watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
23:36:5829/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Thiên Đăng - Cổ Long - Chương 1-7 - Trang 4
Chỉ mục bài viết
Thiên Đăng - Cổ Long - Chương 1-7
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Tất cả các trang
Trang 4 trong tổng số 27



Hồi 2-1: Thiết Phiến Xảo Khách


Đại Tướng Quốc Tự Ở Biện Lương vang danh không những vì quy mô đồ sộ của ngôi chùa mà còn do lịch sử hiển hách của nó.

Ngôi chùa này vào thời Đường có tên là Tướng Quốc Tự, đến thời Tống được Tống Thái Tổ ban hiệu là Đại Tướng Quốc Tự.

Tương truyền rằng mỗi lần sứ nước ngoài vào kinh đều có lệ, trước hết đến tham chầu Thiên Tử, sau vào tham bái Tướng Quốc Tự, vì thế qua các triều vẫn được coi là chốn rất tôn nghiêm.

Trước chùa dựng hai tấm bia đề lớn phía đông đề bốn chữ Trung Bang Phú Địa, phía tây đề Lương Uyển Hương Lâm.

Vào thời cực thịnh, chùa có tới hơi ba ngàn tăng nhân, đủ biết Đại Tướng Quốc Tự có quy mô to lớn biết dường nào.

Đại Tướng Quốc Tự được sánh với Thiên Kiều ở Bắc Đình, Khai Nguyên Tự Ở Trường An và Phu Tử Miếu ở Kim Lăng về quy mô, danh tiếng và kiến trúc.

Bởi thế nơi đây đêm ngày đều nườm nượp khách vãng lai, từ đó cũng tụ hội về đây đủ hạng người làm đủ các nghề sinh sống, từ người buôn bán đến khách điếm, tửu lâu, từ hành khất đến gái lầu xanh, từ ca kỹ đến người kể chuyện rong mà vào giao đoạn này rất thịnh hành được gọi là thuyết thoại nhân.

Do đó mà quanh khu vực Đại Tướng Quốc Tự tiếng đàn ca xướng hát, tiếng ồn ào của thực khách vang lên thâu đêm suốt sáng.

Đây cũng là nơi tụ tập của đủ mọi hạng người, và không ít nhân vật võ lâm.

Bên tả Đại Tướng Quốc Tự có một dãy lều liên tiếp nhau.

Nơi đây khách vãng lai có thể dừng chân nghỉ ngơi đôi chút, hoặc nhấp vài ngụm trà, hoặc nghe xướng ca, hoặc nhâm nhi ly rượu, hoặc nghe kể chuyện… Hầu như tất cả du khách đến Biện Lương đều chú ý đến ngôi lều đầu tiên trong dãy lều, bởi vì ở đó thường rất đông người tụ tập.

Những người mới đến lần đầu thì không kể, còn dân bổn địa hoặc viễn khách từng qua Khai Phong Thành vài lần gần như đều biết đó là gian lều của một vị thoại thuyết nhân nổi tiếng người họ Trương được mệnh danh là Thiết Phiến Xảo Khách.

Gọi là Thiết Phiến Xảo Khách vì tài hùng biện của vị thuyết thoại nhân họ Trương này.

Lời ông ta thao thao bất tuyệt, cho dù có nói Lưu Bang tái thế, Gia Cát hiện hình người ta không thể không tin.

Đương nhiên danh hiệu chỉ là nói đến chuyện nghề nghiệp làm ăn, khi kể chuyện cho thiên hạ nghe thì chuyện Tam Hoàng Ngũ Đế, Triệu Khuôn Dận, Trần Kiều binh biến đều thuộc vanh vách, dội vào tai thính giả như mây trôi nước chảy.

Thế nhưng đến khi mất hứng hoặc sinh hoạt thường ngày thì lại khác hẳn có khi suốt ngày trầm mặc không nói nửa câu.

Cho dù vậy những khách nhân đã tới đây có thể không ăn, không uống, không ngủ nhưng không thể không nghe Thiết Phiến Xảo Khách kể chuyện cho đến đầu đến cuối.

Tuy nói rằng đây là thời gian thịnh hành của thuyết thoại nhân nhưng nếu không có bản lĩnh thực sự, không đủ học vấn, không đủ kinh nghiệm và kiến thức sinh hoạt thường ngày, nhất là thiếu tài hùng biện cũng khó mà kiếm sống vì khách nhân sẽ tìm đến nghe những người kể chuyện cuốn hút hơn.

Bởi vậy thuyết thoại nhân tài ba phải biết đủ chuyện, trước Tam Hoàng sau Ngụ Đế, chuyện bí mật hoặc công khai, chuyện giang hồ võ lâm hoặc chuyện đời thường, kiến thức phải thật sự uyên bác.

Thiết Phiến Xảo Khách xứng đáng là người thông kim bát cổ như thế, cho nên người ở Khai Phong Thành đều muốn đến gian lều chờ nghe kể chuyện.

