Chàng bước tới trước Lâm Nhược Bình, lạnh nhạt hỏi:
- Có phải vừa rồi các hạ muốn tại hạ rút đao ra cho các hạ coi phải không? Lâm Nhược Bình lại lùi thêm một bước.
Đinh Bằng lạnh lùng tiếp:
- Tại hạ không thích giết người, nhưng cũng không thích người khác nói câu này đối với tại hạ. Các hạ thấy con người của tại hạ, còn muốn coi cây đao của tại hạ nữa. Như vậy, chứng tỏ các hạ chỉ để ý về đao, chẳng để ý về người. Có đúng không? Rất tốt, hiện giờ, tại hạ sẽ cho các hạ coi cây đao của tại hạ, có điều, trước giờ, đao tại hạ không vô cớ rút khỏi bao, tốt nhất, các hạ cũng rút kiếm ra.
Sắc mặt Lâm nhược Bình trở thành nhợt nhạt, há miệng cứng lưỡi, không hiểu nên nói sao mới đúng. Đinh Bằng bèn lắc đầu than:
- Đại trượng phu chết là cùng, hà tất phải sợ đến thế? Nếu đã sợ, lại hà tất xưng là hảo hán nói ra câu đó?
Lâm Nhược Bình quả thực hãi sợ, nhưng dù sao cũng là danh vị một chưởng môn, chẳng thể biểu hiện thái độ hèn kém như vậy được nữa, lão ta liền rút kiếm, lớn tiếng:
- Nói bậy, ai sợ ngươi?
Khi một người không chịu thừa nhận sợ hãi, thì chính là lúc họ hãi sợ nhất. Đinh Bằng liền nhắm Lâm Nhược Bình bước tới , rút đao.
Một cây đao phổ thông, chỉ có điều khác là thân đao cong cong, cong như lưỡi liềm, vành trắng nõn.
Mọi người đều nhìn thấy cây đao, nhưng không nhìn rõ Đinh Bằng xuất thủ ra sao, chỉ thấy chàng nhắm mũi kiếm Lâm Nhược Bình bước tới …… Thế rồi kiếm của Lâm Nhược Bình bỗng biến dạng. Một cây biến thành hai, chẳng khác một thanh trúc đẽo thành cây kiếm rồi bị một lợi khí chẻ làm đôi từ mủi đến chuôi, một tả, một hữu, thành hai thanh kiếm.
Lâm Nhược Bình đứng ngây người một chỗ, như một pho tượng đá.
Đinh Bằng nói thêm một câu:
- Lần sau, nếu muốn kêu tại hạ rút đao, cần phải tự lượng sức mình trước. Chàng cũng quay sang nói với bốn người:
- Các vị cũng vậy.
Dứt lời, chàng theo Tạ Tiểu Ngọc vào Thần Kiếm sơn trang.
Một số đông người bị cản lại bờ sông bên ngoài. Nhưng số người trước cửa trang cũng không ít , họ đều đứng ngẩn người, giống như Lâm Nhược Bình. Họ đều thấy cây đao, cây đao rất bình thường, cong cong, chẳng có điểm gì đặc biệt.
Chẳng ai nhìn thấy Đinh Bằng xuất thủ, chỉ thấy Đinh Bằng nhắm mũi kiếm của Lâm Nhươc Bằng bước tới, rồi thấy thanh kiếm bị chẻ làm hai.
Trong quyết đấu, tàn hủy binh khí đối phương là chuyện rất thường; bị gãy kiếm cũng chảng phải chuyện hiếm thấy. Nhưng thanh kiếm của Lâm Nhược Bình chẳng phải đúc bằng loại sắt thường, là cây kiếm nổi danh, lưu truyền mấy đời, đều do chưởng môn nhân sử dụng, tuy không có khắc trên kiếm những chử như "kiếm tại nhân tại, kiếm vong nhân vong", nhưng cũng có ý nghĩa không sai mấy.
Hiện tại, thanh kiếm này đã bị hủy, hầu như dưới một loại thần đao ma pháp, một chuyện nhân lực không thể làm. Dù có một thợ đúc kiếm nổi danh, đưa kiếm vào lò rèn, cũng không có cách làm kiếm thành hai được.
Nhưng Đinh Bằng đã làm được.
Rốt cuộc, Lâm Nhược Bình cũng tỉnh táo lại. Đinh Bằng đã vào trang, chi?
còn A Cổ vẩn nghiễm nhiên trung thành ngồi chờ trên xe.
