watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
13:02:3426/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Tập 9 - Anh Hùng Đông A - Dựng Cờ Bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Chương 31-50 - Hết - Trang 29
Chỉ mục bài viết
Tập 9 - Anh Hùng Đông A - Dựng Cờ Bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Chương 31-50 - Hết
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Trang 36
Trang 37
Trang 38
Trang 39
Trang 40
Trang 41
Trang 42
Trang 43
Trang 44
Trang 45
Trang 46
Trang 47
Tất cả các trang
Trang 29 trong tổng số 47



Chương 43b

Tối hôm ấy, đoàn hộ tống nhà vua tới Gia-lâm. Tự-Khánh sợ có biến cố, Công muốn đợi trời sáng hãy đưa nhà vua sang sông. Công truyền cho đoàn xa giá qua đêm tại Gia-lâm. Thủ-Độ sai Khả-hãn Nhị-Anh dàn hương binh canh phòng. Lại truyền An-phủ sứ Gia-lâm Phạm Kính-Nghĩa cung đốn lương thảo cho nhà vua.
Từ hôm tình tự với Kim-Dung ở suối Tiên đến giờ, tuy hằng ngày tiếp xúc, chuyện trò với nhau, mà Thủ-Độ không có dịp tâm sự với nàng. Nhân dịp này, Hầu sai một bang chúng là cung nữ hầu cận Kim-Dung, hẹn với nàng trên con thuyền nhỏ đậu ở ven sông.
Khi màn đêm buông xuống, Kim-Dung y hẹn, cùng Hầu tới con thuyền. Hai người tung mình đáp xuống. Thủ-Độ nhổ sào, Kim-Dung cầm chèo quay hai vòng. Con thuyền trôi nhẹ nhàng ra giữa giòng sông. Thủ-Độ cầm sào cắm xuống, rồi cột mũi thuyền vào. Con thuyền nằm im lìm trong bóng đêm. Cặp tình nhân buông chèo, bỏ sào ôm lấy nhau. Cả hai lặng đi một lát, không ai nói lên lời.
Kim-Dung bật lên tiếng khóc:
- Thủ-Độ! Làm sao bây giờ? Nếu như vụ này tiết lộ ra, thì dù quyền hành trong tay, vì đại cuộc, anh Khánh, Thừa cũng phải để triều đình xử lăng trì bọn ta.
- Kim-Dung! Hiện khắp các phủ, các trấn đều do quân của các Khả-hãn trấn đóng. Chúng ta không làm vua, thì cũng như làm vua. Bất cứ tên mặt dơi tai chuột nào nói ra, nói vào, ta giết cả nhà nó ngay.
- Người nói! Người tưởng mình có sức mạnh rồi muốn làm gì làm sao? Còn Quốc-pháp, còn đạo lý chứ!
- Này Kim-Dung! Để anh kể cho Kim-Dung nghe. Hồi xưa, đang đêm, kẻ thù của Thành-cát Tư-hãn đem quân tấn công, bắt bà vợ của ông là Bật-Tê mang đi. Năm sau, ông đem quân giết nó, rồi chiếm lại vợ. Khắp vùng Thảo-nguyên ai cũng phục ông hết. Bây giờ Long-Sảm cũng là kẻ thù của anh, cũng chiếm Kim-Dung của anh. Anh sẽ giết y, chiếm lại Kim-Dung. Anh hùng thiên hạ cũng sẽ khâm phục anh. Tại sao anh Thừa, anh Khánh lại xẻo thịt anh nhỉ?
Kim-Dung biết người yêu của mình sống ở vùng Thảo-nguyên, nhiễm phong tục ở đó rồi, khó mà giải thích đạo lý tộc Việt cho y lọt tai được. Nàng chưa biết phải giảng giải như thế nào thì có tiếng trầm trầm từ trong khoang thuyền vọng ra:
- Đại-Việt là Đại-Việt.Thảo-nguyên là Thảo-nguyên. Đạo lý cũng thế. Ta không thể đem đạo lý Thảo-nguyên ra áp dụng ở Đại-Việt, cũng không thể đem đạo lý Đại-Việt ra áp dụng ở Thảo-nguyên.
Thủ-Độ, Kim-Dung kinh hãi, vì nội công hai người đều luyện tới mức thượng thừa. Thế mà, ai đó ẩn trong khoang thuyền, cả hai người đều không khám phá ra.
