watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
12:46:4226/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Tập 9 - Anh Hùng Đông A - Dựng Cờ Bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Chương 1-15 - Trang 20
Chỉ mục bài viết
Tập 9 - Anh Hùng Đông A - Dựng Cờ Bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Chương 1-15
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Tất cả các trang
Trang 20 trong tổng số 35



Chương 8a
Trường Hận Thiên Thu.

Thủ-Huy thở dài:
- Triều đình thấy thái-tử đột nhiên mất tích, ắt tâu xin hoàng thượng lập người khác. Mà phụ hoàng của đại ca chỉ là cục bột luộc. Thái hậu bất cần triều đình, bà tự quyết định, bà không ngại ngùng gì mà không đăët một người em nhỏ nhất của đại ca, mới hai, hay ba tuổi lên thay thế. Sau đó bà tha hồ thao túng. Bọn ngoại thích tha hồ hoành hành. Cứ cái đà đó, quyền hành trong tay chúng, rồi một mai hoàng thượng băng hà, chúng sẽ cướp ngôi.
Ngô Giới mỉm cười:
- Thiếu hiệp thực là thần đồng. Bần đạo biết thái-hậu không muốn hại con, hại cháu mình. Người cũng không muốn ngôi vua về họ khác. Nhưng cái thế nó như vậy, thì bà đành nhắm mắt đưa chân. Bần đạo xin dẫn sử Trung-quốc, ít nhất đã có hai hay ba việc tương tự xẩy ra rồi.
Gì chứ Bắc sử thì Long-Xưởng được Thái-phó giảng rất kỹ, vương vẫy tay cho Ngô Giới im lặng, rồi nói:
- Cái gương thứ nhất là khi Cao-tổ nhà Hán băng hà, Lã thái hậu chuyên quyền. Bà hại cả con, lẫn cháu, tàn sát tôn thất. Bà dự định cướp ngôi của cháu, trao cho họ Lã. Khi bà băng rồi, thì hoàng tộc nhà Hán, cùng bách quan xúm vào tru diệt ba họ nhà bà. Gần đây, Võ Tắc-Thiên cũng chuyên quyền, cũng tàn sát tôn thất, cũng hại con, hại cháu, cũng định cướp ngôi đem về cho họ mình... Rồi khi bà băng, ba họ nhà bà cũng bị giết sạch.
Ngô Giới càng tỏ vẻ kính phục Long-Xưởng:
- Đúng vậy! Với hai cái gương lớn đó, thái-hậu đành ra tay, để cứu ba họ nhà mình, ba họ của người tình Đỗ Anh-Vũ. Bà sai Nghi-tàm song ma đón đường bắt cóc vương gia. Hiểu cháu không ai bằng bà. Bà biết vương gia quá thông minh, không dễ gì Nghi-tàm song ma thành công. Nên chi bà cẩn thận hơn. Bà sai đô đốc chỉ huy hạm đội Aâu-Cơ đón vương gia ở bến Vị-hoàng. Quả nhiên ông ta thành công.
Y nhìn Nhất-Liễu cười, rồi chỉ vào Lưu Kỳ:
- Đô đốc ! Giữa lúc đô đốc thành công, thì bọn bần đạo xuất hiện. Bởi bần đạo cũng đón đường mời vương gia. Cho nên bần đạo phục ở đây từ hai hôm nay rồi. Bần đạo ra quân chỉ với mục đích đón vương gia, thảo luận về ích lợi chung của Tống-Việt. Bần đạo tuyệt không ngờ mình lại gặp thêm một may mắn thứ nhì, là mời thêm được nghĩa đệ của vương gia nữa. Rõ thực cổ nhân nói: Chủ ý trồng hoa, hoa chẳng mọc, vô tình tiếp liễu, liễu xanh um.
Y nhìn Thủ-Huy:
- Khi thấy vương gia thoát được tay Nghi-tàm song ma, bần đạo cứ tưởng chúng bị mắc mưu vương gia. Bây giờ bần đạo mới biết, không rõ cơ duyên nào mà vương gia lại kết huynh đệ với thiếu hiệp đây. Chắc khi Song-ma đón đường vương gia, thì bị thiếu hiệp đây đánh cho mất mạng. Có phải thế không?
Biết Ngô Giới hiểu lầm, nhưng Thủ-Huy cũng cười:
- Bọn ma quỷ đó bị tiểu bối dùng làm trò cười ở trong một tửu lầu.
