watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
17:18:2726/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Tập 9 - Anh Hùng Đông A - Dựng Cờ Bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Chương 31-50 - Hết - Trang 19
Chỉ mục bài viết
Tập 9 - Anh Hùng Đông A - Dựng Cờ Bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Chương 31-50 - Hết
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Trang 36
Trang 37
Trang 38
Trang 39
Trang 40
Trang 41
Trang 42
Trang 43
Trang 44
Trang 45
Trang 46
Trang 47
Tất cả các trang
Trang 19 trong tổng số 47



Chương 38b

Sau trận đó, ngài nghiên cứu, sửa đổi tường tận, lưu truyền cho đời sau.
Xin đọc Anh-hùng Lĩnh-Nam, Q3 của Yên-tử cư-sĩ, do Nam-á Paris xuất bản.
Tự-Khánh dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai Thủ-Độ:
- Thủ-Độ nghe đây.
Từ từ giảm kình lực, để chân khí anh em họ Đinh tràn vào cơ thể, rồi dẫn về trung Đơn-điền, quy liễm lại.
Thủ-Độ đang lâm nguy, nghe tiếng Tự-Khánh nhắc, nó buông lỏng chân khí. Lập tức kình lực của anh em họ Đinh ào ạt tràn vào người nó. Cơ thể nó rung động thực mạnh, nó vội dẫn hai luồng chân khí vào Đơn-điền. Hai anh em họ Đinh thấy chân khí mình ào ào tuôn ra, cả hai cùng nghĩ thầm:
- Thằng lỏi con phải chết.
Đinh Hồng, Đinh Thanh đứng dưới đài hỗ trợ hai anh:
- Thằng bé con láu cá! Mi không địch lại đại ca, nhị ca của ta đâu. Hãy quỳ gối van xin, sẽ được ân xá.
Cuộc đấu trải hơn một khắc, anh em họ Đinh thấy chân khí mình cuồn cuộn ra đi, không trở về...thì cảm thấy có điều bất ổn. Lại một khắc qua, chân khí anh em họ Đinh gần như bị kiệt quệ. Chúng muốn thu công, nhưng sợ Thủ-Độ nhân đó dồn kình lực tấn công, nên đành chịu trận.
Tự-Khánh nhắc Thủ-Độ:
- Chân khí anh em họ Đinh kiệt quệ rồi, em phát chưởng đẩy chúng xuống đài đi.
Nghe anh nhắc, Thủ-Độ nhìn Đinh Hoàng, hình ảnh mẹ nó bị tên ghim đầy người, đau đớn quằn quại hiện lên. Nó hít một hơi rồi đẩy ra hai chưởng. Đinh Huyền bay tung xuống dưới đài. Còn Đinh Hoàng bật lên cao. Thủ-Độ phát chiêu Đông-hải lưu phong, nó nói lớn:
- Xin anh linh mẹ hãy nhìn kẻ thù đền tội.
Bùng một tiếng, thân thể Đinh Hoàng bay tung lên cao. Thủ-Độ không tha, nó phát chiêu Phong đáo sơn đầu hướng lên trời. Bùng một tiếng, người Đinh Hoàng vỡ làm trăm mảnh, ruột gan, đầu, chân, tay bay tung tóe ra bốn phía.
Một bóng xanh thấp thoáng từ dưới đài xẹt lên, tung vào người Thủ-Độ một chưởng. Chưởng chưa ra hết, mà nó đã cảm thấy nghẹt thở. Kinh hãi, nó hít một hơi, dùng cả hai tay đỡ. Bùng một tiếng, người nó bật tung lại sau, tai phát ra tiếng vo vo không ngừng. Nó nhìn lại, thì ra phó sứ Lâm Hoài-Đức. Lâm lại phát chiêu thứ nhì tấn công Thủ-Độ. Thủ-Độ nghiến răng, dùng cả hai tay phát chiêu Hạc phi sơn lĩnh đỡ.
Phùng Tá-Chu xẹt lên đài, ông đẩy một chưởng vào lưng Hoài-Đức, bắt buộc y phải thu chiêu về, để tự cứu mình. Rầm một tiếng. Hoài-Đức bật lui liền ba bước. Tá-Chu chắp tay:
- Xin lỗi!
Ông chỉ Thủ-Độ nói lớn:
- Các vị đều là những người có thân phận lớn. Bốn vị bồi sứ, nức danh Trung-nguyên thay nhau đánh một đứa nhỏ. Rồi hai vị đánh mình nó, bất kể đạo lý võ lâm. Bây giờ đến Lâm đại nhân lại nhập cuộc. Thế là thế nào?
Lâm Hoài-Đức chỉ đống thịt Đinh Hoàng, hỏi nhà vua:
- Quốc vương! Quốc-vương được Thiên-tử phong cho làm chúa trời Nam. Thế mà Quốc-vương để cho người ta giết bồi sứ như thế này đây?
Phùng Tá-Chu trả lời thay nhà vua:
- Lâm đại nhân! Ở đây có hàng vạn người cùng thấy: Khi không, ba vị bồi sứ lên đài xúm vào đánh một thiếu niên. Chưởng qua, cước lại, Thủ-Độ đường đường chính chính thắng cả ba vị. Còn Đinh nhất gia, là thủ phạm sát hại công chúa Đoan-Nghi. Thủ-Độ công khai thách Nhất-gia đấu võ để trả thù. Nhất-gia bị bại, vong mạng, đó là lẽ thường. Triều đình Đại-Việt không thể can thiệp vào việc này. Vừa rồi, giả như Thủ-Độ bị bại, thì cái xác chết nằm đây là y, chứ không phải của Đinh nhất gia. Bấy giờ Đại-Việt đòi ngài trả lời...thì ngài nghĩ sao?
