watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
16:57:0526/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Thương Giang Diễm Sử - Tiêu Nương và Trúc Viên Lang (Bùi Văn Nhẫm) - Chương 1-30 - Trang 33
Chỉ mục bài viết
Thương Giang Diễm Sử - Tiêu Nương và Trúc Viên Lang (Bùi Văn Nhẫm) - Chương 1-30
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Trang 36
Trang 37
Trang 38
Trang 39
Trang 40
Trang 41
Trang 42
Trang 43
Tất cả các trang
Trang 33 trong tổng số 43


Chương 24-3

Gia đình Diệu Hồng bố trí sẵn sàng. Nguyên Thái, Diệu Lan, Diệu Hồng, và cả Sơn Thao đều có mặt ở sảnh đường, nhưng chàng trai ‘vô tích sự ’ Đạo Thành thì đi đâu mất...Hoà Thượng Tuy Hoà cùng năm môn sinh đã đến từ giờ Dần, khi hàng phố còn yên giấc điệp.  

 Đúng giờ Thìn, Tự Tôn cùng thủ hạ đến quán, với cỗ kiệu màn che, cờ hiệu phủ Trịnh, do mấy vệ binh tháp tùng. Mọi người, kể cả phu khiêng kiệu, đều võ phục ngày lễ, thực sang trọng... oai phong lẫm liệt...
Hàng phố  ngạc nhiên, kiệu đó không phải để đón dâu, mà xuống kiệu lại là chính vị tri huyện sở tại. Mọi người lễ phép rạt ra hai bên để vị đường quan vào quán. Tự Tôn tuyên bố tri huyện sở tại thay mặt ông bà thân sinh hắn.

 Diệu Lan  chạy vào mời ông bà Từ Đạo Vệ ra đón tri huyện cho phải phép.

 Tự Tôn  theo huyện quan vào tới sảnh đường cùng hai thủ hạ mang đồ lễ vào tới sảnh đường, thì giật mình tháy Sư Phụ ngồi chủ tọa. Anh ta yên trí Hoà Thượng Tuy Hoà đi vắng. Hoà Thượng tuy cao niên, thấy huyện quan cũng lịch sự,  đứng dạy nhường ghế chủ tọa. Huyện quan  rũ áo, không lời cám ơn, ngồi chủ tịch, tự nhiên, như trong công đường, quên hẳn đây là buổi họp gia đình tư nhân.

 Diệu Hồng  xuống sảnh đường, duyên dáng cúi chào mọi người. Cô gái rực rỡ xiêm y ngày Tết, khoé mắt nụ cười thực quyến rũ, quay lại Tự Tôn:

-Nghe đâu anh có việc muốn hỏi em? Có việc gì thế, sao không hỏi thẳng em...

 Tự Tôn chưa thấy bao giờ Diệu Hồng đẹp như hôm nay. Nhìn nàng không chớp, anh ta nói:

 - Anh Thành đã quyết định gả em cho tôi. có giấy tờ ký kết, phận gái chữ tòng, em hãy xin phép song thân, về....

 Diệu Hồng dịu dàng trả lời:

 - anh nói cũng phải, nhưng giấy tờ nào? phải chính mắt em thấy  em mới tuân lệnh...

 Huyện quan, nhìn Diệu Hồng từ nãy không chớp mắt, như bị thôi miên, ông ta nói:

 -Giấy tờ bân chức giữ đây. Bân chức đưa  cho, phải đọc lớc cho cử tọa cùng nghe -

 Rùt lời, lấy trong hầu bao bản văn tự đưa cho Diệu Hồng. Nàng tuyên bố:

 - Giây này không có chữ ký  của cháu, không có giá trị gì cả...

 Huyện quan liền lên tiếng, dọa nạt:

 - Chỉ có ta ở đây quyết đînh có giá trị hay không. Trả lại ta tờ văn tự -

 Nhanh như ánh chớp, Diệu Hồng lắc đầu, xé tan thành mânh vụn. Tự Tôn tái mặt xông ra cướp lại,  nhưng bất ngờ Hoà Thượng Tuy Hoà đưa thiền trượng cản đường. Huyện quan ra lệnh bắt Diệu Hồng nhưng chỉ có hai thủ hạ của Tự Tôn trong sảnh đường. Hai tên đứng lên đi về phía Diệu Hồng  thì bị Nguyên Thái và Diệu Lan cản đường...Tự Tôn không nén giận nổi, rút kiếm... Huyện quan liền dàn xếp:

 - Đã bảo đây không phải công đường, bân chức tha cho Diệu Hồng  ti phá hủy văn thư ‘’ công khế’’...

