watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
15:48:3526/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Tập 8 - Nam Quốc Sơn Hà - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 31-50 - Trang 28
Chỉ mục bài viết
Tập 8 - Nam Quốc Sơn Hà - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 31-50
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Trang 36
Trang 37
Trang 38
Trang 39
Trang 40
Trang 41
Tất cả các trang
Trang 28 trong tổng số 41


Chương 44b

Thế rồi ngài chỉ tay vào cái hộp, chim ưng nhặt thăm đưa đến tận tay các tướng. Sau khi 26 tướng nhận thăm rồi, ngài hô:
- Mở thăm ra.
Chư tướng mở thăm cùng một lúc. Đúng là có người mà cũng tại trời, hai tướng Mai Cầm, Quách Y trúng thăm có con rồng. Hai tướng chắp tay hướng lên trời:
- Đa tạ Quốc-tổ, Quốc-mẫu đã chọn chúng con.
Chư tướng đều đưa lời chúc tụng hai tướng.
Linh-Nhân hoàng thái hậu tới bên hai tướng, ngài nắm lấy vai hai tướng, trong khi nước mắt chảy xuống đôi gò má:
- Chị biết chính khí chư tướng hào hùng vô tận. Chị cũng biết hai em do liệt tổ chọn. Nay hai em được tận trung báo quốc, chị mừng cho hai em. Nhưng này, hai em đã nghĩ kỹ chưa?
Hai tướng quỳ gối rập đầu xuống đất:
- Chúng em là những trẻ mồ côi, lang thang vô sở bất chí, được hậu thương yêu như con. Hậu nuôi dạy bọn em, gây dựng hạnh phúc sự nghiệp cho bọn em. Nay hậu thấy bọn em sắp chết, mà lòng không nỡ. Nhưng hậu ơi! Con người ta ai cũng phải chết, không chết bằng cách này, thì cũng chết bằng cách kia. Nay chúng em được chọn cái chết vinh dự nhất, thì thực là trời cho bọn em. Hậu cứ để cho các em ra đi.
Linh-Nhân hoàng thái hậu bảo Mai Cầm, Quách Y:
- Hai em xòe bàn tay ra nào!
Hai tướng xòe bàn tay ra trước mặt hậu. Ngài nắm lấy bàn tay hai tướng, đưa lên miệng cắn sẽ một cái:
- Hồi gặp các em ở hồ Tây, chị đã cắn bàn tay các em, để sau này đi đâu, các em cũng không quên chị. Bây giờ chị lại cắn nữa, để không bao giờ chị em ta quên nhau.
Thường-Kiệt đứng lê tóm tắt:
- Tôi xin nhắc lại năm điều.
Trong phòng im phăng phắc.
- Một là, chưa biết ngày mười chín tháng giêng, giờ Thìn, quân Tống sẽ vượt biên đánh xống Thăng-long hay không ? Nhưng tôi biết chắc rằng chúng phải tiến quân cho nhanh, vì sang tháng ba, trời bắt đầu nóng, mà chưa chiếm được Đại-Việt, thì chúng phải lui quân, nếu không thì bộ, kị binh sẽ bệnh mà chết hết. Bằng lui quân thì bọn Quách Quỳ, Triệu Tiết sẽ bị xử trảm. Chủ tâm của chúng là phá vỡ Như-nguyệt, rồi dùng kị binh tiến khẩn cấp về Thăng-long, bộ binh tiến sau. Quân tân-đằng-hải sẽ đánh chiếm các xã ấp để kiếm lương, dân phu.
Ông chỉ vào tướng Nguyễn Căn:
- Tổng trấn tại Như-nguyệt là Trấn-Bắc thượng tướng quân Tản-viên hầu Nguyễn Căn. Lực lượng thống thuộc gồm có hai hiệu Thiên-tử binh Bổng-thánh, Bảo-thắng, mười dàn Thần-nỏ, một hiệu thú binh gồm sáu sư Phong, Tượng, Ưng, Hổ, Báo, Ngao. Về cao thủ gồm bốn đại sư Viên Căn, Viên Mộc, Viên Chi, Viên Diệp chùa Báo-ân; Hùng Nhân, Hùng Nghĩa, Hùng Lễ, Âu Hoàng, Âu Thanh, Âu Huyền. Đặc biệt còn nghìn đệ tử của trường Long-thành ẩn-sĩ Tôn Đản, do phu nhân Vũ Thanh-Thảo chỉ huy.
Ông chỉ vào công chúa Thiên-Ninh:
- Kế tiếp Như-nguyệt là vòng đai bảo vệ Thăng-long, do công chúa Thiên-Ninh chỉ huy. Lực lượng trực thuộc có hiệu Thiên-tử binh Ngự-long, kị-binh, hiệu binh địa phương Hồng-châu trấn ở Cổ-pháp; hiệu Thiên-tử binh Quảng-thánh, hiệu binh địa phương Sơn-Nam phân tán vào các xã cùng hoàng nam đánh vào hông địch. Yểm trợ cho Cổ-pháp còn có mười dàn Thần-nỏ, sáu sư thú, một nghìn đệ tử phái Tản-viên.
Các tướng im lặng, dù không phải lệnh của mình cũng phải nghe cho rõ, để còn biết mà phối hợp.
- Hai là, mặt Phú-lương, Nham-biền. Ở đây Tống chỉ hư trương thanh thế. Ta nhân đó dùng toàn lực đánh chúng. Mặt Phú-lương do phò mã Hoàng Kiện, công chúa Động-Thiên trấn giữ. Lực lượng trực thuộc có hai hiệu Thiên-tử binh Vũ-thắng, Bổng-nhật; 10 dàn Thần-nỏ, sáu sư thú binh; tăng viện thêm bốn cao thủ Hùng Trí, Hùng Tín, Âu Lam, Âu Hồng; một ngàn cao thủ phái Tiêu-sơn. Bằng mọi giá phải giữ vững mặt này, nếu như vì lý do gì để Tống phá vỡ phòng tuyến Phú-lương, thì Thăng-long lâm nguy, bởi phía sau không còn lực lượng nào nữa.
Công chúa Động Thiên chỉ vào phò mã Hoàng Kiện; Lý Đoan, Trần Ngọc-Liên; Lý Tứ, Mai Tứ; Trần Di, Phương Lý:
- Đại huynh đừng lo. Tống chỉ có thể vượt Phú-lương, khi tất cả chúng em bị tan thây mà thôi.