Long-Xưởng thấy Ngô Giới chỉ nhấn mạnh vào việc thái-hậu sợ một mai bà băng hà, hay ta nắm được quyền sẽ giết cả họ Đỗ Anh-Vũ, họ thái-hậu . Y không đả động gì đến việc thái-hậu tư thông với Lưu Kỳ, đang chuẩn bị phế phụ hoàng xuống, lập y lên làm vua, rồi phụ thuộc Tống. Trong lòng người thiếu niên này nảy ra một kế :
- Chúng đã dấu ta việc này, thì ta cũng làm như không biết để dễ đối phó. Giữa Ngô với Lưu có hai mục đích khác nhau. Ngô Giới làm chánh sứ, chưởng môn phái Hoa-sơn, có nhiều đệ tử, có nhiều quyền hành, thì chủ tâm là tìm võ kinh. Trong khi Kỳ, không quyền, không lực lại muốn làm Giao-chỉ quận vương. Hiện bao nhiêu người trên thuyền này đều là thuộc hạ của Ngô... mà Lưu chỉ có một mình. Ngược lại Lưu ỷ là tình nhân của Thái-hậu, y lên mặt với Ngô. Ta phải chia rẽ hai tên này mới được.
Long-Xưởng nghĩ đến tích cũ : Xưa Khai-Quốc gặp Yên-vương Triệu Nguyên-Nghiễm, rồi nhún nhường đôi chút, để kết thân với nhau, việc này đem lại cho Tống-Việt 80 năm thanh bình. Nghĩ vậy Long-Xưởng ngồi ngay ngắn lại, rồi nói như một Thiên-tử giữa triều đình :
- Này Ngô tuyên-vũ sứ. Tuyên-vũ sứ sang Đại-Việt này bề ngoài thì là mật sứ, mà bề trong để tìm vũ kinh. Cái gã vua Thiệu-Hưng đã chẳng tử tế gì thì Tuyên-vũ sứ chỉ nên dồn nỗ lực vào việc tìm vũ kinh, để đưa phái Hoa-sơn trở lại địa vị Thái-sơn Bắc-đẩu. Cô gia đang có đôi điều khó khăn, Tuyên-vũ sứ cũng có những nan giải. Tại sao chúng ta không hợp với nhau, cùng dựa vào nhau mà hành sự ?
Ngô Giới cung tay vái Long-Xưởng, Thủ-Huy:
- Trí tuệ vương gia thực vô cùng ! Như vương gia luận : Ba món hàng bầy bán, bần đạo đã ra giá. Giá không cao lắm. Mong vương gia, thiếu hiệp cho biết tôn ý?
Từ đầu đến cuối Nhất-Liễu không nói một lời, bây giờ y mới lên tiếng:
- Ba món hàng mà Tuyên-vũ sứ bầy bán là những món gì?
Ngô Giới không trả lời Nhất-Liễu. Y mỉm cười bí hiểm, đưa mắt nhìn Thủ-Huy, Long-Xưởng.
- Đại ca!
Thủ-Huy đáp không suy nghĩ : Đệ chỉ có thể trả giá được một món hàng mà thôi. Đệ đồng ý chép lại tất cả võ công Hoa-sơn đệ học được cho Ngô đạo sư trong vòng một tuần (Tuần thời xưa là 10 ngày). Còn hai món kia để đại ca định liệu, bởi nó ngoài tầm tay của đệ.
Long-Xưởng thừ người ra suy nghĩ. Khoảng hơn trăm tiếng đập tim sau Vương cũng chưa quyết định. Ngô Giới thúc:
- Vương gia còn suy nghĩ gì nữa? Đại phàm một đấng minh quân, thì phải quyết đoán cho mau lẹ, chứ đâu lại trì nghi như vậy.
Những lời đối đáp giữa Ngô Giới, Long-Xưởng, Thủ-Huy bao hàm ý tứ cao xa quá, ngoài sự suy tư của Nhất-Liễu, khiến y tự nhủ:
- Ngô Giới là một đại hào kiệt Trung-nguyên, tuổi trên năm mươi, thì y trông rộng nhìn xa là chuyện bình thường rồi. Nhưng thái-tử với người em kết nghĩa này, mới bấy nhiêu tuổi, mà đã vượt xa mình. Hèn gì thái-hậu với hàng trăm đại thần, đã phải mất biết bao nhiêu tâm huyết để đối phó.
