watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
20:56:3629/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Viên Nguyệt Loan Đao - Cổ Long - Chương 16-25 - Trang 3
Chỉ mục bài viết
Viên Nguyệt Loan Đao - Cổ Long - Chương 16-25
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Trang 36
Trang 37
Trang 38
Trang 39
Trang 40
Tất cả các trang
Trang 3 trong tổng số 40



Hồi 15-3

Tìm chỗ kín đáo ẩn núp là thói quen của chuột khi kinh hãi, nhưng bốn người họ không giống vậy, họ chỉ lủi vào chỗ kín một thoáng, rồi lập tức ra ngay.

Đề kiếm chui vào; đề kiếm chạy ra.

Lúc chui vào, kiếm sạch bóng như chùi; lúc chạy ra, trên kiếm đều nhuốm máu tươi, mà còn có đôi giọt nhỏ xuống mặt đất.

Kiếm của bốn người đều như vậy, có thể nói, mỗi người họ ít nhất đã giết một người, nhưng coi tình hình nhiều giọt máu còn đọng trên kiếm, tuyệt đối chẳng phải chỉ có bốn người bị giết.

Họ chỉ vào một thoáng rồi ra ngay; giết người xong đi ra, không gây một tiếng động; có thể người bị giết cũng tự mình không rõ đã bị người lấy mất sinh mạng lúc nào không hay.

Động tác quá nhanh; kiếm thế quá nhanh.

Đinh Bằng đứng khoanh tay, không có bất cứ biểu tình động tác gì; A Cô?

cũng vậy. Hai người có lý do để bình tĩnh, vì kẻ bị giết không liên quan tới họ. Tạ Tiểu Ngọc hơi biến sắc, thắc mắc :

- Bốn người họ làm gì vậy ?

Đinh Bằng thủng thỉnh nói :

- Đại khái là giết người.

Câu trả lời có cũng như không, ai nấy đều biết là giết người, chớ không phải đại khái, Tạ Tiểu Ngọc lại thắc mắc thêm :

- Tại sao phải giết người ?

Đinh Bằng cười :

- Đại khái là không thích những kẻ lén lút núp trong đó, tại hạ cũng không thích những chuyện này. Tạ Tiểu Ngọc nói :

- Họ là người của Thần Kiếm sơn trang. Nàng có ý coi Đinh Bằng hình như là kẻ chủ sử giết người.

Đinh Bằng chỉ cười, không đáp.

Giáp Tý trả lời :

- Nhưng họ không phải là người của Tàng kiếm lư, chủ nhân đã từng ước pháp tam chương với người bên ngoài, hoạch định cấm khu tại chu vi khu tiểu viện này, không cho phép ai tới dòm ngó, trái lệnh là chết.

Tạ Tiểu Ngọc :

- Đó chỉ là trong vòng hai trượng, họ đều không ở trong cấm địa.

Giáp Tý :

- Hai trượng là hạn chế lúc cữa đóng; hiện tại, cữa đã mở, phạm vi cũng mơ?

rộng, phàm nơi có thể nhìn thấy tình hình bên trong, đều thuộc cấm khu.

- Phàm người nào nhìn thấy tình hình nội viện đều phải chết ?

- Đúng, lúc cô nương tới, chủ nhân đã từng cho cô nương biết về điều này, nếu cô nương không nói rõ cho người của cô nương hay, thì cái chết của những người đó, do lỗi cô nương; còn nếu họ đã được cô nương cho biết rồi, thì đó là họ tự tìm cái chết.

- Họ không phải người của tiểu nữ, là người của Thần Kiếm sơn trang.

- Thần Kiếm sơn trang nguyên không có những người này, là do cô nương đem đến.

- Tiểu nữ là chủ nhân Thần Kiếm sơn trang.

- Lúc chủ nhân còn tại đây, cô nương chưa thể kể là chủ nhân; dù cho khi chủ nhân không có nhà, cô nương cũng chỉ là chủ nhân Thần Kiếm sơn trang, không phải chủ nhân Tàng kiếm lư, không có quyền hạn tới chỗ này.

Đinh Bằng chợt cảm thấy rất có ý vị, xem chừng giữa hai cha con Tạ Hiểu Phong và Tạ Tiểu Ngọc, còn có những quan hệ rất đặc biệt.

