watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
13:04:5526/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Tập 9 - Anh Hùng Đông A - Dựng Cờ Bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Chương 31-50 - Hết - Trang 40
Chỉ mục bài viết
Tập 9 - Anh Hùng Đông A - Dựng Cờ Bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Chương 31-50 - Hết
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Trang 36
Trang 37
Trang 38
Trang 39
Trang 40
Trang 41
Trang 42
Trang 43
Trang 44
Trang 45
Trang 46
Trang 47
Tất cả các trang
Trang 40 trong tổng số 47


Chương 47b

Ba ni sư nhấp nhô mấy cái, đã biến mất vào trong khu đồng cỏ rậm rạp. Nguyên-Phong hoàng đế thẫn thờ nhìn theo bóng Vô-Huyền.
Dã-Tượng, Hĩm Còi cầm tù và rúc lên, đội Ngưu-binh từ từ lùi về phía bờ ruộng, lao xuống khu đồng lầy, rồi thủng thẳng lùi về phía Nam. Khi Lôi-kỵ đuổi tới, buông tên, thì chúng đã ra khỏi tầm tên.
Giữa lúc đó quân báo :
- Cánh quân của A Tan giao chiến với Thủy-quân hoàn toàn bất lợi. Bọn Thủy-quân lên bộ, dàn ra tại một vùng lau sậy, bùn lầy. Lôi-kỵ chỉ di chuyển theo hàng một vào khu rừng cỏ, bị chúng phục binh bắn chết gần nghìn người ngựa. Thủy-quân đã xuống thuyền, xuôi giòng rồi.
Ngột-lương Hợp-thai ra lệnh cho Triệt Triệt Đô, A Tan :
- Hai tướng quân mỗi người dẫn ba nghìn Lôi-kỵ tiến dọc bờ sông, đuổi theo quyết bắt cho được vua An-Nam.
Vì đường hẹp, Lôi-kỵ di chuyển khó khăn. A Tan dẫn quân đi trước. Vừa tiến được mấy dặm, khi qua con đường, hai bên trồng toàn tre, thì có tiếng trống thúc vang lừng, rồi tên từ bên trong bắn ra ào ào. Lôi-kỵ, ngựa bị trúng tên ngã lổng chổng, chúng chỉ còn kịp nhìn thấy một bọn trẻ con đang len lỏi chạy giữa những khu vườn đầy cây cỏ do Dã-Tượng, Hĩm Còi chỉ huy. Kiểm điểm lại, ba Thiên-phu trưởng, mười Bách-phu trưởng bị trúng tên chết.
Triệt Triệt Đô nhổ những mũi tên trên ngực một Thiên-phu trưởng, quan sát: Tên xuyên thủng áo giáp. Đầu mũi tên bọc thép, mũi dẹp như hình một con dao. Như vậy người bắn phải có công lực rất cao. Y than:
- Bọn võ lâm Nam-man xen lẫn vào với bọn trẻ con, với mục đích bắn các cấp chỉ huy bậc trung của ta. Nguy hiểm thực. Dường như hành động này của chúng có mục đích đe dọa bọn Thiên-phu, Bách-phu, khiến chúng kinh sợ, không dám xung sát nữa.
Bọn Trịnh Đức, Trịnh Ngọc cố vấn:
- Võ lâm An-Nam vốn tự cao, tự đại. Vì vậy chúng thường khắc tên mũi tên. Tướng quân cứ nhìn chuôi mũi tên thì biết rõ thủ phạm.
Triệt Triệt Đô sai nhổ các mũi tên trên thân thể các tướng tử trận: Các mũi tên đều mang tên Đỗ Thanh, Trần Biên, Nguyễn Thời, Nguyễn Tha. Y chửi tục:
- Bọn hèn hạ.
Vì sợ bị phục kích, cuộc rượt đuổi rất chậm chạp. Mỗi khi qua một bụi cây, một khu rừng, từ quân tới tướng đều phải mở to mắt ra quan sát xem có phục binh bắn trộm không?
