watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
12:46:4326/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Tập 9 - Anh Hùng Đông A - Dựng Cờ Bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Chương 1-15 - Trang 8
Chỉ mục bài viết
Tập 9 - Anh Hùng Đông A - Dựng Cờ Bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Chương 1-15
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Tất cả các trang
Trang 8 trong tổng số 35

 

Hồi 2b

Một nông dân nghèo quê ở Hồng-châu, tên Chu Kim, vì không có trâu cầy, phải đi thuê của một phú gia. Ngay đêm đó, trâu bị trộm bắt. Chủ trâu bắt đền, Chu Kim không có tiền đền. Chủ trâu đi trình quan. Quan xử: Vợ chồng Chu Kim phải bán mình cho phú gia, thay trâu cầy ruộng. Vợ chồng Chu Kim biết rõ trâu bị trộm bán cho Đèo Hiệp. Hai vợ chồng tìm đến đàn trâu của y, thì thấy con trâu ấy. Nhưng Đèo Hiệp lấp liếm rằng, trâu đó của y. Chu Kim gọi phú gia đến để nhận trâu. Đèo Hiệp không cho, y bảo trâu đó của y mua từ lâu rồi. Việc đưa lên quan. Quan sợ thế lực của Đèo Hiệp, xử cho y thắng, truyền đánh Chu Kim ba mươi bổng về tội cáo gian. Quá uất ức, Chu Kim thắt cổ chết. Việc tới tai Song-ưng. Song-ưng cùng đệ tử xuất hiện giữa ban đêm, bắt huyện lệnh, lý dịch mang loa gọi dân chúng đến xem xử kiện. Song-ưng gọi chủ trâu với Đèo Hiệp, rồi chỉ vào con trâu tang vật bảo rằng:
- Trâu nào cũng có tên, phàm khi chủ gọi thì trâu sẽ rống lên rồi chạy đến. Bây giờ hai người đứng trước bầy trâu, lên tiếng gọi trâu. Nếu như ai gọi, mà nó lên tiếng rồi chạy lại, thì là trâu của người đó.
Quả nhiên, Đèo Hiệp gọi, trâu không ứng tiếng. Còn khi chủ trâu gọi, thì trâu rống lên rồi phóng tới trước mặt.
Song-ưng tuyên án:
- Đèo Hiệp buôn lậu trâu qua biên giới, theo Hình-thư thì bị phát vãng 10 năm, tái phạm thì bị chém ngang lưng. Nếu như buôn từ mười con trở lên thì bị giết cả nhà, tang vật bị tịch thu. Đây mi buôn lậu nhiều lần, buôn hàng đàn trâu, vậy thì phải giết cả nhà. Nhưng trong hình thư có khoản cho phép dùng tiền chuộc tội. Vậy, nay tao cho mày được chuộc tội. Nhà mày gồm một vợ với hai đứa con, tao cho mày chuộc mạng mày năm trăm lượng vàng, vợ mày ba trăm lượng, mỗi đứa con hai trăm lượng. Tổng cộng một nghìn hai trăm lượng. Mày ức hiếp Chu Kim, để đến nỗi nó phải tự tử chết, mày phải đền mạng nó ba trăm lượng nữa. Tất cả bầy trâu của mày đều bị tịch thu. Đấy tao xử như vậy đấy, nếu mày không chịu, thì tao chặt đầu cả nhà mày ngay tại đây.
Dĩ nhiên Đèo Hiệp chịu.
Song-ưng xử đến viên huyện lệnh:
- Mày là mệnh quan của triều đình, đáng lẽ thấy bọn bán trâu qua biên giới thì phải bắt giam, đem xử tội. Đây mày làm lơ, như vậy là có mắt như mù. Khi Chu Kim đến kiện, đáng lẽ phải truyền bắt giam đứa trộm trâu, truyền trả trâu cho chủ... thì mày xử ức, che dấu cho kẻ gian, như vậy, hai tay mày vi luật. Nay tao xử chặt hai tay, khoét hai mắt mày.
