watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
12:44:1826/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Tập 9 - Anh Hùng Đông A - Dựng Cờ Bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Chương 1-15 - Trang 17
Chỉ mục bài viết
Tập 9 - Anh Hùng Đông A - Dựng Cờ Bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Chương 1-15
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Tất cả các trang
Trang 17 trong tổng số 35

 

Chương 6b

Thiếu phụ đưa mắt cho Thủ-Huy:
- Xương-Long đáp trúng hết. Duy tên của Côi-sơn song-ưng thì sai. Tuy nhiên con cũng phải giữ lời hứa đấy nhé.
- Dạ. Con sẽ cùng anh í đi tìm Côi-sơn song-ưng hay ít ra là ông bà Trần Tự-Hấp.
Thiếu phụ hỏi Xương-Long:
- Cháu chưa biết Song-ưng mà đi tìm, thì giả như cháu gặp Song-ưng đi nữa, vị tất Song-ưng thu cháu làm đệ tử. Lại còn ông bà Trần Tự-Hấp của phái Dông-a nữa, ta nghe nói ông bà không muốn nhận đệ tử nữa thì phải.
Mặt Xương-Long xịu xuống gần như muốn khóc, thiếu phụ thương tình hỏi:
- Thế cháu có biết các vị ấy ở đâu không?
- Không! Cháu hỏi dò mãi, mà chả ai biết hai ông bà ấy ở đâu? Sau cháu nghe đồn rằng: Song-ưng, cũng như ông bà Tự-Hấp đều là cao thủ phái Đông-A. Mà tổng đường phái Đông-A ở Thiên-trường, nên cháu mới lấy ngựa đi Thiên-trường để hỏi tin tức. Không may giữa đường gặp bọn Nghi-tàm song ma, chúng muốn bắt cóc cháu để đòi bố mẹ cháu đem vàng chuộc.
- Bố mẹ cháu là ai? Phải chăng là tể tướng, thượng thư? Đúng rồi, ta thấy cháu cỡi con ngựa hùng vĩ, yên cương nạm bạc, lại có hai võ sĩ theo hộ vệ, thì bố mẹ cháu phải có lý lịch lớn lắm.
Xương-Long luống cuống:
- Bố mẹ cháu là thương gia ở Thăng-long. Còn ngựa, thì cháu mượn của một thế tử, con ông thân vương, chứ bố mẹ cháu đâu có ngựa đẹp thế này.
Thiếu phụ bẹo tai Xương-Long:
- Cháu mới gặp chúng ta lần đầu ở giữa đường, mà cháu dám nói thực ra hết, thế cháu không sợ ư? Này cháu! Bây giờ ta cũng muốn có vàng tiêu, chúng ta sắp bắt cóc cháu đấy. Cháu có sợ không? Chúng ta dữ hơn Nghi-tàm song ma nhiều, ta nói cho mà biết.
Xương-Long chắp tay vái dài:
- Phu nhân dạy quá lời, chứ ngu tối như cháu, mà cháu chỉ liếc qua cũng biết phu nhân là người đi diệt kẻ ác, chứ không thể là kẻ ác đươc. Xin phu nhân cho cháu biết cao danh quý tính?
- Ừ! Ta cho cháu biết cũng chẳng sao. Phu quân ta họ Trần tên Kế-Vy.
Xương-Long chắp tay:
- Cháu xin bái kiến Trần tiên sinh và phu nhân.
Trần Lý nắm lấy tay Xương-Long:
- Gia đình chúng tôi cũng đi Thiên-trường, vậy anh có muốn đi cùng không? Tôi nói cho anh biết, nhà của ông bà Tự-Hấp cũng ở gần nhà tôi. Nếu anh muốn tôi dẫn đường, thì anh phải trả công tôi thực nhiều tiền.
Xương-Long móc tay vào trong túi, nó chỉ còn hai chỉ bạc. Chợt nhớ ra điều gì, nó cởi chiếc giây chuyền trên cổ có móc một tượng Phật Quán-thế-âm bằng ngọc đỏ chói ra trao cho Trần Lý:
- Tôi có nhiều vàng ngọc, nhưng đều để ở Thăng-long. Trên mình tôi chỉ có vật này. Nó là báu vật bố tôi cho tôi nhân ngày sinh nhật mười tuổi. Tôi xin biếu anh.
Trần Lý lắc đầu:
- Tượng Phật này là kỷ niệm đẹp của anh, tôi đâu nỡ nhận. Anh có cái gì khác không?