Chư tướng vỗ tay.
- Ba là mặt Nham-biền. Mặt này của Tống là hư. Còn ta, thì ta đánh như sét nổ, diệt các đạo binh Tống ở Nham-biền, rồi tiến về Như-nguyệt. Mặt này do Trung-Thành vương, Tín-Nghĩa vương tổng chỉ huy. Lực lượng thống thuộc gồm năm hiệu Thiên-tử binh Đằng-hải, Long-dực, Hùng-lược, Vạn-tiệp, Thần-điện; đội Thần-tiễn Long-biên, đội Giao-long Tây-hồ; một nghìn võ sĩ phái Đông-a; hạm đội Thần-phù.
Trung-Thành, Tín-Nghĩa cùng chư tướng đứng dậy nhận lệnh.
- Bốn là, Khu-mật viện sẽ dùng chim ưng đem lệnh cho phò mã Thân Cảnh-Long, công chúa Thiêm-Thành đem quân vượt biên đánh sang Vĩnh-bình, Tây-bình, Lộc-châu để dọa Tống. Công chúa Côi-sơn, phò mã Tôn Mạnh đánh chiếm Quyết-lý; Quán-quân thượng tướng quân Đinh Hoàng-Nghi sẽ đánh Chi-lăng, cắt đường lui quân tiếp tế lương thảo của Tống.
- Năm là đội công tác đặc biệt, do quan Thái-phó Quách Sĩ-An chỉ huy với đội cao thủ trường Thái-hà dàn ra từ Phú-lương tới Như-nguyệt, Nham-biền, ngày đêm dùng loa đọc bộ Thiên-thư nghị chế thời Tống Nhân-tông cho binh tướng giặc nghe. Không biết quan Thái-phó có điều gì thắc mắc không?
Quách Sĩ-An là quan văn, bây giờ được lệnh ra trận, ông vui mừng chi siết kể:
- Đại-tư-mã có nhã ý cho tôi ra trận, thực thâm cảm vô cùng. Tôi có đề nghị này: Nhiều người trong chúng ta biết nói tiếng Hoa, nhưng nói tiếng Hoa Biện-kinh thì ít ai nói trôi chảy văn chương. Tôi từng đi sứ, đã học nói tiếng Biện-kinh, nhưng nội lực không làm bao để có thể phát thanh vượt sông đến trại Tống. Ở đây, ta có ba vị, không những võ công cao cường, nội lực xung mãn, mà văn chương quán thế, nói tiếng Biện-kinh như người Tống. Xin Đại-tư-mã mời ba vị ấy cùng làm với tôi thì hay biết bao.
Mọi người cùng đổ dồn mắt nhìn Côi-sơn tam anh. Linh-Nhân hoàng thái hậu biết Thường-Kiệt là sư điệt, nên không dám sai ba đại sư bá. Hậu định lên tiếng, thì Phụ-Quốc đã nói:
- Quan Thái-phó đã có ý kiến ấy, thì chúng tôi đâu dám từ. Được! Vậy thế này, chúng tôi dẫn đệ tử, trường Thái-hà đi phát thanh. Còn quan Thái-phó thì nghiên cứu, rồi viết ra bản văn, để chúng tôi phát thanh cho thống nhất.
Buổi hội chấm dứt.
Tết Đinh-Tỵ năm nay trên khắp đất nước Đại-Việt, gần như dân chúng không còn tâm trí nghĩ đến ăn uống, vui mừng, vì cái tin 40 vạn quân Tống, 60 vạn bảo binh, dân phu đã tràn đến Bắc sông Như-nguyệt. Chúng như đàn hổ đói, đang rình rập, chờ dịp thuận tiện là nhảy xuống ăn thịt dân Thăng-long.
Nhưng trưa mùng một, mõ khắp nơi cùng rao rằng: Trung-Thành vương, Tín-Nghĩa vương đã đột kích quân Tống giữa đêm giao thừa. Giặc chết đến hơn sáu vạn. Sau đó, khắp các trấn, các huyện, các làng... các thầy đồ kể truyện cho dân chúng nghe về chi tiết trận đánh. Trong quân, thì các vị sư trưởng, đạo trưởng tập họp quân sĩ lại kể cho họ nghe.
Dân chúng bớt lo sợ, người người hăm hở lo phòng bị giữ làng khi giặc tới.
Ngay đêm mùng một, sang ngày mùng hai, mõ lại rao một tin lạ lùng vô cùng:
« Hai đại bồ tát Minh-Không, Đạo-Hạnh trong khi vân Trung-thổ đã trị bệnh, trừ tà trong thành Biện-kinh. Vua Tống cúng dàng một kho đồng. Đây không phải đồng bình thường, mà là tinh hoa linh khí Trung-thổ kết tinh mà thành. Hai ngài đã dùng đồng đó để đúc: Nam thiên tứ khí. Tứ khí gồm một tượng Phật cao hai trượng, một cái vạc nặng ba vạn cân, một cái chuông ngân thiên, và đỉnh tháp Báo-thiên. Với Nam thiên tứ đại thần khí, thì chư thiên, chư bồ tát, chư thần sẽ giáng hạ đánh tan giặc Tống. Dân chúng muốn biết rõ chi tiết hãy đến các quán trà, các trường học mà nghe thầy đồ kể rõ ngọn nguồn ».
Dân chúng lại ào ào đến các trường, các quán trà nghe thấy đồ kể truyện. Trong quân, thì các cấp chỉ huy họp tướng sĩ để giảng giải. Thế là khắp Đại-Việt, chỗ nào cũng nghe nói về Nam thiên tứ đại thần khí.
Tại rừng Bắc-biên, nơi ém quân của hiệu binh Quảng-vũ ở trong rừng Bắc-biên.
Từ hôm được chỉ dụ của Linh-Nhân hoàng thái hậu truyền rút quân vào ẩn trong rừng, chờ khi có lệnh, sẽ đánh vào hậu quân địch đến giờ; Phò mã Thân Cảnh-Long, công chúa Thiên-Thành; phò mã Tôn Mạnh, công chúa Côi-sơn; Quán-quân thượng tướng quân Đinh Hoàng-Nghi, quận chúa Phương-Quỳnh; đô thống Lý Tam và phu nhân... phân tán quân ra thành từng tốt (100 người), rồi cho ẩn vào các trang động Bắc-biên chờ lệnh.