Tuyên án xong, Song-ưng cho thi hành ngay tại chỗ. Sau vụ án này, nạn trộm trâu, bán trâu sang Trung-nguyên ở vùng biên giới chấm dứt ».
Nhà vua than:
- Hỡi ơi! Vụ án lớn như vậy, mà trẫm không biết gì! Số vàng mà tên Đèo Hiệp nộp phạt là một nghìn hai trăm lượng, Song-ưng lấy ba trăm lượng bồi thường cho Chu Kim, vậy còn chín trăm lượng với bầy trâu đâu?
- Tâu, Song-ưng đem số vàng đổi thành bạc, đem chuộc những người con gái trong vùng, bất hạnh phải bán mình làm nô bộc cho nhà giầu, rồi gả cho những người con trai nghèo không có tiền cưới vợ. Còn bầy trâu, thì chia cho nông dân nghèo.
- Như vậy Song-ưng là quan Hình-bộ thượng thư tư rồi. Hoàng nhi hãy thuật thêm vụ nữa.
- Vụ thứ nhì mà thần nhi biết là vụ Song-ưng xử bọn cướp biển ở Hải-Nam xâm nhập vùng Tiên-yên.
« ...Thời đức Nhân-tông về trước, luật Tống-Việt định rõ rằng: Khi ngư nhân nước nọ muốn sang lãnh hải nước kia đánh cá thì phải có phép của phủ huyện địa phương. Ngư nhân Hải-Nam tự kết thành bang, mang tên Hải-Nam điếu ngư gọi tắt là bang Hải-ngư. Song là loại cá vừa ngon, lại vừa bổ huyết. Ngư nhân Tống đánh nhiều quá, nên gần đây lãnh hải Tống không còn loại cá này nữa. Họ tràn sang lãnh hải Việt mà đánh. Lúc đầu họ xin phép; mỗi ngày, không cần biết họ đánh được bao nhiêu, một thuyền phải nộp thuế năm chỉ bạc. Thông thường, quan huyện Tiên-yên cho phép hai trăm, đến ba trăm thuyền nhập nội. Từ hai chục năm nay, quan huyện Tiên-yên tham của đút, nên mỗi ngày cho phép từ năm trăm tới một nghìn thuyền Tống vào. Đấy là thuyền nhập cảnh chính thức, chứ thực ra có hàng mấy ngàn thuyền nhập lậu. Bọn Hải-ngư dựa thế quan huyện Tiên-yên, chúng đuổi hết ngư nhân Việt khỏi ngư trường. Vì thế nên ngư dân Việt không còn đất sống nữa, họ cùng nhau kiện lên quan. Nhưng quan không xử thì chớ, mà hễ người nào thưa thì khi ra khơi, đàn ông bị bọn Hải-ngư giết chết, đàn bà thì chúng hãm hiếp rồi quẳng xuống biển. Thuyền, lưới, chúng cướp luôn. Như vậy rõ ràng quan huyện Tiên-yên đã báo cho bang Điếu-ngư biết.