Lâm Hoài-Đức xấu hổ, nhảy uống khỏi đài.
Thủ-Độ hướng vào quần hùng:
- Thưa các vị võ lâm, thưa các vị hào kiệt. Hôm nay, tôi xin tố cáo mưu gian của họ Đàm định dâng Đại-Việt cho Tống.
Thế rồi nó kể hết: Nào là họ Đàm gửi tấu chương xin phong cho Thì-Phụng làm An-Nam quốc vương. Nào việc Đàm Dĩ-Mông bắt con gái của Kinh-diên quan Phạm Kính-Ân là Phạm Thùy-Dương dâng cho chánh sứ Triệu Dụng-Chi. Nào bắt con gái của đô thống Phan Lân là Phan Mỹ-Vân dâng cho phó sứ Lâm Hoài-Đức. Nào là đem gạo sang cung phụng cho Tống, gây lên nạn đói, chết không biết bao nhiêu người.
Nó chỉ vào đạo cô Nam-phương huyền quân :
- Các vị có biết đạo cô là ai không ? Tôi chắc có nhiều vị biết mà không dám nói ra. Đạo cô chính là Tuyên-phi Vương Thụy-Hương. Trước đây người giả chết, trở về Tống. Lúc cha mẹ tôi rời Đại-Việt, thì đạo cô được Tống triều gửi sang làm tế tác cho họ. Người chính là sinh mẫu Hoàng-thượng. Người là Thái-hậu.
Rồi nó kể hết những gì Thụy-Hương đã làm : Mưu tiêu diệt các võ phái Đại-Việt bằng cách ban chỉ không cho các gia, các phái thu đệ tử. Nào là cùng với Trịnh Nam-Phương, vợ cũ của Đỗ An-Di giả Ưng-sơn song hiệp giết cả nhà Đỗ An-Di, Mạc Hiển-Tích.
Nó chỉ vào chỗ khán đài phái Mê-linh :
- Trịnh Nam-Phương, tức Vân-đài tiên tử phái Hoa-sơn, bây giờ thay tên đổi họ, chiếm lĩnh chức chưởng môn phái Mê-linh, mang tên Nghi-Phương sư thái. Bà tiềm ẩn mưu làm nội ứng cho Tống, khi Tống đem quân sang Đại-Việt.
Thấp thoáng bóng xanh, Nam-thiên đạo cô đã tung mình lên đài. Bà chỉ vào mặt Thủ-Độ :
- Xuống đài ngay ! Mi là một đứa trẻ mồ côi, được Hoàng-hậu đem về nuôi trong Hoàng-thành. Khắp Hoàng-thành, ai cũng biết mi bị chứng điên. Bây giờ mi mang cái điên đó lên đây gây hoang mang ư ?
Thủ-Độ di chuyển thân mình thực mau, tay nó xỉa vào ngực Thụy-Hương, kình lực cực trầm trọng. Thụy-Hương dùng hai tay gạt tay nó, thì nó đã di chuyển cánh tay. Nó lột hai miếng da mặt trên má Thụy-Hương. Lập tức khuôn mặt uy nghi của bà ta, biến thành khuôn mặt cực kỳ xinh đẹp.
Cả quảng trường cùng bật lên tiếng kêu thất thanh :
- Tuyên-phi Vương Thụy-Hương.
Thủ-Độ cung tay :
- Cô cô ! Dù sao người cũng có thời là bạn thanh mai trúc nhã với phụ thân cháu. Cháu kính cô cô cũng như mẹ cháu. Cô cô là sinh mẫu của Hoàng-thượng, địa vị cao quý biết mấy. Tại sao cô cô không nhận cái danh Thái-hậu của mình ?
Thụy-Hương còn đang tần ngần, thì Thủ-Độ tiếp :
- Trước đây cô cô tuy có làm tế tác cho Tống thực. Nhưng xưa khác, nay khác. Nay thì Tống muốn đem ngôi vua cho họ Đàm. Còn cô cô thì muốn bảo vệ ngôi vua cho Hoàng-thượng. Võ công cô cô cao, kiến thức cô cô uyên bác. Như vậy cô cô xứng đáng là một Thái-hậu. Tại sao cô cô không dám nhận ?
Nhà vua thấy việc mẹ mình bị lộ chân tướng, ngài đứng dậy :
- Mẫu hậu ! Thủ-Độ nói đúng. Ngay ngày mai, con sẽ ban chế tôn mẫu hậu là Tiên-thể chí-thánh hoàng Thái-hậu.
Thụy-Hương đành khoan thai xuống đài.
Thủ-Độ hướng vào khán đài phái Mê-linh :
- Còn việc Nghi-Phương sư thái là chuyện nội bộ của phái Mê-linh. Đứa trẻ con như vãn bối, không muốn can dự vào.
Thấp thoáng bóng nâu, rồi một người từ khán đài phái Mê-linh tung người lên nhanh không thể tưởng tượng nổi. Trong khi còn ở trên không, người đó đã rút kiếm xỉa vào người Thủ-Độ. Thủ-Độ vội lộn một vòng ra sau tránh. Nhưng bóng kia cũng di chuyển thân hình theo, mũi kiếm vẫn chĩa vào cổ Thủ-Độ. Thủ-Độ kinh hãi, nó lại lộn liền hai vòng về sau để thoát khỏi vòng kiềm tỏa. Nhưng khi nó đứng dậy thì thủy chung mũi kiếm vẫn dí vào cổ nó. Trong lúc quá khẩn cấp, nó rút thanh trủy thủ đeo bên hông, mà bọn Thảo-nguyên ngũ điêu tặng nó trong lúc chia tay. Nó vung dao lên gạt kiếm. Choang, kiếm bị gãy tận chuôi, nó tung mình lùi lại ba bước.
