watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
14:05:2726/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Thương Giang Diễm Sử - Tiêu Nương và Trúc Viên Lang (Bùi Văn Nhẫm) - Chương 1-30 - Trang 38
Chỉ mục bài viết
Thương Giang Diễm Sử - Tiêu Nương và Trúc Viên Lang (Bùi Văn Nhẫm) - Chương 1-30
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Trang 36
Trang 37
Trang 38
Trang 39
Trang 40
Trang 41
Trang 42
Trang 43
Tất cả các trang
Trang 38 trong tổng số 43



Chương 28-1


Ở vườn đào Thái, Xuyên kết nghĩa,
La đại Thúc kể chuyện La gia.

Sau nhiều ngày tá túc ở bản Thạch Đào, Nguyên Thái lên đường phiêu lưu.

Đến trước La cô nương, Nguyên Thái vòng tay:

- Nguyên Thái xin bái biệt La cô nương. Hẹn La cô nương ở Trấn Bắc Trường cùng ngày này, năm sau !

Cúc Xuyên rực rỡ trong bộ võ y màu hồng, không nhìn Nguyên Thái, xỉu mặt, không trả lời. Mọi người ngạc nhiên. La lão bà sắp mắng cháu thì gặp ánh nhìn van xin của chàng.

Cúc Xuyên hãy còn giận chàng vì cuộc đấu khẩu hôm qua, gọi là đấu khẩu nhưng thực ra chẳng có gì quan trọng. Chàng nhận thấy Cúc Xuyên có tính nết của một con trẻ được nuông chiều. Hiếu thắng, hay giận hờn, thực thà minh chính, nhưng không hiền hậu cho lắm. Nguyên Thái hơn nàng có một tuổi, nhưng trường đời học hỏi đã nhiều, khá cao tâm lý, khi đề cao Cúc Xuyên chỉ huy dân bản bắt voi.

Việc xong, mấy ngày sau, nhiều lần Cúc Xuyên muốn đo tài quyền thuật với chàng. Chiều ý, chàng tiếp Cúc Xuyên vài ba hiệp, Cúc Xuyên không hài lòng. Hôm qua, Cúc Xuyên muốn thử thách kiếm thuật, chàng ra điều kiện xử dụng kiếm gỗ…Cúc Xuyên không vừa lòng lắm. Chàng nhận thấy đường kiếm Cúc Xuyên tươi đẹp như hoa nở mùa xuân, nhưng nhiều sơ hở. Không dám va chạm tự ái người đẹp, chàng nhắc khéo:

- Đường kiếm hiền muội đẹp tuyệt trần, nhưng khi chuyển thủ sang công, sư phụ tôi căn dặn phải để dành sức lực, không được có thế nào thừa và nhất là không bao giờ rời con mắt địch…-

Cúc Xuyên nhiều khi đi cho đủ đường kiếm, nhu bài học thuộc lòng. Nhược điểm ấy, chàng nói riêng với La Đại Bá, khuyên đại bá gửi nàng đến Trấn Bắc. Chàng cũng đến đó nhập học năm sau…

Nhắc lại, sau mấy chục hiệp đấu kiếm gỗ, Cúc Xuyên và Tú Thái đi thăm vườn đào của Bản. Vườn đào rộng mười mấy mẫu, mấy trăm gốc dọc ngang thành hàng quanh một nhà chòi, dẫy cột nâng nhà bằng gỗ lim. Nếp nhà cực kỳ mỹ thuật, mái ngói đỏ nâu, hòa hợp với màu sắc núi rừng.

Trái đào ở đây hương vị đặc biệt, dòn, thơm ngọt, da đào như đá vân hồng, vì vậy người ta gọi là thạch đào. Có nhiều cành còn quả muộn, thực đẹp mắt. Khi qua một gốc cây, Cúc Xuyên chụm chân nhảy lên hái một trái đào. Chàng giật mình bái phục tài nhảy cao của nàng, nhẹ nhàng như lá bay theo gió. Chàng hết sức khen ngợi biệt tài: Chụm chân tại chỗ mà nhảy cao quá đầu chàng, không phải chạy từ xa lấy đà như các võ sĩ khác. Chàng hỏi bí quyết học tập, Cúc Xuyên cười nói:

-Anh cứ ở đây ba năm, em sẽ dạy -

Tú Thái biết phong tục vùng này, ba năm gửi rể, chàng vờ như không hiểu, trả lời:

- Thế thì hẹn đến năm sau, ngu sinh sẽ nhập môn sư phụ, còn hiện nay phải đi xa, thanh toán mấy việc cần…-

Cúc Xuyên không thưởng thức câu nói đùa lắm, nàng giận chàng thoái thác. Như mọi lần, không khí căng thẳng gây ra bởi Cúc Xuyên. May một lão trượng cầm gậy trúc xuống thang. Mớ tóc bạc phơ búi trên đỉnh đầu, hai hàng lông mày và bộ râu gần trắng như chiếc áo dài của lão trượng. Đôi hải sảo da nâu cùng màu với dây lưng lụa và cây gậy trúc. Dong dõng cao như La lão trượng, hơi giống nhau, chắc có liên lạc họ hàng, Tú Thái nghĩ thầm.

Cúc Xuyên dẫn Tú Thái đến trước lão trượng giới thiệu, nàng gọi lão trượng là đại thúc.

Em trai của lão bá La Cường. Độc thân từ trẻ, nhận chức gác vườn đào, sống với trời mây, vẻ tiên phong đạo cốt.

Ðại thúc nói:

-Cúc Xuyên tính tình nóng nảy, ương ngạch, nhưng hiên ngang minh chính như nam nhi. Ta đã bảo bố nó phải coi chừng dạy bảo, không nghe, chiều chuộng nó, mẹ nó mất tích từ lúc nó đầy tuổi tôi. Hôm kia nó lên đây cầu cứu ta, muốn ta khuyên cháu ở lại Thạch Đào. Ta ầm ừ, nhưng nghĩ đến ta thiếu thời tự do bốn phương, ta không có quyền cản trở chí khí nam nhi của cháu…-

Đại thúc nói đến đây thì Cúc Xuyên về tới giữa vườn.

Đại thúc nói nhỏ:

- Hay là cho nó đi theo cháu, sau khi…-

Từ nãy, Tú Thái suy nghĩ mung lung. Sau cùng chàng nói:

- Thưa đại thúc, cháu còn trẻ quá, chưa hề nghĩ đến chuyện tơ duyên…-

Đại thúc chưa tha:

- Nếu cháu ở La Trang ba năm thì vừa đúng…-

Chưa kịp trả lời thì Cúc Xuyên đã nhảy lên nhà sàn, kéo Tú Thái cáo từ.

Vừa dứt lờI từ biệt, Cúc Xuyên phi thân xuống đất. Tú Thái ngập ngừng vài giây trên sàn nhà, định phi thân xuống theo, nhưng sau ngừng lại, từ tốn xuống thang. Cúc Xuyên trên mình ngựa ghìm cương, nóng ruột. Tú Thái chậm rải lên ngựa trong khi trên nhà, ĐạI thúc mỉm cười trông theo đôi trẻ.

Cúc Xuyên giục ngựa phi bay, thỉnh thoảng ngoảnh lại. Tú Thái trái lại ghìm cương, không cho ngựa hồi tầu quen sang nước đại.

Không thấy Tú Thái theo kịp, Cúc Xuyên xuống ngựa chờ. Khi Tú Thái đến nơi, nàng dịu dàng, bề trên:

- Anh đừng sợ, con ngựa của anh hiền nhất tầu…Anh người miền xuôi không quen cưỡi ngựa, em sẽ dạy anh, rồi anh sẽ thích thú nghe gió thổi bên tai khi ngựa phi bay.

- Xin tuân, nhưng hẹn lần sau, mai anh lên đường…-

Tú Thái ngồi xuống mỏm đá bên đường.