- Hay là đợi sau này về Thăng-long, tôi sẽ biếu anh. Tôi có nhiều vàng ngọc lắm.
- Lời nói xuống thì lấy gì làm bằng? Ví thử tôi dẫn anh đi tìm Song-ưng, khi thấy rồi anh lại chối biến, thì bấy giờ tôi làm gì được anh?
Xương-Long quýnh quá, nó ngửa mặt lên nhìn trời, rồi chắp tay khấn:
- Trời xanh chứng cho Xương-Long. Hôm nay Xương-Long nhờ anh Trần Lý dẫn đi tìm Côi-sơn song-ưng. Nếu như tìm thấy Song-ưng thì sau này Xương-Long có gì, xin tặng cho anh Trần Lý hết.
Ghi chú của thuật giả.
Từ ngữ sau này có gì Xương-Long muốn nói là tiền bạc, nhưng có ai ngờ Xương-Long khấn phải giờ linh, mà từ ngữ có gì có nghĩa là tất cả tài sản của Xương-Long. Tài sản của Xương-Long sau này chính là giang sơn Đại-Việt. Ngôi vua Đại-Việt từ họ Lý, Xương-Long trao cho họ Trần kể từ đây.
Thủ-Huy bảo Xương-Long:
- Để tôi cỡi chung ngựa với anh cho vui.
Nói rồi nó quát lên một tiếng, phi thân ngồi trên lưng ngựa. Xương-Long cũng vọt mình lên theo rồi ra roi cho ngựa phi nước đại. Trần Lý thay em, cầm cương đánh xe ngựa cho bố mẹ với Kim-Ngân theo sau.
Xe ngựa chạy không nhanh cho lắm, nên phút chốc hai trẻ đã bỏ xa chiếc xe song mã. Hơn giờ sau, ngựa của hai trẻ đã tới một khu đầm sen. Xương-Long gò cương cho ngựa dừng lại, rồi hỏi:
- Này anh Thủ-Huy, phải chăng anh học võ với song thân? Tôi thấy Nghi-tàm song-ma võ công cao thâm là thế mà anh thắng chúng dễ dàng quá. Vậy chắc võ công bá phụ, bá mẫu phải cao thâm lắm nhỉ?
Thủ-Huy không trả lời câu hỏi của Xương-Long, mà hỏi ngược lại:
- Tại sao anh biết võ công của Nghi-tàm song-ma cao thâm?
- Dễ hiểu quá! Bố tôi bỏ biết bao nhiêu tiền ra mới mộ được hai võ sĩ kiệt hiệt, thế mà chỉ đấu với Song-ma có trăm hiệp là lạc bại. Hai người bị chúng đánh đến nỗi phải bỏ chạy bán mạng. Trong khi anh chỉ đánh có mấy chiêu, đã biến Song-ma thành trò cười cho thiên hạ. Phải chi tôi có người bạn như anh ở bên cạnh thì hay biết mấy!
Thủ-Huy liếc nhìn Xương-Long, thấy trên mặt nó hiện ra những nét chân thành, thì cảm động:
- Vậy thế này, tôi với anh kết nghĩa anh em, sau khi kết nghĩa, chúng ta sẽ luôn ở cạnh nhau.
Xương-Long mừng chi siết kể, nó nắm tay Thủ-Huy chỉ về ngôi làng ven đường:
- Kìa, dường như trong làng có chùa đình chi thì phải. Chúng ta vào đó làm lễ kết bạn, để có sự chứng kiến của thần, Phật.
Hai đứa nhảy lên ngựa chạy vào làng, đến trước ngôi đền thì gò cương đứng lại. Xương-Long hỏi:
- Không biết đền này thờ ai?
Thủ-Huy chỉ lên bức đại tự:
- Đây không phải là đền thờ, mà là chùa và tháp Phổ-minh. Anh em chúng tôi thường ra đây chơi, nên biết rất rõ.