- Được rồi! Cô gia đồng ý mua. Vậy Tuyên-vũ sứ cho xem hàng đi.
- Một là, với địa vị của thái-tử, vương gia ban chỉ cho toàn thể gia thuộc của bần đạo, của Lưu sư đệ và con cháu Nhạc Phi được vào ẩn cư tại trấn Nghệ-an. Lại xin được cấp đất, được sinh sống như dân Việt. Việc này phải tuyệt đối giữ bí mật, không thể cho triều Tống biết.
Long-Xưởng nghĩ thầm :
- Nhạc Phi bị giết cả nhà, làm gì còn ai mà vào Đại-Việt ẩn thân ? Bọn Ngô Giới là những người cầm đầu phái Hoa-sơn. Phái này đang đắc thế tại triều Thiệu-Hưng, thì chúng kéo gia thuộc sang đây ẩn thân là điều vô lý ? A, chắc y muốn đem các cao thủ vào Nghệ-an, để chuẩn bị cho cuộc phế lập đây. Khi phụ hoàng ta bị phế, có thể quan quân từ Thanh-nghệ, Trường-yên kéo về cứu giá, nên chúng mưu đem người vào mai phục sẵn đây. Muôn ngàn lần ta không mắc mưu chúng. Aâu là ta cứ ừ cho chúng vào, rồi thình lình đem giáp sĩ kiềm chế hết . Bấy giờ xem ai tài trí hơn ai ?
Nghĩ vậy Long-Xưởng đáp :
- Cô gia thuận với giá ấy.
- Ba là, nếu như sau này, hào kiệt Trung-nguyên đem được vua Tĩnh-Khang về, mà Thiệu-Hưng hoàng đế không chịu trả ngôi vua cho anh, đương nhiên giữa hai bên sẽ có chiến tranh. Vương gia phải theo về Tĩnh-Khang hoàng đế, và đem quân ép phía sau Thiệu-Hưng.
- Được.
- Vậy chúng ta phải thi hành ngay từ hôm nay.
Bây giờ Nhất-Liễu mới hiểu ba món hàng mà Ngô Giới đưa ra là ba điều kiện: Thủ-Huy phải chép võ kinh Hoa-sơn cho Ngô Giới. Hiện Ngô Giới muốn suất lĩnh hào kiệt Trung-nguyên đánh thốc lên Bắc đem vua Tĩnh-Khang về, ngặt vì y sợ làm như vậy, lỡ thất bại thì Thiệu-Hưng đế sẽ tàn sát gia thuộc y. Cho nên y phải đem gia thuộc sang kiều ngụ ở Đại-Việt trước. Y lại sợ khi đem vua Tĩnh-Khang về, Thiệu-Hưng đế không chịu trả ngôi vua cho anh, rồi có chiến tranh. Y xin thái-từ hứa sẽ giúp hai vua, không được giúp Thiệu-Hưng. Cứ như ý Ngô Giới, y không nói đến vua Tuyên-Hòa, như vậy thì ông này chết rồi đây.
Long-Xưởng nghĩ ra một chuyện, vương hỏi Ngô Giới:
- Này Ngô Tuyên-vũ sứ, chúng ta đã thỏa thuận với nhau rồi, thì Tuyên-vũ sứ cũng không nên dấu diếm cô gia điều gì nữa. Thế Mao Khiêm hiện ở đâu ?
Ngô Giới giật bắn người lên. Việc y với Lưu Kỳ, Mao Khiêm sang tiềm ẩn tại Đại-Việt từ mấy năm nay. Y tưởng chỉ Thái-hậu biết. Không ngờ bây giờ Long-Xưởng hỏi thẳng vào vấn đề. Y đáp lơ mơ :
- Y ẩn hiện không chừng. Nếu muốn, vương gia cứ theo dõi bọn Nùng-sơn tam anh, Tô-lịch nhị tiên là tìm ra tung tích y ngay. Chứ bần đạo thì không thể trả lời vương gia được.