Lúc được lệnh rút quân vào rừng, Đinh Hoàng-Nghi bàn với Phương-Quỳnh, Chang-Lan rằng: Vi Thủ-An hàng Tống thực, nhưng nay y chết rồi, mà mấy chục trang động thống thuộc y thì bất mãn vì Tống bắt dân phu, thu lương, nên vẫn anh hùng một cõi. Chúng ta cử sứ giả tới liên lạc với họ, giúp đỡ, bảo vệ họ; như vậy ta vừa được dân, vừa có lương thực nuôi quân.
Thế là hầu thì lưu động nay đây, mai đó, trong khi Phương-Quỳnh hoạt động ở phía Đông, Chang-Lan hoạt động ở phía Tây-Bắc, vợ chồng Lý Tam hoạt động ở vùng Chi-lăng.
Tuy ẩn ở các trang động trong rừng, nhưng tết Đinh-Tỵ, Hoàng-Nghi cũng cho binh, tướng ăn tết rất đầy đủ. Sáng mùng hai, quân báo rằng có cố nhân từ Thăng-long lên thăm. Hầu vội ra đón, thì ra sư Viên-Căn ở chùa Báo-ân. Cố nhân gặp nhau, hầu quên cả lễ nghi, chạy ra ôm lấy sư:
- Sư huynh! Sư phụ vẫn thường an lạc chứ? Sư bá Mộc-tồn vẫn mạnh khoẻ chứ? Làng Siêu-loại ta vẫn an ninh chứ?
- Tất cả đều được Phật-tổ hộ trì vô sự. Sư bá sai sư huynh lên gặp hầu có truyện khẩn.
Đối với bọn mãi quốc cầu vinh, bọn tham quan ác bá, thì Mộc-tồn hòa thượng cực kỳ nghiêm khắc. Nhưng đối với đệ tử, thì ngài lại cực kỳ ôn nhu, yêu thương. Trong Long-biên ngũ hùng, ngài thương Hoàng-Nghi nhất. Nên nay nghe thấy sứ giả của ngài lên truyền lệnh, hầu vội ngồi ngay ngắn lại:
- Sư bá truyền cho đệ phải làm gì đây?
Viên Căn ghé miệng vào tai Hoàng-Nghi thuật một lúc. Hoàng-Nghi gật đầu tỏ ý hiểu. Ngay chiều hôm đó, hầu tập trung binh tướng lại cho Viên-Căn tường thuật tình hình miền xuôi.
Sau khi tường thuật hai đề tài lớn:
- Một là trận đột kích đêm Giao-thừa của Trung-Thành, Tín-Nghĩa nhị vương.
- Hai là vua Đường sai Cao Biền sang Đại-Việt yểm hết các thế đất linh, lấy tất cả tinh hoa linh khí bỏ vào bụng ba mươi sáu con trâu vàng đem về giam núi Thái-sơn. Đến đời vua Tống Thái-tông, vì thất trận nên sai đào trâu mang về yểm ở trong Hoàng-cung, hy vọng tuyệt hết linh khí Đại-Việt. Trong dịp hai thánh tăng Minh-Không, Đạo-Hạnh vân du Trung-thổ, trừ tà tại Hoàng-cung Tống, được nhà vua cúng dàng đồng đen. Hai ngài làm phép lấy hết một kho đồng đem về Đại-Việt. Nhân đó hai ngài đoạt ba mươi sáu con trâu chứa tinh hoa anh linh tộc Việt, rồi đem về đặt vào chỗ cũ. Hiện linh khí Đại-Việt đang sáng rực trời Nam.
Hôm sau sư Viên-Căn thuật việc hai thánh tăng đem đồng đen về đúc bốn bảo khí của Đại-Việt:
Thần khí thứ nhất
« Thần khí thứ nhất mà ngài đúc là đỉnh tháp Đại-thắng Báo-thiên. Tháp nằm trong khuôn viên chùa Sùng-khánh Báo-thiên. Chùa Sùng-khánh Báo-thiên dựng vào tháng tư, năm Bính-Thân, nhằm niên hiệu Long-thụy Thái-bình thứ ba đời đức Thánh-tông (1056). Sở dĩ chùa có tên Báo-thiên, vì ngày lễ Thượng-nguyên, tức rằm tháng giêng năm ấy, vua xa giá ra hồ Tây xem cá. Khi đến bờ đê, thì gặp một người trang phục như thằng điên, mắng vua rằng: Nhà vua làm chúa trời Nam, sao không tu đức, sửa sang chính sự, mà lại rong chơi? Như vậy là làm gương xấu khiến cho bọn quan lại tham ô, hà hiếp dân chúng. Ta là thần, được thượng đế sai xuống giữ việc mưa nắng vùng này. Nay thấy dân khổ, nên hiện ra báo cho vua hay. Lập tức đức Thánh-tông bỏ cuộc đi chơi, trở về giảm yến tiệc, giảm chi tiêu nội cung, cách chức bọn tham quan, sai làm chùa để tạ ơn trời. Chùa mang tên Sùng-khánh Báo-thiên là tích đó. Nơi tọa lạc chùa, được mang tên phường Báo-thiên, thuộc thôn Tiên-thị, huyện Thọ-xương, Thăng-long.
Năm sau, Đinh-Dậu, niên hiệu Long-thụy Thái-bình thứ tư (1057) đức Thánh-tông lại cho dựng tháp ở trong sân chùa. Tháp cao hai mươi trượng (40 mét), gồm 12 tầng. Nay hai thánh tăng lấy đồng đen, là tinh hoa linh khí núi Thái-sơn bên Trung-nguyên đúc cái đỉnh tháp. Từ khi đỉnh tháp được an vị, linh khí Trung-nguyến, tinh đẩu phương Bắc đều chiếu về trời Nam. Hiện, đêm đêm hào quang chiếu sáng rực đất Thăng-long.
Ghi chú

Chùa Sùng-khánh Báo-thiên, tháp Báo-thiên cho đến đời Trần vẫn còn. Nhà thơ Phạm Sư-Mạnh, cuối đời Trần có làm bài thơ Đề Báo-thiên tháp như sau:
Trấn áp Đông, Tây củng đế kỳ
Khuy nhiên nhất tháp độc nguy nguy.
Sơn hà bất động kình thiên trụ,
Kim cổ nan ma lập địa chùy.
