Khi Tạ tiên sinh đưa thuyền đợt hai, đón năm vị quý khách tới trước cửa trang, trước cữa Tạ gia đã sắp hàng đội ngũ chỉnh tề nghinh tiếp.
Nhưng Đinh Bằng chưa vào trang, vẩn ngồi trong xe thảnh thơi, nhắm mắt mơ màng. A Cổ cũng ngồi trong bất động trên hiên xe, tay nhịp nhịp cây roi, như luôn sẵn sàng khởi hành.
Tạ tiên sinh không dám thất lễ, rất cung kính bước tới lên tiếng mời Đinh Bằng vào trang, nhung chàng cự tuyệt nói:
- Tại hạ đến gặp chủ nhân các hạ để quyết đấu, chớ không đến làm khách. Câu nói này như đẩy Tạ tiên sinh ra tuốt mười trượng xa; nhưng tỳ khí của Tạ tiên sinh rất nhẫn nại, vẩn tươi cười:
- Cuộc chiến của Đinh công tử với gia chủ nhân đương nhiên không giống bọn thất phu dung tục; khoa chân múa tay ngoài đường phố, và lễ nghi cũng không thể bỏ qua, xin mời Đinh công tử vào trang ngồi chờ một lát.
- Chủ nhân các hạ có nhà không?
Trước khi trả lời, Tạ tiên sinh phải tốn chứt công phu, suy nghĩ một lúc, rồi trả lời một câu rất khó lường:
- Không rõ ! Đinh Bằng bất giác kinh ngạc:
- Cái gì? Các hạ không rõ?
Tạ tiên sinh khẽ gật đầu, hơi bẽn lẽn:
- Dạ phải, tại hạ quả thực không rõ, gia chủ nhân gần đây hành tung như thần long dã hạc, không có định hướng. Từ trước tới giờ không ai hiểu rõ chỗ ở đích xác của gia chủ nhân. Có lúc mấy tháng không gặp mặt, rồi đột nhiên xuất hiện trong nhà; có lúc ở yên trong nhà mười mấy ngày, cũng không gặp mặt một gia nhân nào, cho nên tại hạ thực tình không rõ.
Đối với câu trả lời này, Đinh Bằng có vẻ vừa ý. Chàng suy nghĩ giây lát, hỏi tiếp:
- Ông ta có biết tại hạ muốn gặp để quyết đấu không? Tạ tiên sinh cười:
- Điều này tại hạ biết rõ. Khi tiểu thư từ Viên Nguyệt sơn trang về, đúng lúc gia chủ nhân có nhà, nên tiểu thư đã bẫm báo lời của Đinh công tử với gia chủ nhân ngay.
- Vậy à! Ông ta có biểu thị gì?
- Gia chủ nhân rất cảm kích chuyện Đinh công tử cứu tiểu thư, nói có cơ hội gặp công tử nhất định sẽ cảm tạ.
- Tại hạ không có ý muốn ông ta cảm tạ. Nếu ông ta có ý này thì trong thời hạn mười ngày qua ông ta đã đến Viên Nguyệt sơn trang. Qúa kỳ hạn không tới, rõ ràng ông ta cố ý muốn cùng tại hạ quyết … Tạ tiên sinh mỉn cười khiêm tốn:
- Gia chủ nhân cũng không nói thế.
- Ông ta nói sao về việc quyết đấu?
- Không nói gì cả.
- Không nói gì cả sao? Đinh Bằng cảm thấy kỳ quái.
Tạ tiên sinh vội tươi cười giải thích:
- Ý hướng của gia chủ nhân từ trước tới giờ rất khó hiểu biết. Khi người không nói, đương nhiên chúng tại hạ cũng không tiện hỏi, có điều gia chủ nhân đã nghe lời nhắn của Đinh công tử, tất nhiên người đã có cách xử lý công bằng.
Đinh Bằng thủnh thỉnh hỏi:
- Đây là lời hứa của ông ta hay của các hạ?
Trước kia tại Liễu Nhược Tùng sơn trang, địa vị Tạ tiên sinh cao quý dường nào, nhưng lúc này, dưới mắt Đinh Bằng, biến thành chẳng đáng kể, mà Đinh Bằng đối với lão ta như có cảm giác khinh ghét khôn tả.
Tuy nhiên, Tạ tiên sinh vẫn giữ hòa khí trả lời:
- Dĩ nhiên đây là lời tại hạ nói. Tại hạ căn cứ vào tính tình của gia chủ nhân mà suy đoán vậy thôi.
