Bên ngoài thành Trấn Giang, giữa dòng sông một hòn núi nhỏ mọc lên như một hòn đảo.
Núi khá cao, núi mọc giữa giòng sông, nước chảy về Đông, nước cuốn phù sa, phần nào bồi đấp, phần nào xoi thủng vách núi cho nên có nơi lài lài ra, có chỗ khuyết sâu vào, trên đỉnh núi mây vờn che, dưới chân núi bọt nước tung tóe, mây bên trên mờ mờ, bụi nước bên dưới cũng mờ mờ, tạo cho hòn núi cái cảnh mông lung, huyền ảo, đứng xa xa trông như ẩn, như hiện, xinh đẹp vô cùng.
Khách giang hồ xem nơi đó là một giang sơn đệ nhất trong toàn quốc, và người địa phương đã đặt cho cái tên là Kim Sơn.
Trước Kim Sơn, trên giòng sông, có một con thuyền, trên thuyền hẳn phải có người bởi có tiếng ca từ thuyền vang lên, vọng vào vách núi, phiêu lãng theo ngọn gió cuốn đi xuôi giòng sông...
Lời ca đượm cái vẻ hoài cổ, mà cũng biểu hiện niềm cảm khái của kiếp nhân sinh.
Người trên thuyền không ẩn mình trong khoang, mà lại ngồi ngay nơi trước.
Có đến hai người, một già, một trẻ.
Lời ca do lão nhân phát xuất, lão nhân mặc áo vàng, mắt nhìn xuống như nhắm nghiền, ngồi bất động.
Người trẻ ngồi xếp bằng tròn đối diện với lão nhân, đôi mắt cực kỳ sáng.
Giữa hai người có một chiếc lò, trên lò có chiếc ấm hơi nước bốc lên cao, tản mác ra không gian, hơi nước mang theo một mùi trà thơm phi thường.
Lời ca dứt, lão nhân thốt:
- Bài ca này do ta đặt ra trong lần qua đây ngày trước, thời gian đã mấy độ thay mùa, cảnh còn y mà người khác hẳn xưa. Người bản xứ khác mà ta cũng khác, người chẳng nhận ra ta, ta càng khó nhận ra người! Luật biến thiên là do hoá công đặt ra, song chừng như áp dụng cho người hơn cho cảnh.
Thiếu niên khẽ cau mày:
- Qua lời nói của tiền bối, tại hạ nghe như tiền bối ức niệm đến một người, và nếu tại hạ không lầm thì tiền bối luôn luôn nhớ đến con người đó, chính hình bóng của người đó ám ảnh tiền bối quá nặng, cho nên nhìn vào đâu tiền bối cũng thấy hình bóng người đó hiện ra rồi sanh lòng hoài cổ, bi thán...
Chàng thở dài, tiếp nối:
- Chẳng lẽ trên thế gian này có một người diễm phúc được một người như tiền bối ức niệm mãi mãi? ...
Người áo vàng thở dài mấy lượt, không đáp.
Con thuyền từ từ lướt tới, tới mãi đến cạnh bờ.
Trong ánh mắt của người áo vàng, vẻ u buồn hiện lên rõ rệt hơn trước.
Thiếu niên chẳng ai khác hơn là Triển Mộng Bạch và lão nhân hẳn là người áo vàng trong bộ áo vàng tại đỉnh núi cao, chàng đã chọn theo lão một năm, để rồi sau đó sẽ đến Ngạo Tiên Cung gặp Lam Đại tiên sanh.
Chàng hối hận đã khêu gợi niềm đau của lão nhân, niềm đau từ dĩ vãng song vẫn còn vương vấn mãi nơi lòng người áo vàng đến ngày nay, thời gian qua đi, còn rất dài mà niềm đau luôn luôn còn sâu đậm.
Đáng lý chàng không nên phân tách những ý niệm chứa chất trong bài ca.
Để khoả lấp sự việc, chàng điểm một nụ cười thốt:
- Nghe nói, trên Kim Sơn có môt ngôi chùa, trong chùa có chân kinh của nhà Châu và chiếc trống của nhà Hán. Trên núi lại có một ngọn suối dùng nước đó nấu sôi, pha trà, dù trà thường cũng ngon như trà quý. Rất tiếc, Kim Sơn nhỏ quá, một điạ điểm nhỏ như vậy chẳng xứng với cái danh rền vang dội khắp sông hồ.