Nghe đến tên Phổ-minh, mắt Xương-Long sáng lên:
- À, di tích này tôi biết rồi. Chùa được xây vào niên hiệu Thuận-thiên thứ 19 (1028). Nguyên vào thời gian này Dực-thánh vương, Vũ-đức vương, Đông-chinh vương khởi loạn; Ngô-quốc quận vương Trần Tự-Mai cùng công chúa Huệ-Nhu đem anh hùng Trung-nguyên về giúp Khai-quốc vương dẹp loạn. Nhân đó vương cho xây chùa để cầu phúc cho thân mẫu. Đến niên hiệu Anh-vũ Chiêu-thắng thứ nhì (1076), hai thánh tăng Minh-Không, Đạo-Hạnh vân du Trung-quốc, giúp vua Tống trừ tà, được vua ban thưởng vàng bạc, hai vị từ chối không nhận; chỉ xin được vào kho lựa một ít đồng đen đem về đúc chuông. Vua đồng ý. Hai ngài làm phép lấy hết kho đồng đem về đúc An-Nam tứ đại thần khí. Vạc Phổ-minh này là một.
Thủ-Huy tỏ vẻ khâm phục:
- Kiến thức anh rộng thực.

Ghi chú của thuật giả:
Về hành trạng hai thánh tăng Minh-Không, Đạo-Hạnh, hóa phép lấy hết kho đồng của Tống xin xem Nam-quốc sơn-hà hồi thứ 44, của Yên-tử cư-sĩ, do Đại-Nam, Hoa-kỳ xuất bản 1996.
Chùa Phổ-minh, nơi Long-Xưởng, Thủ-Huy vào lễ, rồi kết huynh đệ, nay vẫn còn.
Hiện tọa lạc ở Bắc ngoại ô thành phố Nam-định.Tháp Phổ-minh, cạnh chùa

Một tiểu sa di chạy ra chắp tay vái dài:
- A-di -đà Phật xin mời hai thí chủ vào lễ Phật.
Hai trẻ vào bảo điện quỳ gối lễ Phật, trong khi tiểu sa di đánh chuông. Xương-Long khấn:
- «Hôm nay là ngày 21 tháng 10, xin chín phương trời, mười phương Phật chứng giám cho lễ kết nghĩa của chúng con. Chúng con là Lý Long-Xưởng và Trần Thủ-Huy, tuy không cùng cha mẹ sinh ra, nhưng xin kết làm anh em. Chúng con xin thề rằng có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu. Kẻ nào ăn ở hai lòng, thì sẽ bị chết dưới muôn nghìn mũi tên ».
Sau khi lễ tám lễ, hai trẻ cùng giao bái, rồi so ngày sinh, Long-Xưởng lớn hơn Thủ-Huy một tuổi. Thủ-Huy chắp tay vái:
- Đại ca.
Long-Xưởng đáp lễ:
- Nhị đệ.
Thủ-Huy hỏi:
- Thì ra đại ca họ Lý, tên Long-Xưởng chứ không phải tên là Xương-Long à?
- Đúng vậy. Ngu huynh phải đảo ngược tên đi, để bọn trộm cướp không truy lùng lý lịch mà hại ngu huynh. Nhưng... nhưng khi thề, thì phải thề cho đúng, đức Phật mới chứng cho chứ. Tuy vậy điều bí mật này nhị đệ chỉ nên để trong tâm mà thôi, còn bề ngoài thì nhị đệ cứ gọi ta là Xương-Long.
- Được chứ.
Thấy Long-Xưởng cứ nhìn vào mặt mình hoài, Thủ-Huy hỏi:
- Đại ca! Mặt đệ có gì lạ không mà đại ca nhìn hoài?
- Ta nhìn hai lòng đen trong con mắt đệ. Người thường thì mỗi con ngươi có một lòng đen tròn hay bầu dục. Còn ở đệ, mỗi con ngươi có hai lòng đen chồng lên nhau một nửa. Sách tướng nói rằng, mắt có hai lòng đen là đại quý tướng.
Sau lần đi hành hương đền thờ công-chúa Gia-Hưng ở Kiêu-kị trở về, thì thằng Ba tức Đỗ Anh-Hào sợ Long-Xưởng như sợ cọp. Tất cả những biến cố trong cung Cảm-Thánh, nó phải báo cho Long-Xưởng biết. Vợ chồng Đào Duy được Lê Thúc-Cẩn đem vào ở trong Đông-cung, cùng Quang-Anh để giúp đỡ, bảo vệ cho Long-Xưởng. Hằng ngày, Thủ-Huy công khai tự luyện nội công Aâm-nhu, võ công Mê-linh, rồi dạy lại cho Đoan-Nghi, Trang-Hòa, Thụy-Hương, Tăng Khoa. Thái-phó Hoàng Nghĩa-Hiền nghe tin này, ông khuyên Long-Xưởng :
- Việc thái-tử luyện võ, thần biết rằng thái-tử dự bị sau này đối phó với Nùng-sơn tam anh, Tô-lịch nhị tiên. Bọn chúng là những cao thủ bậc nhất thiên hạ, muốn có bản lĩnh thắng chúng thì phải luyện tập rất lâu mới thành. Biết rằng lâu mới thành thì thái tử phải dấu kín. Bất cứ trường hợp nào dù nguy nan đến đâu, thái-tử cũng phải làm như mình chưa luyện võ. Một mai khi thành rồi, thì mình ra tay thình lình, mới thành công. Còn như bây giờ việc chuẩn bị tới tai thái-hậu thì thái-hậu sẽ không ngần ngại gì mà ngầm giết thái-tử.