Biến cố xẩy ra, kẻ xuất chiêu đã nhanh, người tránh cũng nhanh. Người người quan sát đều nín thở. Bây giờ họ mới vỗ tay hoan hô. Thủ-Độ nhìn kẻ tấn công mình, đó là một ni sư, thân thể đẹp tuyệt trần, nhưng mặt thì bì bì coi không tương xứng tý nào. Trên đầu ni sư đội một chiếc mũ che khuất cả hai tai.
Thủ-Độ chắp tay vái ni sư :
- Không biết sư thái pháp danh là gì ? Tại sao lại hạ thể tấn công tiểu bối?
Có tiếng ai đó nhắc :
- Bà là Nghi-Phương sư thái, chưởng môn phái Mê-linh đấy.
Nghi-Phương chỉ mặt Thủ-Độ :
- Bần ni lên đây để dậy dỗ mi ! Mi không được ngậm máu phun người. Bần ni xuất gia từ hồi còn là khuê nữ. Thế mà mi dám bảo bần ni là gian tế Vân-đài Trịnh Nam-Phương, tức vợ của Đỗ An-Di thì còn trời đất nào nữa?
Phùng Tá-Chu nói với Thủ-Độ :
- Chú từng giao đấu với Vân-đài Trịnh Nam-Phương, chú biết mặt bà. Sư thái đây không phải là Vân-đài Trịnh Nam-Phương đâu. Cháu xin lỗi sư thái đi.
Thủ-Độ chắp tay vái liền ba vái :
- Sư thái ! Sư thái đi tu từ nhỏ, thì vượt ra được tham, sân, si. Đệ tử nghe lời người ta nói, mà lầm lẫn. Xin sư thái hỷ xả tha lỗi cho đệ tử.
Nghi-Phương chắp tay đáp lễ. Thủ-Độ cảm thấy một kình lực cực kỳ bá đạo đẩy vào người mình. Một là không đề phòng, hai là nó đứng quá gần Nghi-Phương, nên người nó bị đánh bay lên không. Tuy nhiên chân khí tòng tâm tự vệ bao phủ khắp người, nó chỉ cảm thấy khó chịu mà thôi. Nghi-Phương quyết không tha, bà tung lên một chưởng, định kết liễu tính mệnh nó. Còn ở trên không Thủ-Độ vận Quy-pháp Âm-dương, chưởng của Nghi-Phương trúng người nó, vù một tiếng, chân khí của bà bị nó hút mất tăm mất tích.
Nghi-Phương quát lên một tiếng, rồi phát chiêu Loa-thành nguyệt chiếu, quyết giết Thủ-Độ. Thủ-Độ lùi lại một bước, nó phát chiêu Phong-ba hợp bích phản công. Bình. Cả hai lảo đảo lùi lại. Cái mũ trên đầu Nghi-Phương bị bay mất. Cả quảng trường cùng la hoảng, vì bà không có tai trái.
Thủ-Độ quát lớn :
- Khoan !
Rồi nó chỉ vào mặt Nghi-Phương :
- Mi ! Thì ra mi ! Chính mi đã cùng tên Đinh Hoàng chỉ huy đội tiễn thủ ám toán mẹ ta. Khi mẹ ta bị trúng tên, người biết rằng dù có giết mi với Đinh Hoàng thì cũng khó mà thoát khỏi cái chết. Vì vậy, thay vì giết bọn mi, người chặt cụt tay Đinh Hoàng, cắt tai trái người, rồi khoanh trên má người hai vòng tròn.
Nghi-Phương cười nhạt:
- Tiểu thí chủ! Cái người mà công chúa Đoan-Nghi cắt tai, khoanh hai vòng tròn trên mặt, không phải là bần ni. Vì trên mặt bần ni không có hai vòng tròn...
Chợt có tiếng Trần Thừa nhắc:
- Thủ-Độ, dùng Thiên-la thập bát thức.
Nghe anh nhắc Thủ-Độ cười nhạt:
- Có vòng tròn hay không thì dễ lắm...
Miệng nói, tay nó tung cái chài ra chụp Nghi-Phương, chân từ quẻ Càn phương Hỏa-địa-tấn bước sang cung Đoài phương Lôi-trạch Quy-muội. Chài tỏa ra chụp Nghi-Phương. Sở trường của phái Mê-linh là kiếm pháp, mà kiếm của Nghi-Phương đã bị chặt đứt. Bà lùi lại, phát chiêu Kình-ngư quá hải đỡ! Ai cũng tưởng với chiêu võ trong Thiết-kình phi chưởng không làm Thủ-Độ bật lui, ít ra cũng hóa giải chiêu Thiên-la thập bát thức. Không ngờ, chưởng phong bị mất tăm mất tích. Nghi-Phương vội biến chiêu thành chiêu Kình quá Đông-hải. Thủ-Độ lại bước sang cung Tốn, phương Sơn-phong-cổ.
Trần Tự-Khánh hỏi anh:
- Nghi-Phương là cao thủ Vân-đài của phái Hoa-sơn, công lực cao thâm vô cùng. Mà sao bà không thắng được Thủ-Độ.
