watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
16:21:3528/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Xuyên Tâm Lệnh - Cổ Long - Chương 11-20 - Trang 4
Chỉ mục bài viết
Xuyên Tâm Lệnh - Cổ Long - Chương 11-20
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Tất cả các trang
Trang 4 trong tổng số 31



Hồi 12-1: Gào Mưa Thét Gió

Triển Mộng Bạch giật mình, toan hỏi cho biết sự tình như thế nào nhưng không còn kịp nữa, một sự kiện đã phát sanh, hấp dẫn trọn vẹn tâm tư chàng.
Sự kiện đó là tiếng vó ngựa nện trên đường dài, ven bờ hồ từ xa vọng đến.
Có tất cả bốn con ngựa.
Trên lưng ngựa là bốn đại hán vận áo trắng. Đến nơi rồi, ngựa hí vang, dừng vó, kỵ sĩ nhảy xuống đất ngay.
Kỵ sĩ chẳng những mặc áo trắng mà quần cũng trắng, giày khăn vấn đầu cũng trắng, đến cả vuông vải che kín mặt cũng trắng luôn.
Trong màn đêm, bóng trắng nào xuất hiện lại chẳng mường tượng hình ma, bóng quỷ?
Huống chi bóng trắng lại chẳng nói năng gì, hành động có vẻ thần bí?
Người trên bờ chưa nói gì, người trên thuyền cũng im lặng.
Kẻ mới đến là bạn hay thù của người trên thuyền.
Chắc chắn là thù rồi, bởi nếu là bạn thì hẳn họ có gọi nhau và ít nhất người chờ đợi phải tỏ lộ niềm khoan khoái hoặg bằng một tiếng thở phào, hoặc bằng một nụ cười thỏa mãn, dù là sợ nói lên lại gây tiếng động.
Người chờ đợi hiển nhiên là người ở tại thuyền bởi họ bất động, còn kỵ sĩ là kẻ di chuyển, người chờ đợi ở cạnh Triển Mộng Bạch, song chàng chưa thấy một biểu hiện gì.
Do đó, chàng ức đoán kẻ mới đến nhất định chẳng phải là bạn rồi vậy.
Bốn đại hán xuống ngựa xong, cùng bước tới, cát nghiến vào nhau dưới chân họ, vang lên rào rào.
Họ bước tới, không ai trước,không ai sau, họ xếp thành hàng ngang, rất thẳng, họ đến cạnh bờ đối diện với Đại Sa Ngư.
Con thuyền của Đại Sa Ngư đã được di chuyển đến sát bờ từ lâu.
Bốn đại hán đến bờ rồi, giương tròn tám con mắt đen to, chớp sáng nhìn xuống thuyền.
Một đại hán cất giọng lạnh lùng hỏi gọn:
- Đáp ứng thế nào? Cho biết nhanh!
Đại Sa Ngư gọn hơn:
- Muốn ta phúc đáp sao?
Đại hán áo trắng đối thoại cười lạnh một tiếng, không đáp.
Đại hán cười một tiếng, Đại Sa Ngư cười một tràn dài, giọng cười cao vút, cuồng dại.
Cười một lúc, y thốt:
- Được rồi, ngươi muốn nghe phúc đáp của nam nhi Thái Hồ ta cho nghe.
Y vọt mình tới đứng trước mũi thuyền, thân hình cao lớn hiện ra như một thiên thần, oai nghi lẫm liệt.
Y không hướng lên bờ, y hướng về phía các chiếc ngư thuyền, từ đầu trên, xuống đến đầu dưới, sang qua lớp ngoài, rồi cao giọng hỏi:
- Giả như có kẻ muốn anh em ly khai Thái Hồ, các anh em nghĩ sao?
Ngàn người từ các con thuyền hừ lên, tiếng hừ gọn lỏn, song do ngàn người rập nhau cùng buông ra, có âm vang rất to, âm vang rung chuyển không khí, dợn mặt hồ thành sóng.
Rồi một câu nói vang tiếp, câu nói do ngàn miệng rập nhau phát ra:
- Liều chết sống với kẻ đó!
Đại Sa Ngư lại bật cười cuồng dại.
Lần này y hướng lên bờ, giọng nói vẫn cao vút:
- Nghe chưa? Lời phúc đáp của nam nhi Thái Hồ là thế! Muốn nam nhi Thái Hồ rời đi nơi khác thì kẻ nào có ý đó, cứ khuân dọn xác chết của ngàn người từng kết duyên với sóng nước th đi nơi khác, có thế thôi!