Cho nên, hiện giờ nội công Âm-nhu, Mê-linh kiếm pháp của Long-Xưởng tương đối đã có thể xử dụng được nhưng Long-Xưởng vẫn giả ngây giả dại.
Nhắc lại, nhờ có Anh-Hào cung cấp tin tức. Sau khi nắm vững tất cả tình hình trong cung Cảm-Thánh, Lê Thúc-Cẩn bắt Đỗ Anh-Hào tuyển thêm một số Phụng-quốc vệ cho Đông-cung, để ông có dịp đem vào ba mươi đệ tử thay thế. Số Phụng-quốc vệ cũ trả về cho Đàm Dĩ-Mông. Từ đấy Đông-cung không sợ bị thái-hậu khống chế nữa.
Ngô Lan-Chi bàn:
- Như chương trình của Thái-sư đưa ra. Chúng ta có ba việc phải làm. Thứ nhát là tổ chức đại hội Lộc-hà, giỗ Bắêc-Bình vương Đào-Kỳ với vương phi Phương-Dung vào ngày rằm tháng tám. Thứ nhì, tổ chức kỳ thi võ, tuyển nhân tài, bổ dụng làm võ tướng. Thứ ba là tìm cho ra tung tích bọn sứ đoàn Tống, tiêu diệt bọn Mao Khiêm. Mặc dù thái-tử đã gửi thư đến các chưởng môn nhân. Các Tuyên-vũ sứ, An-vũ sứ đã sức thư đến từng làng, từng xã về việc này. Tuy nhiên, các đại tôn sư vốn cao ngạo. Ta phải theo gương Khai-Quốc vương xưa, thân đi mời các gia, các phái. Vậy thái-tử nên đi Thiên-trường mời phái Đông-A, với các gia, các bang ở Nam Thăng-long; còn trượng phu tôi thì lên Tản-lĩnh mời phái Tản-viên, rồi về Kinh-Bắc mời phái Tiêu-sơn. Tôi sẽ mời sư phụ với phái Mê-linh. Còn phái Sài-sơn nhà mình thì chúng tôi đã thông tri cho chư đệ tử rồi.
Vì vậy Long-Xưởng cải trang làm một công tử nhà giầu, đem hai Phụng-quốc vệ thân tín hộ vệ. Nào ngờ cuộc chuẩn bị bí mật như vậy, mà sao đến nỗi bọn giặc cướp vặt ở Nghi-tàm cũng biết, chúng đón đường định bắt Long-Xưởng, chưa rõ với mục đích gì? Giữa lúc Song-ma đánh bại hai Phụng-quốc vệ, định bắt Long-Xưởng, thì gặp vợ chồng Trần Kế-Vy với hai con là Thủ-Lý, Thủ-Huy ra tay giải cứu. Thủ-Huy còn kết nghĩa với Long-Xưởng.
Hai trẻ đem mấy chỉ bạc cúng dàng rồi lại lên ngựa ra đi. Khoảng hơn khắc sau, chúng đã tới bờ sông. Xương-Long hỏi:
- Sông này là sông gì vậy?
- Nó là sông Hồng-hà. Qua bên kia sông khoảng hơn khắc sẽ tới nhà đệ.
Thủ-Huy chỉ sang bên kia sông nói với Xương-Long:
- Bên kia sông là trang Thiên-trường, nhà đệ ở trong đó. Tổng đàn phái Đông-A cũng ở đấy.
Có một con đò lớn đậu ở bên sông, bên sườn ghi chữ Thập-bát Nhất-liễu. Chủ nhà đò là một lão già. Lão cung cung kính kính cúi rạp người xuống:
- Kính mời hai vị xuống đò, chúng tôi xin đưa sang sông.