- Dễ hiểu, vì bị Thủ-Độ tố cáo là Vân-đài, nên bà không dám dùng võ công Hoa-sơn, mà dùng võ công Mê-linh. Bà ta tưởng dùng Thiết-kình phi chưởng có thể phá rách cái chài. Nhưng bà ta quên mất...
- Em hiểu rồi, bà ta dùng Thiết-kình phi chưởng, là chưởng đặt căn bản trên cá kình trong biển Đông. Trong khi Thiên-la thập bát thức đặt căn bản trong việc dùng chài bắt cá. Cá gặp chài thì thất bại là phải.
Đấu được mười hiệp nữa, Thủ-Độ đánh tiếp hai chiêu, Nghi-Phương lảo đảo muốn ngã. Chỉ chờ có thế,Thủ-Độ xuất chiêu Cầm-long công móc vào má Nghi-Phương, lột ra hai miếng da. Lập tức khuôn mặt bầu bầu của Nghi-Phương biến thành khuôn mặt trái soan cực kỳ xinh đẹp. Trên má có hai vết thẹo hình tròn.
Phùng Tá-Chu nhảy lên đài, hô lớn:
- Ngừng tay!
Thủ-Độ, Nghi-Phương cùng lùi lại. Tá-Chu xá Nghi-Phương:
- Vân-đài Tiên-tử. Thì ra sau khi được đức Anh-tông ân xá, Tiên-tử lại trở về Đại-Việt tiếp tục làm gian tế cho Tống. Việc Tiên-tử sát hại công chúa Đoan-Nghi xin để triều đình xử. Bây giờ Tiên-tử có còn chối cãi nữa không?
Thủ-Độ hướng vào khán đài có nhà vua ngồi:
- Hoàng đế bệ hạ. Hồi còn sinh tiền, mẫu thân của thần đã xả thân cứu giá bao phen. Nếu không có mẫu thân thần, thì liệu Bệ-hạ có còn ngồi đây không? Nhị vị Kiến-Khang, Kiến-Bình vương! Hồi thơ ấu dường như mẫu thân thần từng nuôi dưỡng, từng dạy dỗ hai vương, yêu thương hai vương như con đẻ. Bây giờ, thân mẫu thần bị kẻ gian hãm hại. Mà kẻ gian đang đứng nhơn nhơn trước mặt quý vị. Võ lâm, nhân sĩ, trăm họ đang chờ Bệ-hạ, chờ nhị vị vương gia tỏ tình lân mẫn máu mủ...
Thủ-Độ còn muốn nói nữa, nhưng có tiếng bà Trần Lý dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai :
- Đủ rồi, xuống đài ra con thuyền của nhà mình đậu ở trên bến Tương-Dung ngay.
Thủ-Độ chắp tay vái bốn phía, rồi nó hướng vào ba tên Phạm Bỉnh-Du, Đoàn Thượng, Nguyễn Nộn, tay phát chiêu trong Lôi giáng Hoa-nhạc đánh thẳng vào người chúng. Ba đứa kinh hãi, vội dùng cả hai tay đưa ra đỡ. Binh, binh, binh ! Cả ba tên bay bổng lên cao, rơi xuống cái hồ sen trong sân Giảng-võ, cắm đầu xuống bùn.
Thấp thoáng một cái, Thủ-Độ đã xuống đài, rồi biến vào đám đông.
Trong sảnh đường phái Đông- A. Ông bà Trần Tự-Hấp, chưởng môn ngồi chính giữa. Hai bên là các đại đệ tử thế hệ thứ nhất : Đại-Việt ngũ tuyệt, Trần Tự-Duy. Kế tiếp đến thế hệ thứ hai : Trần Lý Tô Phương-Lan, Phùng Tá-Chu Trần Kim-Ngân, Tô Trung-Từ Nhạc Bảo Bảo, Phan Lân, Vỵ-xuyên ngũ tiên, Hồng-sơn ngũ đại phu. Cuối cùng là các đệ tử thế hệ thứ ba : Trần Thừa, Tự-Khánh, Kim-Dung, Mỹ-Vân, Vương Lê, Lê Mịch, Lý Bất Nhiễm.
Thủ-Độ được đặt ngồi cạnh bà Tự-Hấp. Bà quàng tay ra ôm lấy vai cháu, như sợ người ta bắt đi mất. Suốt từ ngày rời Thảo-nguyên, bây giờ Thủ-Độ mới lại được hưởng cái tình nhân luân. Nó ân hận rằng đã đánh giá họ phía nội qua họ phía ngoại.
Ông Trần Tự-Hấp lên tiếng :
- Chúng ta họp hôm nay, để thông báo tin tức liên quan đến bản môn cũng như võ lâm Đại-Việt. Trước hết là triều đình ban chỉ cho phép các môn phái được thu dụng đệ tử trở lại. Thứ nhì, các giám khảo cuộc thi võ tâu xin nhà vua phong Thủ-Độ làm võ trạng nguyên. Nam-thiên huyền quân đề nghị trao cho Độ chức Tổng-lĩnh thị vệ. Thứ ba, ban chỉ ân xá, cùng triệu hồi Thủ-Huy trở về, trao đại quyền.
Ông ngừng lại cho cử tọa theo kịp :
- Bây giờ trước hết, ta phải biết rõ tình hình đã.
Ông nói với Thủ-Độ :
- Cháu ngoan ! Cháu hãy đứng dậy thuật chi tiết cuộc sống của bố mẹ cháu từ khi rơì Đại-Việt ra đi, cho đến ngày cháu theo mẹ về nước.