Lão nhân áo vàng điềm nhiên:
- Ta xuôi ngược khắp đó đây suốt mấy mươi năm dài, đối với ta chẳng có cảnh trí nào lưu lại một hình thức, bởi ta nhìn vào cảnh trí, ta chỉ thấy cái ý, do đó hình thức đối với ta chẳng có nghĩa gì, cho nên ta chẳng hề thấy Kim Sơn nhỏ, mà ta cũng chẳng hề cho nơi nào lớn hơn...
Triển Mộng Bạch miễn cưỡng gật gù, cái triết lý đó đành rằng rất đúng, song ở lứa tuổi của chàng, chàng chưa lãnh hội được như lão.
Chàng nhìn lên, thấy ngôi danh tự ẩn trước giữa những hàng trúc, hàng cây trúc cao ngọn cây to tàng, lại có hoa, có quả ...
Trên con đường từ chùa xuống đến chân núi, một lão tăng xuất hiện, vận chiếc áo màu lam, tay cầm tràng hạt.
Theo sau lão tăng còn có rất nhiều tăng nhân khác.
Lão tăng đi xuống, không phải để nghinh đón người áo vàng và Triển Mộng Bạch mà là để tiễn đưa một lão nhân vận y phục hoa lệ.
Đến một đoạn quanh, lão tăng cao giọng hướng về lão nhân đó, thốt:
- Trên bổn tự còn có khách phương xa, nên phương trượng không tiện làm tròn lễ, thí chủ miễn cho cái việc tống biệt...
Lão nhân đó cười nhẹ, đáp:
- Lão phu tuỳ tiện mà đến, cũng tuỳ tiện mà đi, có như vậy mới thỏa thích cái ý du sơn, viếng chùa, nếu phương trượng đại sư bày vẻ việc nghinh tiếp, tiễn đưa, thì thật là phiền phức cho cả chủ lẫn khách, lão phu chẳng an tâm chút nào. Được như vậy là đúng với sở nguyện, có chi đâu mà đại sư phải khách sáo?
Lão dừng lại, đảo mắt nhìn quanh, chợt trông xuống phía dưới đường, thấy Triển Mộng Bạch đi lên.
Đồng thời gian, Triển Mộng Bạch cũng nhận ra lão.
Chàng giật mình, buột miệng kêu lên:
- Tần Sấu Oâng!
Phải!
Lão nhân mặc y phục hoa lệ đó không ai khác hơn là vị danh y mà hầu hết khách giang hồ đều nghe danh biết tiếng, họ Tần, tên Sấu Oâng!
Lão điểm nụ cười lạnh, không buồn nhìn chàng nữa, ung dung bước tránh qua một bên chàng đi luôn.
Nụ cười của lão đượm vẻ khinh miệt rõ rệt.
Triển Mộng Bạch qua phút giây sững sốt, nhớ lại việc ngày nào, phần phẫn nộ vẻ khinh thường của lão, vội hét lên:
- Cái lão phu vô dụng mà cũng bất nhân kia, ngươi không nhận ra thiếu gia sao?
Tần Sấu Ông tránh qua một bên, chàng vừa hét vừa đảo bộ chận lối đi của lão.
Hai tay chàng nắm lại cứng chắc, hái nắm tay như hai quả chuỳ nhỏ, sẵn sàng bay ra, và nếu bay ra thì cái đích hẳn là gương mặt khả ố của họ Tần.
Tần Sấu Ông lạnh lùng bảo:
- Bước tránh qua một bên ngay!
Triển Mộng Bạch nào chịu bỏ qua?
Chàng nhắc lại chuyện ngày nào, gằn từng tiếng:
- Giá như ngươi đừng dần dà, ngươi bằng lòng đến sớm hơn một chút, theo lời ta yêu cầu thì gia gia ta đâu đến nỗi phải mất mạng một cách oan uổng? Ngươi phải biết ta căm hận ngươi vô cùng, niềm căm hận đó ta ôm mãi đến ngày nay, càng ngày càng lớn, bây giờ ta gặp ngươi, làm sao ta bỏ qua cái dịp giáo huấn ngươi cho ngươi biết thế nào là nhân đạo?
Tần Sấu Ông ngẩng mặt lên không, cười mỉa mấy tiếng, đọan bỉu môi, hỏi:
- Giáo huấn lão phu?
Triển Mộng Bạch nạt lớn:
- Nhất định!
Một quyền tay bay tới, tay quyền nhắm vào một bên má của lão y sư họ Tần. Tần Sấu Ông bật cười ha hả, không né tránh.
Một tiếng quát vang lên:
- Dừng tay!
Một đạo kình phong phá ngang quét vào cổ tay Triển Mộng Bạch.