Thủ-Độ ôn tồn hỏi:
- Tôn giá là ai?
Có tiếng đáp trong như cam thảo:
- Bố, mẹ đây.
Thủ-Độ nhận ra tiếng Thúy-Thúy. Hầu mở cửa khoang thuyền. Bên trong có hai người, Thủ-Huy, Thúy-Thúy.
- Bố! Mẹ! Bố mẹ về bao giờ vậy?
- Chúng ta về Thăng-long cũng mấy tháng.
Thúy-Thúy đáp:
- Nhưng chúng ta không ra mặt. Chúng ta chỉ mới gặp riêng bác Lý gái, cậu mợ Tô Trung-Từ, cô chú Phùng Tá-Chu.
Bây giờ Thủ-Độ mới biết tên hương binh phóng Huyền-âm độc tố vào người Lâm Hoài-Đức là bố mình. Còn người phóng thuốc giải cho y là Thúy-Thúy. Hầu hỏi:
- Mẹ! Việc đi sứ Tống kết quả ra sao?
- Tốt đẹp! Hiện Thành-cát Tư-hãn tạm rút quân về nghỉ ngơi. Tống ước hẹn, nếu như sau này Mông-cổ xuất quân, thì Tống cũng sẽ đem quân tái chiếm Biện-kinh, Lạc-dương, Trường-an.
- Thế??? Sao bố mẹ lại được về đây?
- Sau khi rời Tống, bố mẹ trở lại Mông-cổ, báo cho Thành-cát Tư-hãn biết tình hình. Bố gặp Thái-sư thúc Phạm Tử-Tuệ mà con thỉnh dùm, sang trị bệnh cho Thánh-cát Tư-hãn, bố mới biết tình hình ở trong nước. Vì vậy bố mẹ trở về đây.
- Tình hình Mông-cổ ra sao?
- Trước hết là Bác Khô La (Borogul), Dược Sơ Đài (Jurcadai) lâm trọng bệnh, qua đời. Mùa Xuân năm thứ 8 0,
Ghi chú của thuật giả
Thành-cát Tư-hãn lên ngôi vua năm 1206 nhằm năm Bính Thìn, bên Đại-Việt là niên hiệu Trị-bình Long-ứng thứ nhì đời vua Cao-tông nhà Lý. Cho đến nay 1213 là năm thứ 8.
Thành-cát Tư-hãn ước hẹn với Tống, rồi xuất quân đánh Kim. Lần này, Tư-hãn nể lời mẹ Thúy-Thúy với bố, ban nghiêm lệnh cấm quân sĩ không được cướp của, giết người, đốt nhà. Chiến thuật cũng đổi: Trước kia, khi gặp thành khó đánh, thì bỏ lại sau, rồi tỏa ra cướp phá. Bây giờ ra quân này với mục đích chiếm đất cai trị, di dân Thảo-nguyên vào Quan-nội. Vì vậy tất cả các thành đều phải đánh chiếm, đặt quan cai trị. Ba cánh quân chia nhau đánh Sơn-Tây, Sơn-Đông, Hà-Bắc, rồi kéo về Yên-kinh. Giữa lúc quân Mông-cổ đang công hãm bên ngoài, thì trong thành Yên-kinh xẩy ra một cuộc nổi loạn.
Thủ-Độ kinh ngạc:
- Dân chúng nổi lên chống Kim chăng?
- Không! Bọn tướng sĩ Kim, gốc Liêu cùng Hồ Sa Hổ đem quân giết vua Kim là Vĩnh-Tế. Thành-cát Tư-hãn cho rằng quân lính nổi loạn, ắt mở cửa cho Mông-cổ vào. Người ra lệnh lui quân mười dặm, chờ đợi. Nhưng không, Hồ Sa-Hổ chỉ giết vua Kim, chứ không phản lại nước Kim. Y lập một người trong hoàng tộc lên lên ngôi, rồi chỉnh bị quân mã mở cửa thành ra đánh úp quân Mông-cổ. Bị tập kích bất ngờ trong đêm, quân Mông-cổ lại đóng rải rác, không tập trung kịp, bị thiệt hại nặng nề. Đúng ra sự thiệt hại còn cao hơn nữa. Nhưng may mắn, cánh quân của Cao Chi có mục đích đánh vào sau lưng Mông-cổ, tới chậm mất nửa ngày, nên quân Mông-cổ chạy thoát được, rồi tập trung lại phản công.