Long-Xưởng nhủ thầm :
- Tất cả những ưu tư của mẫu hậu, của mình, của Thái-sư Lưu Khánh-Đàm, của Thái-phó Hoàng Nghĩa-Hiền có ba. Một là, tìm thiếu niên có tài, có đức hạnh phong làm Thiện-nhân cho mình. Hai là, cố tìm ra căn cước bọn mật sứ Tống ẩn ở Đại-Việt. Ba là, tìm tông tích tên Mao Khiêm. Chuyến đi của mình chỉ với mục đích mời phái Đông-A tham dự đại hội Lộc-hà, cùng cho đệ tử ứng tuyển võ, bổ vào các chức võ quan. Không ngờ mình lại gặp nhị đệ Thủ-Huy. Y thừa khả năng làm Thiện-nhân. Mình lại tìm ra đầy đủ tông tích sứ đoàn. Cũng nhờ sứ đoàn mà mình biết rõ cái nguy mà thái-hậu đã chăng lưới xung quanh họ Lý, xung quanh mình.
Ngô Giới nắm lấy tay Thủ-Huy:
- Trần thiếu hiệp, sự việc đã sáng cả rồi. Vậy xin thiếu hiệp cho bần đạo biết ba điều. Một là, cao danh, quý tính của phụ thân, cùng nội tổ của thiếu hiệp. Hai là, thiếu hiệp thuộc chi nào của bản phái ? Ba là, thiếu hiệp kết huynh đệ với Hiển-Trung vương từ bao giờ, trong trường hợp nào?
Thủ-Huy nghĩ thầm:
- Y đã nhận mình là người đồng môn, mà còn định bắt mình về núi Hoa-sơn, thì y chẳng tử tế gì. Đã vậy mình bịa ra cho y điên đầu chơi.
Nghĩ vậy nó nói:
- Ban nãy tiểu bối đã nói với đạo sư rồi mà! Tiểu bối họ Trần, thì dĩ nhiên bố tiểu bối, ông tiểu bối cũng họ Trần. Bố tiểu bối tên Kế-Vy. Kế là mưu mẹo, vi là nhỏ bé. Còn ông nội tiểu bối ư? Người có tên là Chữ-Sách. Ông tiểu bối cũng như bố tiểu bối làm nghề đánh cá, cầy cấy, nên võ lâm không ai biết tên cả. Còn tiểu bối thuộc chi nào của bản phái thì tiểu bối không biết. Đạo sư muốn biết thì cứ về quê tiểu bối mà hỏi các người.
- Như vậy nội tổ, phụ thân của thiếu hiệp không phải là người của võ lâm Đại-Việt sao?
- Tiểu bối không biết. Khi ông tiểu bối dạy võ công cho tiểu bối, thì tiểu bối chỉ biết tập. Tiểu bối không hề hỏi, mà ông tiểu bối cũng không hề nói người thuộc phái nào. Tiểu bối đoán là phái Hoa-sơn. Vì vậy tiểu bối xưng là đệ tử phái Hoa-sơn .
Long-Xưởng biết Thủ-Huy đùa bọn Ngô Giới, y cũng tung hỏa mù khiến cho Ngô Giới càng hoang mang thêm:
- Này Tuyên-vũ sứ. Không biết bằng cách nào đó tiền nhân của nhị đệ lại có bộ Vô-Trung kinh, rồi luyện thành. Cô gia sợ bốn vị Hoa-sơn tứ đại thần kiếm của quý phái, cất võ kinh đâu đó, tổ phụ của nhị đệ tìm được rồi luyện thành. Vì vậy Tuyên-vũ sứ có tìm kiếm cũng vô ích. Tuyên vũ sứ muốn có bộ này, thì một là phải dùng lực, hai là dùng tình. Trước hết là dùng lực. Tuyên-vũ sứ nghĩ xem, nhị đệ mới tý tuổi, thời gian luyện tập không làm bao, mà y đã có bản lĩnh đáng kể. Cứ đó mà suy, thì bản lĩnh nội tổ, phụ thân của y sẽ cao thâm đến mức nào ? Liệu Tuyên-vũ sứ có thể dùng võ công áp chế các người để lấy võ kinh không ?
Ngô Giới trả lời bằng cái lắc đầu.
- Đã không dùng lực được, thì phải dùng tình. Dùng tình thì phải nhờ đến nhị đệ của cô gia.
Ngô Giới gật đầu công nhận lý luận của Long-Xưởng. Y hỏi Thủ-Huy :
- Thế thiếu hiệp kết bạn với Hiển-Trung vương từ bao giờ ? Trong trường hợp nào ?