Qua giờ Thân, quân của Triệt Triệt Đô, A Tan phải ngừng lại, đóng giữa khu đất hoang. Sáu nghìn người, sáu nghìn ngựa, không kiếm đâu ra lương thực. Phải chờ đến chiều, lao binh mới vận lương tới. Hôm trước, ngựa ăn phải cỏ độc, là một kinh nghiệm đau thương. Nên bọn Triệt Triệt Đô truyền khóa mõm chúng lại.
Tình hình hoàn toàn yên tĩnh. Toàn quân chìm vào giấc ngủ.
Đúng lúc đó di giá Nguyên-Phong hoàng đế cùng chư tướng rút về tới chiến lũy Cụ-bản. Tả-thiên ngưu vệ thượng tướng quân Phạm Cụ-Chích dẫn các Đô-thống Lê Phẩm, Phạm Long, Nguyễn Bích dàn quân ra đón. Vũ-kỵ thượng tướng quân Lê Tần thông báo mọi tin tức cho tướng sĩ Cụ-bản nghe. Hoàng-đế ngợi khen chư tướng sĩ rồi thăng chức tước cho tướng sĩ có công. Ngài nói với Lê Tần :
- Trong trận vừa qua, nếu không có khanh liều mình cầm Khiên-mây che cho trẫm, thì trẫm còn đâu ? Vậy trẫm ban cho khanh mỹ danh Phụ-Trần. Phụ là trợ giúp. Trần là họ của trẫm. Trẫm thăng khanh lên chức Tả Kim-ngô thượng tướng quân, hàm Thái-bảo, tước Thái-hà công.
Lê Tần tạ ơn. Từ đây tên ông là Lê Phụ-Trần.
Ngài lại thăng chức tước cho các tướng :
Vũ-vệ thượng tướng quân Đỗ Thanh được thăng An-cựu bá.
Đô-thống Trần Biên được thăng lên Chinh-viễn thượng tướng quân tước Kim-nỗ bá.
Đô-thống Nguyễn Thời được thăng Trung-lược thượng tướng quân, Vị-thanh bá.
Đô-thống Nguyễn Tha được thăng Dũng-lược thượng tướng quân Kim-long bá.
Ngoài ra, tướng sĩ tùy theo công trạng được thăng chức tước thứ bậc khác nhau. Khi ngài thăng chức tước cho đám thiếu niên dân dã chỉ huy trâu thì thì gặp trở ngại, vì tuổi còn nhỏ, lại không phải ở trong quân ngũ. Chúng cũng không biết giá trị của chức tước, nên ngài thăng gì chúng cũng lắc đầu không nhận.
Vũ-sơn hầu Tạ Quốc-Ninh đề nghị:
- Nếu vậy thì xin Hoàng-thượng ban thưởng cho xã của các cháu khỏi phải đóng thuế.
Cu Méo nhảy lên choi choi:
- Thưa quân hầu, xã cháu giầu lắm. Ai cũng muốn mang lương thực nộp cho triều đình nuôi quân. Chúng cháu không muốn...được thưởng như vậy.
- Vậy các cháu muốn được thưởng gì nào?
- Chúng cháu xin Hoàng-thượng cho chúng cháu ở lại đây đánh nhau, mà không phải rút về Thăng-long.
Nguyên-Phong hoàng đế khen ngợi:
- Các cháu đúng là con cháu thánh Gióng. Thôi được, trẫm để các cháu lại. Nhưng trong quân phải có cấp bậc để chỉ huy. Trẫm phong cho các cháu làm Đô-úy.
Bọn trẻ vui mừng tạ ơn. Chúng tạ ơn vì được ở lại đánh nhau, chứ chúng nào có thiết tha gì tới chức Đô-úy ?
Ghi chú của thuật giả.
Tổ chức quân đội triều Trần như sau :
- Thấp nhất là Ngũ, gồm 5 người.
- Bốn Ngũ là một Lượng, gồm 20 người.
- Cứ bốn Lương là một Đô,gồm 80 người.
- Mười Đô là một Vệ tức 800 người.
- Ba Vệ thành một Quân hay Đạo, tức 2400 người.
- Bốn Quân thành một Hiệu, tức 9600 người.