- Ái chà! Từ trước đến giờ Hồ Sa Hổ với Cao Chi vốn hiềm khích, ghen tài nhau. Kỳ này chắc Hồ giết Cáo?
- Đúng thế, cũng may Hồ bị bệnh nặng, hơn nữa Kim đế can thiệp, nên Cao Chi chỉ bị giáng chức mà thôi. Kim-Đế trao quyền Thái-úy cho Cao Chi. Cao Chi xuất quân đuổi Thành-cát Tư-hãn tới Bôi-lai. Quân Kim đã kinh nghiệm về chiến thuật của Mông-cổ, vì vậy trận chiến diễn ra ngày đêm, kéo dài trong mười ngày, Cao Chi bị bại. Y dẫn quân chạy về Yên-kinh. Biết lần này, Hồ Sa-hổ sẽ giết mình, nên Cao Chi ra tay trước. Y đem võ sĩ bao vây phủ Thái-úy, bắt Hồ Sa-Hổ chặt đầu, rồi vào Hoàng-thành yết kiến nhà vua, kể tội Hồ Sa-Hổ giết Vĩnh-Tế. Nhà vua giao xuống đình thần nghị tội Hồ, rồi khen thưởng Cao Chi, trao cho chức Phụ-quốc Thái-úy.
Trong lúc Yên-kinh rối loạn như vậy, thì quân Mông-cổ trở lại vây Yên-kinh. Cao Chi sai bộ hạ biết tiếng Mông-cổ leo lên mặt thành gọi Thành-cát Tư-hãn tới, chế ngạo rằng ông là vua của chim điêu, mà sao không bay vào thành?
Thành-cát Tư-hãn căm hận, nhưng không làm sao được. Các tướng khuyên nên lui binh. Ngược lại, ông gửi lệnh về cho các Khả-hãn: Hãy dẫn dân chúng Thảo-nguyên vượt Vạn-lý trường-thành vào Quan-nội tránh mùa Đông. Bộ tộc nào muốn lập nghiệp trên đất Trung-quốc thì ở lại. Có hàng nghìn bộ tộc nhỏ di cư vào Sơn-Tây, Sơn-Đông, Hà-Bắc. Họ thấy vùng đất nào trù phú, nhà cửa đẹp đẽ thì đuổi dân bản sứ đi, rồi cắm dùi lại.
Thành-cát Tư-hãn chia quân làm ba đạo. Đạo thứ nhất do hoàng-đệ Cát-Sa tiến chiếm đồng bằng Nam Mãn-châu. Đạo thứ nhì do ba vương-tử Truật Xích, Sát Hợp Đài, Oa Khoát Đài chỉ huy, tiến xuống miền Nam. Đạo thứ ba do chính Thành-cát Tư-hãn với vương tử Đà-lôi chỉ huy, bình định đồng bằng Đông-Nam tỉnh Sơn-Đông. Lần này, cứ một Thiên-phu Mông-cổ thì có ba Thiên-phu thân binh Trung-quốc theo ra trận.
Trong 6 tháng Thu-Đông, quân Mông-cổ chiếm gần trọn Hoa-Bắc. Đến hết mùa Đông, có hàng nghìn bộ tộc Thảo-nguyên đã định cư ở Quan-nội. Thành-cát Tư-hãn truyền giao quyền cai trị cho các quan người Hán, việc trấn thủ cho các binh đoàn thân binh Trung-quốc. Còn quân Mông-cổ kéo về Yên-kinh. Biết rằng có đánh Yên-kinh cũng không nổi. Ông gửi sứ giả vào thành nói với hoàng đế Kim: Hoa-Bắc đã vào tay ta. Dân chúng đã theo ta. Tài nguyên về tay ta. Như thế thì Thiên-mệnh thuộc về ta rồi. Nay ta không muốn đánh Yên-kinh là do lòng thương dân. Vậy người hãy đem lễ vật tiến cống, ta sẽ ban phúc, rút quân cho người được sống mà thờ các tiên vương.