Tạ Tiểu Ngọc nhìn Đinh Bằng một cái, thấy hình như mình đã nói quá nhiều, vội vàng cười cười, nói :

- Cha con tiểu muội không gặp nhau thường, có nhiều sự tình chưa thấu suốt, khiến Đinh đại ca chê cười.

Đinh Bằng chỉ cười cười, không nói gì, Tạ Tiểu Ngọc cảm thấy hết ý kiến, nàng đảo mắt một vòng, hỏi tiếp :

- Nếu vậy, bọn chúng tôi đây cũng đều đáng chết ? Giáp Tý nói :

- Chuyện đó không rõ, vì các người đã mở cữa ra rồi, chuyện sống chết không còn do chúng ta quyết định nữa.

- Vậy do ai quyết định ?

- Tự nhiên là do người trong đó quyết định.

- Trong đó còn có người ?

- Các ngươi và sẽ biết.

Lúc này Đinh Bằng mới lên tiếng :

- Nếu chúng tại hạ không vào ?

Giáp Tý ngạc nhiên :

- Các ngươi mở cữa, chẳng phải muốn vào hay sao ?

- Chưa hẳn là thế, chúng tại hạ chỉ muốn nhìn coi cảnh sắc bên trong một cái, hiện tại cũa đã mở, trong đó, chẳng qua chỉ có hai nấm mộ hoang, một vùng hoang phế bừa bãi, chẳng có gì đáng coi, nên tại hạ không muốn vào nữa, trừ phi tại hạ biết chắc có Tạ Hiểu Phong ở trong đó.

- Chuyện đó chúng ta không cần biết, chúng ta chỉ biết, các ngươi đã mở cữa rồi thì phải vào; kẻ nào không tính vào, sẽ phải chết ngoài cữa.

Đinh Bằng cười lạnh :

- Tại hạ nguyên có ý muốn vào, nhưng lời nói của các vị, khiến tại hạ không muốn vào nữa, để xem các vị dùng phương pháp gì để bắt chúng tại hạ phải vào. Giáp Tý không trả lời, chỉ dùng hành động hồi đáp. Bốn người đều nâng kiếm trước ngực, đưa ngang mũi kiếm, bày thành hình cánh quạt, từ từ bước tới. Vòng cánh quạt nhích tới càng gần, sát khí bốc ra trên kiếm của họ cũng mỗi lúc mỗi mạnh. Thần sắc Đinh Bằng cũng trở nên nghiêm trọng, chàng đã nhận ra kiếm trận của bốn người bày ra rất lợi hại, có một luồng áp lực vô hình nặng nề, dồn đối phương phải tháo lui; thực ra tháo lui cũng chẳng sao, nhưng lùi ra sau một bước là tới ngạch cữa.

A Cổ cũng lộ vẻ rất nghiêm trọng, nắm chặt song quyền, như chuẩn bị xông ra, nhưng y vừa đạp tới trước một bước, lập tức bị kiếm khí lăng lệ đẩy lui trở lại.

Trước đó không lâu, bốn mũi kiếm đâm thẳng vào mình gã, không làm gã bị thương, nhưng lúc này, kiếm khí vô hình đã buộc gã phải tháo lui, đủ thấy kiếm khí của bốn người này đã tạo thành một bức tường vô hình rất kiên cố, nặng nề từ từ đẩy tới.

A Cổ có vẻ không phục, một chân trước, một chân sau, nắm chặt song quyền, cung tay lấy thế, chuẩn bị xông ra.

Đinh Bằng lập tức khẽ la : Lui ra sau lưng ta.

Đối với mệnh lệnh của Đinh Bằng, A Cổ tuyệt đối phục tùng, gã lập tức thu thế, lui ra phía sau. Đinh Bằng bước vào vị trí của A Cổ, cây viên nguyệt loan đao trong tay cũng đã dơ cao, kình lực kết động, cũng chuẩn bị đưa ra một đao thức long trời lở đất.

Uy thế của Đinh Bằng đã chận đứng thế tiến của bốn người, biến thành trạng thái như lớp keo dính vô hình, dằn co trên một khoảng cách.

Khoảng cách của song phương lối một trượng. Trong khoảng không một trượng đó, như có những luồng kình lực vô hình, xung kích lẫn nhau. Bên ngoài có luồng gió nhẹ, đưa một chiếc lá rơi vào khoảng không gian đó, chiếc lá chưa rớt tới đất, đã tan biến vô hình.