 Mọi người đang tủm tỉm cười thầm vì mấy danh từ ‘văn thư công khế’, ở đây người ta không sợ chính quyền như đồng bằng. Nguyên Thái đứng lên:

 - Nghe nói Hà huynh tự xưng anh hùng thiên hạ... nhưng củ chỉ hạ cấp của Hà huynh làm cho tôi bắt buc phải can thiệp. Bắt Đạo Thành viết văn tự bán em ?. Nay văn tự không còn nữa, nhưng Hà huynh còn có thể đòi lại món nợ trăm hai mươi lạng bạc... Tôi xin thay thế Đạo Thành trả món nợ danh dự này cho họ Từ. Tôi thay Thành chơi bạc với anh. Thanh kiếm gia bảo của tôi xin đặt trên chiếu bạc... Chúng ta chơi sóc đĩa như đêm giao thừa ở quán Xà Vương  -

 Tiến thoái lưỡng nan, Tự Tôn đành nhận lời. Vả lại hắn ta tin tưởng tên học trò ngờ nghệch này biết gì về bài bạc... bài bạc là nghề nghiệp của ta mà.

 Mọi người giãn ra hai bên. Thái một đàu bàn, và Tôn một đảu bàn. Thái lấy bát đĩa có bốn đòng tiền để trước mặt. Giao hẹn chỉ đánh một ván. Được thua là kết thúc. Dùt lời, cầm hai tay xóc. Tiếng đòng tiền lẻng xẻng trong bát, nhưng cử chỉ của Thái vụng về hớ hênh. Con mắt tinh nhanh của Tôn thấy ba ngửa mt xấp...Tôn nói:

 - Tôi đánh lẻ, 120 lạng bạc tiền nợ của Đạo Thành...!

 Huyện quan tò mò quên cả chức vụ mình cũng đứng bên bàn, chờ kết quả. Thái từ từ mở bát: Tôn tái mặt: rõ ràng hai xấp, hai ngửa. Tiếng bạc lên chẵn. Tôn khiếu nại:

 -  Trước đướng quan sở tại và sư phụ, tôi xin khiếu nại. Tên học trò kẻ chợ này gian lận. Bát đĩa này có cơ quan lật tiền...!  Đúng thế...đúng thế, Thái trả lời- nhưng bát đĩa này chính của Hà huynh... Sön Thao đã  lấy ra ổ  bọc vải của hồ lỳ, thủ hạ của Hà huynh.. để ở hành lang, mà tôi đã tò mò tập dượt một tí thôi...

 Thủ hạ hồ lỳ, giật mình thảy dấu hiệu của mình ở bát và đĩa ấy, vội vàng gạt xuống đãt cho vỡ tang vật, thì hoà thượng Tuy Hoà dùng thiền trượng đánh trúng tay...        

 Thủ hạ thứ hai định ra cửa gọi đồng bọn thì không hiểu sao vướng phải lưới của Sơn Thao, ngã  xuông đãt. Sơn Thao vừa gỡ lứơi vừa tủm tỉm xin lỗi...

             Thấy thế, huyện quan  tuyên bố Đạo Thành trắng nợ rồi cáo từ, ra kiệu... Ông Từ Đạo Vệ  chạy theo biếu hai bình Hoàng Hoa tửu cất trong vùng, nổi tiếng từ mấy trăm năm rồi... Huyện quan nhận quà biếu với vẻ mặt mãn nguyện như vừa xử xét công minh vụ kiên...Hàng phố thì thào bàn tán: tri huyện thuộc phe Trịnh sao lại đi cùng với hội đảng ‘Hưng Lê’? Họ mới biết huyện quan thường vi hành đi khắp nơi, khắp chốn chơi bời với Tự Tôn...