Triều đình Kim họp. Cao Chi đòi đánh một trận rồi muốn ra sao thì ra. Song các đại thần lại muốn nghị hòa. Vua Kim sai sứ tới bản doanh Thành-cát Tư-hãn. Thành-cát Tư-hãn đòi điều kiện tiên quyết là Kim phải chịu cho Liêu tái lập quốc, Mông-cổ sẽ tìm một hoàng thân Khiết-đan lập lên làm vua. Lãnh thổ vẫn là lãnh thổ cũ. Điều kiện thứ nhì là nộp 25 nghìn tấm lụa, 50 nghìn lạng bạc, 20 nghìn lạng vàng, 2 nghìn con ngựa. Vua Kim thuận ba điều kiện này, hơn nữa gả công chúa con của Vĩnh-Tế cho Thành-cát Tư-hãn, để tỏ tình hòa hiếu.
Quân Mông-cổ rút về. Thành-cát Tư-hãn cực kỳ hài lòng, vì đã đạt hai mục đích: Đánh bại Kim. Từ nay cái ông trời con trong lòng người Hán không còn nữa. Họ không thể coi các dân xung quanh là Nhung, Địch, Di, Man nữa. Ngược lại các dân xung quanh Trung-quốc sẽ mất mặc cảm phải tôn phục tộc Hoa. Mục đích thứ nhì, là di một số bộ tộc vào Quan-nội. Từ nay Kim không còn là mối lo cho Thảo-nguyên.
Mặc dù Thành-cát Tư-hãn đã cấm cướp của. Nhưng sau hơn một năm đánh khắp Hoa-Bắc, số chiến lợi phẩm, tù hàng binh không biết bao nhiêu mà kể. Bấy giờ là mùa Hạ, Thành-cát Tư-hãn không muốn về Hoa-lâm, để chịu cái nóng cháy da. Người đóng bản doanh ở ốc đảo Dolon Nor, ven sa mạc Gobi.
Quân Mông-cổ vừa rút khỏi Yên-kinh, triều đình Kim thiên đô xuống kinh đô Bắc Tống cũ là Khai-phong. Tin này đưa ra, dân chúng Hoa Bắc rúng động. Họ cho rằng triều đình chạy trốn quân Mông-cổ. Vua Kim ban chỉ hiệu triệu dân chúng rằng: Thái-tử với đại quân sẽ ở lại trấn thủ Yên-kinh.
Sau một năm bị tàn phá vì chiến tranh. Thế mà mới hòa bình có ba tháng, các thị trấn, các thành lũy lại tái thiết như xưa. Các đoàn quân được tái lập. Hơn nữa, mới đây Kim cam kết với ông rằng cho Liêu tái lập quốc. Thế mà bây giờ Kim đem quân tiến đánh Liêu-Đông. Chỉ hơn tháng, Liêu-Dương thất thủ, vua Liêu lưu vong.
Nghe tin Kim dời đô, Thành-cát Tư-hãn đã nổi lôi đình: Chúng đánh lừa ta. Ta rút đi, chúng chạy xuống Nam để chuẩn bị phản công. Rồi lúc tin Liêu-dương thất thủ đưa về, thì Tư-hãn không kiên nhẫn được nữa. Người quyết định xuất binh phạt Kim. Giữa lúc đó, trời lại hại Kim. Kim có nội chiến.
Thủ-Độ kinh ngạc:
- Thực là họa vô đơn chí. Ai đánh với ai?
- Kim có mấy đạo binh Ngự-lâm quân thiện chiến. Họ đều là người Liêu. Khi vua Kim rời đô tới Khai-phong, quần thần nghị rằng Kim sẽ gửi quân đánh Liêu-dương, có thể bọn này nổi loạn. Vua Kim ra lệnh giải giới mấy đạo binh Liêu. Binh sĩ biết rằng khi bị giải giới, thì trước sau gì cũng bị giết. Chúng nổi lên giết tướng chỉ huy, rồi cử người lên thay thế, và kéo nhau trở về miền Bắc. Triều đình Kim vội sai quân đuổi theo giết hết đám binh sĩ Liêu cho tuyệt hậu hoạn. Mặt khác, ra lệnh cho mấy đạo binh chặn đường lên Bắc. Đám Liêu thấy nguy, họ cử người yết kiến Tư-hãn, xin đầu hàng. Thế là Thành-cát Tư-hãn quyết định xuất quân. Đạo quân thứ nhất do Mộc Hoa Lê đi cứu Liêu. Đạo thứ nhì, Tốc Bất Đài đánh chiếm Mãn-châu là chính quốc của Kim. Đạo thứ ba do Triết Biệt chỉ huy, đi cứu mấy đạo binh Liêu. Tốc Bất-Đài thành công mau chóng, chiếm Mãn-châu, Cao-ly xong trở về phục mệnh. Triết Biệt giải cứu mấy binh đoàn Kim gốc Liêu dễ dàng, rồi tiến về đánh Yên-kinh, nhưng không thành công. Mộc Hoa Lê tiến quân vào Liêu-Đông, đánh tan quân Kim, tái lập vương quyền Liêu. Tin này đưa về, Thành-cát Tư-hãn lệnh cho Mộc Hoa Lê đem quân tiến về Yên-kinh hợp với Triết Biệt công hãm.