Lâm Nhược Bình cúi lượm tàn kiếm dưới đất khẽ than:
- Cuối cùng ta đã rõ tại sao các ngươi sợ hãi đến như vậy; và cuối cùng, cũng đã nhìn thấy cây đao đó rồi.
Thiên Giới Thượng Nhân vội hỏi:
- Lâm thí chủ có thấy rõ y xuất thủ hay không?
Lâm Nhược Bình lắc đầu:
- Không. Trước hết, tại hạ chỉ nhìn thấy thanh đao của y, không nhìn thấy người của y; đếùn khi nhìn thấy người của y, đao đã không còn trên tay y. Hình như đao là đao, người là người, cả hai đều không liên quan với nhau.
Năm người đều kinh hãi. Tu Dương đạo trưởng vội hỏi thêm: - Có phải Lâm thí chủ cảm giác như vậy thực không?
Lâm Nhược Bình nhìn đạo trưởng một cái, rồi cũng lạnh lùng hỏi:
- Các vị chẳng phải đã tự mình nếm qua tư vị này, hà tất phải hỏi tại hạ? Thiên Giới Thượng Nhân khẽ chép miệng than:
- Không phải vậy, chưởng môn nhân. Bọn lão nạp trước kia được nếm tư vi.
khác hẳn với thí chủ. Đao chưa tới mình đã có kình khí xô tới, lạnh buốt cắt da, nếu không nhờ Tạ đại hiệp kịp thời cứu giúp , đón đỡ một đao đó, bọn bốn người lã nạp cùng lệnh sư, ai nấy đều đã thân mình bị chẻ thành hai mảnh; thật là một cây ma đao đáng sợ.
Tu Dương Đạo Trưởng nói:
- Không sai, cây Viên Nguyệt ma đao đó, mới nhìn chẳng có gì kỳ lạ, nhưng khi vào tay của chủ nhân nó, thi triển một chiêu ma đao, lập tức hiện xuất một luồng đao khí quái dị, khiến địch thủ đối diện bị chấn động mê hoặc …..
Lâm Nhược Bình lắc đầu, nói:
- Tại hạ không có bất cứ cảm giác gì; cũng không nhìn thấy gì, chỉ thấy cây đao nhắm đưa tới phía tại hạ, rồi đột nhiên thấy người y đứng trước mặt tại hạ, còn kiếm của tại hạ bị chẻ ra làm hai như thế nào, tại hạ chẳng rõ chút gì, cũng không có cảm giác như các vị đã cảm nhận. Có thể trình độ tạo nghệ của Đinh Bằng chưa cao bằng người các vị nói, cũng chưa đến mức đáng sợ như thế.
Thiên Giới Thượng Nhân lắc đầu:
- Không, thí chủ lầm rồi. Trình độ tạo nghệ của Đinh Bằng đã cao hơn người đó, và cũng đáng sợ hơn, vì y đã có thể điểu khiển ma đao, chớ không bị ma tính của đao điều khiển.
Thế nào là bị đao sai khiến? Đao tức là người, người tức là đao, người với đao bất phân, đao cảm thụ sát tính của người, người bẩm phụ ác tính của đao, người biến thành nô lệ của đao, đao biến thành linh hồn của người.
Bản thân đao là hung khí, mà cây đao đó lại là hung khí tối hung trong hung khí.
Thế nào là điều khiển đao? Đao tức là ta, ta vẫn là đao. Đao là sự nối dài của cách tay người, là ý lực trong tâm, mà thực thể biểu hiện bên ngoài. Cho nên, trong tâm muốn phá hoại một vật thể nào đó, và phá hoại đếm mức độ nào, đao có thể làm cho ta. Người là linh hồn của đao; đao là nô lệ của người.
Hai ý niệm này đại biểu cho cảnh giới của hai trình độ tạo nghệ, tự phân rõ cao thấp, ai cũng có thể nhận ra; chỉ có một điểm khó khiến người ta hiểu rỏ, đó là giửa người và đao, vẩn tồn tại một mật thiết bất khả phân. Đao là hung khí, người tuy không hung, nhưng ít nhiều vẩn bị cảm nhiễm.
Bản thân đao tuy là vật chết, nhưng nó cũng có thể cho người cầm nó một ảnh hưởng vô hình; loại ảnh hưởng này có lúc củng trở thành cảm thụ cụ thể, giống như một khối sắt nung đỏ, đến gần sẽ cảm thấy sức nóng, nhưng khi sờ vào sẽ bị phỏng cháy da thịt.