Bốn đại hán áo trắng cùng nhìn nhau.
Họ cùng cười lạnh, họ không nói một tiếng nào, họ quay về bốn con ngựa, nhảy lên lưng chúng rồi thúc gối vào hông, chúng ra roi.
Ngựa cất vó, nện đường rầm rập.
Trongthoáng mắt, bốn bóng trắng đã mất dạng trong màn đêm.
Đại Sa Ngư day qua Triển Mộng Bạch, điềm nhiên thốt:
- Cái duyên cớ liều tử sanh của bọn tại hạ là thế đó Triển huynh! Chúng muốn giành cơ nghiệp của bọn tại hạ, chúng muốn bọn tại hạ nhường đất sống cho chúng! Cơ nghiệp này, tạo tựu trên hai muơi năm nay, nghề nghiệp này đã thành truyền kiếp, cái truyền kiếp đó trái qua tháng rộng năm dài, đệ huynh Thái Hồ bỏ luống võ công, còn tại hạ thì ... từ nhỏ, không hề luyện tập! Chứ nếu có học cách múa may như khách giang hồ thì làm gì phải đắn đo trước bọn cuồng đồ kia? Làm gì phải sợ chúng?
Y dừng lại một chút đoạn tiếp nối với giọng trầm trầm.
- Đối phó với cuồng đồ, nam nhi Thái Hồ chỉ bằng vào dũng khí! Dũng khí suông thì giúp ích được gì? Bất quá lấy cái chết hùng để khỏi mang tiếng bám vào cái sống hèn, sống khiếp mà thôi. Dũng khí đó, tại hạ mượn oai linh của Long Vương khích động nơi lòng toàn thể anh em, song chẳng làm sao khích động nổi cái dũng khí của chính mình. Dũng khí của kẻ sĩ!
Triển Mộng Bạch đâu đến nỗi mù quáng mà không nhận ra Đại Sa Ngư có bản lĩnh khá cao, qua thân pháp y vừa biện hộ vừa rồi?
Bất quá, vì chuyện nghề chài lưới mãi trên mặt nước Thái Hồ, không dấn thân vào kiếp sống của võ lâm đồng đạo thành ra chẳng tạo tựa được thinh danh nào, thành ra đời không biết tên, biết tiếng thôi.
Vì khiêm nhượng, y tự nhận rằng không học võ chứ thực ra, luyện được một thân pháp linh hoạt như y, hẳn phải cũng dày công phu qua nhiều năm tháng.
Thì ra, con người có cái tâm thành phác bao giờ cũng khiêm nhượng.
Bởi xem sự ngạo mạn, sự tự cao như một điều cố kỵ trong ý nguyện cầu tiến, con người ta mới tự tạo nỗi cho mình một chân tài, một cái tài hữu dụng cho chính mình, cho đồng nghiệp, nếu không nói là cho đồng loại.
Và cái tài của Đại Sa Ngư, hôm nay phải được xử dụng hữu hiệu cho đồng nghiệp của y.
Triển Mộng Bạch toan đáp bỗng chàng thấy Đại Sa Ngư biến sắc.
Sắc mặt biến, đôi mắt y nhìn xa xa soi thủng màn đêm.
Triển Mộng Bạch nhìn theo hướng đó.
Tận tầm mắt, chàng thấy một vệt trắng vẽ dài trong không gian, vệt trắng vẻ thẳng đến Thái Hồ, thoáng mắt sau vệt trắng biến thành bóng trắng, bóng trắng vừa hiện ra, cát trên bờ hồ bật kêu rạo rạo.
Một vệt trắng, hai vệt trắng, nhiều vệt trắng tiếp nối, rồi nhiều bóng trắng hiện ra.
Giờ đây, vô số bóng trắng lố nhố nơi bờ hồ bao nhiêu bóng trắng đó bước đi cát nghiến rào rào, như tiếng mưa đổ xuống.
Nơi chót vót trụ buồm của con thuyền Đại Sa Ngư nghiểm nhiên trở thành soái thuyền, chiếc thanh la còn treo đó, thanh la vang lên lấn át cả tiếng cát nghiến trên bờ do hằng mươi, hằng trăm mà cũng có thể hằng ngàn bước chân dẫm lên trầm trọng.