Thủ-Độ than:
- Con nghĩ, Mông-cổ không thể hạ nổi Yên-kinh, trừ khi bao vây thực lâu, trong thành hết lương. Hoặc trong thành có nội loạn.
- Đúng như con nói. Thành-cát Tư-hãn cũng nghĩ thế. Người ra lệnh cho Mộc Hoa Lê vây kín Yên-kinh, lại ra lệnh cho Triết Biệt đóng quân dọc đường từ Khai-phong tới Yên-kinh, chặn đánh tất cả các đoàn tiếp tế lương thảo. Về phía Kim, khi triều đình Kim rút lui, để một hoàng thân ở lại cố thủ. Một bên quyết bao vây, một bên quyết thủ. Hết mùa Đông, sang mùa Xuân thành Yên-kinh vẫn đứng vững. Nhưng lương thực trong thành ngày một cạn. Vì lương trước đây lương thực do hai nguồn tiếp tế. Một là do các châu, huyện Hoa-Bắc giao nộp. Hai là tiếp tế từ Biện-lương lên. Nay tất cả các thành trì, châu, huyện trên vùng Hoa-Bắc bị quân Mông-cổ kiểm soát. Nguồn tiếp tế từ miền Nam lên bị chặn đánh. Quá tuyệt vọng, hoàng thân trấn thủ quyết xua quân đánh một trận phá vòng vây. Nhưng các tướng không tuân lệnh. Ông lấy máu viết biểu tố cáo việc này lên vua Kim, phân phát tài vật cho thuộc hạ, rồi uống thuốc độc tự tận. Ông chết rồi, đang đêm viên tướng trấn thủ mở cửa thành, cùng người ái thiếp bỏ trốn. Quân trong thành không tướng chỉ huy. Các tướng coi binh đoàn tranh quyền, đánh lẫn nhau, không ai giữ cửa thành. Một vài toán quân bị bại, mở toang cửa thành ra hàng Mông-cổ. Mộc Hoa Lê xua một vạn rưỡi Kỵ-binh, dẫn theo 30 binh đoàn thân binh Trung-quốc tràn vào thành. Kỵ-binh phi trên xác quân lính, dân chúng. Họ đốt phá khắp nơi. Tính ra có tới năm vạn quân Kim bị giết với khoảng năm mươi vạn dân chúng, gia đình chết trong loạn quân. Mười vạn phụ nữ lên thành nhảy xuống tự tử, vì sợ bị hãm hiếp. Trong ba tháng, thành Yên-kinh vẫn còn bốc cháy.
Mùa hạ năm nay 0 Thành-cát Tư-hãn rút quân về Thảo-nguyên, để lại cho Mộc Hoa Lê 25 Thiên-phu Lôi-kỵ Mông-cổ, 200 Thiên-phu thân binh Trung-quốc, phong tước Đại-vương, lãnh thổ gồm Kim, Liêu, Cao-ly, với chỉ dụ:" Ta đã chiếm được miền Hoa-Bắc, còn lại miền Nam, người phải chinh phục"...Nhân nghe Đại-Việt rối loạn, bố xin Thành-cát Tư-hãn cho nghỉ ít lâu, dẫn mẹ về thăm quê hương.
Thủ-Huy đưa mắt nhìn Thủ-Độ, Kim-Dung rồi nói bằng giọng ngọt ngào:
- Bố có nhiều chuyện muốn bàn với con, với Kim-Dung.
- Con xin chờ bố dạy dỗ.