Sau khi dặn dò tướng sĩ Cụ-bản, di giá nhà vua lại xuống thuyền, xuôi về Thăng-long ngay trong đêm.
Lại nói đại quân Triệt Triệt Đô đóng quân trên một bãi đất rộng. Bốn bên là rừng cỏ, đồng lầy. Toàn quân nhập vào giấc ngủ.
Ngày 12 tháng Chạp năm Đinh-Tỵ, nhằm niên hiệu Nguyên-Phong thứ 7 đời vua Thái-tông nhà Trần -1242.
Vào giờ Tý. Tại nơi đồn trú của đại quân Mông-cổ.
Thình lình hàng nghìn, hàng vạn tiếng ngựa hý, tiếng trâu rống rung chuyển rừng hoang. Triệt Triệt Đô choàng thức giấc. Y hỏi thân binh:
- Cái gì vậy?
Nhưng tiếng ngựa hý, tiếng trâu rống, xen lẫn với tiếng vũ khí chạm nhau xoang xoảng vọng lai. Quân báo:
- Thưa tướng quân, có một đàn trâu, sừng buộc dao nhọn, do bọn trẻ con điều khiển, từ cánh đồng tràn vào khu buộc ngựa. Trâu húc, người chém, ngựa bị thương, chết không biết bao nhiêu mà kể. Bọn lao binh chăn ngựa không có vũ khí, nên bỏ chạy tán loạn. Còn Lôi-kỵ thì ở xa. Khi Lôi- kỵ tới, thì đàn trâu đã xuống ruộng, chạy về phương Tây mất rồi.
Triệt Triệt Đô chạy tới đương trường quan sát: Hơn ba trăm lao binh bị thương, bốn trăm ngựa bị giết chết, gần hai trăm bị thương nặng.
Lần này thì Triệt Triệt Đô không còn cáu giận được nữa. Y bắt đầu lo sợ:
- Với chiến thuật này, thì dần dà, ngựa sẽ bị giết hết. Bấy giờ Lôi-kỵ trở thành bộ binh, thì không phải là đối thủ của quân Việt nữa.
Nhưng từ đấy đến sáng, tình hình hoàn toàn yên tĩnh.
Khi bình minh chiếu ánh nắng cuối Đông xuống khu vực đóng quân của Mông-cổ, thì Thám-mã báo với Triệt Triệt Đô :
- Vua An-Nam chạy về tới Cụ-bản. Nhưng không biết y có còn ở đó hay đã chạy đi nơi khác rồi? Tại Cụ-bản quân Việt đóng thành đồn rất kiên cố, chặn mất đường đi. Đồn là một ngôi làng, nằm giữa cánh đồng lầy. Bốn bên có lũy tre bao bọc. Ngoài lũy tre còn có một con lạch rộng 2 trượng. Dưới lạch đầy chông, chà.
- Có biết tướng nào chỉ huy khu này không?
- Y là Tả-thiên ngưu vệ thượng tướng quân Phạm Cụ-Chích. Quân số của y không làm bao. Bộ binh có hiệu Tiên-yên do Đô-thống Lê Phẩm chỉ huy. Đạo Ngưu-binh do Đô-thống Phạm Long chỉ huy. Đạo Kỵ-binh do Đô-thống Nguyễn Bích chỉ huy. Bọn Ngưu-binh đánh ta trong đêm là do tên Phạm Long, với bọn Dã-Tượng, Hĩm Còi thực hiện.
Triệt Triệt Đô cau mặt hỏi :
- Ta có một thắc mắc về Kỵ-binh An-Nam. Chúng bố trí tại Bình-lệ-nguyên một Đạo do tên Nguyễn Thời chỉ huy. Khi giao chiến, ta thấy Kỵ-binh của chúng không thua gì Lôi-kỵ của ta. Thế mà chúng chỉ tham chiến lấy lệ. Bây giờ tại Cụ-bản chúng cũng bố trí một Đạo Kỵ-binh do tên Nguyễn Bích chỉ huy. Không biết kỳ này chúng có cho Kỵ-binh tham chiến hay không ?