Thủ-Huy chưa kịp trả lời, thì một thuyền phu chạy vào cung tay với Ngô Giới:
- Thưa đạo sư, có năm chiếc thuyền đánh cá dàn ngang qua sông, bọn đệ tử dùng loa bảo chúng tránh ra, mà chúng không chịu tránh. Xin đạo sư định liệu.
- Chúng ta cần dấu thân phận. Không nên gây sự với người . Cho thuyền chạy chậm lại.
Nói rồi y đứng dậy lên sàn thuyền. Bọn Long-Xưởng cũng lên theo. Lão Nhất-Liễu không thấy con thuyền của mình với đám thủ hạ đâu, lão hỏi:
- Ngô Tuyên-vũ sứ...
Lão chưa nói hết câu, thì Lưu Kỳ đã cướp lời:
- Lý đô đốc khỏi bận tâm. Tại hạ đã trói họ lại, rồi cho neo thuyền giữa sông. Trong năm ngày nữa họ mới chết đói, chứ chưa chết ngay đâu. Vì thuyền của đô đốc là chiến thuyền, thì dân thuyền đâu dám lại gần? Lý đô đốc đừng chửi tại hạ rằng tàn nhẫn. Tại hạ phải làm ác, chẳng qua cũng vì tự bảo vệ tính mệnh mà thôi. Nhược bằng tại hạ tha cho họ về, thì hạm đội Âu-Cơ được tin đô đốc của họ bị bắt, họ sẽ đuổi theo làm thịt cả bọn tại hạ.
Năm con thuyền đánh cá nhỏ đang dàn ra kéo lưới. Trên mỗi con thuyền chỉ có một thiếu nữ. Năm thiếu nữ trang phục giống nhau, quần mầu đen, còn áo thì năm mầu khác nhau: vàng, trắng, đen, xanh, hồng. Các thiếu nữ này tay kéo dây lưới, tay kéo dây điều khiển cánh buồm, chân để lên cần lái. Trong năm con thuyền, con thì nghiêng đi gần muốn lật, con thì quay tròn, con thì vọt tới, con thì cất cao mũi lên... Cả năm con dập dềnh trên sóng, thế mà năm cô gái vẫn đứng vững .
Ngô Giới nói với Lưu Kỳ:
- Sư đệ xem kìa, tại sao lại có sự trùng hợp lạ lùng thế này nhỉ ? Họ trang phục giống như Ngũ-nhạc của chúng ta. Hay họ là người của bản phái ?
- Có thể. Vì trong bản đồ, tổ sư ghi lại rằng chỗ người bị giam lỏng cũng gần đây thôi. Đó là một con sông nhỏ, nhánh của con sông này. Biết đâu họ chả là đồ tử đồ tôn của bốn ngài. Chúng ta phải cẩn thận.
Ngô lại than một mình :
- Người Việt giỏi thủy tính thế kia, hèn chi mỗi lần Trung-thổ thủy chiến với họ đều thất bại cả.
Lưu Kỳ cầm loa hướng vào năm con thuyền đánh cá gọi lớn:
- Xin các vị tránh ra, bằng không thuyền tôi đụng phải thì nguy lắm.
Thiếu nữ áo trắng hướng mặt lên cười lớn :
- Làm sao mà đụng được nhỉ ? Ông có giỏi thì cho thuyền ông đụng thuyền tôi thử coi, xem thuyền ai vỡ nào ?
Lưu Kỳ ra lệnh cho tài công :
- Người cho thuyền mình đụng thuyền thị cho thị hết bướng.
Tài công kéo tay lái cho thuyền quẹo sang trái. Khi thuyền đinh sắp đụng phải thuyền của thiếu nữ áo trắng, thì cô giật mạnh tay buồm một cái, con thuyền của cô vọt ra xa đến hơn trượng. Cô lại ngửa mặt lên cười :
- Ùi cha ! Thử đụng cái nữa coi?
Tài công lại kéo tay lái. Hai con thuyền gần như đụng vào nhau. Thiếu nữ áo trắng lại giật tay buồm. Con thuyền nhỏ vọt về phia trước, thành ra thuyền của cô bây giờ lại ở bên phải thuyền đinh. Cô cười :
- Ôi ! Lái dở như vậy, mà cũng đòi đe dọa người? Có ai dám xuống đây chơi với chị không nào ?
