nói.
Tạ tiên sinh và Chung Triển lập tức lật trang kiếm phổ cuối cùng. Với thân phận và địa vị của họ đương nhiên không thể coi chuyện mình không nên coi. Nhưng đây là chứng cớ vì nhất sinh tín dự của Đinh Bằng và Liễu Nhược Tùng nên họ chẳng thể không coi.
Chỉ xem qua mấy hàng sắc mặt cả hai đều biến đổi.
Liễu Nhược Tùng liền hỏi:
- Chiêu kiếm Đinh thiếu hiệp sử dụng vừa rồi phải chăng hai vị đều đã thấy rất rõ? - Phải! Vừa rồi Đinh thiếu hiệp nói đã dùng chiêu kiếm này đánh bại kiếm pháp của Sử Định, Cát Kỳ và Quách chính Bình phải chăng hai vị đều đã nghe rất rõ? - Phải! - Đinh thiếu hiệp và tại hạ phải chăng mới gặp nhau lần thứ nhất? Điểm này Chung Triển và Tạ tiên sinh không thể xác định được nên ho.
quay sang hỏi Đinh Bằng. Đinh Bằng gật đầu thừa nhận.
Liễu Nhược Tùng lại hỏi:
- Kiếm phổ này có phải là giả tạ không? - Không phải. Điểm này Tạ tiên sinh và Chung Triển đều có thể xác định. Liễu Nhược Tùng bèn thở dài một tiếng:
- Hiện giờ tại hạ không có gì để nói nữa.
Đinh Bằng cũng không thể nói gì. Tuy hắn tự thấy đã trưởng thành, nhưng thực ra vẫn như một đứa trẻ.
Hắn sinh trưởng tại một vùng hương thôn chất phác. Ra khỏi hương gia mới hơn ba tháng, những quỷ quyệt trong giang hồ làm sao hắn rõ? Hắn chỉ cảm thấy lặng người. Tàn thân như chìm xuống, chìm xuống một hố sâu thăm thẳm tàn thân trên dưới như bi.
trói chặt, muốn gỡ, gỡ không ra, muốn kêu, kêu không thành tiếng. Sở hữu hy vọng đều đã bị huỷ diệt, viễn cảnh quang minh sáng lạn đã biến thành một màu đen tối. Hắn thực không rõ nên làm gì mới phải.
Chung Triển hỏi Liễu Nhược Tùng:
- Liễu đại hiệp đã sáng xuất chiêu kiếm này sao chưa thấy sử dụng qua? Liễu Nhược Tùng giải thích:
- Tại hạ là Võ Đang môn hạ, lấy Võ Đang làm vinh hạnh. Chiêu kiếm này chẳng qua chỉ trong lúc vô ý sáng xuất rồi tiện tay ghi lại cũng chẳng qua chỉ là nhất thời hứng thú muốn lưu lại ngày sau tiêu khiển mà thôi. Võ Đang kiếm pháp bác đại uyên thâm đủ để tại hạ trọn đời sử dụng không hết. Nhất sinh tại hạ tuyệt không muốn sáng xuất đệ nhị gia kiếm pháp với dã tâm tự sáng môn phái, nếu chẳng phải thực bất đắc dĩ tại hạ tuyệt không muốn đưa kiếm phổ này ra.
Lời giải thích của Liễu Nhược Tùng chẳng những hợp tình hợp lý mà còn quang minh chính đại, bất luận ai cũng không thể không tiếp thụ.
Tạ tiên sinh mỉm cười khen:
- Nói rất hay! Thiên Nhất chân nhân chắc cũng rất vinh dự có được một đê.
tử như Liễu đại hiệp.
Chung Triển thắc mắc:
- Chiêu kiếm này đã là kiếm pháp Liễu đại hiệp tự sáng vậy Đinh Bằng học được từ đâu? Liễu Nhược Tùng đáp:
- Điểm này chính tại hạ cũng đang muốn hỏi Đinh thiếu hiệp.
Đạn lã quay sang hỏi Đinh Bằng với thái độ rất ôn hà:
- Rút lại, chiêu kiếm này có phải là kiếm pháp gia truyền của thiếu hiệp không? Đinh Bằng cúi đầu đáp:
- Không phải! Nói ra hai câu này hắn có cảm giác như tự mình đánh mình một ri thật mạnh. Nhưng hiện tại hắn đã chẳng thể thừa nhận. Hắn vốn là một thanh niên trẻ tuổi chất phác, không biết mạ muội lương tâm nói dối.
Liễu Nhược Tùng hỏi tiếp:
- Vậy thiếu hiệp đã học được ở đâu? - Gia phụ trong lúc tình cờ lượm được một ph kiếm phổ tàn khuyết, trong đó có chiêu "Thiên ngại lưu tinh" này.
- Là kiếm phổ của ai? - Không rõ - hắn thực tình không rõ.
trong kiếm phổ không ghi tên họ, tự hắn cũng không rõ kiếm phổ của ai cho nên hắn chẳng thể không tin Liễu Nhược Tùng. Hắn nói hàn tàn là thực. Liễu Nhược Tùng chép miệng nói:
- Không dè một thiếu niên trẻ tuổi như thiếu hiệp đã dám nói dối.
Đinh Bằng cãi:
- Tại hạ không nói dối.
- Vậy kiếm phổ đó đâu? - Tại...
Đinh Bằng không nói tiếp được, vì hiện tại hắn cũng không rõ kiếm phổ đó ở đâu. Hắn nhớ đã từng tặng kiếm phổ đó cho Khả Tiếu, tuy Khả Tiếu trả lại hắn nhưng hắn lại đưa cho Khả Tiếu cất giữ. Nàng đã tặng tất cả cho hắn, hắn cũng đã tặng tất cả cho nàng.
Sau đó qua những ngày rất êm ấm, rất say sưa đắm đuối, một người trẻ tuổi mới nếm tư vị Ôn nhu sao còn biết nghĩ đến chuyện khác? Liễu Nhược Tùng lạnh lùng nhìn hắn, lại chép miệng nói:
- Thiếu hiệp còn trẻ, chưa phạm lỗi lầm gì lớn, tại hạ không truy cứu lý lịch kiếm phổ đó nữa.
Đinh Bằng cúi đầu, hắn đã nhận rõ, hiện tại dù nói gì cũng không ai tin, hắn cũng đã nhận ra cặp mắt những người khác đang nhìn mình với vẻ khinh biệt.
Liễu Nhược Tùng nói tiếp:
- Chỉ cần thiếu hiệp đáp ứng, trọn đời không dùng kiếm nữa, cũng không lai vãng giang hồ nữa tại hạ sẽ để thiếu hiệp đi.
Thần sắc ông ta trở nên rất nghiêm túc tiếp:
- Sau này, nếu thiếu hiệp bội tín dù thiếu hiệp trốn đi đâu tại hạ cũng tìm đến lấy tính mạng của thiếu hiệp.
Mọt người học kiếm, một người tuổi trẻ, quyết tâm muốn nổi tiếng hơn người nếu trọn đời chẳng thể dùng kiếm, trọn đời không được lai vãng giang hồ cuộc sống còn có ý nghĩa gì? Nhưng hiện tại Đinh Bằng chẳng thể không đáp ứng, hiện tại hắn đã không còn đường lựa chọn nữa.