Từ các con thuyền khác, độ mấy mươi ngư phủ mình trần, tay đao, nhún chân nhảy vọt đến con thuyền.
Người thủ lãnh của bọn áo trắng bước tới một bước, nửa cho gần thuyền hơn, rồi dừng lại.
Đoàn người áo trắng phiá sau cùng di động theo.
Từ trong đoàn, hai người bước ra. Hai người đó trang phục không khác đồng bọn, chỉ có chiếc mũ trên đầu hình tam giác cao hơn mũ của bọn phần nào.
Hai người đó, một cao, quá cao nên trông như ốm, một người lùn quá nên phải mập.
Vị thủ lãnh lùi lại, hai người đó bước tới mấy bước nữa. Rồi người cao cất giọng:
- Yêu cầu vị thủ lãnh xuất hiện đối thoại!
Đại Sa Ngư cao giọng:
- Nam nhi Thái Hồ nào phải là bọn cường đạo lại có thủ lãnh?
Y đứng nơi mũi thuyền, trông oai nghi như vị đô đốc ra quân, sắp sửa khai diễn cuộc đấu.
Người áo trắng lạnh lùng:
- Ngươi không phải là thủ lãnh thế là cái chi?
Đại Sa Ngư cười nhẹ:
- Ta là người đang nói chuyện với ngươi!
Người áo trắng không phẫn nộ, hỏi luôn:
- Nói tất cả mọi chuyện, cả chuyện lợi lẫn chuyện hại, cả việc dữ lẫn việc hiền?
Đại Sa Ngư thản nhiên:
- Nghe tất cả, còn nói lại thì tuỳ!
Người áo trắng gật đầu:
- Cũng được! Thà có người có đối đáp, còn hơn la hét giữa sa mạc.
Đoạn, hắn trầm giọng tiếp:
- Các ngươi không chịu ly khai Thái Hồ, thế các ngươi muốn gì? Chờ gì nữa mà chưa chịu tuân hành lịnh của bọn ta?
Đại Sa Ngư bật cười ha hả:
- Các ngươi bằng vào oai lực nào buộc chúng ta phải ly khai Thái Hồ?
Người áo trắng có vóc cao lạnh lùng đáp:
- Chúng ta bằng vào uy lực nào, các ngươi thừa hiểu rồi, lại còn phải hỏi nữa sao? Đừng ỡm ờ nữa, ta hỏi, các ngươi muốn đơn đấu hay quần đấu? Ta để cho các ngươi chọn phương pháp!
Đại Sa Ngư lắc đầu:
- Không đơn đấu mà chẳng quần đấu!
Người áo trắng kinh ngạc.
Đại Sa Ngư cao giọng tiếp luôn:
- Chỉ vì, phần đông nam nhi Thái Hồ không biết vũ công, bởi không biết vũ công, chúng ta đã xem như bị dồn vào cái thế liều, mà trong cái liều không ai gọi là đấu được, như vậy làm gì đấu pháp đơn hay quần mà chọn? Ai hiếp chúng ta chúng ta chống trả, giết một kẻ hung cũng được, giết hai kẻ hung cũng hay, không giết được có cũng vui. Chúng ta chẳng phải là những kẻ cuồng đồ, chúng ta cũng không tỷ võ, tranh tài, chúng ta chỉ có mỗi một việc làm phải, là để bảo tồn cơ nghiệp, chúng ta phải liều! Mất cơ nghiệp cũng chết, liều cũng chết, thà liều mà được thích chí hơn!
Mỗi tiếng nói đều biểu lộ ý chí cương quyết lấy cái chết để giải quyết sự tình, ngẩng cao đầu, sẵn sàng chờ cái chết, bất cứ từ đâu đến, bất cứ do ai mang đến.
Nam nhi Thái Hồ là một nhóm người có tinh thần bất khuất, tinh thần đó sáng như vầng trăng dang soi rộng như mặt Thái Hồ, cao như áng mây vờn trên đỉnh núi xa xa.