Khoảng không gian một trượng đó, phảng phất như có hàng ngàn vạn lưỡi kiếm sắc bén; hàng ngàn vạn lưỡi đao, do hàng ngàn vạn bàn tay vô hình khống chế. Một hạt đậu nhỏ liệng vào khoảng cách đó, e rằng cũng bị chém nát thành ngàn vạn hạt bụi nhỏ, mà mắt thường chẳng thể thấy được.

Sắc mặt Tạ Tiểu Ngọc biến lợt lạt, tâm trạng rất khẩn trương, nhưng mắt nàng ngời lên ánh sáng hưng phấn. Hơi thở nàng cấp xúc, đa phần là hưng phấn, thiểu phần là sợ hãi. Có gì đáng để nàng hưng phấn ?

A Cổ cũng hiện nét khẩn trương chưa từng thấy. Tuy gã không nói được, nhưng miệng mấp máy không ngưng, như muốn kêu la.

Người giang hồ chưa từng gặp A Cổ. Nhưng những người đã gặp A Cổ trong thời gian gần đây, ai nấy đều nhìn ra, gã là một cao thủ tuyệt đỉnh.

Bình thường, gã lạnh lùng không chút biểu tình, hầu như chẳng có chuyện gì có thể khiến gã kích động.

Nhưng lúc này, trước sự giằng co quyết đấu của song phương, đã khiến gã khích động vô cùng.

Do đó, có thể thấy sự đối kháng dữ dội giữa Đinh Bằng và bốn tên kiếm nô; binh khí tuy chưa tiếp xúc, nhưng trên thực tế, đã trải qua ngàn vạn lần xung kích ác liệt.

Xung đột vô hình, vô thanh, bề ngoài coi ngang ngửa, không hơn kém.

Nhưng xung đột vẫn là xung đột, tất cả phải có giải quyết. Xung đột tất cũng phải có kết quả, thắng hay thua ? Sống hay chết ?

Cuộc xung đột giữa Đinh Bằng và bốn kiếm nô, chỉ có một loại kết quả sống hay chết, đây là điều mọi người, kể cả người song phương, cũng tự có cảm giác giống nhau; chỉ có điều ai sống ai chết, cảm giác mỗi người đều không giống mà thôi.

Tình hình có thể thấy chuyển biến rất lẹ, vì bọn kiếm nô đột nhiên tiến tới một bước. Khoảng cách đôi bên một trượng, tiến một bước, chẳng qua chỉ là một thước thôi, chưa tới cự ly tiếp cận để binh khí có thể tiếp xúc. Nhưng theo tình hình song phương cầm cự mà nói, một thước này là sự đột phá; sự đột phá của sống và chết.

Đột phá, lẽ ra phải bộc lộ, nhưng không. Vì Đinh Bằng cũng lui một bước, mức lui cũng một thước. Khoảng cách song phương vẫn một trượng.

Sắc mặt Giáp Tý hơi khác và cũng khẩn trương thêm; Đinh Bằng vẫn bình tĩnh như thường.

Trong cuộc xung đột, người có thể đột phá, đáng lẽ phải là phía chiếm ưu thế, tại sao bọn Giáp Tý lại khẩn trương thêm ?

Bốn kiếm nô tiến thêm; Đinh Bằng lùi thêm.

Một bước, hai bước, ba bước, bốn bước.

Tạ Tiểu Ngọc và A Cổ cũng chỉ có cách phải lui theo.

Cuối cùng, họ đã lui vào bên trong cữa; cánh cữa sập đóng một tiếng "Rầm"! Cuộc xung đột giằng co đã kết thúc, xem như Đinh Bằng thua.

Đinh Bằng thu đao vào bao, thần sắc bình tĩnh, như chẳng có chuyện gì xảy ra. Trái lại, bọn Giáp Tý bốn người, như vừa qua một cơn bệnh nặng, hầu như hãm vào trạng thái hư thoát. Cũng giống như người vừa được vớt lên từ dưới sông, toàn thân bị mồ hôi thấm ướt đẩm.

Giáp Tý là một người còn khoẻ hơn hết, ông ta ôm kiếm cúi mình với vẻ cảm kích nói: Đa tạ Đinh công tử.

Đinh Bằng kẻ mỉm cười :

- Không có gì, là các vị đã ép tại hạ phải vào.

Giọng Giáp Tý rất trang trọng :

- Không ! Lũ chúng thôi rất rõ, nếu Đinh công tử phát xuất đao khí, chúng tôi sẽ khó thoát chết.