Viên Nguyệt loan đao là ma trung chi bảo, vì nó có ma tính, người nào cầm nó, sẻ cảm thụ ma tính của nó.
Ngoại trừ bậc đại tuệ , đại trí, chí tình, chí tính. O Ngoài cửa Thân Kiếm sơn trang, trên nét mặt của lãnh tụ năm đại môn phái, lộ vẻ rất lo âu; lo âu của họ có lý do.
Theo lời trình bày của Lâm Nhược Bình, sức tạo nghệ của Đinh Bằng đã đạt trình độ "nhân dịch đao" thiên hạ không ai có thể khống chế y nổi nữa.
Tu Dương đạo trưởng trầm ngâm một lát, mới hỏi:
- Tạ tiên sinh, theo nhận xét của tiên sinh, kiếm của Tạ Hiểu Phong có thể khắc chế được đao của Đinh Bằng không?
Tạ tiên sinh đưa lời lập luận có vẽ vửng chãi:
- Mười năm trước, tại hạ có thể khẳng định một câu….. Không thể. Nhưng mười năm gần đây, thành tựu của gia chủ nhân đã đạt mức không thể lường được. Vì vậy tại hạ chỉ có thể nói "không rõ".
Câu trả lời cũng như không, khiến người nghe càng thêm ưu phiền. Tuy nhiên, cũng đề ra một chút manh mối, hiện tại Tạ Hiểu Phong ra sao, không ai rõ, nhưng Tạ Hiểu Phong của mười năm trước, mọi người đều thấy, kiếm thuật tạo nghệ của ông ta đã tới mức khiến người kinh dị.
Vậy mà Ta tiên sinh lại nói không bằng Đinh Bằng lúc này.
Hoa Sơn chưởng môn Linh Phi kiếm khách Lăng Nhất Hồng thấp giọng:
- Dù Tạ đại hiệp có thể thắng được Đinh Bằng, chúng ta cũng chẳng có nhiều kỳ vọng; vì mời được ông ta xuất hiện tiếp giúp, e rằng còn khó hơn tự chúng ta đi đối phó Đinh Bằng.
Mọi người lại cúi đầu trầm tư, những lời Tạ Tiểu Ngọc vừa nói còn vẩn văng vẳng bên tai, lời phê bình của Tạ Hiểu Phong về họ, đã đủ rõ ràng rồi.
Bọn họ không dám nổi giận với Tạ Hiểu Phong vì Tạ Hiểu Phong có đủ tư cách phê bình họ.
Hy vọng duy nhất của họ là cầu mong lời phê bình này không loan truyền ra ngoài giang hồ.
Lúc năm người này tới thì rất oai phong, ngồi trên chiêc thuyền mới của Ta.
gia như những đại tân khách, được nghinh tiếp vào sơn trang. Nhưng lúc đi, rất lặng lẽ, mặc dầu vẩn được Tạ tiên sinh đưa tiễn, và ngồi trên chiếc thuyền mới hào hoa. Những đôi kiếm thủ trẻ tuổi dàn hàng nghinh tiếp đã triệt thoái, mà còn triệt thoái trước khi họ lên thuyền. Điểm này khiến nét mặt vốn đã không vui của họ, còn thêm phần hổ thẹn.
Nhất là khi thuyền cặp bờ bên kia, tiếp xúc với những ánh mắt ngạc nhiên dò hỏi của những người giang hồ, họ càng có cảm giác muốn kiếm chổ lẩn tránh.
Tuy nhiên, khi tại trước cửa Thần Kiếm sơn trang, họ đã bị chê cười nhạo báng, nhưng dưới tâm mục của những người giang hồ, địa vị họ vẩn được coi như thần thánh cao quý.
Cho nên, chẳng ai dám đến hỏi han để biết chuyện gì đã xãy ra bên bờ đối ngạn , mà họ còn quan tâm một chuyện nữa.
Đó là cuộc chiến giữa Tạ Hiểu Phong với Đinh Bằng ra sao?
May, có Tạ tiên sinh cùng đưa năm vị khách sang, mà trên giang hồ, Tạ tiên sinh vốn nổi tiếng có hòa khí và cãm tình tốt. Vì vậy, có một người đã nhằm hướng tới gần Tạ tiên sinh, chuẩn bị chào hỏi.
Tạ tiên sinh tuy bình dị hòa khí, nhưng người có thể tiếp xúc thân cận với ông ta, ít nhiều cũng phãi là người có chút danh vọng.