Tên Trịnh Ngọc bàn :
- Tiết-chế An-Nam là Hưng-Đạo vương, tài trí phi thường, việc Kỵ-binh ở Bình-lệ-nguyên đánh lấy lệ ắt có mưu gì đây.Tôi cho rằng Kỵ-binh của chúng chưa xuất trận, vì chưa gặp địa thế thuận lợi. Hoặc giả chúng có mưu đồ gì khác. Tướng quân phải cẩn thận.
- Ta cũng muốn Kỵ-binh của chúng giao chiến với Lôi-kỵ của ta, xem ai hơn ai.
Bỗng Triệt Triệt Đô lại nhảy dựng lên :
- Tại Bình-lệ-nguyên quân An-Nam có một Đạo Ngưu-binh do tên Nguyễn Tha chỉ huy. Bây giờ tại Cụ-bản cũng có một Đạo Ngưu-binh do tên Phạm Long chỉ huy. Thế tại sao khi mới nhập biên ta đã gặp bọn nhãi Dã-Tượng, Hĩm Còi. Tại Thảo-lâm chúng cũng xuất hiện. Trong trận Bình-lệ-nguyên cũng bọn chúng. Cho đến hôm qua, cũng vẫn chúng nó. Không chừng tại Cụ-bản cũng vẫn chúng nó...
Bọn Thám-mã trình bầy :
- Đó là lối tổ chức của quân An-Nam. Tất cả trâu, mục đồng đều được huấn luyện xung phong, hãm trận, tổ chức thành Ngũ, Lượng, Đô, Vệ. Ngày thường trâu vẫn làm việc như thường. Còn từ cấp Vệ, Đạo, Hiệu chỉ có cái khung, gồm các chức sắc tham mưu, tế tác, chuyển vận, tác chiến đào tạo tại trường huấn luyện ở Hoa-lư. Như tên Nguyễn Tha là Đô-thống chỉ huy Đạo. Khi tới Bình-lệ-nguyên, thì y tập hợp các Ngũ, Lượng, Đô xung quanh lại kết thành Vệ, Đô. Bọn Dã-Tượng, Hĩm Còi là tướng chỉ huy Đô lĩnh nhiệm vụ Tế-tác, nên mặt trận nào chúng cũng có mặt 0.
Dường như Triệt Triệt Đô chưa hết kinh hoàng về Ngưu-binh. Y hỏi :
- Khi xung trận, ta thấy quanh Dã-Tượng, Hĩm Còi có khoảng vài chục đứa oắt con. Chúng cũng liều mạng, thông minh như hai đứa kia. Vậy chúng là ai ?
- Chúng cùng có cấp bậc Đô-úy. Khi đến vùng nào cần tác chiến, mỗi đứa sẽ tập hợp 4 lượng lại, rồi xuất trận. Mười đứa con trai, thì năm đứa có tên Cu là Cu Chó, Cu Đen, Cu Rỗ, Cu Méo, Cu Lác. Cu Chó mới được vua An-Nam đặt cho cái tên Dã-Tượng. Năm đứa có tên Trâu là Trâu Đen, Trâu Xanh, Trâu Điên, Trâu Trắng, Trâu Mập. Trong mười đứa con gái, thì năm đứa có tên Hĩm là Hĩm Còi, Hĩm Cao, Hĩm Lùn, Hĩm Rỗ, Hĩm Hô. Năm đứa có tên Cái là Cái Lan, Cái Huệ, Cái Sen, Cái Hồng, Cái Tiên.
Triệt Triệt Đô nhớ lại cuộc chiến Bình-lệ-nguyên. Y thấy các tướng Đại-Việt hầu hết còn trẻ, mà tỏ ra có tài điều quân rất nhịp nhàng. Y hỏi :
- Bọn tướng súy này so với bọn Bình-lệ-nguyên ra sao?
- Hoàn toàn khác nhau. Bọn ở Bình-lệ-nguyên thì mưu trí tuyệt vời. Còn bọn này, mưu trí không làm bao, nhưng chúng là những tên can đảm bậc nhất. Dù ta mạnh đến đâu chúng cũng sẵn sàng thí mạng cùi, chứ không chịu rút lui. Đánh nhau với bọn này rất khó mà thắng. Bây giờ chúng biến một làng thành chiến lũy, thì trận chiến sẽ kinh khủng lắm.