Bị khiêu khích, Lưu Kỳ vốn tính nóng như lửa. Y bảo đạo sĩ mặc áo trắng, tức Tây-nhạc Hoa-sơn tử:
- Sư đệ, người cũng mặc áo trắng như thị. Người nhảy xuống thuyền thị, điểm huyệt, rồi bắt lên đây cho thị biết tay anh hùng.
Tây-nhạc dạ một tiếng rồi tung mình nhảy xuống thuyền cô gái áo trắng. Khi y rơi gần tới thuyền cô, thì cô vung tay lên. Cái lưới tỏa ra như nơm chụp lấy y. Y nằm gọn trong lưới. Cô giật lưới một cái, y rơi vào giữa lòng đò đến rầm một tiếng. Lạ một điều y rơi không mạnh, mà nằm bất động. Cô gái reo lên :
- A ha ! Được con cá trắng lớn quá.
Nói rồi cô giật mạnh tay buồm. Con thuyền của cô vùn vụt lao về phía trước.
Ngô Giới ra lệnh :
- Kéo buồm lên ! Chèo thực mau, đuổi theo!
Trong khi từ Ngô Giới cùng đám đệ tử đang chú ý vào biến cố, thì Thủ-Huy nói sẽ vào tai Nhất-Liễu, Long-Xưởng :
- Đại ca, Lý đô đốc! Thế bắt buộc chúng phải đuổi theo để cứu người. Chúng ta chờ dịp nhảy xuống nước, rồi bơi vào bờ thoát thân.
Hai người gật đầu, cùng chạy lại mạn thuyền bên phải, giả xem trò náo nhiệt.
Bốn con thuyền đánh cá còn lại dàn hàng dọc chạy song song bên hông thuyền đinh. Cả bốn con thuyền đều vang lên tiếng âm nhạc hòa tấu rất êm tai.
Ngô Giới kinh ngạc vô cùng, khi thấy bốn cô gái, điều khiển cho thuyền chạy theo thuyền mình, mà tay vẫn đánh đàn bầu. Y hỏi Long-Xưởng :
- Vương gia ! Vương gia có biết tại sao, cả bốn cô chỉ đánh có một loại đàn, mà lại có tiếng trống, tiếng phách, tiếng tiêu hòa tấu rất nhịp nhàng thế kia không?
Khi biến cố mới xẩy ra Long-Xưởng nghĩ thầm :
- Năm cô gái, không phải là thuyền chài bình thường, mà là người trong võ lâm dàn ra cảnh này để trêu bọn Ngô Giới, hầu cứu mình đây. Nhị đệ thông minh hơn mình nhiều, ngay từ đầu, y đã biết liền, nên dặn mình với Nhất-Liễu nhảy xuống sông tẩu thoát.
Bây giờ nghe Ngô Giới hỏi, Long-Xưởng chỉ xuống ba chiếc thuyền :
- Đạo sư ngạc nhiên ư ? Kìa đạo sư thử nhìn lên chóp cột buồm xem, có phải ở đó người ta đã gắn vào bẩy ống tiêu không ? Mũi ba chiếc thuyền đều hơi bằng, ở giữa khoét một lỗ, bịt da, sóng vỗ vào thành tiếng trống. Còn chân ba thiếu nữ đạp vào cái cần. Cái cần đánh xuống cái phách thành tiếng phách. Có điều, năm cô phải điều khiển sao cho thuyền quay phải, quay trái để gió hắt vào làm cho tiêu, sóng vỗ vào đầu thuyền... thành tiếng tiêu, tiếng trống hợp với tiếng phách, tiếng đàn mới là điều đáng phục..
Trong khi hai người đối đáp nhau thì con thuyền đinh vùn vụt đuổi theo con thuyền của cô gái áo trắng. Dường như cô gái cố ý trêu chọc, nên khi thuyền đinh chạy nhanh, cô cũng điều khiển cho thuyền đi nhanh. Khi thuyền đinh chạy chậm, cô lại ghì cánh buồm cho thuyền chạy chậm. Bên hông phải thuyền đinh, bốn chiếc thuyền của bốn cô gái áo vàng, đen, xanh, hồng vẫn chạy song song. Nhưng thuyền cô gái áo vàng thì cách xa thuyền đinh đến mười trượng.
Lưu Kỳ bảo ba đạo sĩ Bắc, Đông, Nam-nhạc:
- Bốn con nhỏ này với con nhỏ áo trắng chắc cùng bọn. Vậy ba sư đệ thình lình nhảy xuống bắt sống chúng. Trong khi nhảy xuống, tay rút kiếm sẵn. Hễ thấy chúng tung lưới thì dùng kiếm lia đứt lưới.