Phong bãi chung linh thời ứng đáp,
Tinh di đăng chúc, dạ quang huy.
Ngã lai dục thử đề danh bút,
Quản lĩnh xuân giang tác nghiễn trì.
Đào Thái-Tôn dịch như sau:
Trấn áp Đông, Tây giữ đế đô,
Hiên ngang ngọn tháp đứng trơ trơ.
Non sông vững chãi tay trời chống,
Kim cổ khôn mòn đỉnh tháp nhô.
Thỉnh thoảng gió lay, chuông ứng đáp,
Đêm đêm sao xế đuốc khôn mờ.
Tới đây những muốn dầm ngòi bút,
Chiếm cả giòng sông mài mực thơ.
Năm 1406, vì giặc Hồ Quý-Ly cướp ngôi nhà Trần, linh khí trời Nam mất hết, đỉnh tháp bị gẫy rơi xuống. An-phủ-sứ Đông-đô là Lê Khải thấy đềm gở, không dám báo cho giặc Hồ biết, vì vậy bị biếm một tư. Sau đó đỉnh tháp được hàn, đem lên như cũ.
Năm 1427, quân Minh bị Bình-Định vương Lê Lợi vây ở Đông-đô 0 chúng cho rằng tháp Báo-thiên là nơi hút linh khí thiên hà, vì vậy vương thành công, chúng phá tháp với hy vọng tuyệt linh khí trời Nam; nhưng thác rằng lấy đồng làm súng. Chỗ nền tháp được đổ đất thành gò cao để dựng đàn tràng.
Đến cuối thời Lê, chùa bị bỏ hoang phế. Khu đất gần nền tháp cũ biến thành chợ, gọi là chợ Tiên. Đến thời Tây-sơn, năm Giáp-Dần, 1792, dân chúng đào gò lấy gạch, đá; tu bổ thành Thăng-long, nhặt được tượng đá chạm hình tiên, chim muông, chén bát sứ không biết bao nhiêu mà kể. Trên gạch đào được có chữ « Lý gia đệ tam đế Long-thụy Thái-bình tứ niên tạo » 0.
Định-vương Trịnh Căn có bài thơ Đề Báo-thiên tự như sau:
Tứ bề chăn ngắt gấm chương sinh,
Cảnh lạ mười phân, chín khác thường.
Thăm thẳm liên đài, nhuần diệu sắc,
Thênh thênh phúc chỉ nức thanh hương.
Vậy nên cõi phép trừng tha tính,
Tốt được lòng người lạc thiên phương.
Gió đạo thổi đưa hòa hây hẩy,
Trong khi ngoạn thưởng rất thư lương.
Bình phong tám bức mọi đồ thâu,
Đầm ấm trời xuân ngọc một bầu.
Mây thụy soi soi truyền bảo các,
Non nhân rắp rắp đối chung lâu.
Mở đường tế độ là ơn rộng,
Song cửa từ thông tỏ đạo mầu.
Thắng lãm luận đây làm phẩm nhất,
So trong tỉnh giới há nhường đâu.
Đến thời Nguyễn, đời vua Tự-Đức, tổng đốc Hà-nội là Tôn-thất Bật theo nền chùa cũ, xây lại, giữ được một số đá xanh chạm hình hoa sen là đá ở tháp Báo-thiên, đá chạm hình bát giác là đá ở bệ tháp từ thời Lý.
Hồi người Pháp sang cai trị, họ phá chùa này, lấy đất xây nhà thờ lớn Hà-nội. Vị trí chùa cũ nằm từ phía bên phải đền Lý Quốc-Sư đến đầu phố Nhà-chung, quận Hoàn-kiếm, Hà-nội.
Độc giả muốn thâm cứu thêm về chùa Sùng-khánh Báo-thiên, tháp Báo-thiên có thể tìm đọc các sách:
Trung-quốc:

- Quách thị Nam-chinh,
- Triệu-thị-Chinh tiễu Giao-chỉ ký.
Việt-Nam:
- Việt sử lược (Lý kỷ),
- Đại Việt sử ký toàn thư 0,
- Khâm định Việt sử thông giám cương mục,
- Đại Nam nhất thống chí,
- Hoàng Việt địa dư chí,
- Bắc thành địa dư chí lục,
- Thăng-long cổ tích khảo,
- Hà-nội địa dư,
- Hà-nội sơn xuyên phong vực,
- Đại-Việt địa chí,
- Hoàng Việt thi tuyển,
- Khâm định thăng bình bách vịnh,
- Ngự đề Thiên-hòa doanh bách vịnh,
- Toàn Việt thi lục,
- Tang thương ngẫu lục,
- Long-biên bách nhi vịnh.
Thần khí thứ nhì
Sư Viên-Căn tiếp tục:
« Bảo khí thứ nhì là một tượng phật Thích-ca Mâu-ni cao hai trượng. Trên thân tượng ngài cho yểm 18 viên Xá-lợi của 18 vị bồ tát Đại-Việt, 360 hạt đá linh khí lấy từ 360 đền thờ chư thánh Đại-Việt ».
Chang-Lan hỏi:
- Sư huynh ơi! Em nghe nói, khi đúc tượng, các vị tăng thường để một lỗ trống phía sau lưng tượng thông vào bụng, chỗ huyệt thần đạo. Sau đó hoặc yểm ngọc Xá-lợi vào, hoặc yểm ngọc, hay vàng vào. Em chưa từng nghe yểm nhiều như vậy bao giờ.
Chang-Lan nói tiếng Việt bằng giọng Chàm, nhẹ như giò thoảng, nghe rất êm tai. Viên-Căn đáp:
- Sư muội hỏi vậy thực phải. Này sư muội! Phàm các bậc đại giác như phật, bồ tát, la hán, thường phân thân đi khắp nơi, làm đủ mọi loài để cứu độ, để thuyết pháp. Sư huynh có thể là bồ tát phân thân, cũng có thể là quỷ A-tu-la. Muội có thể là Quan-âm phân thân.
- Dạ, em nhớ ra rồi! Cảm ơn sư huynh khải ngộ cho. Thế danh hiệu 18 bồ tát, 360 thánh là những vị nào?