Ngư dân Việt khốn khổ khôn cùng, đành nằm trong làng chài mà khóc với nhau. Nhiều gia đình chết đói. Một ngày kia có hơn trăm người đến làng chài tập trung trai tráng lại dạy võ, cùng phương cách đánh nhau trên biển. Rồi trăm võ sĩ đó bảo họ cứ ra khơi đánh cá, sẽ được bảo vệ. Khi đoàn thuyền Việt vừa ra ngư trường, thì bị bọn Hải-ngư vây đánh. Lập tức trăm võ sĩ ra tay, họ tung mình sang thuyền bọn Hải-ngư, thoáng một cái họ đã điểm huyệt hầu hết ngư dân Tống. Trận chiến ngày đầu không ai chết, bị thương cả. Ngư dân Việt kéo hơn năm trăm thuyền Tống, hơn hai nghìn tù mang về làng chài. Sang ngày thứ hai, thứ ba cũng tương tư. Bọn thủ lãnh bang Hải-ngư thấy ngàn rưởi thuyền của mình ra đi không về, chúng kéo đại lực lượng đi tìm. Có ngư dân Tống biết truyện báo cho chúng biết. Chúng cho rằng quan huyện Việt làm truyện này, chúng kéo nhau vào cửa biển Tiên-yên, rồi nhập huyện đường lý luận với quan huyện. Giữa lúc ấy, có ba người đàn ông, một người đàn bà với hơn trăm võ sĩ xuất hiện. Họ nhanh chóng điểm huyệt huyện lệnh, thân binh cùng với bang Hải-Nam điếu ngư. Một người kéo lá cờ có thêu hình hai con chim ưng đang bay qua đỉnh núi. Họ cho triệu tập tất cả ngư dân Việt, Tống lại rồi xử tội: Huyện lệnh với bang chúa, phó bang chúa Hải-ngư bị chặt hai chân, hai tay, khoét hai mắt. Ngư dân Tống nào có giấy phép nhập cảnh thì được tha về, kẻ nào không có giấy phép thì phải nộp phạt số bạc bằng sáu mươi ngày thuế chính thức, và cấm tuyệt không cho vào lãnh hải Đại-Việt đánh cá nữa.
Cuối cùng Song-ưng tuyên án:
- Kể từ nay, bất cứ ngư dân Việt nào nhập lãnh hải Tống, hay ngược lại ngư dân Tống nào nhập lãnh hải Việt, mà không xin phép sẽ bị chặt một tay, tái phạm sẽ bị chặt hai tay, khoét hai mắt.
Số bạc ngư dân Tống nộp phạt thì Song-ưng trao cho những gia đình bị bọn Hải-ngư giết hại.
Từ đấy bọn quan lại vùng Tiên-yên cho tới ngư dân hai bên đều nhất nhất tuân theo phép nước Đại-Việt ».
Thái-hậu hét lên:
- Như vậy là loạn to rồi. Đời thủa nhà ai, bọn cướp lại lộng hành đến như thế được? Chúng công khai hành hình mệnh quan của triều đình, mà triều đình toàn một lũ ăn hại, không biết giữ quốc pháp. Xá gì hai tên cướp Côi-sơn song-ưng, chúng công khai làm phản, mà không ai trị nổi!
Thiếu-sư Lưu Khánh-Đàm biện luận:
- Tâu thái-hậu, những vụ Song-ưng xử như vậy có đến hàng trăm, hàng nghìn. Khi một vụ xẩy ra, các quan địa phương thượng biểu về triều, thần cho xét lại chi tiết, tâu lên hoàng thượng. Nhưng Thái-sư bảo để Thái-sư giải quyết, nên chi, chính hoàng thượng cũng không biết gì, thì chư vị đại thần làm sao mà can thiệp vào? Vả lại, mỗi vụ Song-ưng xử, đều căn cứ vào bộ Hình-thư , trừng trị bọn bất trung, bất hiếu, bọn đạo tặc, bọn tham quan... thì đâu có thể bảo rằng Song-ưng là đồ phản tặc?
Thái-tử tiếp lời Thiếu-sư:
- Thưa thầy, theo như Xưởng nghĩ, thì dường như Song-ưng là hai vị đại hiệp không muốn xuất đầu lộ diện, hết lòng phù trợ cho bản triều, chứ không hề có ý phản bội.
Sau khi nghe thái-tử thuật hai vụ án do Côi-sơn song-ưng xử, nhà vua tuyên chỉ cho Thiếu-sư Lưu Khánh-Đàm:
- Xin Thiếu-sư lục sao lại tất cả những tấu trình về các án do Song-ưng đã xử, rồi đem cho trẫm ngự lãm.
Tô Hiến-Thành hỏi Thái-phó Hoàng Nghĩa-Hiền:
- Thưa quan Thái-phó, không biết Song-ưng thuộc môn phái nào?
- Lão phu là văn quan nên không rõ vụ này. Xin để quan thống-lĩnh Phụng-quốc vệ trả lời.