Thủ-Huy ngồi ngay ngắn lại:
- Những gì ta nói với hai con ở đây, ta cũng đã bàn với bà nội 0, bác Lý gái 0, với cậu mợ Tô Trung-Từ, cô chú Phùng Tá-Chu, với hai anh Thừa, Khánh. Hai con hãy nghe cho kỹ.
- ???
- " Xưa, một nông dân lấy hai công chúa con vua Nghiêu là Nga-Hoàng, và Nữ-Anh, rồi tiếp ngôi mà thành vua Thuấn. Dân Trung-hoa coi đó là lý đương nhiên. Con rể hay con trai đều như nhau. Thế rồi các đời sau không ai làm thế nữa, mà chỉ truyền ngôi cho con trai. Bên Đại-Việt ta, Ngô Quyền lấy con gái của Dương Diên-Nghệ, rồi tiếp nối sự nghiệp họ Dương, mà lên ngôi vua, thiên hạ coi là chính đạo. Thập-đạo tướng quân Lê Hoàn nhờ Thái-hậu Dương Vân-Nga của vua Đinh mà được ngôi vua, thiên hạ coi là gian trá, tà đạo. Đức Thái-tổ nhà Lý là Lý Công-Uẩn nhờ làm phò mã của vua Lê, rồi cầm quân, được kế nghiệp họ Lê. Thiên hạ coi là chính đạo".
Thấy Thủ-Độ gật đầu tỏ ra hiểu ý mình, Thủ-Huy hỏi:
- Con thử nói ý ta xem có đúng không nào?
"... Suốt bao năm qua, bác Lý là Thần-nông sứ, cậu mợ Trung-Từ là Khai-hoang sứ, cô chú Phùng Tá-Chu là Hải-hà sứ... Con...con... là Đại-hãn. Ân đức nhà ta đã rải khắp thiên hạ, lòng người đều hướng về, mong đợi. Trong khi đó thì họ Lý đã hết phúc, triều đình thối nát, hậu cung dâm đãng. Ta có thể đoạt ngôi vua, mà mưu hạnh phúc cho dân được rồi đây".
- Giỏi! Nhưng muốn lấy ngôi vua, thì phải có chính nghĩa. Ta chưa có chính nghĩa như Ngô Quyền, như Lý Công-Uẩn.
- Thì chính nghĩa là lòng dân.
- Lòng dân ta có, nhưng, khi ta đoạt ngôi vua, sẽ có nhiều kẻ nhân danh trung hưng Lý triều mà khởi binh làm loạn.
- Vậy ta cũng tìm cách làm như vua Lý Thái-tổ.
- Đúng thế. Con hãy nghe cho kỹ này.
- Con nghe.
"...Long-Sảm hiện bị bệnh điên. Bây giờ về Thăng-long. Trong cung, Kim-Dung nắm lấy quyền như Ỷ-Lan xưa kia. Tại triều, Trần Thừa nắm trọn quyền cai trị, ban ân, bố đức cho dân. Bên ngoài, Tự-Khánh nắm trọn binh quyền. Cô Kim-Ngân, chú Tá-Chu nắm Thủy-quân. Cậu mợ Trung-Từ nắm hết thôn ấp. Còn con, vị trí của con mới cực kỳ quan trọng. Con nắm hết bọn An-phủ sứ, Tuyên-vũ sứ, cùng các hiệu hương binh. Như thế, nhà ta chưa lên ngôi vua, mà quyền hành ngôi vua ta đã có hết. Bây giờ ta tìm cách đưa một người trong nhà ta làm phò mã, rồi từ ngôi vị phò mã lên ngôi vua, thì chúng ta mới được coi là chính đạo".
Hôm ấy là rằm tháng Chạp, niên hiệu Kiến-gia thứ 6 (DL.1216, Bính Tý) Đại-Việt hoàng đế thiết đại triều tại điện Càn-nguyên. Đã bốn năm, kể từ ngày nhà vua lưu vong, đây là buổi thiết đại triều lần đầu tiên. Bách quan tề tựu đông đủ, đứng làm hai hàng. Hàng bên trái là quan văn, người đứng đầu là Trần Thừa, lĩnh chức Tả-bộc xạ (Tể tướng). Hàng bên phải là quan võ, người đứng đầu là Trần Tự-Khánh, lĩnh chức Phụ-quốc Thái-úy. Đội nhạc hơn trăm nhạc công tấu bản Nguyên-thọ:
Minh minh Thiên-tử,
Vạn dân sở vương.