Phiến đá nhỏ hẹp. Cúc Xuyên cũng ngồi xuống bên. Tú Thái vội ngồi lui sang bên, nhường chỗ. E thẹn của chàng trai Kẻ Chợ trước tự do, tự nhiên của cô gái sơn lâm. Quá gần mỹ nhân, chàng luống cuống cố kềm giữ xuân tình đột khởi dâng lên vì hương thơm tự nhiên của đóa hoa chớm nở, hương thơm tự nhiên của làn da ngà, quyến rũ, chinh phục. Trong thoáng giây, hiện lên trong mắt chàng hình ảnh thiếu phụ hàm oan trên bè chuối (vụ án Thiện Thành) mà lần đầu tiên chàng nhìn thấy thân thể một phụ nữ không mảnh vải chở che. Hình ảnh vừa gợi đau thương, vừa gợi dục tình của chàng trẻ còn ngây thơ thể chất.

Tú Thái vội trốn tránh vào mẩu chuyện liên tiếp. Cúc Xuyên cô nương - chàng trở lại lễ độ, gần như khách sáo – tôi thắc mắc từ buổi dạ tiệc, không được bái yết thân mẫu cô nương, mà mấy ngày sau tôi cũng không thấy bà. Xin lỗi cô nương, tôi có tò mò hỏi thì ai nấy thoái thác, lại khuyên không nên nhắc đến câu chuyện đau thương này…Cô nương coi tôi như anh trai, tôi mới dám đường đột hỏi thẳng cô nương…-

Cúc Xuyên buồn rầu nhìn qua thung lũng, dãy núi xanh lam xa tắp:

- Em cũng hỏi, nhưng chẳng ai nói. Chỉ biết thân mẫu em đi xa khi em lên một. Hỏi thân phụ cũng không được, cho nên nhiều khi em bực tức. Chỉ biết mẹ em tên Kim Chi, họ Ngô, sinh quán miền xuôi, không biết rõ nơi nào. Nếu em biết, em đã bỏ nhà đi tìm.

Tú Thái dịu dàng ngắt lời, trở về thân mật:

- Nay anh mới hiểu em. Em thiếu tình mẫu tử. Là phận gái, em càng thiếu hơn, cho nên…Tú Thái ngập ngừng vài giây. Thôi để anh dò xét, nếu có thể, giúp em tìm thân mẫu…nếu thân phụ em..cho phép.

Nói thế, nhưng Tú Thái nghĩ thầm: Chuyện giấu giếm, hẳn là chuyện không vui, tổn thương danh dự, hay quá đau lòng. Nếu tiện, chàng điều tra, ghi lại trong mục chuyện đời, sau này thành tập truyện ngắn đầu tiên trong nước, đó là sở nguyện văn chương của Tú Thái.

Chợt nghĩ ra diệu kế để trốn tránh bẫy tình, chàng nói:

- Cúc Xuyên em, khi ở vườn đào, anh chợt nghĩ đến Lưu, Quan, Trương, anh thề với thần vườn từ nay coi em như em gái của anh. Thân mẫu em cũng như thân mẫu anh. Anh sẽ thay em đi tìm.

Phản ứng tức thì sôi động, nàng trách móc tới tấp:

- Tại sao không hỏi em trước? bây giờ em làm sao? Em đâu có muốn làm em gái anh…em muốn làm…-

 Cúc Xuyên ngập ngừng…chàng sẽ lợi dụng sự sợ hãi thần thánh của cô nàng.

Chàng nói:

- Chúng ta học xong ở Trấn Bắc, về đây làm lễ giải thề không muộn.

Cúc Xuyên không nói gì, mặt đăm chiêu, bực tức, mỗi khi Tú Thái muốn nối lại chuyện trò, nàng trả lời không biết. Cứ thế cho đến La Trang.

Ngựa vừa qua ngưỡng cửa, Cúc Xuyên nhảy xuống, vắt cương lên bờm, đập tay đuổi ngựa vào chuồng, chạy thẳng lên lầu. Bữa cơm tối không thấy mặt. Lão trượng, đại bá và lão bà, như quen với sự khiếm diện của Cúc Xuyên, không ai để ý.