Một võ quan bước ra quỳ tâu:
- Thần đô thống Đàm Dĩ-Mông, thống lĩnh Phụng-quốc vệ xin kính tâu: Vì võ công Song-ưng quá cao, nên khi ra tay diệt trừ trộm cướp thì chỉ đánh một chiêu đã khiến đối thủ chết rồi. Do thế không ai biết Song-ưng thuộc môn phái nào? Có người đoán già rằng Song-ưng là người thuộc phái Sài-sơn, bởi chưởng môn phái này là Lê Thúc-Cẩn với vợ là Ngô Lan-Chi có nhiều hành vi quái dị, đi đâu cũng mang theo đàn chim ưng năm con. Lại cũng có người cho rằng, Côi-sơn song ưng là Trần Tự-Hấp với vợ là Bùi Anh-Hoa thuộc phái Đông-a.
Nhà vua hỏi quan Thái-phó Hoàng Nghĩa-Hiền:
- Thưa thầy, thầy là người có qua lại với Trần Tự-Kinh, thầy thấy vụ này ra sao?
Hoàng Nghĩa-Hiền bước ra tâu:
- Thần không tin Côi-sơn song ưng là Trần Tự-Hấp. Bởi Tự-Hấp là con trưởng của đại hiệp Trần Tự-Kinh chưởng môn phái Đông-a. Mà Tự-Kinh là người ôn nhu, nhân từ bậc nhất Đại-Việt, đến giết con gà, con vịt ông còn không nỡ nữa là giết người hàng loạt như vậy. Tự-Hấp là người con chí hiếu, chắc y không thể làm trái với chủ trương của cha.
Tô Hiến-Thành nhăn mặt:
- Thưa Thái-phó, hay là một trong các đệ tử của Tự-Kinh?
- Không! Không thể là đệ tử của ông được. Oâng có năm đệ tử đươc võ lâm tặng cho mỹ danh Đại-Việt ngũ tuyệt. Một là Quách Tử-Minh, chưởng lực tuyệt cao. Hai là Vũ Tử-Mẫn, văn chương tuyệt thế. Ba là Phạm Tử-Tuệ, y học tuyệt minh. Bốn là Cao Tử-Đức, tử vi, nhâm độn, địa lý, bói dịch tuyệt trần. Năm là Trần Tử-Giác tiễn thủ tuyệt diệu. Ngoài ra, ông còn nhận thêm một đệ tử út là Tô Trung-Sách. Cả hai con trai, hai con dâu, sáu đệ tử... võ công, đạo đức nức tiếng thiên hạ. Chắc chắn họ không dám làm những gì trái ý sư phụ.
Hình-bộ thượng thư Trần Trung-Tá tâu :
- Thần Nam-sơn hầu Trần Trung-Tá, Tả gián-nghị đại phu, lĩnh Hình-bộ thượng thư kính tâu. Để có thể tìm ra Côi-sơn song ưng, ta không nên bỏ một ai mà không nghi ngờ cả. Xét chung, bản lĩnh Song-ưng cao như vậy, thì phải thuộc về ngũ đại môn phái. Như quan Thái-phó luận thì Song-ưng không thể là người phái Đông-a. Vậy còn lại bốn phái là Mê-linh, Sài-sơn, Tản-viên, Tiêu-sơn... đều phải nghi cả. Phái Tiêu-sơn là nơi xuất thân của Thái-sư, vả các đại cao thủ đều là chư tăng. Mà cao tăng phái Tiêu-sơn đều có lòng quảng đại, từ bi, hỷ xả. Vậy Song-ưng không thể là người phái này.
Thái-hậu hỏi:
- Hay là người của phái Tản-viên ?
- Tâu Thái-hậu, cũng không phải.
Hiến-Thành phân giải : Vụ án dinh Thái-sư không thể là người phái này. Bởi hôm qua là ngày đại hội của phái Tản-viên ở Tản-lĩnh, để làm lễ tuyên phong tân chưởng môn Cao Đức-Hòa. Các cao thủ với chư đệ tử đều ở trên Tản-lĩnh cả.