Thủ-Độ cúi đầu hành lễ với cử tọa, rồi nó thuật theo thứ tự : Thủ-Huy Đoan-Nghi bị đưa sang Tống, cùng với đội võ sĩ Long-biên. Tất cả bị giam lỏng ở Quảng-châu gần năm. Sau đó Bác Nhĩ Truật đem thư mời sang Mông-cổ săn bắn. Rồi Thủ-Huy Đoan-Nghi giúp Thiết Mộc Chân luyện quân, chiến thắng hầu hết các Khả-hãn, Đại-hãn, cuối cùng lên ngôi Thành-cát Tư-hãn lập ra nước Mông-cổ trên vùng Thảo-nguyên.
Bà Tự-Hấp hết sức chú ý đến việc Tống gửi bọn Mao Khiêm, Vương Cương-Trung... mưu biến Thảo-nguyên thành một nước thuộc Tống. Bà hỏi Thủ-Độ chi tiết về cuộc sống, tổ chức quân đội, chăn nuôi, canh nông của Mông-cổ. Cuối cùng bà kết luận :
- Cứ như Thủ-Độ thuật, thì cái việc Tống muốn đưa Thủ-Huy Đoan-Nghi rời Thảo-nguyên là đúng. Bởi Tống cho rằng Thủ-Huy Đoan-Nghi rời Mông-cổ, thì họ có thể dùng đám võ sĩ Hoa-sơn giúp tàn quân Khắc-liệt, Thát-đát phục hồi cố quốc được. Vì sợ Thủ-Huy Đoan-Nghi về Đại-Việt, rồi chỉnh đốn cai trị, dí gươm vào lưng họ. Họ dùng phục binh ám toán. Không ngờ chỉ mình Đoan-Nghi về, nên mắc nạn.
Thủ-Độ lại thuật chi tiết về cái chết của mẹ nó, cuộc sống khốn khổ của nó trong Hoàng-thành mấy năm qua. Tuy thấy cháu mình phải khổ sở, nhưng ông bà Tự-Hấp lại cực kỳ cao hứng, vì trong cái khốn nạn ấy, nó đã làm được những việc ngang với ông cha nó. Bây giờ, nó nghiễm nhiên thống lĩnh hầu hết bọn ăn mày cùng khổ trên đất nước. Ngoài ra, nó còn làm chủ mấy nghìn trang ấp, quy tụ những người bần nông cùng khốn...chỉ vài năm nữa họ sẽ trở thành khá giả.
Huyền-My hỏi Thủ-Độ :
- Có một nghi vấn, mà cô muốn con nói thực : Con quỷ ba đầu giết cả nhà Đàm Thì-Phụng có phải là con không ?
- Không ! Nếu con làm, thì việc gì con phải dấu ông bà, các bác, các chú, các cô ?
Tự-Hấp gõ tay xuống bàn :
- Chúng ta phải điều tra vụ này khẩn cấp. Ông nghĩ rằng Thủ-Độ, Tự-Thừa, Tự-Khánh đang điều khiển bọn ăn mày, thì có thể tìm ra manh mối.
Đệ tử của Trần Lý là Vương Lê góp ý:
- Có nhiều sự kiện ta phải chú ý: Người giả danh anh Thủ-Độ đã biết chi tiết việc công chúa Đoan-Nghi bị ám hại. Lại cũng biết Quỷ ba đầu là anh Thủ-Độ. Căn cứ vào đó ta có thể tìm ra y.
Tự-Khánh quả quyết :
- Cháu hứa với ông là nội trong một tháng chúng cháu sẽ tìm ra thủ phạm vụ này.
Phùng Tá-Chu trình bầy về tình hình triều đình :
- Sau khi Đàm Thì-Phụng bị giết, thì thế lực họ Đàm bị mất hẳn. Đàm Dĩ-Mông tuy lĩnh chức Thái-sư, mà vô quyền. Còn Phụ-quốc Thái-úy Đỗ Kính-Tu thì luôn khiêm tốn rằng mình không đủ tài. Ông ta xin triều đình ban chỉ ân xá, rồi triệu Thủ-Huy về thì mới hy vọng dẹp được bọn giặc đang nổi lên khắp nơi.
Đệ tử thứ nhì của Trần Lý là Lê Mịch bàn:
- Từ ba đời vua rồi, triều Lý không còn được lòng dân nữa. Ý dân là ý trời. Triều Lý đã mất lòng dân, thì ta nên thay bằng triều khác là hơn.
Đệ tử thứ ba là Lý Bất Nhiễm cũng đồng ý:
- Phàm cai trị dân phải có đức. Họ Lý nhân có đức mà được ngôi vua, thì nay nhà ta đức còn hơn Lý Công-Uẩn, tại sao ta không phất cờ cứu dân, lập triều đình Đông- A?
Bà Tự-Hấp xua tay:
- Chúng ta không ai muốn làm vua, cũng chẳng muốn diệt triều Lý. Thôi, cứ để triều đình tìm Thủ-Huy về, bình định lại đất nước là hơn cả.
Tô Phương-Lan (Bà Trần Lý) lắc đầu :
- Với tình hình rối loạn của đất nước hiện nay, thì dù tể tướng Phương-Dung thời vua Trưng có sống dậy cũng bó tay. Trên cao, thì vua suốt ngày chỉ rượu chè, vui trong câu ca tiếng hát của cung nga. Đã vậy còn xây dựng cung điện nguy nga, làm tốn sức dân, làm hao công nho. Ngoài trấn, phủ, huyện thì các quan chỉ lo vơ vét. Nếu chú Thủ-Huy về, không lẽ chú ấy phải giết chết vua, giết hết cung nga ? Tru diệt tất cả các quan ?
Cử tọa bàn luận phân vân, không biết có nên để Thủ-Huy trở về hay không ?