Tú Thái hết sức ân hận. Chàng thực thương mến cô Cúc Xuyên tuy niên tuế trăng rằm mà tuổi tâm tình thì như cô bé mười một mười hai. Lại tiếc chính chàng tuổi tâm tình thì xa hơn nhiều bước. Chàng tặc lưỡi, hóm hỉnh, Cúc Xuyên không phải người con gái đầu tiên chàng hạnh ngộ. Chàng nghĩ đến Mai Trang Hồng, cháu tri huyện Cẩm Giang, Từ Diệu Hồng, xã Tuy Hòa. Và chàng nghĩ đến ba năm « gửi rể », mai một nam nhi…Tình yêu hay là sự nghiệp? Chàng quyết định tiếp tục đường sự nghiệp. Sự nghiệp nào chưa rõ! Phiêu lưu là chính.

Cơm xong, Tú Thái mượn ngựa trở lại vườn đào.

Đại thúc vui vẻ. Phân ngôi chủ khách. Người nhà mang lên khay trà khói bốc hương thơm. Chắc hẳn đại thúc bằng lòng, ít khi có khách hàn huyên. Hiền diệt muốn biết phải không? Đại thúc không vào đề khách sáo, nhìn thẳng Nguyên Thái, ngừng vài giây – không chờ chàng trả lời, tiếp tục – cháu sắp nhập môn Trấn Bắc? Ngu lão thực vui mừng, cháu sắp đến một nơi mà triết thuyết Vương Dương Minh được đề cao.

Tri – Hành! phải không cháu? Cái tò mò của cháu dành cho Tri, nhưng nếu có Tri, cháu Hành ra sao? Ta biết cháu, cái gì cũng muốn Tri, hồi chiều ta thấy cháu nhìn một miếng đất gốc cây đào quan sát. Cháu muốn Tri để giải - giải nghĩa tại sao có trái đào tuyệt ngon mùi vị…sự liên lác giữa đất nuôi và hạt giống !

Trong thời kỳ quan du đất nước, ta đã đi mọi nơi Đàng Trong. Đàng Ngoài. Ta đã quan sát những nơi có người ngoại quốc đông, tây. Phố Hiến (Hưng Yên), Hải Phố 0 và Cù Lao Phố (Biên Hòa). Ta đã đọc di bút của Chu Thuấn Thủy, học phái Vương Dương Minh, cách đây hơn trăm năm bỏ nước Trung Hoa dưới quyền đô hộ Mãn Thanh, định cư ở Hải Phố, truyền bá triết thuyết Tri-Hành. Tiếc thay nhân sĩ bịt mắt che tai nước ta quá đông…Chu tiên sinh bỏ nước ta sang Nhật Bản, vì chúa Nguyễn Phúc Tần dung túng quan lại Quảng Nam sách nhiễu ông ta! Quan lại nước ta sách nhiễu để ăn của đút lót là cái tệ nạn từ ngàn xưa. Than ôi!

-1682 bỏ sang Nhật Bản, được người Nhật quý trọng, vì vậy, hai trăm năm sau mới có Minh Trị Thiên Hoàng -60. Minh Trị Thiên Hoàng lên ngôi năm 15 tuổi, may được nhiều cố vấn Tân Ý Thức nên mới co nước Nhật ngày nay. Nước Nhật là gương sáng cho các quốc gia châu Á, nếu chúng ta bỏ thời gian gương xấu giai đoàn bành trướng quân phiệt).

Tú Thái lo ngại Đại Thúc sắp thuyết giải sâu thêm về một vấn đề mà Nguyên Thái tuy tuổi trẻ đã học hỏi. Chàng chấm dứt:

- Thưa đại thúc, ngu điệt không thể nào quên cái tình trạng mũ ni che tai của kẻ quyền hành, và những phục tùng mù quáng của sĩ phu không còn đáng mặt sĩ phu. Đã từ lâu, ngu điệt Tri Hành. Tri Hành cho mình để tìm ý thức hệ nhân sinh…Tri hành cho người là mục tiêu cùng nhau đi đến canh tân. (Câu nói không sáng nghĩa lắm. Tú Thái cố tình chăng?)

-Ngu điệt rất hổ thẹn đã đến trường ốc để thi thố văn học tứ thư, ngũ kinh cổ hủ. Cái mũ Tú Tài của ngu điệt tượng trưng cái hèn nhát đó. Nhưng xin hứa với Đại Thúc, hiện thời cháu …chỉ góp Tri, góp thực nhiều Tri, đợi thời Hành!

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 156
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com