- Được! Đến những thành trì cao vòi vọi như Yên-kinh, như Tây-vực, ta còn phá được thì xá gì mấy cái lũy này? Ta có cách!
Quân sĩ rầm rập lên đường. Đầu giờ Thìn thì chiến lũy Cụ-bản hiện ra. Nhìn từ xa, chiến lũy không có vẻ là một vị trí quân sự, mà là một ngôi làng trong thời kỳ thanh bình. Trên trời chim bay lượn, dưới ruộng, những con cò trắng phau đang lò dò kiếm mồi. Dân chúng nhấp nhô trên những thửa ruộng. Kẻ đánh kỳ, người tát nước, làm cỏ. Lại cũng có những cô thôn nữ đang bắt cua. Một vài đứa mục đồng cỡi trâu, đang tấu những khúc nhạc dịu dàng, êm ái.
Triệt Triệt Đô hỏi gã Trịnh Ngọc:
- Như quân báo, thì ngôi làng này là chiến lũy Cụ-bản. Bên trong chắc có nhiều quân sĩ. Thế thì dân chúng phải biết quân ta đang tiến tới. Mà tại sao dân chúng lại bình thản như không biết gì thế kia?
- Tôi nghĩ tin tức Tế-tác của ta không đúng. Cũng may tên Phạm Cụ-Chích ngu dốt, chứ nếu y dùng ngôi làng này làm chiến lũy thì ta khó mà hạ được.
Y chỉ ngôi làng:
- Tướng quân hãy nhìn xem: Ngôi làng nằm trên một cánh đồng, dài hơn 6 dặm (3km). Từ ngoài vào phải qua một khu đồng lầy, rồi tới một cái sách rộng hai trượng (4m), dưới sách đầy chông, chà. Sau sách, tới lũy tre cao vút; dầy đặc, đến con chó, con mèo cũng khó kiếm chỗ chui lọt vào trong. Làng chỉ có con đường độc đạo dẫn vào. Nếu tên Phạm Cụ-Chích đặt chướng ngại đầy con đường thì ta làm sao mà tiến vào được?
Đạo quân của A Tan cũng đã đến. Quân sĩ ùn lại trên một con đường dài. Triệt Triệt Đô bị trúng phục binh, bị lừa, bị bất ngờ quá nhiều rồi. Y cẩn thận hơn:
- Ta tạm ngừng quân, sai thám mã dò xem, rồi hãy tiến binh vào.
Y vẫy tay.
Một Thập-phu trưỡng dẫn mười Lôi-kỵ ruổi ngựa đi liền. Tới cổng làng, y ngừng lại quan sát: Trong làng, dân chúng thản nhiên đi lại. Đám trẻ con nô đùa, chạy nhảy, như không biết gì đến đội quân giết người không gớm tay đang tiến đến. Viên Thập-phu trưởng dẫn quân trở về, báo cáo tình hình. Triệt Triệt Đô ban lệnh:
- Luật của Thành-cát Tư-hãn ban ra rằng : Nếu quân đi đến đâu mà người ở đó không chống lại, thì tuyệt đối không được cướp của, giết người. Còn nơi nào chống lại thì phải giết tuyệt. Làng này mở cửa cho ta đi, thì tuyệt đối không được phạm đến tài sản, tính mệnh của họ.
Một Bách-phu Lôi-kỵ lên đường trước. Đội quân vào cổng tiền, xuyên qua làng, dân chúng thản nhiên đứng hai bên đường xem, như xem một đám rước đi qua. Bách-phu ra khỏi cổng hậu yên tĩnh. Viên Bách-phu trưởng tiếp tục lên đường. Y sai hai Lôi-kỵ trở lại cổng tiền báo với Triệt Triệt Đô. Triệt Triệt Đô lại cho hai Bách-phu nữa lên đường. Bách-phu thứ nhì vừa vào trong cổng tiền, thì lập tức cổng làng đóng lại, rồi mấy con bùi nhùi khổng lồ lăn ra, chặn phía trong, làm Bách-phu thứ ba bỡ ngỡ dừng lại trước cổng. Tên từ trong cổng bắn ra vèo vèo. Người hét, ngựa hý trong không khí cực kỳ hỗn độn. Chỉ thoáng một cái, cả bách phu đều bị trúng tên. Người ngựa ngã nằm la liệt trên con đường nhỏ hẹp.