Người đó tên La Khải Đinh, tổng tiêu đầu của một tiêu cục không lớn, củng không nhỏ, nên danh vọng của người này cũng không lớn không nhỏ. Ngoài ra, giữa người này với Tạ tiên sinh trước kia đã có chút giao tình. Đó là lần Tạ tiên sinh có dịp đi qua địa phương sở tại của tiêu cục này, và được La Khải Đinh khoản đải là khách trong một ngày.
Vì vậy, La Khải Đinh thấy đây chính là dịp để biểu hiện giao tình, nhưng Tạ tiên sinh đã thấy hắn trước, và không đợi hắn lên tiếng, đã kêu hô trước:
- Thất lễ, thất lễ, Khải Đình huynh đến bao giờ, cũng không thông báo trước cho huynh đệ một tiếng, thật huynh đệ quá sơ sót.
Trước đám đông, được chào hỏi thân thiết như vậy khiến La Khải Đình cảm đông đến sa lệ; Tạ tiên sinh tỏ tình thân mật với hắn như vậy, khiến địa vị hắn trong đám đông người này đột nhiên cao quý hẳn lên.
Sau này, dù Tạ tiên sinh có muốn hắn đi chết, hắn cũng lập tức đi ngay, không do dự, nhiệt huyết của người giang hồ chỉ được trao cho kẽ biết nhìn người.
Cho nên, giửa lúc La Khải Đinh còn khích động, không biết trả lời ra sao , Tạ tiên sinh đã tươi cười nói:
- Có phải Khải Đinh huynh đến để coi trận quyết đấu của tệ chủ nhân với Đinh Bằng, e rằng sẽ thất vọng, vì trận đấu này có thể không xảy ra.
La Khải Đình vội hỏi ngay:
- Tại sao vậy?
Tạ tiên sinh cười cười đáp:
- Vì Đinh công tử đã cùng Tạ tiểu thư kết thành bạn, đang đàm đạo rất vui vẻ.
- Vậy chuyện quyết đấu thế nào?
- Không rõ, không nghe hai người bàn tới; nếu quả Đinh công tử trở thành bạn thân của Tạ tiểu thơ thực thì chẳng còn có lý nào Đinh công tử tìm cha nàng quyết đấu nữa.
Lời thuyết minh của Tạ tiên sinh chẳng nói rỏ ra được điều gì; đối với chuyện quyết đấu giữa Tạ Hiểu Phong với Đinh Bằng, cũng chỉ là phát biểu theo suy đoán của ông ta thôi.
Suy đoán, đương nhiên chẳng thể kể là đáp án, nhưng sự suy đoán của Tạ tiên sinh được coi gần như là đáp án. Vì Tạ tiên sinh là vị tổng quản của Thần Kiếm sơn trang. Vì Tạ tiên sinh trên giang hồ có đủ oai lực nhất ngôn cử đỉnh; nếu không nắm vửng vấn đề một cách tương đối, thì dù là suy đoán, ông ta củng chẳng dễ gì nói ra.
Vì vậy, sự việc coi như đã có đáp án.
Trong đám đông bỗng nỗi lên nhiều tiếng thở dài. Hầu như tiếc rẻ, lại hầu như cao hứng.
Từ xa xôi, họ kéo đến để coi nhiệt náo , nhưng hầu như họ củng chẳng hy vọng muốn thấy kết quả của trận đấu, bất luận ai thắng, ai bại.
Trong tâm mục mọi người, Tạ Hiểu Phong là một vị thần; một kiếm thủ chí cao vô thượng; tượng trưng của vinh dự, đương nhiên, chẳng ai muốn vị thần trong lòng mình bị hạ bệ.
Trong tâm của một số người, Đinh Bằng là ngẫu tượng; nhất là trong tâm của đám trẻ tuổi và nữ nhân. Quang mang đột nhiên quật khởi; phương pháp hành sự đầy tính lãng mạn, sự đột phá truyền thống, ngạo thị và khiêu chiến với lớp người già và tôn sư thành danh …. Khiến trong lòng lớp tuổi trẻ nhóm lên niềm xung kích và đồng tình. Vì vậy họ cũng không muốn Đinh Bằng bị đánh bại.
Cho nên, đáp án theo sự suy đoán của Tạ tiên sinh, tuy không đủ kích thích, nhưng ai nấy đều cảm thấy vui vẻ, mản ý.