Đinh Bằng :

- Các vị nhất định muốn tại hạ phải vào mà.

- Đúng vậy, nếu không có cách khiến Đinh công tử phải vào, chúng tôi chi?

có đem cái chết để tạ tội với chủ nhân.

Đinh Bằng cười cười, nói :

- Vậy phải rồi, ý tại hạ là muốn vào, nhưng không muốn bị người ép buộc phải vào, nếu các vị tỏ ra khách khí mời, tại hạ đã sớm vào rồi.

Lặng lẽ giây lát, Giáp Tý mới nói :

- Nếu quả Đinh công tử cố ý không chịu vào, chúng tôi kể như chết, dù nói sao, chúng tôi cũng rất cảm tạ công tử.

Bọn họ tuy là kiếm nô không tên họ, nhưng nhân cách tôn nghiêm, kiên trì, ân oán phân minh, còn hơn những kiếm khách thành danh.

Đinh Bằng vẫn cười cười, nói : Tại hạ cũng chẳng phải muốn để bị các vị ép vào dưới tình trạng đó, nhưng nếu tại hạ muốn tự tại tiến vào, thế tất phải phát đao thế, giết chết các vị.

Giáp Tý không phản đối, cung kính nói :

- Công tử phát xuất chiêu thức, chúng tôi nhất định chết.

Đinh Bằng :

- Điểm này tại hạ rõ hơn các vị, chỉ có điều tại hạ không nguyện ý ra tay đối với các vị, tại hạ tới tìm Tạ Hiểu Phong quyết đấu. Các vị không phải Tạ Hiểu Phong.

"Rất hay, rất tốt, ma đao phát xuất, tất có huyết quang. Tiểu bằng hữu đã có thể chọn người để phát xuất đao khí, đại khái lão phu đã có thể sắp dứt bỏ được ma ý, mời qua đây nói chuyện".

Một giọng nói già nua truyền ra từ trong mao đình phiá xa bên trong. Bọn kiếm nô đối giọng nói này tôn kính khác thường, vội vàng khom lưng cúi đầu.

Đinh Bằng nhìn sang Tạ Tiểu Ngọc với hàm ý cầu chứng, có phải là giọng nói của Tạ Hiểu Phong không ?

Qua ánh mắt của Tạ Tiểu Ngọc, chàng đã được sự chứng thực, nhưng cũng nhìn ra ánh mắt nàng có nét sợ hãi; bất giác, chàng thấy kỳ quái, Tạ Hiểu Phong là phụ thân của nàng, con gái thấy phụ thân có gì phải sợ ? Nhưng Đinh Bằng không nghĩ nhiều về chuyện này; chàng đến tìm Tạ Hiểu Phong, nay đã gặp được, đúng là lúc tiến tới quyết đấu, nên chàng ôm đao mạnh bước về hướng mao đình.

Tạ Tiểu Ngọc hơi do dự, đanh định đi theo, thì có tiếng Tạ Hiểu Phong :

- Tiểu Ngọc dừng lại đó, để một mình hắn đi vào.

Câu nói như có một quyền uy rất lớn, Tạ Tiểu Ngọc lập tức dừng bước; A Cổ vẫn đi theo, nhưng Đinh Bằng cũng khoát tay ngăn gã đứng lại. Tạ Hiểu Phong không nói A Cổ phải dừng lại, nhưng qua câu nói của Tạ Hiểu Phong chỉ muốn một mình chàng đi vào. Không rõ tại sao, câu nói này đối với Đinh Bằng cũng có uy lực ước thúc tương đương, khiến chàng bị ảnh hưởng mà ngăn A Cổ dừng lại. Có thể Đinh Bằng vì để biểu lộ sư công bằng, Tạ Hiểu Phong đã bắt con gái mình dừng lại, thì chàng chẳng thể đem theo trợ thủ.

Mao đình thật đơn giản quê mùa, trong đình không có vật gì ngoài hai tấm bồ đoàn bằng cỏ.

Bồ đoàn đặt ngang đối diện. Một lão nhân áo xám ngồi xếp bằng trên một tấm, còn tấm khác dành cho Đinh Bằng.

Rốt cuộc, Đinh Bằng đã gặp được nhân vật đầy tính truyền kỳ, nổi danh thiên hạ, tự mình, chàng chẳng thể nói lên được ý nghĩ gì.