Ba đạo sĩ rút kiếm, rồi tung mình nhảy xuống. Ba cô gái đang tấu nhạc, thấy ba người nhảy xuống thì co chân lại một cái. Ba con thuyền vọt ra xa, thành ra ba đạo sĩ Hoa-sơn rơi tòm xuống sông. Ba người vội dắt kiếm vào hông, bơi lóp ngóp. Nhanh như chớp, ba thiếu nữ cùng nhỏm dậy, tung ba cái lưới chụp lấy ba người. Cả ba cô chỉ sẽ giật tay một cái, ba đạo sĩ Hoa-sơn lại rơi vào giữa lòng thuyền, nằm bất động.
Ba cô gái cùng hướng lên thuyền đinh mà cười :
- Lại bắt được ba con cá nữa.
Ngô Giới kinh hãi quát lên :
- Trời ơi ! Võ công để đâu, mà chịu cho lưới chụp lên mỉnh như chụp con thỏ vậy ? Đem cung tên ra.
Cô gái áo vàng lái thuyền lại gần thuyền đinh, chỉ vào Long-Xưởng, Thủ-Huy, Nhất-Liễu:
- Ba con cá kia, có dám nhảy xuống đây không? Bản cô nương chỉ tung lưới là bắt gọn, mang về làm thịt bán.
Cô dứt lời thì Thủ-Huy ôm Long-Xưởng, cùng Nhất-Liễu tung mình nhảy xuống. Ba người đáp nhẹ nhàng vào giữa thuyền. Bốn thiếu nữ cùng reo lên. Cô áo vàng chỉ vào Long-Xưởng:
- Ôi ! Có con rồng vàng nhảy vào thuyền tôi.
Cô lại tát yêu Thủ-Huy rồi cười :
- Có con chó con dễ thương đáo để... nó nhảy vào thuyền chị.
Cô chỉ vào Nhất-Liễu :
- Lại có cả con cá voi nhảy theo con rồng.
Bốn cô cùng giật dây buồm, bốn con thuyền vọt về trước như tên bắn. Phút chốc thuyền các cô đã đuổi kịp thuyền cô gái áo trắng, nhưng cách xa thuyền Ngô Giới ba tầm tên. Kỳ diệu là trong khi bốn cô nói, giật dây buồm, tung lưới, mà tiếng đàn, tiếng trống vẫn không bị loạn nhịp.
Thế là năm con thuyền của năm cô gái dàn hàng ngang phăng phăng vọt sóng phía trước. Phía sau, bọn Ngô-Giới hò hét thuyền phu chèo thực gấp đuổi theo. Tiếng đàn, tiếng trống, tiếng phách, tiếng tiêu vọng lại điệu nhạc khoan thai như mây trôi, êm đềm như tiếng suối chảy đêm khuya.
Khi đến ngã ba một nhánh sông nhỏ. Năm con thuyền con dàn hàng một quẹo vào. Lưu Kỳ ra lệnh cho tài công cứ đuổi theo. Càng vào trong, sông càng hẹp. Đuổi khoảng hơn giờ, thì con sông nhỏ vòng sang trái. Lưu Kỳ thấy thuyền mình gần bắt kịp năm con thuyền nhỏ, y càng thúc thuyền phu chèo cho mau. Thình lình con thuyền rung động mạnh, rồi mắc kẹt không nhúc nhích nữa. Trong khi đó năm thuyền nhỏ mất hút vào cuối giòng. Chỉ còn tiếng trống, tiếng đàn, tiếng tiêu dìu dặt vọng lại.
Ngô Giới kinh hoàng hỏi Lưu Kỳ:
- Sư đệ! Làm sao bây giờ? Chúng ta bị mắc mưu rồi. Bốn sư đệ của chúng ta, bản lĩnh biết là dường nào, mà bị bắt như bốn con thỏ. Thuyền bị kẹt không đi được nữa. Khổ một điều, ta không biết đối thủ là ai? Chúng đưa ta vào đây làm gì?
Lưu Kỳ cũng luống cuống ra mặt:
- Ví dù thuyền ta không mắc cạn, thì cũng không quay mũi trở lại được, con lạch này hẹp quá, mà thuyền ta thì lại dài.