Trần Thừa lên tiếng :
- Theo cháu nghĩ, bất cứ ai lên làm vua, thì cũng phải lấy việc tạo phúc cho dân làm căn bản. Khi cái căn bản đó không còn, thì vua hóa ra một thứ đạo tặc. Vua Hùng thứ 88 làm cho dân khổ thì vua An-Dương đem quân đánh, lập lên triều Âu-lạc. Vua Ngọa-triều tàn hại dân, cai trị bằng bạo ngược thì vua Lý Thái-tổ lên thay. Bây giờ triều Tiêu-sơn quá thối nát, quá dơ bẩn, tại sao chúng ta là những kẽ sĩ, là những võ sĩ, lại không tuốt cao ba thước gươm lập lên một triều đình mới ?
Hầu như cử tọa đều có ý tưởng giống Trần-Thừa, nhưng không ai muốn nói ra. Bây giờ nghe Trần-Thừa nói, người người đều nhìn nhau như cùng đồng ý.
Trần Lý phát biểu :
- Theo con nghĩ, nếu như triều đình triệu hồi chú Thủ-Huy, chưa chắc chú ấy chịu về. Bố mẹ cũng nên viết thư riêng khuyên chú ấy. Bây giờ khắp vùng Thiên-trường, Trường-yên, Kinh-Bắc, Thanh-hóa đều thuộc hệ thống trang ấp của ta. Nay thêm bang Lĩnh-Nam của Thủ-Độ, với 9 Tiến-sĩ của nó sắp được trao binh quyền...Chú Thủ-Huy trở về đã có một lực lượng căn bản. Khi quyền vào tay, chú ấy cứ ý mình mà làm, không cần biết đến nội cung, triều đình. Bằng nhà vua làm quá, thì ta kiếm một thiếu niên Hoàng-tộc thông minh, hiền đức đưa lên ngôi vua. Chỉ có cách ấy mới dẹp được giặc dã, mới ổn định lại đất nước.
Sau phiên họp, suốt ngày đêm, ông bà Tự-Hấp thay nhau luyện võ cho Thủ-Độ. Vốn luyện được nội công cả âm nhu lẫn dương cương. Hôm ở trên đài tại sân Giảng-võ, Thủ-Độ hút được toàn bộ nội lực của Đinh Hoàng, Đinh Huyền, nên công lực của nó hiện cao vào bậc thượng thừa. Vì vậy, bất cứ chưởng, quyền, kiếm, hay võ công khó đến đâu, nó chỉ luyện một lần là thành công ngay. Càng học, nó càng thấy rùng mình : Hồi ở Thăng-long, nó chỉ biết có một vài pho võ công, mà dám tung hoành. Cũng may chưa gặp những cao thủ bậc nhất, bằng không thì nó đã mất mạng.
Trong thời gian đó, Thủ-Độ được luyện võ, chơi đùa với ba đệ tử của Trần Lý là Vương Lê, Lê Mịch, Lý Bất Nhiễm. Nó thấy ba người sư huynh này văn võ toàn tài, chí khí khác thường. Nó ngỏ ý nhờ Trần Thừa mời ba người nhập vào bang Lĩnh-Nam. Ba người vui vẻ nhận lời.
Tuy phải luyện võ, học văn, nhưng Thủ-Độ vẫn cùng Trần-Thừa, Tự-Khánh, Mỹ-Vân, Kim-Dung dùng thư tín điều khiển bọn Khả-hãn trong công việc quy dân nghèo lập ấp, huấn luyện các đội dân binh.
Vào các buổi chiều. Những khi mặt trời nghiêng bóng, Thủ-Độ lại cùng Kim-Dung xuống con thuyền nhỏ, thả theo giòng sông, ngắm cảnh. Ông bà Tự-Hấp, Trần Lý tưởng giữa tình chị em con chú, con bác, mà hai trẻ gần nhau là sự thường ; không ai ngờ mối tình của đôi trẻ đã mặn nồng.
Hôm nay, ông bà Tự-Hấp bận tiếp khách. Thủ-Độ, Kim-Dung rủ nhau ra tháp Phổ-minh chơi. Hai trẻ ngồi bên bờ hồ xây bằng đá, ngâm chân xuống nước. Kim-Dung nhìn mây trôi, thở dài não nuột. Thủ-Độ hỏi :
- Kim-Dung ! Tại sao lại thở dài ?
- Không những thở dài, mà còn héo cả ruột gan ra được.
- ! ? ! ? ! ?
- Hư ! Người đang là Đại-hãn, là đại ca. Ta đang là phó Đại-hãn, tiểu muội của người. Bỗng nhiên ta thành chị người. Người thành em ta.
- Nhưng chúng mình vẫn yêu nhau. Vẫn gần nhau.
- Người không biết gì cả. Người sinh ra, lớn lên ở Mông-cổ. Mà ở Mông-cổ thì anh chị em con cô con cậu, con chú con bác được lấy nhau. Còn đạo lý Đại-Việt thì không thể...
- Thế cái đạo lý đó do ai đặt ra ?
- Do các Nho-gia.
- Nho gia là người. Nho gia đặt ra luật lệ được. Chúng ta cũng là người, tại sao chúng ta không đặt ra luật nhỉ ? Ta hãy bỏ cái luân lý Nho-gia đi, làm ra luân lý Đại-Việt mới.
- Nói thì dễ. Nhưng liệu ông bà, bố mẹ có cho không ?
- Các người không cho thì chúng ta trốn lên Mông-cổ. Khó gì.