 Tự Tôn vén màn kiệu trách móc huyện quan đã khờ dại đưa văn tự cho Diệu Hồng, huyện quan không nói gì gịuc vệ binh lên đường. Tự Tôn dẫn bộ hạ tháp tùng. Hàng phố không thấy Diệu Hồng đi theo, biết là Tự Tôn thua cuộc... Họ bắt đàu tản mác ra về.

 Nhưng Tự Tôn chỉ tháp tùng huyện quan đến đàu địa hạt, cùng cả đoàn thủ hạ, mấy chục người,  trở lại Tuy Hoà. Hàng phố thấy tiếng vó ngựa dập dồn, linh tính chuyện không hay, lại hội họp đông nghịt. Bè lũ Tự Tôn ngừng gần quán trọ thì thầm mưu kế, rồi Tự Tôn cùng hai tâm phúc bưng đồ lễ vào quán. Ở sảnh đường mọi người đang sửa soạn ăn cơm... Tự Tôn lễ phép:

 -’ Xin sư phụ và Từ Bá Phụ tha lỗi, việc lương duyên không thành, nhưng xin cho phép tiểu tử này dùng cơm cùng mọi người để chuc tội...’

 Mọi người vui vẻ cho phép. Diệu Hồng, Diệu Lan và cả Sơn Thao nhiệm vụ tiếp tăn, như phong tục. Hoà Thượng Tuy Hoà, cơm chay riêng, ngồi đàu bàn, thỉnh thoảng liếc nhìn Tự Tôn, nhưng hồi lâu không thấy gì lạ cũng không để ý nữa. Tiệc đến nửa chừng thì thị tỳ Bảo Anh từ nhà bếp lên đến trước Diệu Hồng:

 -’  Cậu Thành đã về, nhưng chưa dám vào, muốn  gập cô Hồng trước...

 Diệu Hòng theo nữ tỳ ra khỏi sảnh đường. Mọi người tiếp tục chén chú chén anh. Tiệc tàn, không thấy Diệu Hòng trở lại, cũng không ai để ý. Họ cho là Diệu Hồng thương anh, đem cơm nước cho anh...Tự Tôn và hai tâm phúc đứng dạy cáo từ. Mọi người vui vẻ đáp lễ. KhiTự Tôn đến trước mặt sư phụ vòng tay bái biệt và xin lỗi, Hoà Thượng cũng vui vẻ bằng lòng.

 Trời đã về chiều, mọi người chợt nhớ đến Diệu Hồng. Nguyên Thái cùng Diệu Lan và Sơn Thao xuống bếp hỏi Bảo Anh thì em nói chỉ biết thấy Diệu Hồng theo anh  ra sân sau, em ở lại bếp nên không biết gì hơn. Ba người ra sân sau, nhìn những vết chân để lại trên đãt, Thái đoán ngay là Diệu Hồng đã bị bắt cóc, lối bắt người Kẻ Chợ, bằng thuốc mê. Bài học suy luận khoa học của Quốc Đức, giúp Thái điều tra thực nhanh chóng. Cứ theo những vết chân còn in lại thì Diệu Hồng  đã bị chính Đạo Thành tòng phạm, tòng phạm vì bắt buộc hay   tự mình, chưa cần biết, nhưng điều chắc chắn là Diêu Hồng thấy anh trai mình,  không đề phòng, nên bị bắt đi êm thấm...vả lại, không ai chống nổi thứ thuốc mê, chỉ cần thở phải trong vài giây..., thuốc mê của đoàn gián điệp Mãn Thanh mà bọn anh chị Kẻ Chợ thường dùng.
 Khẩn cấp đi cứu Diệu Hòng, Thái cho là Tự Tôn chỉ cho thủ hạ giấu Diệu Hồng ngay trong Tuy Hoà, diệu kế là yên lặng đi tìm, làm náo động là có thể nguy hiểm đến tính mạng Hồng. Đúng thế, cả hôm nay, hàng phố đông đúc chứng kiến, nếu Diệu Hồng bị bắt mang đi sào huyệt Tự Tôn thì mọi người đều biết.  Ba người lặng lẽ theo những vết chân trên đãt...tám dấu chân, giờ chỉ còn sáu...mà bốn vết in nặng hơn, có nghĩa là Diệu Hồng mê man bất tỉnh, họ phải khiêng đi. Qua những thảm cỏ, vết chân khó coi vì chiều xuống quá nhanh. Thái giục hai bạn gái tranh thủ thời gian... rồi đến mấy bụi rậm mà vài cành con còn vết gẫy, hồi lâu đến một đầm sen thực lớn. Giữa đầm có một chòi cao, ánh đèn le lói.Ba người đòng ý Hồng có thể bị giữ ở đây, nhưng không có thuyền nào ở bờ, mà tháng này, nước hồ giá buốt...Sơn Thao, biết ý, tủm tỉm rủ Thái xuống nước...Thái động lòng tự ái, từ từ cởi áo ngoài, nhưng Thao âu yếm nhìn chàng nói Thái không cần xuống nước, điều binh đôi khi không cần nhiều, bây giờ chỉ là thám thính, mình Thao là đủ. Rùt lời, sau vài đông tác làm nóng người,hai má đỏ hồng, đôi mắt sáng ngời, thần tượng trên thuyền lại trở về, Thao cúi chào ‘ chủ tướng ‘ Thái rồi xuống nước. Thao bơi không tiếng động mà cũng không gợn nước.
 Hồi lâu, Thao mang thuyền lấy được êm thấm, về báo cáo, và vẽ trên đắt bân đồ chòi canh sen: có hai phòng, phòng nhỏ giam Diệu Hồng, vẫn ngủ say mê mệt, còn phòng lớn có hai người canh, nhưng say túy lúy...mấy bình rượu cạn vỡ tan tành dưới sàn, trên bàn, đò ăn còn bừa bãi, và Đạo Thành bị trói chặt cột nhà, trông thực thảm hại,  hôn mê bất tỉnh...