- Sư huynh nhớ không hết. Về bồ tát thì có các ngài Tỳ-ni Đa-lưu-chi, Pháp-Hiền, La Quý-An, Sùng-Phạm, Bố-Đại, Vạn-Hạnh... Về chư thánh thì Phù-Đổng thiên vương, thánh Tản, Chử đạo tổ, công chúa Tiên-Dung, Vạn-Tín hầu Lý Thân, Cao-Cảnh hầu Cao Nỗ, Trung-Tín hầu Vũ Bảo-Trung, Phương-Chính hầu Trần Tự-Minh, vua Trưng cùng 162 anh hùng thời Lĩnh-Nam... mới nhất là Vũ-dực đại tướng quân Dư Phi, Phiêu-kị đại tướng quân Bùi Hoàng-Quan và Nhu-mẫn Đoan-duệ Anh-văn công chúa Trần Ngọc-Huệ.
Hoàng-Nghi là người cực thông minh, hầu hiểu liền:
- Phải như vậy. Pho tượng là tượng đức Thích-ca Mâu-ni, nhưng yểm tâm toàn là chư bồ tát, chư thần linh Đại-Việt. Như thế thì anh linh của các ngài tập trung lại, mạnh vô cùng. Em chắc hai ngài Minh-Không, Đạo-Hạnh sẽ đặt pho tượng đó vào một vị trí quan trọng để trấn áp quân Trung-nguyên.
- Đúng vậy, ngài cho đặt ở chùa trong núi Quỳnh-lâm, thuộc trấn Đông-triều, mặt hướng về phương Bắc. Như vậy linh khí chư bồ tát, chư thần vừa trấn Bắc, vừa trấn biển Đông. Từ nay, và mãi mãi, khi pho tượng còn, thì Trung-nguyên không thể đánh chiếm Đại-Việt ta được nữa.
Núi Quỳnh-lâm cách khu vực kiểm soát của Phương-Quỳnh không xa. Bà nói:
- Chùa Quỳnh-lâm được kiến tạo vào thời đức Thái-tổ -18, tường xây bằng đá, mái lợp ngói, rất hẹp, là nơi cho dân làng tới niệm Phật, chứ không có tăng ni trụ trì. Năm trước đây đại sư Từ Đạo-Hạnh quyên giáo được rất nhiều tiền. Ngài cho xây dựng qui mô như hiện nay, rồi đúc tượng. Từ ngày an vị tượng, đêm đêm hào quang chiếu sáng rực một vùng, dân chúng đến lễ bái rất đông. Chùa hiện do một đệ tử của quốc sư Huệ-Sinh trụ trì.
Ghi chú,
Chùa Quỳnh-lâm tọa lạc tại núi Quỳnh-lâm, xã Hà-lôi, huyện Đông-triều , tỉnh Hải-dương. Nay thuộc tỉnh Quảng-ninh. Từ khi ngài Minh-Không, Đạo-Hạnh an vị tượng quốc bảo, chùa trở thành danh tiếng. Sang đời Trần, thiền sư Pháp-Loa trụ trì tại đây. Chùa có viện Quỳnh-lâm rất lớn, làm nơi giảng kinh. Tương truyền viện có thể thu nhận tới ba nghìn người một lúc. Lại có am Bích-động để tọa thiền. Một phò mã họ Vũ đời Trần cúng 20 mẫu ruộng. Quan tư đồ Văn-Huệ vương Trần Quang-Triều và công chúa Thượng-Trân cúng 900 lượng vàng để đúc tượng Di-Lặc. Chùa sở hữu tới hơn nghìn mẫu ruộng, tá điền nghìn người. Đương thời chùa được tôn làm Thiên Nam đệ nhất danh lãm. Trong thời gian 1285 đến 1315 chùa nổi danh cùng với chùa Vân-yên ở núi Yên-tử, chùa Báo-ân 0 ở làng Siêu-loại.
Khi giặc Minh xâm lược Đại-Việt (1407) chùa bị phá hủy, tượng phật Quỳnh-lâm bị cướp mang về Kimh-lăng. Đầu đời Lê, chùa được dựng lại.
Vào thời Vĩnh-khánh -3 Uy-Nam vương Trịnh Giang cấp tiền, rồi lấy dân ba huyện Đông-triều, Thủy-đường, Chí-linh, tu tạo qui mô, bài trí lộng lẫy. Đến đầu đời Vĩnh-hựu -11, lại lấy dân các huyện Hiệp-sơn, Thủy-đường, Đông-triều, Kim-thành và Thanh-hà sửa sang lần nữa, rộng lớn hơn.
Đến thời Nguyễn, niên hiệu Thiệu-Trị thứ sáu (1845) chùa bị bọn Thổ-phỉ người Tầu đốt cháy mất chính điện và tiền đường. Tất cả các tượng gỗ đều cháy, duy tượng vua Trần Nhân-tông là còn nguyên.
Độc giả muốn thâm cứu thêm về chùa, tượng phật Quỳnh-lâm, có thể tìm đọc thêm các sách:
Trung-quốc:
- Quách-thị Nam chinh,
- Triệu-thị chinh tiễu Giao-chỉ ký,
- Nam-hải chư thần cảo lục.
Việt-Nam:
- Lục Nam địa chí,
- Kiến văn tiểu lục,
- Lịch triều hiến chương loại chí,
- Hoàng Việt địa dư chí,
- Thoái thức ký văn,
- Đại Nam nhất thống chí,
- Đồng-Khánh địa dư chí lược,
- Bắc-kỳ giang sơn cổ tích danh thắng bị khảo,
- Việt-Nam địa dư chí,
- Đại-Việt địa chí.

Chang-Lan hỏi:
- Sư huynh nói hai vị thánh tăng đúc Nam-thiên tứ khí. Một là đỉnh tháp Báo-thiên, hai là tượng phật Quỳnh-lâm. Vậy thần khí thứ ba, thứ tư là gì?