Triển Mộng Bạch hét to:
- Các vị lao khổ bảo vệ cho lão ta, chỉ sợ khi các vị trúng phải Tình Nhân Tiễn rồi, lão sẽ chẳng chữa trị cho các vị đâu!
Người bằng hữu lạnh lùng:
- Có phải bằng hữu là con trai của Triển Hóa Vũ đại hiệp chăng?
Triển Mộng Bạch gật đầu:
- Phải! Tại hạ Triển Mộng Bạch đây!
Cả ba người đó cùng giật mình.
Lão nhân áo vàng khẽ chớp mắt, chừng như lão biết Triển Hóa Vũ.
Lão tăng không còn nghiêm lạnh như trước nữa, thần sắc của lão dịu lại rất nhiều, lão ôn tồn thốt:
- Đã là con trai của Triển đại hiệp thì thí chủ không nên có thái độ vô lễ như vậy. Thí chủ có biết không, bần tăng là bằng hữu của lịnh tôn đây.
Triển Mộng Bạch lùi lại một bước, nhìn sững lão tăng.
Lão tăng cao giọng:
- Tránh qua một bên, nhường đường cho bần tăng tiễn khách.
Lão tăng không đợi Triển Mộng Bạch bước qua một bên, phất ống tay áo, lách mình vòng qua bước đi.
Đồng thời gian, lão nhân áo vàng bảo:
- Mình đến đây là để du sơn, ngoạn tự, nào phải để sanh sự, lão đệ, đi thôi!
Lão nắm tay chàng lôi đi.
Triển Mộng Bạch thức ngộ tình hình, biết có làm gì đi nữa thì cũng chẳng làm gì được Tần Sấu Ôngï Chàng quay mình, bước theo lão nhân áo vàng.
Tần Sấu Ông lạnh lùng thốt:
- Lão phu quanh năm suốt tháng ở tại Hàng Châu, trừ trường hợp khẩn cấp lắm mới vắng mặt vài hôm tại quê quán. Ngươi muốn sanh sự cứ đến đó mà sanh sự bất cứ lúc nào, tuỳ tiện mà đến, lúc nào lão phu cũng sẵn sàng hoan nghinh.
Lão phất ống tay áo bước theo lão tăng, không buồn nhìn Triển Mộng Bạch nửa mắt.
Ba người áo đen sững sờ trước diễn tiếp sự tình.
Một trong ba người lẩm nhẩm:
- Triển đại hiệp sanh tiền là con người đáng kính song con người đó đã mất đi rồi, cái chỗ trống sẽ vĩnh viễn trống, chẳng làm sao lập lại cho bằng! Người có thể thay người, những cái gì giá trị của mỗi người mỗi khác, giá trị con người chẳng phải là vật để thế thay!
Triển Mộng Bạch bực cực độ, quát:
- Đi nhanh!
Ba người áo đen thở dài, gầm đầu đi luôn.
Người áo vàng cũng thở dài, hỏi:
- Lão đệ có nhận ra ba người đó là ai chăng?
Triển Mộng Bạch còn căm hận:
- Họ là những kẻ xe thời phụ thế, chứ còn ai nữa?
Người áo vàng điềm nhiên:
- Ba người đó thuộc các phái môn hạ Phách quái, chưởng phái có liên quan mật thiết với gia đình lão đệ. Chẳng rõ lão đệ có đoán ra họ là những ai?
Triển Mộng Bạch cau mày:
- Tiền bối chỉ nhìn hành động của họ mà đoán ra môn phái, đoán ra luôn người?
Người áo vàng gật đầu:
- Đúng vậy!
Triển Mộng Bạch thở dài:
- Tại hạ chịu thôi! Chẳng làm sao đoán ra được!
Người áo vàng cười nhẹ:
- Không đoán ra được lại càng hay! Bây giờ bỏ qua tất cả, đi theo lão phu lên chùa xem mấy món cổ vật đi!
Triển Mộng Bạch bước đi mà lòng còn nặng niềm uẩn ức.
- Tại sao lại có quy luật cấm nữ nhân đặt bước ở những nơi khác trong chùa? Cái đạo từ bi của đức Phật, phổ cập đến chúng sinh mà chúng sinh thì gồm cả nam lẫn nữ, chẳng lẽ tại đây các hoà thượng lại cho rằng nữ nhân chẳng phải là người?
Âu Dương Diệu can gián:
- Tam muội ...
Thiết phi Quỳnh bất chấp, tiếp luôn:
- Đừng ngăn tôi, tôi nhất định xem cho bằng được những vật đó, dù ai cấm tôi vào, tôi cũng tìm cách vào.