Đối diện một người mình muốn khiêu chiến, tất nhiên trong lòng phải bùng lên vầng liệt hoa? hừng hực để thúc đẩy đấu chí thêm hăng hái.

Nhưng Đinh Bằng không có.

Đối diện một kiếm khách được cử thế công nhận là đệ nhất, trong lòng nhất định cũng phải có niềm hưng phấn và hâm mộ.

Nhưng Đinh Bằng cũng không có.

Nghe giọng nói Tạ Hiểu Phong rất già nua. Luận tuổi tác, Tạ Hiểu Phong khoảng năm mươi ngoài, chưa đến sáu mươi. Nói theo một nhân vật giang hồ, chẳng thể gọi là đã quá già.

Nhưng sau khi gặp con người Tạ Hiểu Phong rồi, Đinh Bằng không biện giải nổi ông ta già hay trẻ, tuổi thịnh cường hay xế bóng. Aán tượng Tạ Hiểu Phong đối Đinh Bằng vẫn chỉ là Tạ Hiểu Phong.

Đinh Bằng đã nghe không ít chuyện liên quan đến Tạ Hiểu Phong; nghĩ ngợi không ít chuyện về Tạ Hiểu Phong; trong óc cũng cấu thành một hình dung về Tạ Hiểu Phong, hiện nay xuất hiện trước mặt, hầu như không có bóng dáng một cấu tượng nào đó.

Cái nhìn thứ nhất, chàng trực giác cho rằng Tạ Hiểu Phong là một lão nhân. Vì giọng nói của ông ta già nua, mặc manh áo màu xám ngồi bồ đoàn, phảng phất một vị ẩn giả lánh đời.

Sự tiếp xúc trước hết của Đinh Bằng cũng là nhỡn quang của đối phương. Đó là ánh mắt mệt mỏi; ánh mắt chán nản đối với sinh mệnh; ánh mắt của một lão nhân.

Nhưng khi nhìn kỹ mới phát hiện Tạ Hiểu Phong không già chút nào. Đầu tóc chỉ có vài sợi bạc, giống như bộ râu dài ngang ngực. Mặt không một nét nhăn; da dẻ vẫn rất tươi, quang nhuận.

Hình dạng rất anh tuấn, rất xứng đáng tiếng khen là mỹ nam tử; chẳng trách lúc tuổi trẻ đã có nhiều chuyện phong lưu thú vị. Ngay bây giờ, chỉ cần ông ta muốn, vẫn có thể gây sóng gió trong đám nữ nhân.

Tạ Hiểu Phong chỉ nhìn Đinh Bằng một cái, đã rất bình tĩnh và hoà khí, nói : Ngồi, rất tiếc, ở đây chỉ có một tấm nệm cỏ.

Tuy chỉ là một tấm nệm cỏ, đặt đối diện chủ nhân, đủ thấy Tạ Hiểu Phong đã đặt mình ngang hàng với Đinh Bằng, đó cũng là một cách đối xử rất đáng kể.

Đủ tư cách ngồi ngang hàng với Tạ Hiểu Phong, e rằng trên đời chưa có mấy người.

Đổi lại trước kia, Đinh Bằng nhất định cảm thấy áy náy bất an, nhưng hiện tại, chàng đã hùng tâm muôn trượng, tự nhận, ngoài mình ra, đã không ai có thể ngồi, đứng ngang hàng với Tạ Hiểu Phong, cho nên, chàng rất tự nhiên ngồi xuống.

Tạ Hiểu Phong nhìn chàng, mắt lộ vẻ khen ngợi, nói :

- Rất tốt ! Người tuổi trẻ, cần phải tự coi mình cao cả, coi lý tưởng của mình rất cao cả, mới có khí phách hơn người được.

Đây là một lời khen ngợi, nhưng ngữ khí giống như một tiền bối giáo huấn hậu bối; Đinh Bằng an nhiên chấp nhận.

Sự thực, Đinh Bằng cũng chẳng thể không chấp nhận, Tạ Hiểu Phong qua?

thực đáng là tiền bối của chàng. Dù lát nữa đây, chàng có thể đánh bại Tạ Hiểu Phong, nhưng cái sự thực này cũng không thể thay đổi.

Tạ Hiểu Phong lại một lần nữa có ý ngợi khen :

- Lão phu nhận thấy tiểu hữu chẳng phải người thích nói nhiều. Đinh Bằng đáp :

- Tại hạ không phải.

Tạ Hiểu Phong cười cười :

- Ngày trước, lão phu cũng không phải.