Qua câu chuyện, Kim-Dung mới nhận thấy ở người tình mình có đức tự tin, tinh thần nổi loạn. Cứ như lời thề Chân-giáo, lời thề trên hồ Tây, lời thề tại đền Hùng... thì Thủ-Độ sẽ khởi binh lật đổ triều Lý ! Điều này thực ngoài sức tưởng tượng của nàng.
Thủ-Độ nói :
- Triều đình ban chỉ cử anh làm sứ giả đi Mông-cổ đón bố anh về. Vậy Kim-Dung xin hai bác cùng đi với anh. Tới Mông-cổ, ta làm lễ cưới, khi về Đại-Việt thì sự đã rồi.
- Vụ này xin bố thì có thể, chứ mẹ thì không hy vọng. Mẹ tinh lắm. Trước đây thấy em với anh thân thiết mẹ đã nghi rồi. Qua mặt mẹ không được đâu ! Anh ơi, dù thế nào chăng nữa, bố mẹ có gả chồng cho em, em phải tuân theo. Nhưng...nhưng em vẫn dành cho anh tất cả.
Kim-Dung khẳng định :
- Anh có ba lời nguyền. Lời nguyền Chân-giáo, lời nguyền trên hồ Tây với em, lời nguyền tại đền Hùng với các Khả-hãn. Hôm nay, thề có đất trời, bất cứ ở hoàn cảnh nào, bất cứ ở nơi nào, em cũng nhất tâm nhất trí cùng anh thực hiện ba lời nguyền đó.
Hôm sau, quan phủ Thiên-trường tới báo với ông bà Tự-Hấp rằng : Bốn ngày nữa, sẽ có sứ giả tới phong chức tước cho Thủ-Độ.
Bốn hôm sau.
Vào khoảng giờ Mùi, thì tráng đinh báo với ông bà Tự-Hấp:
- Thưa thái sư phụ, sứ đoàn đã tới.
- Họ gồm bao nhiêu người?
- Thưa đông lắm! Chánh sứ là Thái-tử Long-Sảm. Phó sứ là Lễ-bộ tham tri Phạm Kính-Ân.
Nghe tin ân sư sắp đến, lòng Thủ-Độ cảm thấy ấm áp bao nhiêu, thì nghe đến tên Long-Sảm, trong lòng nólại ngút lên ngọn lửa hận thù. Tất cả những đau đớn, tủi nhục hồi thơ ấu do Long-Sảm với bọn Gia-thụy ngũ anh gây ra cho nó, lại ngùn ngụt bốc lên. Nó nghiến răng, chân tay phát run. Không ai để ý đến tình trạng đó của nó cả. Duy Trần Thừa, là người đã được Kim-Dung kể cho nghe chi tiết về lời nguyền Chân-giáo. Bây giờ, liếc qua, Thừa nhìn thấu tâm can người em. Chàng dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai nó:
- Em phải bình tĩnh. Em ơi, ví như em muốn đánh một con chó, thì phải vuốt ve nó, mới tới gần nó được. Đối với Long-Sảm cũng vậy. Nó là một thằng vừa ác, vừa ngu. Em cần tỏ ra phục tùng y, hầu giữ ngôi vua cho y. Bằng như em chống phá y, sao em có thể gần y được? Sao y có thể lên ngôi vua? Em muốn diệt triều Lý, thì cần nhất là trên ngai có ông vua vừa ngu, vừa ác như Long-Sảm.
Nghe anh giảng, Thủ-Độ bừng tỉnh. Nó đứng dậy, vào nhà thay y phục, rồi theo ông bà đi đón sứ đoàn.
Chánh sứ Long-Sảm cỡi ngựa đi trước, phía sau là phó sứ Phạm Kính-Ân với bồi sứ Nguyễn Nộn, Đoàn Văn, Phạm Bỉnh-Du, có đoàn Thiết-kỵ hộ tống.
Lễ nghi tất.
Viên thái giám phòng Kính-sự hô :
- Trần Thủ-Độ quỳ xuống nghe chiếu chỉ.
Thủ-Độ đến trước hương án quỳ gối. Phạm Kính-Ân cầm trục giấy đọc. Trong chiếu phong Thủ-Độ làm võ trạng nguyên, lại ban cho chức Tổng-lĩnh thị vệ. Nội trong ngày phải về Thăng-long nhậm chức. Thủ-Độ bái lậy.
Long-Sảm nhìn Thủ-Độ, rồi cười :
- Thằng khờ ! Không phải nhờ tiếng tăm của cha, của mẹ mà mày được vinh hiển thế này đâu nhá ! Chả biết bằng cách nào, mà mày được Thái-hậu đặc biệt chiếu cố. Người nói với phụ hoàng, nên phụ hoàng phải tuân chỉ, mà trọng dụng mày đó.
Thủ-Độ giận tím mặt, nó định phản đối, thì Trần Thừa bảo nó:
- Em phải ghi nhớ lời Thái-tử vào tâm can. Ghi nhớ đời đời. Khi về Thăng-long em phải hết sức tận tụy, để báo đáp ơn trời biển của Thái-hậu.
Câu nói của Tự-Thừa có hai nghĩa. Đối với Thủ-Độ thì : Tên Long-Sảm này là một đứa nói năng càn rỡ. Em hãy ghi vào lòng, để mai hậu trả thù. Còn đối với Long-Sảm thì lại có nghĩa : Phải ghi nhớ ơn Thái-hậu.
Thủ-Độ đóng kịch :
- Đa tạ Thái-tử ban chỉ dụ.