Thần khí thứ ba
- Thần-khí thứ ba là cái vạc lớn an vị tại chùa Phổ-minh thuộc trấn Thiên-trường. Nguyên niên hiệu Thuận-Thiên thứ mười chín (1028), trong lúc chư vương nổi loạn, Ngô-quốc quận vương Trần Tự-Mai cùng công chúa Huệ-Nhu đem anh hùng võ lâm Trung-nguyên về giúp Khai-Quốc vương đánh dẹp. Nhân đó vương xây chùa Phổ-minh tại trang Thiên-trường để cầu phúc cho thân mẫu. Nay hai thánh tăng cho đúc vạc, xây bệ đặt tại chùa. Vạc nặng ba vạn cân (13 tấn ngày nay), phía ngoài có hình rồng quấn xung quanh, và hình chim âu đang bay. Đầu rồng, đầu âu nghểnh lên trên vành vạc để quy linh khí của Quốc-tổ Lạc-long quân, Quốc-mẫu Âu-Cơ. Thành vạc khuyết 100 lỗ hình như quả trứng, trong mỗi lỗ khuyết đặt một tượng rồng vàng, để quy liễm linh khí trăm con của Quốc-tổ, Quốc-mẫu. Bệ vạc khắc tên tất cả các vị vua tộc Việt. Cao nhất là vua Kinh-Dương, gần nhất là vua Thánh-tông; để anh linh các tiên đế tụ lại, phù hộ cho dân giầu, mưa thuận gió hòa. Sau khi an trí vạc xong, thì ngay đêm đó, trên không có tiếng nhã nhạc vang lừng, rồi hàng vạn con hạc từ đâu về bay lượn, hào quang từ trong chùa chiếu ra sáng rực. Ngài Minh-Không thấy vậy, mới nói rằng: « Không ngờ linh khí tụ nhanh như vậy. Sau đây hơn trăm năm, sẽ có giặc phương Bắc, thiên hạ không ai đương nổi. Đất này sẽ có một vị đại thánh giáng trần phá giặc đó ».
Ghi chú,
Chùa Phổ-minh ở xã Tức-mặc, nay là Lộc-vương, ngoại ô thành phố Nam-định. Từ khi bồ tát Minh-Không đúc vạc, an vị, thì chùa trở thành đanh tiếng. Đây là nơi phát tích ra giòng dõi các vua Trần sau này. Sau khi họ Trần lên làm vua, các thân vương được cắt đất phong khắp nơi, nhưng mỗi thân vương đều được cầp một mãnh đất nhỏ ở Tức-mặc, gọi là cố trạch, có nghĩa là đất cũ.

Đúng như lời tiên đoán của Minh-Không bồ tát, sau khi an vị vạc Phổ-minh, vùng Tức-mặc quy liễm được nhiều khí thiêng của trời Nam, nên đức thánh Trần mới giáng sinh, đánh bại Mông-cổ ba lần.
Đức thánh là con của An-sinh vương Liễu, sau khi thắng giặc, vua Nhân-tông cắt nhiều ấp giầu có phong cho ngài, ngài không nhận, và vẫn ở Yên-banglà ấp của An-sinh vương. Tại Tức-mặc, cố trạch của ngài nằm ngay cạnh chùa Phổ-minh.
Niên hiệu Thiệu-long thứ nhì (1262) đời vua Trần Thánh-tông, dựng cung Trùng-quang ở gần và cho tu sửa chùa, làm chỗ nghỉ ngơi của Thái-thượng hoàng.
Niên hiệu Hưng-long thứ 13 (1305) đời vua Trần Anh-tông, cho xây tháp 14 tầng trên 12 bậc gạch, caohơn 20 mét bằng đá quý, gạch nung trang trí hình rồng lượn, với chữ « Hưng-long thập tam niên ».
Sau khi vua Trần Nhân-tông băng hà, nhục thể đem thiêu, triều đình đem bẩy viên xá lợi đặt trong tháp để thờ phụng. Chính vua Trần Minh-tông có thơ đề:
Đề Phổ-minh tự thủy tạ.
Huân tận hương đầu mãn tọa hương,
Thủy lưu sơ khởi bất đa lương.
Lão dung ảnh lý tăng khai bế,
Đệ nhất thiền thanh thu tứ trường.
Đào Thái-Tôn dịch như sau:

Đề ở nhà thủy tạ chùa Phổ-minh.
Hương cháy ngàn tăm khắp chốn thơm,
Nhẹ trôi dòng nước khói lan nồng.
Đa già rợp bóng, sư cài cửa,
Một tiếng ve kêu, thu rộn buông.
Năm 1426, Vương Thông bị Bình-Định vương Lê Lợi đánh bại, có người mách với y rằng: Sở dĩ người Việt nổi lên bại được quân Minh là do Nam-thiên tứ khí. Vương Thông sai quân hủy vạc Phổ-minh cùng với đỉnh tháp Báo-thiên, tượng phật Quỳnh-lâm, nói thác rằng để đúc súng đạn.
Tiến-sĩ Bùi Huy-Bích -74 có bài thơ Du Phổ-minh tự dưới đây:
Loạn hậu trùng tầm đáo Phổ-minh,
Nhàn hoa dã thảo mãn nham quynh.
Bi văn tước lạc hòa yên bích,
Phật nhãn thê lương chiếu dạ thanh.
Pháp giới dữ đồng thiên quảng đại,
Thổ nhân do thuyết địa anh linh.
Liêu liêu cổ đỉnh kim hà tại?
Thức đắc vô hình thắng hữu hình.
Ngô Đức-Thọ dịch như sau:
Sau loạn tìm về đến Phổ-minh,
Hoa đồng cỏ nội ngút trời xanh.
Văn bia sứt mẻ nhòe mây khói,
Mắt Phật âu sầu chiếu ngũ canh.
Cõi phép cùng trời bao rộng lớn,
Người đây vẫn nói đất linh thiêng.
Não lòng đỉnh cổ rầy đâu tá?
Mới biết vô hình thắng hữu hình.
Hiện nay vạc không còn nữa, nhưng tháp, chùa Phổ-minh vẫn còn đó. Chùa, tháp cùng vời đền thờ các vua Trần, đền thờ Hưng-Đạo vương ở cạnh nhau. Du khách muốn hành hương, có thể dùng xe, đi về hướng Bắc thành phố Nam-định, qua khu Lò-trâu, tới những đoạn sông Vỵ-hoàng chỗ còn, chỗ bị lấp, rồi quẹo trái là đến khu di tích lịch sử này. Đầu tiên là cái sân ngoài, có cây đa cổ. Qua lần cổng thứ nhất tới cái hồ. Đi vòng qua bờ phải hồ tới đền thờ đức thánh Trần. Vòng qua trái hồ là đền thờ các vua Trần. Bên trái đền thờ vua Trần là tháp và chùa Phổ-minh. Trong đền thờ đức thánh Trần cũng như các vua Trần. Hai đền, chùa, tháp còn giữ được khá đầy đủ tượng, câu đối, hoành phi cổ.