Thái-tử Long-Xưởng hỏi Trung-Tá :
- Vậy chỉ còn lại người của phái Mê-linh, Sài-sơn. Đại-phu cho rằng phái nào đáng nghi nhất ?
- Từ ngày thành lập đến giờ, phái Mê-linh giữ vững tinh thần thời Lĩnh-Nam là không bao giờ can thiệp vào việc đời, việc võ lâm. Đệ tử phái này chỉ can thiệp khi bị ngoại xâm mà thôi. Còn phái Sài-sơn, thì năm mươi năm qua đệ tử phái này chuyên vân du thiên hạ hành y đạo cứu người, không lý gì đến chính sự, cũng như chuyện phải trái của võ lâm.
Long-Xưởng bật cười :
- Rút cuộc ta vẫn không tìm ra căn cước Song-ưng.
Thái-hậu hỏi Tô Hiến-Thành :
- Này Tô Hiến-Thành. Người có cách nào tìm ra Côi-sơn song ưng để
trả thù cho Thái-sư không?
- Tâu thái hậu, điều này không khó. Hiện phái Đông-a người nhiều, thế mạnh. Cao thủ của họ có mặt khắp nơi. Bây giờ nhân cái vụ Côi-sơn song ưng giết cả nhà Thái-sư, ta cứ đổ diệt cho phái Đông-a. Như vậy tự nhiên phái này phải sai người điều tra, rồi công bố cho võ lâm biết Song-ưng là ai. Sau đó ta đem quân về làng của chúngï, bắt cả nhà Song-ưng cỡi ngựa gỗ trả thù cho Thái-sư.
Hoàng Nghĩa-Hiền phản đối:
- Từ hơn trăm năm qua, thời nào phái Đông-a cũng có những nhân tài kiệt hiệt phò tá triều đình. Cho đến nay, uy đức của Quốc-trượng Tự-An, Kinh-Nam vương Tự-Mai, Quốc-mẫu Thanh-Mai, Mộc-tồn hòa thượng, vẫn còn sáng chói trong tâm trăm họ. Ta không thể, không nên làm chuyện gắp lửa bỏ bàn tay như vậy.
Thái-hậu hừ một tiếng rồi ban chỉ cho nhà vua:
- Hoàng nhi! Kế này của Tô Hiến-Thành hay thực! Hoàng nhi hãy dùng đi. Xá gì bọn vai u thịt bắp Đông-a. Nếu cần, ta đem quân về Thiên-trường làm cỏ bọn này cũng cứ được đi. Ta cần tìm ra Côi-sơn song ưng, rồi đào mồ, cuốc mả mười đời tổ tiên chúng lên, đổ xuống hố phân. Còn ba họ nhà chúng, sẽ cho cỡi ngựa gỗ.
Thái-tử Long-Xương trách Tô Hiến-Thành :
- Từ ngày bản triều lập nền chính thống đến giờ, tuy trải qua nhiều năm thăng trầm khác nhau. Nhưng đời nào cũng dùng đức từ bi, hỷ xả của đức Thế-tôn, dùng nhân nghĩa của Khổng-Mạnh cai trị dân. Nay triều đình có trăm quan đều thuộc loại văn mô, vũ lược... mà ta không tìm ra căn cước Côi-sơn song ưng, thì hỏi sao có thể tìm ra bọn gian tế, bọn mãi quốc cầu vinh, bọn gian thần tặc tử ? Thái-bảo hiện là Binh-bộ thượng thư, nắm binh quyền trong tay, nhân lực có hàng chục vạn, quyền hành bao trùm Đại-Việt. Thái-bảo phải dâng những lời trung nghĩa, nhân đức lên cho đấng quân phụ, chứ có đâu phủi tay, rồi đổ oan cho môn phái Đông-a. Tin này lọt ra ngoài, thì uy tín triều đình còn gì nữa ? ! ? ! ?
Bị một thiếu niên dùng chính đạo khiển trách giữa triều đình, mặt Hiến-Thành tái xanh. Ông cúi đầu :
- Thần hơi có đôi chút nông nổi.