Đinh Bằng lạnh lùng:
- Các hạ chẳng phải Tạ Hiểu Phong, cũng chẳng thể thay ông ta nói chuyện, vả lại lời suy đoán cũng chẳng được kể là gì. Đã là lời chẳng được kể, có khác gì hơi …. phóng ra từ sau khố.
Tạ tiên sinh hơi biến sắc. Một người đã được tôn kính khắp nơi, nay trước mặt mọi người, bị vũ nhục như vậy quả thực rất khó chịu.
Tuy nhiên Tạ tiên sinh vẫn là Tạ tiên sinh, tổng quản của Thần Kiếm sơn trang quả có chỗ hơn người. Nét giận chỉ thoáng qua, rồi vẫn tươi cười:
- Đinh công tử khéo nói … Đinh Bằng ngắt lời:
- Câu này chẳng chút khéo đẹp gì. Tụt khố phóng hơi …. Vốn đã quá thừa; hơi … phóng ra còn quá thừa hơn, ta đến tìm gặp gia chủ nhân ngươi để n6i chuyện, chớ không phải đến nghe nhà ngươi phóng hơi ….
Dù công phu hàm dưỡng nhẫn nại tới đâu, cuối cùng, cũng chẳng thể mặt dày đến trình độ như Liễu Nhược Tùng, nên nghe xong câu này, lão ta làm thinh bỏ đi , tự bước lên thuyền, sang đối ngạn đón ngưòi khác.
Đinh Bằng cũng chẳng buồn để ý, dựa thành xe, thảnh thơi nhắm mắt … Khi Tạ tiên sinh đón tiếp người về, Đinh Bằng vẫn nhắm mắt ngồi ngủ.
Tạ tiên sinh không muốn bị nhạo báng, khi dể lần thứ hai trước một số người khác nữa, nên lão ta làm ngơ như không thấy.
Nhưng có năm người, thấy thái độ kiêu căng vô lễ của Đinh Bằng, đã không nhịn nổi. Người thứ nhất bước ra là Lâm Nhược Bình phái Nga My. Trong đám năm người, người này trẽ nhất, mới khoảng bốn mươi lăm tuổi mà đã thành danh kiếm chủ một phái.
Kiếm thuật của ông ta đã được chân truyền của Nga My, khí thế nổi bật trong số năm đại môn phái.
Ông ta bước tới trước xe Đinh Bằng, vòng tay ngạo nghễ, làm như hành lễ, tỏ vẻ khí độ của một chưởng môn nhân, nhưng trên thực chất chẳng có vẻ gì là thành ý.
Vì vậy, Đinh Bằng không đáp lễ , cũng không ai cảm thấy Đinh Bằng thất lễ.
Với thái độ lạnh nhạt của Đinh Bằng, Lâm Nhược Bình càng thêm bất mãn, nếu chẳng phải e dè về thân phận, ông ta đã cho tên tiểu tử cuồng vọng này một kiếm rồi.
Ông ta chỉ lạnh lùng hỏi:
- Các hạ có phải là Ma Đao Đinh Bằng, một người tuổi trẻ mới quật khởi gần đây không?
Câu hỏi này của ông tuy có vẻ hơi miễn cưỡng, nhưng có chút ý vị tâng bốc.
Đây cũng là cách tự đề cao thân phận của mình. Nếu Đinh Bằng là một vô danh tiểu tốt, mà ông ta là chí tôn một phái, tự động gợi chuyện trước, há chẳng tự hạ thấp thân phận của mình hay sao?
Người này thông minh tuyệt đỉnh, mổi lời nói cử chỉ đều có thâm ý, cho nên phái Nga My được hưng thịnh bởi tay ông ta cũng chẳng phải ngẫu nhiên.
Không dè, hôm nay ông ta gặp phải Đinh Bằng, khiến ông ta phải tức giận gần chết.
Ông ta muốn có thể diện, nhưng Đinh Bằng lại không cho ông ta có thể diện. Chàng lạnh lùng nhìn ông ta và nói:
- Tại hạ là Đinh Bằng không sai, rất gần đây, tại hạ mời khách đến Viên Nguyệt sơn trang, số khách đến dự quá đông, các hạ nhận biết tại hạ cũng đâu phải chuyện lạ.
Lâm Nhược Bình tức tối muốn nhảy dựng lên, giọng lạnh lùng: - Tệ nhân Lâm Nhược Binh …..
Nghe ông ta báo thân phận , Đinh Bằng bật cười, nói:
- Thì ra các hạ là Lâm Nhược Bình. Lúc tại hạ mời khách tại Viên Nguyệt sơn trang, các hạ nguyên cũng được một tấm thiệp mời, nhưng các hạ có một vi.
bái huynh tên Liễu Nhược Tùng đến xin làm đệ tử của tại hạ và nói các hạ la øvãn bối của y, không xứng để nhận thiệp mời, còn nói, vài bữa sau sẽ gọi các hạ tới thỉnh an. Hôm nay quả nhiên các hạ đã tới.