Tháp Phổ-minh hiện được các nhà sản xuất tranh sơn mài, các họa sĩ dùng làm cảnh tiêu biểu cho di tích lịch sử, văn hóa Việt-Nam. Nếu đi sâu vào Tức-mạc còn có lăng đức thánh Trần và vương phi, nhưng lăng này là lăng vọng, chứ không phải lăng thực.
Độc giả muốn thâm cứu về chùa, tháp Phổ-minh, có thể đọc thêm các sách:
Trung-quốc:

- Quách-thị Nam-chinh,
- Triệu-thị chinh tiễu Giao-chỉ ký,
- Giao-chỉ linh thần kỷ sự.
Việt-Nam:

- Đại-Việt sử ký toàn thư (đệ ngũ kỷ),
- Hoàng-Việt nhất thống địa dư chí,
- Đại-Việt địa chí,
Tháp Phổ Minh
- Nam-định tỉnh địa dư chí,
- Phương-đình mạn hứng tập,
- Tồn thi cảo,
- Đại-Nam nhất thống chí,
- Đồng-Khánh địa dư chí lược,
- Toàn Việt thi lục.
Chùa Phổ-minh

Thần khí thứ tư
Chang-Lan nghe Viên Căn nói về linh khí Đại-Việt, mà lòng nàng nảy ra cảm giác khó tả. Bảo rằng vui, thì cũng vui, bảo rằng lo âu thì cũng lo âu. Bởi nếu Đại-Việt tụ nhiều linh khí, thì đất Chiêm của nàng e khó đứng nổi. Nàng hỏi:
- Em nghe nói tinh hoa của Hoa-hạ là một con trâu bằng vàng nằm ở trong lòng núi Thái-sơn. Biết bao đời, các anh hùng Trung-nguyên thi nhau bắt giữ nó mà không được. Vụ này do đâu mà ra?
Sư Viên-Căn khen:
- Sư muội bác học thực. Nguyên thời vua Thần-Nông mới định thiên hạ, ngài quy liễm linh khí sơn xuyên, giang hà, cương vực, nhật nguyệt, tinh đẩu xuống núi Thái-sơn. Cho nên đá trong lòng núi kết tinh thành con trâu vàng. Khi thiên hạ thanh bình, hoặc có chúa thánh ra đời, thì những đêm trăng sáng con trâu vàng thường chui ra khỏi núi, bay lửng lơ trên các ngọn cây, ánh sáng chiếu rực một vùng. Tại núi Thái-sơn có mỏ đồng đen, các nhà phong thủy Hoa-hạ mói rằng đồng đen là mẹ vàng. Chính đồng đen đã kết tinh thành trâu vàng. Cho nên vua các đời đều thu nhặt đồng đen ở núi Thái-sơn cất trong kho, rồi làm phép trấn yểm, để giữ cho con trâu vàng không rời núi. Bởi trước đây, đã có lần Ngũ-hồ ở phương Bắc làm cách nào không biết, họ gọi được con trâu vàng rời Thái-sơn về với họ. Từ đấy Ngũ-hồ thay nhau chiếm Trung-nguyên làm vua, sử gọi là Ngũ-hồ loạn hoa.
Chang-Lan lại hỏi:
- Sư huynh à! Trước khi rời Thăng-long lên Chi-lăng, em nghe nói hai thánh tăng đem đồng từ Tống về đúc quả chuông, đánh lên, tiếng vang rền không gian. Không biết các ngài đánh thế nào, mà con trâu vàng nằm trong núi Thái-sơn tưởng tiếng mẹ gọi, vùng chạy về Đại-Việt. Khi về đến nơi, không thấy mẹ đâu, nó nhảy lung tung, thành ra đất lún, khiến hồ Tây trở thành rộng hơn đến mấy mẫu. Sự thực việc này ra sao?
Viên Căn xua tay:
- Sư muội nghe lầm rồi. Sự thực như thế này. Ngài mang đồng từ Tống về, đầu tiên đúc tượng phật Quỳnh-lâm. Khi linh khí tượng tỏa hào quang trấn quốc rồi, ngài mới đúc vạc Phổ-minh. Vạc Phổ-minh an vị, linh khí chư bồ tát, chư thần chiếu xuồng sáng vở trời Thiên-trường. Bấy giờ các ngài mới đúc đỉnh tháp Báo-thiên cùng một lúc với quả chuông lớn gọi là chuông Ngân-thiên. Chuông mang tên Ngân-thiên, vì vì tiếng vang tới trời. Sau khi đỉnh đưa lên tháp, thần linh tụ về, ngài mới làm phép, đánh chuông, tiếng chuông vang rền, khiến con trâu vàng nằm ở trong núi Thái-sơn chạy bổ về Đại-Việt. Khi về đến nơi, ngài làm phép, khiến nó bị sa lầy ở hồ Tây. Ngài bèn bỏ 100 thẻ đồng, khắc tinh hoa võ thuật các phái của Đại-Việt vào một quả chuông nhỏ, rồi lấy dây buộc chân trâu với quả chuông. Sau đó ngài làm phép, ném quả chuông xuống đáy hồ, rồi nguyền rằng: « Nhà nào một vợ một chồng, đẻ mười con trai, thì ra kéo được cái chuông với con trâu vàng ». Từ đấy, đêm đêm, dân Thăng-long thường thấy con trâu vàng đi lập lờ trên mặt hồ Tây.
Phương-Quỳnh hỏi:
- Như vậy là tinh hoa hồn nước của Hoa-hạ đã bị ngài chuyển về Đại-Việt ta rồi phải không?
- Đúng thế.
Ghi chú,
Thăng-long cổ tích khảo lại chép rằng: Đền Kim-ngưu ở thôn Tây-hồ, phường Võng-thị, Thăng-long; nay thuộc quận Ba-đình, Hà-nội. Tương truyền hồi Cao Biền làm An-Nam đô hộ phủ, thường đi khắp các danh lam, địa linh nước ta đặt bùa yểm long mạch. Khi Biền đào sông yểm núi Long-đọi 0, sơn thần núi ấy thấy nguy, hóa hình thành con trâu vàng, bơi qua sông Đường-giang lên phía Bắc, rồi dừng lại ẩn náu ở vùng hồ Tây gần thành Đại-la 0. Những đêm trời đẹp, dân chúng thấy trâu vàng hiện lên ở bãi sông. Nhân đó lập đền thờ.