 Ba người đột nhập chòi canh... hai thủ hạ Tôn chỉ tỉnh rượu hồi lâu, sau khi bị trói chặt. Thái và Thao thì muốn cho Thành và Hồng xuông thuyền đi khỏi, nhưng Diệu Lan còn muôn giang bẫy bắt Tự Tôn. Thái biết có gánh nặng là Thành và Hồng chưa tỉnh, cả ba không thể chống lại Tự Tôn. Những thế võ Tự Tôn đều ác độc, hiểm nghèo...Sau cùng cả ba dìu Thành và Hồng  xuống thuyền. Tới bờ, thì nghe tiếng động lá cành, ba người giấu Thành và Hồng trong bụi, sang thế thủ.: Đó chỉ là sư phụ cùng năm đồng môn tới nơi. Thì ra sau khi Tự Tôn từ biệt, hoà thượng chợt nhớ tới Diệu Hồng, cũng đi kiếm như Nguyên Thái. Hoà thượng giặn lắm vì đồ đệ lừa cả thầy, lần này không thể tha thứ. Sau khi nghe Thái trình bầy sự thể,  Hoà Thượng nhât đînh giăng bẫy bắt Tư Tôn.

 Quả nhiên, khoảng nửa đêm, Tự Tôn cùng hai thủ hạ khác đến nơi. Tự Tôn tin tưởng kế hoạch mình, không đề phòng, thấy thuyền sẵn, sửa soạn bước xuống thì hoà thượng nhẫy ra quát lớn:

 - Nghịch tặc! đến ngày đền tội! Tự Tôn giật mình cùng hai thủ hạ tuốt kiếm tấn công cả sư phụ, không chút nể nang, thế vũ bão. Hoà thượng né tránh, cây thuyền trượng, như mưa, như gió, giữ Tự Tôn tại chỗ, còn Thái, Lan và Thao đói phó với hai người kia. Năm môn sinh chưa được lệnh vào cuộc vì có nhiệm vụ bảo vệ Thành và Hồng. Sơn Thao vào chiến trận thực khôi hài... Cái lưới của Thao làm cho một thủ hạ bị lúng túng...hắn ta liền liều thân nhây xuống nước. Nhưng Thao không tha nhấy theo. Người ấy bị nước lạnh làm gần tề liệt, Thao kéo ra xa bờ, ngạt thở, sau cùng hàng phục....Còn thủ hạ kia vẫn hăng hái chống trọi với Lan và Thái. Anh chàng này là anh hùng Kẻ Chợ phường Đông Tác quả thực không hổ danh...Hoà thượng giận lắm nhưng chưa hạ được đồ đệ, sau cùng, hoà thượng lừa được đồ đệ vào thế hở, dùng thiền trượng đánh trúng lưng đồ đệ, vào đốt sương sống nào không biết, Tự Tôn ngã lăn xuống đãt không đứng dạy được nữa. Tay trái và chân phải tê liệt. Anh hùng phường Đông Tác ( phố hàng Quạt ngày nay ?) thấy  thế xin hàng.
 Họ khiêng Tự Tôn về quán họ Từ., cùng Hoà Thượng trông nom, thuốc thang. Theo như Hoà Thượng cho biết  thì tình trạng ấy phải kéo dài tới sáu bẩy tháng, âu cũng là dịp để Tự Tôn, trên giường bệnh, suy nghĩ chuyện đời, mà trở về đường thiện.

 Coi như chuyện này được xong xuôi giải quyết, ngày mồng bẩy, Nguyên Thái từ biệt Tuy Hoà, chỉ lo ngại Sơn Thao đi theo, nhưng  trên đường rời Tuy Hoà, mà sác pháo hãy còn hồng đỏ, các cây  nêu vẫn còn theo gió tranh nhau hoà nhạc chuông sành, sau cũng yên lòng vì thỉnh thoảng ngoảnh lại không thấy bóng ai. 

 Không thấy ai theo, nửa bằng lòng, nửa chạm lòng tự ái! Nguyên Thái vi ghi trong nhật ký viễn trình: thì ra chính lòng mình cũng phức tạp như ai?
 Sau này được biết phần kết của câu chuyện: Hai ngày ở quán trọ họ Từ, Tôn được mọi người săn sóc, đỡ đau,  rồi chính Diệu Lan và Sơn Thao vực Tôn lên xe ngựa, đem về quán Xà Vương. Về tới nơi thấy  bọn thủ hạ đã bỏ đi dâu hết. Những đồ vật quý báu cũng tiêu tan. Diệu Lan trông nom Tôn tận tình, tỏ vẻ thương Tôn, thỉnh thoảng quay đi chùi nước mắt. Thái cho là như thế thì trong ghét cũng có yêu thương? Yêu hay Thương ?, Thái ghi mấy câu hỏi trong nhật ký... Thái chưa có kinh nghiệm để trả lời.

 Tin sau cùng làm cho Thái thêm ngạc nhiên... Tôn đã khỏi bệnh, Tôn trở về hiền hậu lương thiện, cái gì cũng vui vẻ bỏ qua... tên quán Xà Vương bỏ đi, thay thế là NgọcThủy Phạn Điếm, nước khúc sông này xanh biếc, mà vùng này nước trong gạo trắng,.. và về chuyện lương duyên thì có sự bất ngờ: Tôn lấy SơnThao, không phải lấy Diệu Lan! Sơn Thao là người đã xin phép bố mẹ ở lại trông nom Tôn, và chính Thao đã ngày ngày đem Tôn xuống nước tập luyện để thâu hồi những tác đng thông thường..khỏi hẳn tê liệt.

 Thái ghi trong nhật ký: Tôn lấy Sơn Thao vì yêu hay vì ơn? Quả thực lòng người phức tạp? và chính lòng Thái cũng phức tạp như ai.
 Bỗng Thái thấy mình cũng lôi thôi thực! Ròi Thái nhìn đoàn chim bay vi về tổ trên khoâng trời nặng chĩu mây chẳng thấy ánh mặt trời.... rồi Thái nghĩ:

 - Dường bay mình  còn dài mà! Nhưng Thái vẫn lôi thôi: Thái khẽ nói: chim bay đường dài đến đâu chăng nữa, chim vẫn bay có đõi !Tại sao mình lẻ loi mỏi cánh, trong mùa giá buốt này? Gãp cuốn nhật ký, bỏ trong bao, Thái tiếp tục hành trình....tự nhủ: thôi thì chuyện bay đôi hãy chờ khi...dất nước thanh bình...người người vui sống dưới  khung trời xanh thẳm của những mùa xuân sắp đến...

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 164
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com