Ngữ khí của ông ta chìm xuống với vẻ bi ai :

- Nhưng hiện tại, lão phu đã biến thành kẻ lắm lời, lão phu cảm thấy mình đã già.

Người tới tuổi này, tuy trở nên lắm lời, nhưng coi Tạ Hiểu Phong không giống thế.

Đinh Bằng không có ý muốn tiếp lời, nên Tạ Hiểu Phong lại tự nói tiếp :

- Có điều, cũng chỉ có ở đây, lão phu mới biến thành lắm lời, lúc không có ngườ, lão phu thường một mình tự nói cho mình nghe, tiểu hữu biết là nguyên nhân gì không ?

Đinh Bằng trả lời :

- Tại hạ không thích đoán mò.

Câu trả lời này rất kém lễ độ, nhưng Tạ Hiểu Phong không chấp nhất, mà còn cười hì hì, nói : Không sai, tiểu hữu trẻ tuổi, thích nói thẳng, chỉ có người lớn tuổi, mới thích nói vòng vo; một câu rất đơn giản, cũng phải nói quanh co một vòng lớn.

Phải chăng vì người lớn tuổi, tự biết ngày còn lại không nhiều, nếu không nói nhiều thêm mấy câu, sợ rằng sau này sẽ không còn cơ hội mở miệng ?

Nhưng với tuổi của Đinh Bằng, không cảm thụ được điều này. Bất quá, vấn đề Tạ Hiểu Phong đặt ra vẫn là để thử thách sự nhẫn nại của đối phương.

Vì tại sao một kiếm khách đệ nhất, nổi tiếng thiên hạ lại trở thành nói năng lao xao như vậy ? Vì lẽ gì chỉ có ở nơi đây mới nói nhiều như vậy ?

Đinh Bằng tuy không thích đóan mò, nhưng không nhịn nổi muốn đem bản lãnh tự mình tìm ra đáp án, nên chàng đưa mắt nhìn bốn phía chung quanh để tìm tòi.

Nơi đây quả thực chẳng phải chỗ thích thú.

Hoang tàn; đổ nát; xơ xác; tiêu điều; chỗ nào cũng đượm hơi hám tử vong, không chút sinh khí.

Bất cứ người nào có chí khí phi thường, mà đến ở chỗ này thời gian lâu, cũng biến thành trì trệ bãi hoải.

Nhưng tuyệt đối không phải là nguyên nhân ảnh hưởng Tạ Hiểu Phong.

Một người đã đạt mức cao thâm về kiếm đạo, đã siêu việt ngoại vật, sẽ không thể bị ngoại cảnh nào ảnh hưởng.

Cho nên, Đinh Bằng không tìm được đáp án.

May thay, Tạ Hiểu Phong không để Đinh Bằng tốn công suy nghĩ, nên đã tư.

nói ra đáp án :

- Vì trong tay lão phu không có kiếm.

Câu nói không giống đáp án.

Trong tay không có kiếm, có quan hệ gì với cõi lòng con người ? Người nhát gan, có thể cần dựa vào vũ khí để thêm mạnh dạn; Tạ Hiểu Phong là người phải dựa vào kiếm để mạnh dạn sao ?

Đinh Bằng hình như đã tiếp nhận đáp án này. Ít ra, chàng đã rõ được ý tứ trong đó.

Tạ Hiểu Phong là kiếm khách đạt mức "đăng phong tạo cực", suốt đời tiêu ma trong kiếm thuật. Kiếm đã trở thành sinh mệnh, linh hồn của ông ta. Trong tay không kiếm, cũng như nói ông ta không có sinh mệnh, không có linh hồn.

Tạ Hiểu Phong nếu như đem bộ phận sinh mệnh thuộc vào kiếm bỏ đi, thì còn lại chỉ là một người già bình thường suy nhược.

Qua nét mặt Đinh Bằng, Tạ Hiểu Phong biết chàng đã lãnh hội được câu nói này, nên ông ta lộ vẻ rất cao hứng : Chúng ta có thể tiếp tục bàn chuyện, bằng không, câu chuyện nói tới sau đây, tiểu hữu sẽ chẳng còn hứng thú nữa.

Đinh Bằng có vẻ khích động, lời Tạ Hiểu Phong đã coi chàng thành tri kỷ. Được người coi là tri kỷ, là chuyện đáng thích thú; nhưng có đủ tư cách để Tạ Hiểu Phong coi làm tri kỷ, lại chẳng phải chỉ có thích thú đủ biểu lộ được hết.