- Nhất định bọn này có liên quan tới thằng bé Thủ-Huy.
Ngô Giới thêm: Nếu chúng là người của lão Nhất-Liễu, hay gã Long-Xưởng, thì chúng đã dàn cả hạm đội bao vây ta. Chỉ còn thằng bé Thủ-Huy là đáng nghi mà thôi.
Một đệ tử nói:
- Sư phụ! Đệ tử thấy cô gái áo vàng tát yêu Thủ-Huy, rồi gọi nó là con chó dễ thương, và xưng chị. Như vậy có thể thị là sư tỷ, chị gái, của nó.
Lưu Kỳ cau mày:
- Chúng ta đón đường bắt Long-Xưởng, trời không biết, đất không hay, làm sao nó có thể thông báo cho người thân, để dàn bốn cô gái, rồi đưa chúng ta tới hoàn cảnh này?
Vốn thông minh tuyệt đỉnh, lại kinh lịch giang hồ, Ngô Giới an ủi mọi người:
- Khi chúng bầy mưu đưa chúng ta vào đây, ắt chúng có chủ trương. Khi có chủ trương, thì trước sau gì chúng cũng trở lại. Ta phải chuẩn bị đối phó với chúng.
Ngô Giới phóng mắt nhìn lên hai bên bờ, đây là khu rừng hoang, cây mọc chằng chịt, xanh rì. Đâu đó vang lên tiếng ve não nuột. Thấp thoáng phía bờ Nam, có một ngôi miếu, hay đền gì đó ẩn hiện trong rừng cây.
Nhưng, chờ hơn giờ cũng không thấy biến cố gì lạ, trong khi giòng sông mỗi lúc một cạn, lòng chỉ còn chút ít nước chảy mà thôi. Chiếc thuyền nằm giữa lòng con sông, mà như nằm trên bãi đất vậy.
Đâu đó có tiếng tiêu réo rắt vọng lại, rồi hai đứa mục đồng cỡi trâu lững thững tiến tới bờ sông. Đó là một đứa con trai, một đứa con gái, tuổi khoảng mười ba, mười bốn. Đứa con trai, mặt mũi coi rất khôi ngô; đứa con gái, rất xinh đẹp.
Hai trẻ mục đồng đã trông thấy con thuyền. Chúng ngừng thổi tiêu, ra roi cho trâu chạy lại bờ sông. Đứa con gái tỏ ra kinh ngạc:
- Chà sao lại có chiếc thuyền lớn đến thế kia?
- Chắc là thuyền buôn. Tại sao thuyền buôn lại vào con sông nhỏ này nhỉ?
Lưu Kỳ hỏi hai trẻ chăn trâu:
- Các cháu có biết khi nào nước lại lên không?
Đứa con trai lắc đầu:
- Các ông là ai? Các ông nói tiếng Viêt lơ lớ thì các ông là thuyền của bọn cướp Tầu-phù Xạ-phang, hay thuyền buôn Tầu-ô?
- Không, chúng ta không phải cướp đâu. Chúng ta là thuyền buôn, bị lạc vào đây.
Đứa con gái chỉ vào cái miếu thờ gần đó:
- Ông nói điêu rồi. Tôi thấy ông mặc quần áo giống hình bốn ông tướng cướp phù thủy thờ trong miếu kia, thì chắc ông cũng là phù thủy ăn cướp.
Nghe đứa con gái nói, Ngô Giới trấn động toàn thân :
- Sư đệ, chúng ta mất biết bao công lao để dò la tung tích miếu thờ bốn vị tổ sư, mà không thấy. Biết đâu cái miếu kia chẳng là chỗ đó ?
Lưu Kỳ không trả lời sư huynh. Y làm bộ kinh ngạc hỏi hai trẻ :
- Trong miếu kia thờ bốn người nào? Tên họ là gì?
Đứa con gái lắc đầu:
- Tôi không biết. Bà nội tôi kể rằng: Tám mươi năm trước, bọn Tầu sang cướp nước tôi, chúng bị giết đến mấy chục vạn. Vua nước tôi sai tướng đi đánh, bắt sống nhiều lắm. Về sau, họ được thả về nước. Duy có sáu người bị giữ lại ở làng này. Hai người làm thầy lang, chuyên trị độc như rắn cắn, ong đốt, bong gân, gẫy xương.

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 162
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com