Người áo trắng cười nhạt:
- Liều mạng? Chung quy rồi cũng chết, liều mạng có cứu được gì? Muốn được tiếng chết hùng? Cho là các ngươi có hùng tâm hùng chí đi nữa, chết rồi thì cái tiếng hùng đó sẽ mang ích lợi gì cho những oan hồn? Bố Kỳ Môn chúng ta gồm toàn hào sĩ bốn phương, ta khuyên ngươi đừng nuôi mộng với cái liều, mơ một sự phi thường, cứu vãng các ngươi. Vô ích. Ta khuyên ngươi nên quy hàng lực lượng Bố Kỳ Môn chúng ta, chống lại hào sĩ bốn phương, là làm một việc ngu xuẩn, chết như thế là chết ngu, đừng tưởng chết hùng. Con giun con dế còn muốn sống thay huống chi bọn ngươi từng tự hào lànam nhi Thái Hồ.
Triển Mộng Bạch giật mình, qua phút giây chấn động, chàng lớn tiếng:
- Hãy khoan làm gì, nghe ta nói!
Chàng bước tới đứng cạnh Đại Sa Ngư, cao giọng hỏi:
- Các vị bằng hữu đều là môn hạ Bố Kỳ Môn?
Người áo trắng gật đầu:
- Sự thật là vậy!
Người lùn mập từ từ quay mặt nơi khác, như để tránh tia mắt sắc bén của Triển Mộng Bạch.
Triển Mộng Bạch lại hỏi:
- Bằng hữu có phải là chưởng môn nhân chăng?
Người áo trắng trầm giọng đáp:
- Lão nhân gia đã quy tiên, hiện tại anh em tại hạ chưởng quản Kỳ Môn.
Triển Mộng Bạch cười lạnh:
- Nếu vậy, hai vị là chưởng môn nhân tân vị của Bố Kỳ Môn. Đáng mừng cho hai vị!
Người áo trắng có vóc cao khiêm nhượng:
- Các hạ quá khen!
Hắn chỉ người đứng riêng rẻ qua một bên tiếp:
- Còn vị này là cố vấn của bổn môn.
Đoạn, hắn tiếp luôn:
- Hôm nay, bọn tại hạ đến đây, chỉ cần các anh em Thái Hồ ...
Triển Mộng Bạch quát chận:
- Bạch Bố Kỳ ở đâu? Đã là chưởng môn nhân hẳn các vị phải có Bạch Bố Kỳ nơi mình luôn...
Người áo trắng xuất hiện trước nhất chàng cứ tưởng y là thũ lãnh của nội bọn, nhưng theo lời giới thiệu của hai người này thì y chỉ là một vị cố vấn thôi.
Điều đó chẳng lạ gì, bởi tổ chức nào cũng có một mưu sĩ, giúp ý kiến cho người lãnh đạo.
Còn cái việc một môn phái lại đến hai chưởng môn thì thực tình chàng có lấy làm lạ.
Điều lạ lùng đó tăng gia điểm nghi ngờ về thân phận của hai người áo trắng, nên Triển Mộng Bạch hỏi ngay đến Bạch Bố Kỳ, tín vật của Bố Kỳ Môn.
Người áo trắng vóc cao giật mình, song lấy ngay bình tĩnh, cười lạnh, hỏi lại:
- Các hạ có tư cách gì bắt buộc tại hạ xuất chiếu Bạch Bố Kỳ. Lá cờ đó, nào phải tuỳ tiện mà đưa ra cho bất cứ ai muốn trông thấy?
Triển Mộng Bạch điềm nhiên:
- Các hạ lấy tư cách chưởng môn nhân Bố Kỳ Môn bức bách người ta nhượng Thái Hồ cho các hạ, thì đuơng nhiên các hạ phải có được một vật gì dể chứng minh thân phận đó chứ?
Phàm ai bị bức bách cũng có quyền đòi hỏi các hạ xuất chiếu tín vật cả. Sao các hạ mù mờ một sự việc quá thông thường như vậy?
Cương quyết hơn, chàng cao giọng tiếp:
- Nếu các hạ đưa ra lá cờ đó, tại hạ bảo đảm là toàn thể huynh đệ Thái Hồ sẽ nhượng đất cho các hạ!
Bọn nam nhi Thái Hồ giật mình, mà Đại Sa Ngư cũng lo ngại.
Nếu đối phương có lá cờ đó, thì chẳng lẽ toàn thể ngư phủ phải chèo thuyền mà đi nơi khác?
Người áo trắng lạnh lùng:
- Các hạ có quyền quyết định?
Triển Mộng Bạch cao giọng:
- Tự nhiên tại hạ quyết định được!
Nam nhi Thái Hồ lại thêm một lần kinh ngạc.
Đại Sa Ngư lo ngại hơn ai hết. Y ngưng trọng thần sắc, lòng hồi hộp phi thường.