Trong làng trống thúc vang dội, dọc theo các lũy tre bao phủ, cờ xí kéo lên bay phất phới. Ngay cổng làng, lá soái kỳ có chữ :
« Tả thiên ngưu vệ Thượng-tướng quân,
Phạm Cụ-Chích
»
Biến cố xảy ra đột ngột. Triệt Triệt Đô cho hai Bách-phu Lôi-kỵ tiến lên, nhưng con đường bị nghẽn. Chúng đành xuống ngựa, lôi xác chết của đồng đội, của chiến mã, mở đường. Trong khi tên trong cổng làng bắn ra rít lên vo vo, tầm sát hại đã xa, tốc độ cực nhanh.
Tên Trịnh Ngọc nhắc :
- Thưa tướng quân, chúng dùng Nỏ-thần.
Bấy giờ Triệt Triệt Đô mới nhớ lời Ngột-lương Hợp-tha đã dặn : Quân Việt có một loại vũ khí, do Cao-cảnh hầu Cao Nỗ chế ra từ thời An-Dương vương, mỗi loạt bắn ra từ mười tới nghìn mũi tên, tầm xa gấp hai sức bắn của người, xạ lực mạnh gấp ba, gấp bốn.
Y lệnh cho Lôi-kỵ lùi lại, bắt lao binh lên dọn xác chết người ngựa. Nhưng lao binh lên bao nhiêu, bị Nỏ-thần bắn ngã bấy nhiêu. Xác chết chồng chất lên nhau, máu chảy đỏ ngầu cả khu đồng ruộng mênh mông.
A Tan bàn :
- Ta đành phải dàn quân đánh theo lối cổ điển của người Hán, chiếm chiến lũy này. Lôi-kỵ không thể lội ruộng.
- Trời ơi ! Hàng rào kiên cố thế kia, làm sao có thể đánh vào được.
- Nước chảy, đá mòn. Ta cho phá chướng ngại vật. Rồi dùng binh Đại-lý, lao binh dàn hàng vượt qua sách, chặt hàng rào, tiến vào trong.
Đến đó, cổng làng mở ra, mười chiếc xe, loại xe chở rơm rạ, do mười con trâu kéo, trên chở đầy xác chết cùng Lôi-kỵ bị thương từ từ đi ra. A Tan nhận ra chúng là Lôi-kỵ thuộc bách phu đầu tiên vượt qua làng. Một thương binh Lôi-kỵ báo :
- Bách-phu của tôi vượt qua làng, đi khoảng hai dặm thì gặp một làng khác. Chúng tôi ngừng lại cho ngựa uống nước thì bị một bọn nhóc con cầm tù và rúc, chỉ huy mấy trăm con trâu, sừng buộc dao xông vào tấn công. Cứ một trâu, lại xen vào hai ba nhóc, trai có, gái có. Chúng tôi trở tay không kịp, thành ra trong một khắc bị bắt, bị giết hết. Bọn nhóc đầu sỏ gồm hai chục đứa. Tôi nhớ được tên mấy đứa là Dã-Tượng, Cu Đen, Trâu Mập, Trâu Xanh, Hĩm Còi, Hĩm Hô, Cái Lan, Cái Hồng... Chúng làm mặt nhân đạo, sai thu nhặt xác chết, cho tôi mang về. Chúng đe rằng sẽ bắt tướng quân...
- Bắt ta làm gì?
- Bắt chui qua háng chúng.
Triệt Triệt Đô hét lên giận dữ.
A Tan kinh hãi :
- Thế còn Bách-phu thứ nhì ?