Lâm Nhược Bình uất ức muốn phun máu, ông ta là người đến làm phiền Đinh Bằng, chủ yếu cũng là vì chuyện Liễu Nhược Tùng.
Liễu Nhược Tùng là bái huynh của Lâm Nhược Bình , Liễu Nhược Tùng đối với ngôi vị chưởng môn phái Võ Đang cũng có dã tâm ngấp nghé, chỉ vì kiếm thuật không bằng Linh Hư, thông minh cũng kém hơn, nên chưa dám tranh, mà cố nghĩ phương pháp cầu tiến, gia tâng danh vọng và kiếm thuật, chờ có một ngày sẽ lấn trùm người khác.
Liễu Nhược Tùng tính toán không sai, chỉ có điều không may, sai lầm chí tử, chọn nhằm Đinh Bằng, bày cạm bẫy đánh lừa để đoạt lấy chiêu kiếm "Thiên Ngoại Lưu Tinh" tổ truyền của Đinh Bằng. Để rồi cuối cùng từ một đại kiếm khách cái thế, biến thành một tiểu nhân bị mọi người trong võ lâm khinh bỉ.
Lâm Nhược Bình tự hào được kết bạn với nhóm ba người "Tuế Hàn tam hữu", là chuyện rất cao hứng. Nhưng không dè, Liễu Nhược Tùng làm được một chuyện rất tuyệt, tức là bái Đinh Bằng làm sư phụ để được miễn chết.
Liễu Nhược Tùng làm chuyện này thật tuyệt vời , khiến Lâm Nhược Bình mất hết thể diện, hỏa khí bốc cao mười trượng, nên ông ta vộ vã xuất đầu kiếm Đinh Bằng với hy vọng vãn hồi thể diện.
Nào ngờ, chưa bàn vào chính đề, Đinh Bằng đã giáng xuống đầu ông ta một gậy, tuy chưa phải là một đòn thích đáng, nhưng đã làm ông ta tá hỏa tam tinh.
Khó khăn lắm, Lâm Nhược Bình mới trấn tĩnh, trầm giọng:
- Đinh Bằng, Liễu Nhược Tùng đã không còn liên hệ với ta nữa, ta đến là để cho ngươi biết chuyện này đó.
Đinh Bằng thản nhiên:
- Vậy thì tốt, ta đang phát sầu, có một đồ đệ như y, ta đã chịu đựng đủ rồi, nếu thêm một sư điệt như ngươi, và một đám Nga My đồ tôn, chắc ta phiền đến chết luôn.
Lâm Nhược Bình không thể nhịn được nữa, lớn tiếng:
- Tiễu bối, ngươi quá cuồng vọng, đừng tưởng có cây ma đao trong tay là vô địch rồi hả?
Đinh Bằng cười:
- Điều này chưa dám nói, ít ra, ta chưa giao thủ với Tạ Hiểu Phong. Đợi khi ta đánh bại ông ta, đại khái củng không sai mấy.
- Ngươi quá kiêu căng, coi dưới mắt không ai, trước Thần Kiếm sơn trang mà ngươi dám cuồng vọng lớn lối như vậy ….
Ngoài miệng lão ta tuy nói dữ, nhưng trong bụng cũng hơi khớp. Chuyện Đinh Bằng một đao chặt đứt bàn tay của Thiết Yến Song Phi, lão ta đã có nghe. Người chỉ một đao chặt đứt bàn tay Thiết Yến không nhiều. Tối đa, chỉ có hai người thôi. Một là Tạ Hiểu Phong, một người họ cho rằng đã chết, mà cũng là người mà họ ngày đêm lo sợ. Tuy họ cho rằng người đó đã chết; họ cũng hy vọng đã chết thật, nhưng chết không thấy xác ,nên vẫn chưa dám xác định, do đó, trong long họ vẫn hồi hộp lo ngại.
Người đó tuy chưa xuất hiện nhưng cây đao đó đã xuất hiện; chiêu đao pháp đó cũng xuất hiện, xuất hiện trên tay Đinh Bằng.
Bọn họ cần phải đến dò hỏi cho rõ, đao của Đinh Bằng từ đâu có? Đao pháp học của ai? Có quan hệ gì với người đó?
Nếu có thể, tốt nhất là giết chết Đinh Bằng, hủy cây đao đó đi.