Người áo trắng đảo mắt nhìn quanh bọn ngư phủ, bật cười hắc hắc.
- Các hạ tự nhận là có thể tác chủ chỉ sợ những người khác không ưng thuận như vậy!
Triển Mộng Bạch vừa dọa tinh thần đối phương, vừa trấn an bọn nam nhi:
- Tại hạ dám quả quyết là tác chủ được, bởi Bạch Bố Kỳ ở trong tay tại hạ!
Lời tuyên bố của chàng vang lên như tiếng sét ngang trời, chấn dội màn tai của toàn thể mọi người hiện diện gồm cả song phương.
Tất cả đều nhao nhao lên, nhưng cánh áo trắng thì nhộn hơn nhiều.
Hai gã tự xưng là chưởng môn Bố Kỳ Môn giật mình.
Nhưng, chỉ trong khoảnh khắc thôi, bọn người áo trắng bình tĩnh trở lại.
Điều đó chứng tỏ họ có kỷ luật nghiêm minh dù hai vị thủ lãnh của họ có trưng ra lá cờ hay không cũng chẳng làm họ xao xuyết niềm tin nổi.
Ít nhất giả như tình hình có biến đổi giữa họ thì sự biến đổi đó, sẽ có sau này, chứ hiện tại thì họ tuân phục vị lãnh đạo của họ tuyệt đối.
Chẳng qua, họ sợ thủ lãnh bắt tội, có thế thôi!
Đại Sa Ngư mừng rỡ vô cùng, hấp tấp hỏi:
- Triển huynh! Thật vậy chứ Triển huynh?
Người áo trắng cười lạnh:
- Các hạ nói thật? Thế thì lá cờ đâu, các hạ trao ra cho xem đi!
Triển Mộng Bạch cất giọng sang sảng:
- Chưởng môn nhân Bố Kỳ Môn là Tần lão tiền bối, lúc lâm chung đã trao lá Bạch Bố Kỳ cho tại hạ, điều dó chứng tỏ là tại hạ không nói ngoa, các vị không tin cũng chẳng được.
Nam nhi Thái Hồ khoan khoái vô cùng, niềm khoan khoái dâng cao, họ không dằn được bồng bột, cùng hét vang như sấm.
Hai gã áo trắng, một cao một lùn cùng đưa mắt nhìn nhau, thần sắc trở nên hoang mang dần dần.
Cuối cùng gã cao thốt:
- Lời nói chẳng chứng minh gì. Chỉ có tín vật mới làm cho người tin tưởng.
Triển Mộng Bạch đáp:
- Hiện tại, tại hạ không mang theo nơi mình nhưng tại hạ cam kết là trong vòng một hôm trở lại, tại hạ sẽ trao ra cho các vị xem.
Người áo trắng thở phào bật cười lớn:
- Tại hạ chỉ tưởng là các hạ nói thật, không ngờ đó là một cái kế hoãn binh, một kế rất tầm thường. Các hạ định bắt bọn này phải chờ đợi thêm một ngày nữa!
Triển Mộng Bạch trầm giọng:
- Bình sanh tại hạ chẳng hề nói ngoa!
Người áo trắng bật cười cuồng dại:
- Nói chi thì nói, nhất định đêm nay các vị phải rời khỏi Thái Hồ.
Bọn nam nhi Thái Hồ đang vui đó, bỗng trầm trọng thần sắc trở lại như trước.
Đại Sa Ngư đảo mắt nhìn quanh, vụt hét lên:
- Cười gì?
Những ai cười nghe tiếng hét như sấm đều nín bặt, dĩ nhiên chính bọn người áo trắng, họ bị chấn khiếp vì oai khí của Đại Sa Ngư.
Đại Sa Ngư cao giọng tiếp:
- Triển huynh bất tất phải hẹn một ngày, hai ngày trao lá cờ ra, bởi sự thật quá rõ rệt rồi!
Người áo trắng hừ một tiếng:
- Rõ rệt làm sao?
Đại Sa Ngư gằn mạnh:
- Hai vị không có Bạch Bố Kỳ!
Người áo trắng nạt ngang:
- Câm! Ai dám cho rằng...