Một thương binh Lôi-kỵ đáp :
- Chúng tôi vừa vào trong cổng tiền, thì bị vướng vào trận địa dây Vạn-thằng. Phân nửa chúng tôi bị ngã ngựa, rồi quân Việt, dân Việt đổ ra. Bọn dân rất hung hãn. Chúng gồm đàn ông, đàn bà, trẻ con, ông già, bà lão. Chúng dùng khiên-mây che thân, dùng gậy tre, dùng dao cắt cỏ, dùng dao làm bếp, chém túi bụi. Lại có đứa dùng đao-quất, khi thì chém, khi thì nấp sau khiên-mây vung đao-quất tấn công. Tuy là dân, nhưng chúng được tổ chức thành đội ngũ, lui, tới rất nhịp nhàng. Chúng tôi chiến đấu trong tuyệt vọng, rồi bị bắt, bị giết hết.
Thấy trên mặt tên Lôi-kỵ còn hiện ra nét hoảng hốt. Triệt Triệt Đô quát:
- Chúng ta sơ ý mắc mưu bọn Man. Có gì mà người kinh hãi như vậy?
- Tôi không sợ bọn quân Man, mà sợ bọn dân Man. Nhất là mấy thằng già. Có đứa bị chúng tôi đâm lòi ruột ra, mà một tay nó ôm bụng, còn tay kia vẫn dùng gậy phang bọn tôi. Khi chúng tôi hàng, thì quân Man ngừng lại. Còn bọn nhóc con, dù chúng tôi dơ tay hàng, chúng vẫn chém, vẫn đập. Thực là bọn dân hung dữ chưa từng thấy.
A Tan, Triệt Triệt Đô uất khí lên cổ : Những Lôi-kỵ này xuất thân là con em vùng Thảo-nguyên. Từ sáu tuổi đã biết cỡi ngựa, bắn cung. Khi vào tuổi mười hai thì được nhập vào đội quân các Khả-hãn. Sau đó, những tên ưu tú, mới được thu dụng làm Lôi-kỵ, phải trải qua hơn một năm huấn luyện. Họ từng ruổi ngưạ xung sát khắp các nước phương Tây, khắp Liêu, Kim, Tống, Đại-lý...Thế mà bây giờ họ bị giết trong những trường hợp không đáng, bởi những kẻ thù không đáng giá một đồng xu... Hơn nữa toàn một bonï nhà quê, bọn đàn bà, bọn con nít... Nếu cứ đà này, mỗi ngày tiêu hao vài trăm Lôi-kỵ, thì chỉ mấy tháng sau, đoàn quân này sẽ không còn nữa.
A Tan chửi :
- Tổ bà nó ! Hồi đánh Tây-vực, đánh Kim, uy danh của Lôi-kỵ làm cho binh tướng, dân chúng giặc nghe đến là vỡ mật, nát gan. Chỉ cần một Lôi-kỵ thôi, y cỡi ngựa vào một làng, dân chúng răm rắp nghe lệnh. Y muốn ngủ với bất cứ người dàn bà nào, người con gái nào, thì chồng, cha, anh cũng chỉ biết đứng nhìn. Y muốn lôi người nào ra giết, thì giết tùy thích. Y muốn ăn uống gì, thì dân làng cúi đầu tuân phục, dâng hiến. Thế mà bây giờ, hàng trăm Lôi-kỵ, vào một làng nhỏ, từ đàn bà, cho đến con nít dường như không sợ đã đành, mà chúng còn dám bầy trò ma, trò quỷ, giết hại.
A Tan, Triệt Triệt Đô gọi hai Vạn-phu trưởng Đại-lý:
- Địa thế này thì Lôi-kỵ không thể đánh được. Đành phải dùng bộ binh thôi. Vậy con đường ở giữa, ta dùng Lôi-kỵ tấn công. Còn hai bên, thì các người dẫn bản bộ quân mã đánh vào. Phải cẩn thận khi vượt qua cái mương. Dưới mương có rất nhiều chông.