Hiển hiển lệnh đức,
Như Khuê, như Chương.
Tuyên chiêu nghĩa vận,
Trường phát kỳ tường.
Thiên-tích thuần hỗ,
Vạn thọ vô cương.

Vuatasángsuốt,Kiến-gia hoàng đế từ trong đi ra cùng Khâm-thiên Thạc-hòa Kiến-vũ hoàng hậu Trần Kim-Dung.
Lễ quan hô:
- Quỳ gối.
Bách quan cùng quỳ xuống.
Nhà vua ngồi lên ngai vàng ngồi. Kiến-vũ hoàng hậu ngồi trên chiếc ngai chạm hình con phụng đặt bên phải nhà vua.
Một đại thần, thân thể hùng vĩ, mắt rồng, trán hổ, mặt tươi hồng, dáng đi như kỳ lân bước ra quỳ tâu:
- Thần, Trần Thừa, Đặc-tiến Thiếu-bảo, lĩnh Tả-bộc xạ, Đồng trung thư môn hạ bình chương sự, Chiêu-văn quan đại học sĩ, Giám-tu quốc-sử, Thượng-thư lệnh kiêm Trung-thư lệnh, Gia-viễn quốc công kính tâu.
- Thiếu bảo bình thân.
- Chương trình nghị sự hôm nay có ba phần. Phần thứ nhất, Tổng-lĩnh thị vệ, Đằng-châu hầu Trần Thủ-Độ sẽ tâu trình về việc đi sứ Mông-cổ thỉnh phò mã Trần Thủ-Huy để trao quyền, cùng tình hình Kim, Tống, Mông-cổ. Phần thứ nhì, Phụ-quốc Thái-úy Trần Tự-Khánh tâu trình về tình hình bình định giặc dã. Phần thứ ba, Thái-phó Phạm Kính-Ân sẽ tâu trình về việc cải cách ruộng đất.
Nhạc tấu bản Viễn hành quy triều Đixatrởvềchầuvua<.
Tự Thiên-tử sở,
Thiên-tử mệnh chi.
Chấp sự hữu khắc,
Đức âm mạc vi,
Chưng tai mao sĩ.
Bạc ngôn hữu chi,
Duy kì hữu chi.
Bi nhiên lai ti.
Bảo hữu quyết thổ,
Bang gia chi ki.
0.

Thủ-Độ cùng phó sứ Chu Mạnh-Nhu và bốn bồi sứ từ ngoài điện bước vào tung hô vạn tuế. Lễ quan hô:
- Quân hầu cùng sứ đoàn bình thân.
Từ hôm Thủ-Độ trở về, Hầu làm biết bao nhiêu việc nghiêng trời lệch đất, nhưng Kiến-gia hoàng đế không được tâu trình. Khi dẫn nhà vua trốn khỏi thành Bắc-giang, Hầu hóa trang thành một đội trưởng vệ sĩ, nhà vua không nhận ra Hầu. Sau đó, Hầu tránh mặt nhà vua. Cho đến nay nhà vua không biết gì về những việc làm của Hầu. Trong tâm nhà vua, nhà vua nghĩ rằng Thủ-Độ mới đi sứ về. Nhớ lại những kỉ niệm thời thơ ấu, Kiến-gia hoàng đế nhìn Thủ-Độ, rồi cười ha hả:
- Thằng khờ! Thằng điên. Thế nào, mày đi sứ gì mà bẩy năm nay bây giờ mới về? Hồi đó, vì nhớ công lao của bố mẹ mày, Tiên-đế phong cho mày tước Hầu, rồi sai đi sứ. Chứ thực ra cho mày làm tên thị vệ cũng là quá rồi. Công việc đi sứ ra sao?
Nghe nhà vua nói ra những lời khinh bạc, cả triều đình cùng tái mặt. Còn Thủ-Độ, thì Hầu giận run người lên, nghiến răng, quắc mắt nhìn nhà vua.
Hầu nghĩ thầm:
- Ta vận công, phát một chiêu đập nát thây tên Long-Sảm này, rồi muốn sao thì sao.
Nhìn nét mặt Thủ-Độ, Kiến-vũ hoàng hậu than thầm:
- Nguy tai, làm sao bây giờ?