Long-Sảm thấy Kim-Dung đứng sau Thủ-Độ thì cười :
- Cô nương ! Thực là có trời, mà cũng tại ta. Hồi trước nhác thấy dung nhan của cô nương, cô gia cứ tưởng là Hằng-nga giáng thế. Cô gia tự hỏi : Hằng-Nga sao lại đi chung xe với thằng khùng Thủ-Độ ? Hôm ấy cô gia từng nói với cô nương rằng : Nếu cô nương cho biết song thân cô nương là ai. Cô gia sẽ nói với người, để người cho phép cô nương đi chơi vơí cô gia. Có đúng thế không ? Bây giờ cô nương biết cô gia là ai rồi chứ ? Sau khi cách biệt cô nương, ngày nhớ đêm mong. Cô gia phải sai Thị-vệ đi tìm tông tích cô nương. Mà than ôi, tìm cô nương không khác tìm chim. Nào ngờ cô nương là ái nữ của Thần-nông sứ. Vì vậy, cô gia phải xin phụ hoàng cho lĩnh mệnh sứ thần, để được thấy lại cô nương.
Thấy Long-Sảm thân là Thái-tử, mà buông lời khinh bạc vơí Thủ-Độ rồi lại cợt nhả với Kim-Dung. Ông bà Tự-Hấp tự cảm thấy chán nản :
- Tư cách một đấng trừ quân, mai này lên ngôi vua, cai trị thiện hạ mà như thế này thì dù Khai-Quốc vương có sống lại cũng không cứu được sự nghiệp Tiêu-sơn ! Hèn gì Tự-Thừa, Tự-Khánh, Thủ-Độ cứ luận với nhau làm sao khích anh hùng nội dậy, diệt triều Lý cũng không oan.
Ông bà Tự-Hấp mời Long-Sảm cùng bọn Gia-thụy ngũ-anh xuống con thuyền lớn là nơi tiếp khách của phái Đông- A dự tiệc. Long-Sảm chỉ Kim-Dung hỏi Trần Lý:
- Không biết Thần-nông sứ có thể cho Hằng-nga tiên tử đi vơí cô gia chăng ?
Trần Lý tuy bực mình, nhưng cũng phải trả lời :
- Dĩ nhiên tiểu nữ sẽ phải xuống thuyền hầu Thái-tử.
Chủ khách cùng xuống thuyền. Ông bà Trần Lý ngồi ở chủ vị tiếp Long-Sảm với bọn Gia-thụy ngũ-anh.
Long-Sảm rút thanh kiếm trao cho Thủ-Độ :
- Xưa kia, Hậu-chúa Lưu Bị, mỗi khi dự tiệc đâu, thì danh tướng Triệu Tử-Long đeo kiếm đứng sau hầu. Nay ta là Thái-tử, người là Tổng-lĩnh thị-vệ. Phận chúa tôi đã phân. Vậy người hãy đeo kiếm này đứng sau lưng hầu ta.
Thủ-Độ tím mặt nhưng cũng phải cúi đầu, lĩnh kiếm đeo vào hông, khoanh tay đứng sau Long-Sảm. Trong suốt bữa tiệc, Long-Xưởng luôn cười nói, cớt nhả vơí Kim-Dung. Mỗi lời của Long-Sảm nói, như một nhát kiếm đâm vào ngực Thủ-Độ. Nó cảm thấy miệng đắng, hơi nóng rừng rực bốc lên hai vai, rồi thái dương. Nó nghiến răng thề ngầm trong tâm :
- Mối hận này chồng chất lên mối hận cũ. Ta, Thủ-Độ nguyện sẽ làm cho mi đau đớn cùng cực, rồi chết mới hả lòng.
Đêm hôm đó Thủ-Độ tới phòng ngủ của Phạm Kính-Ân để tạ ơn ông. Kính-Ân nắm tay Thủ-Độ:
- Thầy mừng cho con huyết nhục trùng phùng. Võ công con cao đến không ai tưởng tượng nổi. Tư cách của con lại khác phàm. Nhất là việc con cứu Thùy-Dương thoát khỏi cảnh ô nhục tại dinh Đàm Dĩ-Mông. Sau con lại nhường Kính-Nghĩa trong cuộc thi võ... Hà, con hơn cả cha con rồi đó. Con ơi! Thầy thấy con lập bang Lĩnh-Nam mà mừng vô hạn?
- Thưa thầy, con muốn mời chị Thùy-Dương, anh Kính-Nghĩa nhập bang Lĩnh-Nam, không biết thầy có cho phép không?
- Cho chứ! Đó là điều mà thầy cầu còn không được. Thầy cũng muốn nhập bang của con. Vậy con định để thầy làm gì nào?
Thủ-Độ còn đang suy nghĩ, thì Kính-Ân nói:
- Bây giờ thầy trò ta sắp xếp lại nhân sự, sao cho hợp lý. Con nghĩ sao?
- Xin thầy dạy cho.
- Con vẫn làm Bang-trưởng. Nguyên-sư đã có Trần Thừa. Tả hộ pháp có Tự-Khánh. Thầy, thì thầy sẽ đảm trách Hữu hộ pháp cho con.
Thủ-Độ chắp tay:
- Đa tạ thầy. Con đề nghị, sáu Vụ như sau: Lê Mịch coi Vụ-binh, Lý Bất Nhiễm coi Vụ-hình, Vương Lệ coi Vụ-lại, Kim-Dung coi Vụ-lễ, Mỹ-Vân coi Vụ-hộ, Thùy-Dương coi Vụ-công. Còn anh Kính-Nghĩa lĩnh chức Tổng-lĩnh chư Khả-hãn.
- Hay lắm!

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 184
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com