Quân dàn ra thực mau. Một tiếng pháo lệnh nổ, hai vạn quân Đại-lý dàn hàng ngang, vừa reo hò, vừa lội ruộng, xông vào hàng rào chiến lũy. Khi còn cách con lạch hai chục trượng, quân sĩ dừng lại, tay cầm mộc che thân, rồi tiến tới.
Chỉ còn mười trượng.
Trong chiến lũy vẫn im lìm.
Quân bỏ mộc, lội xuống mương kéo chà, gỡ chông, dùng dao chặt hàng rào. Giữa lúc các đợt quân đang chới với ở dưới mương, ở hàng rào, thì một hồi tù và vang lên tên từ trong bắn ra vèo vèo. Bị trúng tên, người người từ bờ hàng rào hò hét, bật lùi trở lại, chân dẵm phải chông.
Trong cùng lúc đó, trên con đường chính, Lôi-kỵ hét lên xông vào. Nhưng khi tới gần cổng lại bị thần nỏ bắn ngã chồng chất lên nhau.
Thấy quân chết nhiều quá, A Tan cầm cờ phất lên, tạm lui quân. Khốn nạn thay ! Đám bộ binh Đại-lý, bộ binh gốc Trung-quốc, người chết, xác bị bỏ tại hàng rào, dưới mương, trên cánh đồng. Đám thương binh được cứu mang ra, người ướt sũng, vết thương gặp nước, máu tuôn ra càng nhiều.
Gữa lúc đó, đại binh Ngột-lương Hợp-thai tới. Nghe báo cáo tình hình, y tiến lên quan sát địa thế, rồi quyết định :
- Không khó. Trước hết tại cổng tiền, hãy chặt cây kết thành mấy lá chắn thực lớn, rồi sai lao binh đẩy đi trước, cho bộ binh đi sau. Tới cổng làng, bỏ lá chắn lăn xả vào đánh. Phía sau, ta đem mấy xe bắn đá theo, bắn vào trong.
Y chỉ vào mấy đoạn lũy tre làng :
- Có hai chỗ không có lũy tre tươi, chúng dùng tre khô, gỗ làm hàng rào. Ta cũng dùng lá chắn tiến tới, rồi đốt hàng rào khô.
Y gọi Phò-mã Hoài Đô và con trai là A Truật :
- Hai người hãy mang năm Thiên-phu binh Đại-lý, với ba Thiên-phu Lôi-kỵ, và làm như thế...như thế...
Mọi sự cụ bị. Quân sĩ, lừa ngựa được nghỉ ăn cơm trưa.
Trong khi ấy, tại chiến lũy Cụ-bản, Tả-thiên ngưu vệ thượng tướng quân họp các tướng lại cùng nghị sự. Ông lên tiếng :
- Chúng ta được lệnh Hưng-Đạo vương lập chiến lũy tại đây, với năm nhiệm vụ chính. Một là cản bước tiến giặc cho cánh quân Bình-lệ-nguyên của Vũ-kỵ thượng tướng quân Lê Tần rút về Đông-bộ-đầu. Hai là quấy rối làm cho giặc cảm thấy không yên suốt thời gian tiến quân. Ba là làm cho giặc hiểu rằng Lôi-kỵ của chúng vô dụng đối với Đại-Việt. Bốn là cho chúng biết, cả nước ta đều là thành, toàn dân ta đều giữ thành. Năm là cho chúng biết, không hy vọng gì kiếm được lương thảo trên đất nước này.
Ông mỉm cười :
- Nhiệm vụ khó nhất là làm cho giặc cảm thấy không yên trên đường tiến quân. Suốt hai ngày qua, Đô-thống Lê Phẩm đã dùng hiệu binh Tiên-yên phân ra thành từng Đô, nương vào địa thế rậm rạp bắn tỉa chết gần hết bọn chỉ huy Thiên-phu, Bách-phu. Việc này gặc kinh sợ đến độ, chúng không dám mặc y phục của mình, mà phải mặc y phục của binh sĩ. Rồi trong đêm, Đô-thống Phạm Long dùng hiệu Ngưu-binh đột nhập khu đóng quân, giết hại người ngựa... Làm cho chúng kinh hồn táng đởm.

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 183
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com