Hậu đưa mắt báo động, rồi dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai hai anh:
- Các anh phải coi chừng Thủ-Độ. Y đang căm giận cùng cực. Có thể y không kiềm chế được cơn giận.
Nghe em nói, Trần Thừa mới để ý đến Thủ-Độ. Ông hoảng sợ, vội lên tiếng:
- Tâu Bệ-hạ! Chánh sứ Thủ-Độ không được khỏe. Xin Bệ-hạ để cho phó sứ Chu Mạnh-Nhu tâu trình thay thế.
Nói rồi ông nắm tay Thủ-Độ kéo ra phía sau, đẩy hầu ngồi vào chiếc ghế sát tường. Nhà vua vẫn chưa thấy cái nguy hiểm mình vừa thoát khỏi, ngài nở nụ cười khinh bạc:
- Ngày xưa, trẫm với Gia-thụy ngũ anh thường đem thằng ngẩn ngơ này ra làm cái bị để luyện võ. Nghĩ cuộc đời như một giấc mơ. Hồi ấy trong Gia-thụy ngũ anh, thì trẫm đứng đầu, thứ đến Long-Thẩm, Đoàn Thượng, Nguyễn Dư, Phạm Bỉnh-Du. Khi luyện võ có nhau, lúc chơi đùa có nhau. Bây giờ Long-Thẩm, Bỉnh-Du đã ra người thiên cổ. Còn Đoàn Thượng, Nguyễn Dư thì trở thành giặc, phản lại trẫm. Ừ, tại sao thằng khùng này không chết đi mà Long-Thẩm, Bỉnh-Du lại chết?... Thôi Phó-sứ trình bày đi thôi.
Chu Mạnh-Nhu theo thứ tự tường thuật về cuộc hải hành của sứ đoàn: Đến cửa biển Liêu-Đông, vượt Vạn-lý Trường-thành, tới Hoa-lâm. Phò-mã Thái-úy Thủ-Huy cương quyết không chịu trở về, lấy Mông-cổ làm quê hương thứ nhì. Thủ-Độ được Thành-cát Tư-hãn trao cho chỉ huy binh đoàn Phương-Đông. Cuộc ra quân của Mông-cổ thắng Kim khắp các mặt trận. Cuối cùng Thủ-Độ cùng sứ đoàn được cho trở về Đại-Việt.
Chu giấu, không nói những gì Thủ-Độ đã làm ở Tiên-yên, cũng như khi về Thăng-long.
Triều đình say mê theo dõi lời tường thuật của Chu Mạnh-Nhu. Họ tuyệt không ngờ Thủ-Huy, Thủ-Độ lại là người tài trí đến như vậy. Sau khi Mạnh-Nhu tâu xong, các quan chờ nhà vua ban chỉ dụ, nhưng khi họ nhìn lên, thì ngài đang ngủ. Giấc ngủ dường như rất sâu.
Kiến-vũ hoàng hậu tuyên chỉ:
- Hoàng thượng se mình, cuộc triều nghị hôm nay còn hai vấn đề là việc bình định giặc dã và việc cải cách nông nghiệp, thuế khóa. Vậy Thiếu-sư Trần Thừa thay Hoàng-thượng chủ trì cuộc nghị sự. Kết quả, sẽ dâng biểu tâu lên Hoàng-thượng sau.
Dứt lời, Hoàng-hậu dìu nhà vua rơì điện Càn-nguyên. Các quan thở phào như trút được gánh nặng. Vì từ hôm về Thăng-long đến giờ, mỗi khi một đại thần tâu trình vấn đề gì, thì nhà vua cứ ậm à, ậm ừ một vài khắc, rồi ngáp dài, hoặc hỏi những câu không ăn nhập gì tới vấn đề cả. Cuối cùng nhà vua lại giao cho Trần Thừa giải quyết. Với Trần Thừa, mọi chuyện khó khăn đều vượt qua dễ dàng. Hôm nay, họ biết, triều đình phải nghị sự hai vấn đề quá quan trọng, quá dài. Họ yên trí rằng, nhà vua cũng sẽ ậm ừ, rồi chẳng quyết định gì. Bây giờ Hoàng-hậu tuyên chỉ để cho Trần Thừa thay nhà vua chủ trì, họ mừng hớn hở. Ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm như trút được một gánh nặng.


HOMECHAT
1 | 1 | 168
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com