- "Trên thực tế, đã hai mươi năm rồi, lão phu đã không mang kiếm nữa. Năm xưa, Thần Kiếm sơn trang tuy có một cây thần kiếm, nhưng đã bị lão phu liệng xuống đáy sông rồi." Chuyện này Đinh Bằng đã biết. Đó là cuộc chiến sau cùng giữa Tạ Hiểu Phong với Yến Thập Tam. Yến Thập Tam dùng hết tinh lực, cuối cùng đã sáng xuất chiêu kiếm thứ mười lăm trong pho kiếm của mình, một chiêu kiếm thiên địa chí sát. Chiêu kiếm này đã đánh bại kiếm thủ vô địch Tạ Hiểu Phong, nhưng người chết lại là Yến Thập Tam; Yến Thập Tam đã tự sát để hủy diệt chiêu kiếm rất ác độc này.

Giọng Tạ Hiểu Phong rất bình tĩnh :

- Thần kiếm đã chìm đáy sông, nhưng danh hiệu Thần Kiếm sơn trang vẫn còn, đó là vì con người của lão phu vẫn còn; Đinh tiểu hữu hiểu rõ chứ ? Đinh Bằng gật đầu.

Kiếm thuật đến cảnh giới chí thượng, đã không cần cầm kiếm trong tay, mà bất cứ vật gì đến tay đều có thể là kiếm; một cành cây, một nhánh cỏ, thậm chí đến cả sợi tơ thêu hoa … Kiếm đã ở trong tâm; kiếm ở khắp mọi chỗ.

Lời Tạ Hiểu Phong đã rất khó hiểu, nhưng Đinh Bằng cũng đã đạt tới cảnh giới này, nên chàng đã hiểu.

Nhưng Tạ Hiểu Phong lại nói thêm câu nữa, nhắc lại câu đã nói trước : "Trong tay lão phu không có kiếm"; càng làm khó hiểu hơn và ý nghĩa cao hơn.

Đinh Bằng hỏi :

- Tại sao?

Đây cũng là một câu hỏi rất xuẩn, với bất cứ vấn đề nào chưa hiểu, đều có thể hỏi câu này. Nhưng từ miệng Đinh Bằng thốt ra hỏi, hỏi vào lúc này, hỏi ở chỗ này, chỉ có Đinh Bằng mới thốt lời hỏi được, mà còn đã hoàn toàn hiểu rõ lời nói của Tạ Hiểu Phong mới hỏi được.

Đinh Bằng nguyên không muốn có đáp án; chàng hiểu đáp án tất sẽ có liên quan bí mật và riêng tư của người khác, nhưng Tạ Hiểu Phong lại bất ngờ cho chàng đáp án. Oâng tay trỏ hai nấm mộ hoang.

Phần mộ nằm trong viện, vào cữa có thể nhìn thấy ngay. Nếu có điểm đặc biệt gì, Đinh Bằng đã sớm phát hiện, hà tất phải đợi Tạ Hiểu Phong chỉ rõ ?

Sau khi Tạ Hiểu Phong chỉ rõ, Đinh Bằng mới nghĩ, đáp án nhất định phải tìm trong viện mới thấy được.

Phần mộ là phần mộ phổ thông, để chôn người chết, nếu có điểm đặc biệt dị thường, là người chôn trong mộ.

Một người bất hũ, có thể khiến phần mộ cũng trở thành bất hũ. Chẳng hạn như Nhạc vương mộ Ở Tây Hồ, Chiêu quân mộ Ở tái ngoại … Danh tướng, trung thần, liệt sĩ, mỹ nhân; sinh mệnh họ bất hũ, sự tích về họ khắc trên mộ bia, để người sau thăm viếng.

Hai ngôi mộ trong viện đều không có mộ bia; mộ bia dựng trong mao đình, cắm trên lan can.

Chỉ là hai khối mộc bài nhỏ. Một khối bên trái; một khối bên phải. Từ trong mao đình nhìn ra, có thể thấy rõ, mỗi khối mộc bài đối ngay một ngôi mộ, giống như được dựng ngay trước ngôi mộ.

"Cố úy hữu Yến Công Thập Tam chi mộ" "Tiên thất Mộ Dung Thu Thu chi mộ"


HOMECHAT
1 | 1 | 91
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com