Đại Sa Ngư quát trả chận ngang câu nói của người áo trắng:
- Nếu quả thật hai vị có lá cờ trong tay, thì đã sớm cho rằng Triển huynh nói hoang đường. Các vị đòi xuất chiếu lá cờ là bởi các vị cũng chẳng có lá cờ đó. Đã thế, các vị hồ nghi do dự, kinh hãi, sững sờ, hoang mang, các vị tỏ ra kém tin tưởng nơi mình quá chừng, như vậy là các vị chẳng nắm chắc một bằng chứng. Cái đạo lý đó, hiển nhiên quá, còn ai chẳng thấy? Các vị còn định lừa ai nữa chứ?
Gã áo trắng lùn hét:
- Ai dám cho rằng bọn ta không có lá cờ? Chẳng qua, bọn ta không trao ra đó thôi!
Trong khi Đại Sa Ngư và hai người áo trắng đối thoại, Triển Mộng Bạch lưu ý đến gã lùn, nhìn đôi mày hắn, rồi nhìn thân vóc hắn, chợt chàng nghĩ đến một người, vội hét lớn:
- Thì ra là ngươi!
Đại Sa Ngư kinh hãi, hấp tấp hỏi:
- Hắn là ai?
Triển Mộng Bạch đáp:
- Hắn là Tây Hồ Long Vương Lã Trường Lạc!
Gã áo trắng lùn bật cười vang:
- Đúng rồi! Thảo nào mà khách giang hồ chẳng ca ngợi Triển huynh có nhãn lực rất cao!
Đêm nay tại hạ mới có dịp nhận thức điều dó!
Triển Mộng Bạch cười lạnh:
- Các hạ vào Bố Kỳ Môn từ lúc nào, tại sao mãi đến nay tại hạ không hề nghe nói?
Chừng như các hạ mạo nhận thì phải! Gia tài của các hạ không sánh được với vua chúa chứ trên đời này có sản nghiệp của ai bằng? Với gia tài đó, các hạ ngồi không mà hưởng, hưởng trọn đời, chết đi sống lại ba kiếp cũng còn thừa thãi, thế tại sao lại âm mưu đoạt quyền khai thác Thái Hồ? Không lẽ các hạ muốn kiêm luôn danh hiệu Thái Hồ Long Vương nữa sao?
Lã Trường Lạc đáp:
- Bố Kỳ Môn có rất nhiều đệ tử, rải rác khắp sông hồ, chẳng những người ngoài không nhận ra được mà đến người trong phái cũng chẳng biết mặt nhau.
Triển Mộng Bạch gật gù:
- Các hạ nói đúng! Tại hạ từng nghe trên giang hồ, Bố Kỳ Môn là một môn phái kỳ quái nhất, tuy nhiên, Bố Kỳ Môn cũng là một môn phái bảo trì chính nghĩa hết sức nghiêm khắc, bình sanh chẳng hề dung túng một môn nhân nào làm điều phi lý. Giờ đây các hạ tự xưng là môn đệ Bố Kỳ Môn, mà các hạ lại hành động như vậy thì thiết tưởng các hạ sẽ giải thích như thế nào cho ổn thoả đây?
Bố Kỳ Môn không chánh thức là một môn phái võ có tổ chức như các môn phái khác, nên người gia nhập chẳng bao giờ được chưởng môn truyền cho võ công, nếu có học được gì thì cũng do bằng hữu dạy nhau mà thôi.
Tuy không có quy cũ đặc biệt nhưng chẳng hiểu tại sao, lại có rất nhiều môn đồ, Bố Kỳ Môn chỉ do một mình Chưởng môn nhân quản trị, tuyệt nhiên không hề có ai phụ tá.
Cho nên, bình nhật người trong Bố Kỳ Môn chẳng có một phận sự nào cả, môn phái mường tượng một hội thi, thung dung ngày tháng, chẳng hề can thiệp vào việc giang hồ.
Thế mà môn phái lại có một uy lực rất mạnh chính đó là một điều lạ.
Bởi cái uy lực mạnh đó nhiều người ham, nên gia nhập.
Giờ đây, lại sanh ra cái việc người trong Bố Kỳ Môn manh tâm cướp đoạt nghề nghiệp của dân lành.
Đó là điều khó hiểu.
Lã Trường Lạc từ từ thốt:
- Bổn môn đã thay đổi chưởng môn rồi, thì mọi sinh hoạt trong môn phái cũng thay đổi luôn, cho nên những gì ngày nay không giống ngày trước, và ai đã biết được chủ trương ngày trước hắn phải kinh ngạc với biến chuyển của ngày nay.

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 178
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com