Thuyết này không hợp với các sư kiện lịch sử, tôi bỏ qua
.
Phương-Quỳnh hỏi tiếp:
- Vậy quả chuông Ngân-thiên, ngài để đâu? Phép mầu của chuông là gì, có giống tượng phật Quỳnh-lâm, vạc Phổ-minh, đỉnh tháp Báo-thiên không?
- Khác nhiều lắm. Sau khi đánh chuông gọi trâu vàng về Thăng-long. Hai ngài sai chở chuông đem về chùa Chúc-thánh trên núi Phả-lại, thuộc lộ Đông-triều.
Thấy Hoàng-Nghi tỏ vẻ đăm chiêu, Viên Căn hỏi:
- Sư đệ có gì không hiểu chăng?
- Có! Điều đệ thắc mắc là ngài Minh-Không tu ở chùa Chúc-thánh. Tại sao ngài không đúc chuông tại đây, mà đúc ở Thăng-long rồi chở về chi cho tốn sức Phật-tử?
- Ngyên do như thế này. Chùa Chúc-thánh là nơi xuất thân của Minh-Không bồ tát. Sau khi dùng chuông Ngân-thiên gọi con kim ngưu từ núi Thái-sơn về hồ Tây, ngài Minh-Không, Đạo-Hạnh thấy rằng thần linh Đại-Việt tuy nhiều, nhưng ác qủy, ác ma không thiếu. Lại nữa sau những lần chiến tranh Hoa, Việt, binh tướng Trung-quốc bỏ mình tại Đại-Việt không biết bao nhiêu mà kể. Một số đã trở về quê quán, một số đã đi đầu thai. Một số vì quá uất ức không siêu thoát được, vẫn chập chờn đi lại trên đất nước ta. Hai ngài bèn chiêu hồn họ về chùa Sùng-khánh Báo-thiên để làm chay giải oan cho họ. Khốn thay, có một số không tuân, cứ vơ vẩn chờ quân Tống đến Thăng-long là trợ giúp. Các ngài đành thu tất cả hồn phách họ vào chuông Ngân-thiên rồi dùng thuyền chở về chùa Chùa-thánh. Trong khi đi đường, có không biết bao nhiêu oan hồn tử sĩ Trung-quốc trầm dưới đáy sông, không sao lên được. Chúng làm sóng làm gió giúp quân Tống. Vì vậy, hai ngài đành tùng quyền thu hết hồn chúng vào trong chuông, rồi ném xuống sông Lục-đầu.
Chang-Lan ngơ ngác:
- Họ là oan hồn tử sĩ trận nào vậy?
- Họ chết trong trận đánh biển Đông giữa công chúa Gia-Hưng Trần Quốc với Nam-an hầu Đoàn Chí, trận Lãng-bạc, hai trận Bạch-đằng, mới đây trận đánh Khâm, Liêm.
Phương-Quỳnh à lên:
- Mấy hôm trước, muội nghe đồn hai ngài đem chuông về treo trên gác chuông. Sau gác chuông sụt lở, làm chuông chìm xuống sông Lục-đầu. Muội lấy làm lạ, là từ chùa, tới bờ sông Lục-đầu khá xa, đâu có truyện gác chuông sụt lở. Thì ra thế.
Ghi chú,
Nhiều thuyết nói rằng Nam-thiên tứ khí là :
- Tượng phật Quỳnh-lâm,
- Đỉnh tháp Báo-thiên,
- Vạc Phổ-minh,
- Chuông Quy-điền, thực lầm lớn.
Vì chuông Quy-điền không do ngài Minh-Không, Đạo-Hạnh đúc.
Chùa Chúc-thánh còn gọi là chùa Phả-lại. Đây là một trong những ngôi chùa danh tiếng trong Thiền-sử Việt-Nam. Chùa ở trên núi xã Phả-lại, huyện Quế-dương, tỉnh Bắc-ninh. Nay là huyện Quế-võ, tỉnh Hà-Bắc. Chùa được xây vào niên hiệu Thuận-Thiên thứ mười tám (1027) đời vua Lý Thái-tổ. Chính sư Minh-Không, Chân-Không đã tu ở đây. Sau này, vua Trần Nhân-tông đi tu cũng có lần đến đây giảng kinh.
Vị đại thần cuối đời Trần là Nguyễn Sưởng qua đây cảm tác một bài thơ nhan đề:
Đề Phả-lại sơn tự

Thế áp ngao đầu, thống bách man,
Chử ba cô điểu tịch dương gian.
Giang bàn lão tướng luận binh địa,
Vân ủng tiên hoàng trách tích san.
Tuế nguyệt xâm xâm phong bán lạc,
Thủy thiên mạc mạc điểu song hoàn.
Thắng du phủ ngưỡng thành trần tích,
Liêu vị bằng cao phá lữ nhan.
Huệ-chi Phạm Tú-Châu dịch như sau:

Thế đè cá dữ cắn trăm nơi,
Sóng bãi, chiều buông cánh nhạn côi.
Vua dựng gậy thiền, non khói phủ,
Tướng bàn chiến sự, bãi sông bồi.
Lá phong rụng nửa, năm theo tháng,
Chim chóc về đôi, nước lẫn trời.
Chớp mắt cuộc chơi thành dấu cũ,
Lên cao, lữ khách hãy tươi cười.
Còn rất nhiều danh sĩ làm thơ ca tụng cảnh chùa Chúc-thánh, chép hết vào đây, e dài giòng quá.
Độc giả muốn thâm cứu thêm về chùa Chúc-thánh, xin đọc thêm các sách:
Trung-quốc:
- Quách-thị Nam chinh,
- Triệu-thị chinh tiễu Giao-chỉ ký,
- Giao-chỉ linh thần kỷ sự.
Việt-Nam:
- Toàn Việt thi lục,
- Lã-Đường di cảo,
- Hoàng Việt thi tuyển,
- Nam Việt địa dư chí,
- Hoàng Việt địa dư chí,
- Thiền-uyển tập anh,
- Đại-Nam nhất thống chí,
- Bắc thành địa dư chí,
- Bắc-ninh tự miếu bi văn,
- Bắc-ninh toàn tỉnh địa dư,
- Đồng-Khánh địa dư chí lược,
- Nam sử lược biên.


HOMECHAT
1 | 1 | 176
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com