Tuy vậy ngoài tài ba của thuyết thoại nhân, còn một nguyên nhân khác khiến thính giả đông hơn đó là ngoài vị Trương tiên sinh, trong lều còn có một vị cô nương chuyên việc bưng trà rót nước kiêm luôn thu tiền thưởng của khách.

Cô nương rất đẹp với đôi mắt đen láy, đôi má mịn màng và cặp môi đào hồng thắm với nụ cười vô cùng quyến rũ thường xuyên nở trên môi là một nguyên nhân không kém phần quan trọng làm cho căn lều thêm đông khách.

Bởi không ít khách nhân đến nhìn hơn là nghe.

Hiển nhiên vị cô nương diễm lệ kia cũng biết vai trò của mình. Nhưng khách nhân những ai chỉ thích nhìn cũng không thể vượt khỏi giới hạn chiêm ngưỡng mà không dám có hành động nào thái quá.

Trong gian lều của Thiết Phiến Xảo Khách bài trí rất đơn giản. Ngoài mấy dãy trường kỷ dành cho khách nhân, chủ nhân chỉ dành cho mình một chiếc bàn vuông nho nhỏ và một chiếc ghế, trên bàn còn có một bình trà cổ và một chén trà ngoài ra còn có thêm một miếng gỗ hình chữ nhật dài hai thước, rộng chừng ba bốn tấc đen nhánh và nhãn bóng, giống như vật mà người ta dùng để gõ xuống bàn lấy trật tự Ở chốn quan trường.

Hôm ấy vào độ giờ thìn, ngồi sau bàn là một hán tử tuổi chừng trên dưới bốn mươi, trang phục theo kiểu người trong giang hồ, trường bào màu tím, ngực hơi phanh ra một chút, chân mang giày bố đế mỏng, trên ngón tay vô danh ở bàn tay trái có đeo một chiếc nhẫn màu đen bóng.

Diện mạo hán tử khá tuấn mỹ, phương thái đàng hoàng tiêu bửu. Tuy đã gần năm mươi tuổi nhưng bộ mặt nhãn nhụi không có sợi râu nào, cũng không một nếp nhăn, đôi nhãn châu sáng quắc, xem ra giống một danh gia quý phái hơn là lãng khách giang hồ.

Sau hán tử là một cô nương chừng mười tám mười chín tuổi, thần thái yểu điệu thanh thoát, tuy môi hé cười quyến rũ nhưng vẫn kín đáo đúng mực, chứng tỏ con nhà gia giáo.. Trên hàng ghế khán giả có gần trăm khách nhân đang ngồi im phắc chờ nghe chuyện.

Hán tử tra mồi thuốc vào tẩu thuốc rít một hơi thuốc, sau đó nhấp một ngụm trà.

Bấy giờ chính là lúc bận rộn nhất của vị cô nương.

Cô ta bưng một ấm trà lớn xuyên qua các hàng khách nhân rót đầy vào chén, động tác rất khéo léo không đổ một giọt, các hàng ghế tuy chật nhưng không vướng phải y phục của người nào. bình trà, cô ta quay vào sau lán đổi bình khác.

Gần trăm cặp mắt đổ dồn vào vị Thiết Phiến Xảo Khách.

Tuy vậy một số đôi mắt lại không rời khỏi hình dáng yêu kiều diễm lệ của vị cô nương.

Trong số khách nhân hôm ấy có hai cặp mắt có vẻ đặc biệt hơn nhưng qua hai ánh mắt đó cũng biết trong thâm tâm hai người đang có những tình cảm tương phản nhau.

Cuối cùng cô nương rót trà xong quay vào sau lều.

Hán tử rít một hơi thuốc nữa rồi hỏi:

- Hài nhi, xong rồi chứ ?

Thiếu nữ cười đáp:

- Xong rồi. Cha bắt đầu đi !

Lời nói ngọt ngào thánh thót dễ nghe làm sao.

Hán tử gõ chiếc tẩu vào đế giày rồi đặt lên bàn, sau đó từ từ đứng lên, hắng giọng nói:

- Hôm nay phiền chư vị phải chờ lâu, xin được lượng thứ. May rằng toàn là người của bổn địa, cũng là khách thường xuyên của tôi. Nếu hôm nay chưa nghe hết thì xin mời quý khách ngày mai sẽ nghe tiếp.

Có mấy người gật đầu nói:

- Đúng thế ! Ngày nào cũng được nghe là tốt !

Người khác thêm:

- Chứ sao nữa ! Ngày nào không được tới đây nghe chuyện là y như đêm đó ngủ không yên giấc.

Nhưng có người phản đối:

- Sao lại thế ? Người bổn địa dù muốn thế nhưng khách viễn xứ thì sao?

Người vừa nói là một trung niên hán tử dáng cao gầy ngồi ở hàng ghế thứ hai.