Nghe cháu đàn hạch một đại thần bằng đạo lý, thay vì vui mừng, thì mặt thái-hậu tái xanh. Ba quát:
- Câm cái mõm chó lại. Bằng không bà sẽ vã vào miệng bây giờ. Được, nội trong ba năm mà mi không tìm ra Côi-sơn song ưng, thì ta sẽ truất mi xuống làm thường dân, xóa tên trong ngọc diệp. Thôi ta hồi cung.
Thấy mẹ lui về cung, nhà vua như thoát đươc cái ách, ngài tuyên chỉ:
- Tô thái bảo! Thế bản án Côi-sơn song ưng buộc tội Đỗ Anh-Vũ đâu, xin Thái-bảo đọc lên cho triều đình cùng nghe.
Thấy nhà vua gọi tên của Đỗ Anh-Vũ ra, thay vì gọi là Thái-sư, triều thần không ngạc nhiên. Vì hai chục năm qua, y tư thông với Thái-hậu, áp chế nhà vua, mà nhà vua không làm gì được.
Thấy Hiến-Thành tỏ vẻ ngần ngừ, Long-Xưởng thúc:
- Tôi biết trong bản án ắt có nhiều điều đại bất kính với triều đình. Nhưng này Thái-bảo, dù là bất kính, nhưng sát nhân đã dán khắp kinh thành, thì dân chúng đều biết rồi, vậy ta còn dấu diếm các đại thần làm gì?
Bất đắc dĩ Tô Hiến-Thành phải trình ra một mảnh vải lớn viết đầy chữ. Nhà vua trao cho quan Thái-phó Hoàng Nghĩa-Hiền:
- Xin thầy đọc lên để triều đình cùng nghe.
Côi-sơn song ưng,
cáo tri với
triều đình, võ lâm, hương đảng Đại-Việt.
Nước Đại-Việt ta, trải qua 88 đời vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng, đã đỉnh lập ra một nước văn hiến , có luật pháp, có kỷ cương. Các triều đại gần đây như Đinh, Lê, tuy không lâu dài, nhưng cũng có những năm thịnh trị, luật lệï, phép tắc càng nghiêm hơn, mà phong hóa càng rực rỡ.
Kế đến đức Thái-tổ, ứng lòng trời, thuận lòng người lập ra bản triều, dùng đức từ bi hỷ xả của đức Thế-tôn mà cai trị dân. Kế tới đức Thái-tông, Thánh-tông, Nhân-tông... lại dùng Nho làm giềng mối dạy dân, luôn theo lễ nghi của thánh hiền.
Kể từ khi đức Thần-tông băng, quyền vào tay hai con đàn bà ngu xuẩn, được tôn phong cái gọi là Chiêu-Hiếu thái hoàng thái hậu, Cảm-Thánh hoàng thái hậu... đã làm giềng mối xã tắc hỗn loạn, mà kỷ cương, luân thường bị phá bỏ. Đỗ thị trao toàn quyền cho đứa em là Đỗ Anh-Vũ, một ác nhân, văn không thông, binh không biết cầm quân. Trong suốt hai mươinăm qua, hai con đàn bà ngu dốt lăng loàn này, với tên Đỗ Anh-Vũ đã gây ra không biết bao nhiêu tội ác, nay chỉ nêu ra những tội chính:
Một là, chúng ám hại Lệ-Thiên hoàng hậu, rồi lại đánh thuốc độc giết chết quan Tả Kim-ngô đại tướng quân, Vinh-quốc vương Lý Sơn, là thân phụ của Lệ-Thiên hoàng hậu. Theo bộ Hình-thư thì phải giết cả nhà.
Hai là, Anh-Vũ tư thông với Cảm-Thánh hoàng thái hậu, làm ô uế noÄi cung. Theo bộ Hình-thư thì phải giết cả nhà.