Lão tăng trầm gương mặt gằn giọng:
- Nữ thí chủ nói năng thận trọng một chút.
Bỗng, có tiếng cười trong trẻo vang lên, từ phía hậu điện vọng ra.
Tiếng cười đó hiển nhiên do nữ nhân phát lên.
Nghe tiếng cười, Hoa Sơn Tam Oanh biến sắc mặt. Nhưng Triển Mộng Bạch lại nổi giận, thầm nghĩ:
- Cái lão hòa thượng này nói là chùa cấm nữ nhân vào, thế tại sao có tiếng cười của nữ nhân trong ấy vọng ra?
Qua giây phút kinh ngạc, Tam Oanh lấy lại bình tĩnh và Thiết Phi Quỳnh không dấu sự phẩn uất, hét lên:
- Có phải là tiếng cười của nữ nhân đó chăng?
Đương nhiên câu hỏi của nàng hướng về lão tăng.
Lão tăng điềm nhiên gật đầu:
- Phải!
Thiết Phi Quỳnh, Thạch Linh Duẩn cùng sôi giận nhưng Aâu Dương Diệu bình tình hơn, chỉ thốt:
- Như vậy, là ba chị em chúng ta cùng vào được như chúng.
Nói là làm cả ba dợm bước tới.
Bốn lão hoà thượng phía sau lão tăng đồng di động thân hình lướt ra chấn lối.
Thạch Linh Duẩn cười lạnh:
- Từ lâu ta nghe nói bất cứ hoà thượng nào ở tại Kim Sơn Tự này cũng có võ công kỳ diệu, đó cũng la một cái hay, song phàm là kẻ xuất gia thì sao lại cậy vũ côg uy hiếp khách thập phương?
Lão tăng thản nhiên thốt:
- Nữ nhân đó là vị khách được phương trượng đặc cách ước hẹn tiếp đón bởi vị nữ khách đó là người mà phương trượng đại sư ngưỡng mộ từ lâu.
Thiết Phi Quỳnh nạt ngang:
- Ngươi nói gì ta cũng chẳng nghe đâu, cho ngươi biết, nhất định hôm nay ta phải vào xem cho kỳ được những chiếc đảnh trống ngọc đó của tiền nhân lưu lại đó.
Nàng bước tới liền.
Lão tăng trầm giọng:
- Nữ thí chủ không chịu nghe lời khuyến cáo, thì bần tăng bắt buộc phải vô lễ vậy.
Lão phất ống tay áo.
Một luồng gió mạnh quét ngang mặt Thiết Phi Quỳnh.
Thiết Phi Quỳnh hét lớn:
- Khá đó!
Tay hữu đánh ra một chưởng, nhắm cánh chỏ hữu của lão tăng, tay tả vươn hai ngón, móc mắt đối phương.
Lão tăng không hề dịch chân nửa bước, nghinh đón đúng ba chiêu của Thiết Phi Quỳnh.
Lão nhân áo vàng cười nhẹ, thốt:
- Hòa thượng Kim Sơn quả nhiên có võ công đáng kể.
Triển Mộng Bạch hừ một tiếng:
- Rất tiếc tài nghệ cao mà ngạo khí cũng cao!
Bỗng có tiếng niệm Phật hiệu vang lên, từ nơi đại điện vọng ra.
Tiếng niệm vang lên rất lớn, có thể loan đi xa hơn dặm.
Nghe tiếng niệm Phật hiệu, Thiết Phi Quỳnh dừng tay.
Đúng lúc đó từ nơi đại điện một đoàn người bước ra, trong số đó có hai nữ nhân.
Một trong hai nữ nhân vận y phục cực kỳ hoa lệ, còn nữ nhân kia thì ăn mặc như nam nhân.
Triển Mộng Bạch nhận ra hai nàng ngay.
Chàng hừ lạnh một tiếng, thầm nghĩ:
- Tưởng quý khách của phương trượng là ai, không ngờ lại là Tiêu Phi Vũ.
Chàng không buồn nhìn hai nàng, quay mình phi thân vọt đi.
Hai nữ nhân cao giọng gọi:
- Triển Mộng Bạch! ...
Một nam nhân cũng gọi theo:
- Triển huynh! ... Định đi đâu đó!....
Người áo vàng đảo mắt quan sát nhanh chóng mọi người, vẻ sợ hãi lộ ra nơi gương mặt.
Không, nói lộ ra nơi ánh mắt đúng hơn, bởi lão ta mang mặt nạ người chết mãi mãi, như lúc gặp gỡ Triển Mộng Bạch. Ý nghĩ thoáng qua, lão phất ống tay áo, nhún chân nhảy vọt theo liền Triển Mộng Bạch.