Y có một bộ mặt dài như ngựa, nước da trắng bạch, mày thô mắt bé, ở hàng mi bên trái có một vết sẹo do dao chém màu đỏ tím, dáng vẻ có nét gì đáng sợ.

Thiết Phiến Xảo Khách hành khứ giang hồ không ít, chỉ nhìn qua dung mại và ánh mắt lạnh lẽo độc địa của người vừa nói biết đó là nhân vật không nên vào đây liền cười nói:

- Vị quý khách này ! Không phải người bổn địa cũng chẳng sao. Nếu chưa nghe hết, chờ khi xong buổi xin hãy đến tệ cư tôi sẽ kể tiếp. Trà nước sẽ chiêu đãi không thu thêm một xu.

Xử sự như thế tất sẽ làm mọi người mãn ý.

Nào ngờ trung niên hán tử mặt sẹo trầm giọng nói:

- Ngươi không nói suông chứ?

Thiết Phiến Xảo Khách cố nén sự khó chịu gật đầu:

- Không đâu lão ca, tuy bằng hữu ưu ái gọi tôi là Thiết Phiến Xảo Khách nhưng xưa nay Trương mỗ nói câu nào chắc câu đó.

Hán tử cao gầy mặt sẹo nhếch môi cười, nụ cười không có vẻ gì là thân thiện rồi gật đầu nói:

- Thôi được ! Hôm nay ta nghe hết hay không việc đó cũng không quan trọng lắm. Hãy làm việc của ngươi đi, đừng để mọi người vì ta mà sốt ruột.

Hán tử nói thế quả không sai, vì lúc đó nhiều ánh mắt nhìn hắn đầy ác cảm.

Thiết Phiến Xảo Khách gật gật đầu nói:

- Xin tuân lệnh !

Rồi lướt mắt nhìn cử tọa một lượt hỏi:

- Có vị nào còn nhớ hôm qua đã kể đến đâu không ?

Trên hàng ghế trước, một hán tử mập ú nói to:

- Tôi còn nhớ ! Hôm qua kể đến chỗ Địch Thanh vừa lên Vạn Hoa Lâu.

Thiết Phiến Xảo Khách gật đầu:

- Đúng thế ! Qúy khách nhớ tốt thật !

Nói xong cầm thanh gỗ gõ mạnh xuống mặt bàn, chờ chốc lát cho tiếng ồn ào tắt hẳn mới kể tiếp câu chuyện.

Trong gian lều im phăng phắc.

Không biết qua bao lâu, nhưng người nghe cảm thấy như mới khoảnh khắc, giọng kể của Thiết Phiến Xảo Khách nhẹ dần rồi tắt hẳn như dư âm của tiếng đàn trong bão dông cảm xúc của câu chuyện vừa nghe.

Mọi người vừa chợt nhận ra tai mình vừa hụt hẫng thì giọng nói của Thiết Phiến Xảo Khách đã vang lên nhưng với ngữ điệu cao hơn:

- Hài nhi, tiếp trà cho chư vị !

Mọi người cùng thở hắt ra một tiếng đưa hồn trở về thực tại, nhấp một hớp trà rồi thò tay vào túi.

Ai lại không biết quy cũ làm ăn.

Tiếp trà nghĩa là lúc thính giả trả công cho vị thuyết thoại nhân.

Chỉ thấy thiếu nữ bưng một cái khay trên đặt bình trà đến tiếp thêm cho khách nhân, những tiền lẻ bạc vụn thay nhau được đặt vào khay.

Thiết Phiến Xảo Khách cười nói:

- Chư vị thưởng bao nhiêu tùy lòng. Nếu nghe có hứng thú thì thưởng nhiều, cảm thấy câu chuyện không hấp dẫn thì thưởng ít. Nếu vị nào lỡ không mang theo tiền thì để lúc khác cũng được.

Nghe thế, ai không muốn thưởng, ai không thưởng nhiều?

Nhất là người thu tiền lại là vị cô nương mỹ lệ như thế, có ai chịu tỏ ra bủn xỉn?

Thiếu nữ đi chưa hết hàng ghế đầu thì nghe xoảng một tiếng, trong khay chợt sáng ánh lên, đã thấy một chuỗi trân châu viên nào viên nấy sáng chói to bằng đầu ngón tay, thoáng nhìn đủ biết số tài sản đó có thể làm cho một gia đình đông người sống sung sướng nửa đời.

Ai đã tỏ ra quá hào phóng đáng khâm phục như vậy?

Thiếu nữ sau phút sửng sốt chợt ngẩng đầu lên, bắt gặp một đôi mắt tươi cười rất dễ mến … Khuôn mặt có nụ cười ấy rất tuấn mỹ. Mắt sáng, mày kiếm, mũi thẳng miệng vuông, da trắng, không kém gì một trang giai nhân tuyệt sắc.

Người này lại bận một bộ thanh bào, dáng phong độ, thanh thoát tiêu bửu, lại cầm trên tay một cây thiếc phiến đúng là một trang phong lưu công tử.

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 126
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com