Ba là, giả chiếu chỉ sát hại Chiêu-Hòa vương Lý Long-Vũ, vì vương tuân chỉ của hoàng đế bắt Anh-Vũ về tội thông dâm với Cảm-Thánh hoàng thái hậu. Theo Hình-thư thì phải tội lăng trì cùng giết cả họ.
Bốn là, sát hại Chiêu-Hiếu thái hoàng thái hậu. Theo bộ Hình-thư thì phải giết cả ba họ.
Năm là, giả chiếu chỉ, giáng truất các hoàng thân Trí-Minh vương, Bảo-Ninh hầu, Bảo-Thắng hầu. Lại sát hại các đại thần Nguyễn Dương, Vũ Đái, Đỗ Aát, Đồng-Lợi và gia thuộc. Theo Hình-thư thì phải giết ba họ.
Sáu là, chúng áp chế vua, giải tán mười hai hiệu Thiên-tử binh là mười hai cây cột chống xã tắc. Theo Hình-thư thì phải tội giết ba họ.
Chúng ta đã điều tra rõ chính phạm, tòng phạm, nay kết án theo Hình-thư: Tám tên chính phạm với Anh-Vũ cho cỡi ngựa gỗ. Tất cả vợ, con y đều bị khoét hai mắt, cắt gân tay chân, cắt lưỡi. Các gia nhân ác độc thì bị chém ngang lưng.
Niên hiệu Đại-Định thứ mười chín, mùa Thu tháng tám, ngày rằm.

Nhà vua nghe đọc xong thì mỉm cười:
- Trước đây, ác nhân Đỗ Anh-Vũ hoành hành, mà trẫm chịu bó tay. Đêm đêm, trẫm thường khấn các vị tiên đế sao cho Ưng-sơn song hiệp, Mộc-tồn hòa thượng sống lại để trừ khử chúng dùm. Nay nhờ anh linh tiên đế phù hộ, mà bọn này bị Côi-sơn song ưng giết, thực là may mắn cho xã tắc. Bây giờ chư khanh với trẫm hãy xây dựng lại những gì thời đức Thái-tổ, Thái-tông, Thánh-tông, Nhân-tông đã làm.
Thái-tử Long-Xưởng hô:
- Các võ sĩ đâu?
Mười tám người mặc y phục dân dã, tuổi còn rất trẻ, dáng người nhỏ bé, từ ngoài dạ lên, rồi vào điện cúi đầu:
- Xin chờ chỉ dụ của bệ hạ.
Đô-thống Đàm Dĩ-Mông là người chỉ huy Phụng-quốc vệ kinh ngạc vô cùng, vì trong mười tám người, không có người nào y quen mặt cả. Hơn nữa, các Phụng-quốc vệ không được mang vũ khí, mà nay họ đều cầm kiếm.
Thái-tử quát:
- Bắt tất cả bọn gian thần ngay tức thời.
Mười tám người cùng dạ lên một tiếng, rồi ra tay. Các quan thuộc đảng của Anh-Vũ bị điểm huyệt, rồi bị trói. Khi võ sĩ bắt Đàm Dĩ-Mông, y phát chiêu chống trả. Một võ sĩ chỉ đánh có ba chiêu, y đã bị điểm ngã. Mông khiếu oan:
- Tâu bệ hạ, thần vô tội. Nếu thần có tội, thì tội đó do thái-hậu ban cho.
Y quay lại nói với đám võ sĩ:
- Thì ra các người là những cao thủ phái Mê-linh đấy!
Nhà vua truyền chỉ với Thái-phó Hoàng Nghĩa-Hiền:
- Kể từ lúc này, thầy phụ trách chư sự Thượng-thư lệnh, hủy bỏ tất cả luật lệ, hình phạt tàn bạo do Anh-Vu đặt ra. Chúng ta trở lại với thời đức Nhân-tông. Truy phong, phục hồi chức tước cho tất cả những người bị y hại, phàm tài sản sung công thì trả cho oan chủ. Tài sản của Anh-Vũ, thì tịch thu tận số sung công. Lại giao cho bộ Hình xét tội trạng phe đảng của y, đem xử cho nghiêm chính pháp.

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 162
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com