Hoa Sơn Tam Oanh nhận ra Tiêu Phi Vũ, cũng phi thân rời ngay ra khỏi đấu trường.
Cả ba thấy Tiêu Phi Vũ, chứ Tiêu Phi Vũ không thấy họ, vì nàng bận nhìn theo bóng Triển Mộng Bạch. Nàng lại gọi:
- Triển Mộng Bạch!
Nàng muốn chạy theo chàng song Tiêu Man Phong kịp thời nắm áo nàng giữ lại.
Tiêu Phi Vũ gắt:
- Ta muốn chận chàng lại ...
Vẫn như lúc nào nàng xưng ta với chị và vẫn gọi chị bằng tiếng đó.
Tiêu Man Phong mỉm cười hỏi:
- Mình trở về nhà còn muốn gặp hắn làm chi nữa! Ngươi nhìn kìa, bao nhiêu người đang nhìn ngươi, không sợ họ dị nghị sao chứ?
Tiêu Phi Vũ không làm sao hơn, đành đứng lại song vẫn hậm hực.
Phương trượng đại sư bước tới, thần sắc kinh dị đưa mắt về hướng Triển Mộng Bạch và lão nhân áo vàng thoát đi, hỏi:
- Ai thế?
Người cất giọng gọi Triển Mộng Bạch trước đó đáp:
- Thiếu niên ấy là Triển Mộng Bạch, con trai của Triển Hóa Vũ tại Hàng Châu.
Y vừa thốt vừa nhìn thoáng qua chị em họ Tiêu đoán xem họ có liên quan gì với Triển Mộng Bạch.
Phương trượng đại sư cười nhẹ:
- Thế ra Lâm thí chủ nhận được thiếu niên nhưng bần tăng muốn nói đến người áo vàng kia, người ấy có thuật kinh công đáng ca ngợi!
Người đối thoại với phương trượng đại sư chính là Lâm Hồng.
Những người kia chẳng rõ có ai biết Triển Mộng Bạch là ai song tất cả đều có khí vũ phi phàm, tỏ ra là những nhân vật có danh trong võ lâm.
Phương trượng đại sư nhìn qua mọi người một lượt nói tiếp:
- Các vị thí chủ đều là những người thấy nhiều hiểu nhiều hẳn cũng nhận ra người áo vàng có thuật kinh công đáng sợ. Thân pháp của người đó nhanh quá, bần tăng hết sức chú ý cũng chẳng nhìn được dung mạo!
Triển Mộng Bạch vận dụng toàn lực thoát đi, cố ly khai Kim Sơn Tự càng gấp càng hay, chạy được một đoạn đường rồi liền dừng chân lại thở dốc.
Bỗng, từ phía sau lưng chàng có tiếng người hỏi:
- Tại sao lão đệ trông thấy hai vị cô nương đó lại chạy liền?
Triển Mộng Bạch không trả lời, phi thân chạy miết.
Nhưng trước mặt chàng đã xuất hiện một lão tăng.
Đằng sau lão áo vàng trờ tới.
Chàng định chạy vượt qua, nhưng bị lão áo vàng phất tay cản lại:
- Ta là chủ địa phương này, và bất cứ ai đặt chân đến vùng đều là khách.
Chủ nhân gặp khách không chào không hỏi, thì còn chi khiếm nhã hơn?
Triển Mộng Bạch nổi giận hằn hộc:
- Cái thứ người như vậy, chúng ta cần gì phải tiếp xúc mà thành phí công thừa lời?
Bỗng người áo vàng trố mắt, trong ánh mắt vẻ kinh dị hiện rõ.
Lão từ từ bước đến gần lão tăng.
Triển Mộng Bạch lấy làm lạ về thái độ của người áo vàng cũng bước theo luôn. Đến gần lão tăng người áo vàng chưa nói chi, chính chàng lại kêu lên trước:
- Tình Nhân Tiễn!
Lão tăng có đôi mày xám, ngồi bất động sau tấm bia Giang Thiên Nhất Lâm, nơi mình chẳng có một vết thương nào rõ rệt, song đã đứt hơi thở rồi.
Bất quá, trước ngực còn ló ra hai chuổi tên rất nhỏ, một đen, một đỏ.
Tình Nhân Tiễn luôn luôn xuất hiện đủ đôi!
Thần sắc lão tăng vẫn như sống, đôi mắt vẫn mở lớn, trong ánh mắt còn ngời niềm kinh ngạc, đúng là ánh mắt vừa phát hiện sự lạ là chết ngay.
Triển Mộng Bạch run người.