Thủ-Huy thấy con đò lớn quá, khác hẳn với những con đò mà trước đây nó đã cùng cha mẹ qua sông. Nó hỏi:
- Này ông chủ đò, sao đò lớn quá vậy? Dường như ông mới tới đây làm ăn thì phải?
- Thưa công tử vâng. Mời hai công tử xuống cho.
Không nghi ngờ, Thủ-Huy, Xương-Long bước xuống. Đò chỉ có hai người khách duy nhất là Xương-Long với Thủ-Huy. Trong lòng con đò có cái án thư, hai chiếc ghế chạm trổ rất tinh vi, một cái lư hương bốc khói thơm ngát. Hai tỳ nữ bưng hoa quả, pha trà mời khách.
Xương-Long chưa kinh lịch giang hồ, nó ăn trái cây, uống nước trà rất tự nhiên. Còn Thủ-Huy, nó từng theo cha mẹ qua lại giang hồ nhiều, thấy con đò sang trọng quá đáng, nó đã kinh ngạc rồi. Bây giờ lại thấy trong đò có chén sứ bịt vàng, đĩa với dao bạc, tỳ nữ xinh đẹp hầu hạ, nó sinh nghi, không ăn trái cây, mà hỏi chủ đò:
- Này ông chủ đò, ông đến đây từ bao giờ vậy? Ủa sao đò không sang ngang, mà lai xuôi giòng thế kia?
Chủ đò trả lời lơ mơ:
- Trước hết đò phải xuôi giòng, rồi mới sang ngang được chứ!
Thủ-Huy quát lên:
- Quay lái cho đò sang ngang ngay!
Mặc Thủ-Huy quát, con đò dương buồm lên, rồi vọt mình cỡi sóng xuôi về hướng Đông. Thủ-Huy tung mình về phía lái, nó phóng chỉ điểm huyệt người lái đò, người lái đò trúng chỉ ngã lăn ra. Thủ-Huy cướp lấy tay lái kéo mạnh, con đò quay mũi hướng sang bên kia sông. Lão chủ đò thấy Thủ-Huy còn nhỏ mà võ công đã cao cường thì kinh ngạc không ít. Lão kêu lên tiếng ủa, rồi tung mình đến chụp cần lái từ tay Thủ-Huy. Thủ-Huy buông tay lái, phóng hai quyền vào thái dương lão. Lão nghiêng đầu tránh khỏi rồi phát chiêu chưởng tấn công Thủ-Huy.
Trong khi đó, một người lực lưỡng khác từ ngoài nhảy vào cầm lấy tay lái. Con thuyền lại lướt sóng chạy về hướng Đông.
Lão chủ đò với Thủ-Huy tiếp tục giao đấu. Đấu được hơn năm chục hiệp, thì Thủ-Huy đã mệt nhoài. Nó đánh bậy hai chiêu rồi nhảy lùi lại hô lớn:
- Ngừng tay!
Nó vừa nói, vừa thở hổn hển:
- Nhất định người không phải là chủ đò bình thường, vì... vì ta thấy võ công người cao thâm gấp bội ta. Trong khi giao đấu rõ ràng người chỉ đánh lấy lệ, bằng không, chỉ hai chiêu là ta đã mất mạng rồi. Như vậy là người không có ác ý. Người là ai?
Nó đổi cách xưng hô:
- Tại hạ thua tiền bối rồi, vậy tiền bối muốn mổ, muốn băm vằm thế nào tại hạ cũng không ân hận. Nhưng trước khi giết tiểu bối, xin tiền bối hứa cho ba điều.
Lão già cũng đổi cách xưng hô:
- Được! Thiếu hiệp cứ nói.
Thủ-Huy chỉ vào Xương-Long:
- Yêu cầu thứ nhất của tiểu bối thực giản dị: Đây là người bạn mới kết nghĩa của tiểu bối. Sau khi giết tiểu bối rồi, thì tiền bối không được làm khó dễ anh ấy.
- Được, lão bộc này xin hứa! Còn yêu cầu thứ nhì?
Thấy lão đổi cách xưng hô tự nhận là lão bộc, tức tên đầy tớ già, Thủ-Huy kinh ngạc không ít. Nó tiếp:
- Yêu cầu thứ nhì là, xin tiền bối cho biết cao danh quý tính?
Lão già chủ đò cười:
- Lão bộc đi làm đầy tớ cho người, thì làm gì có danh mà cao, có tính mà quý? Lão có biệt danh chủ đặt cho là Thập-bát nhất liễu bộc, nghĩa là tên đầy tớ thứ 18 tên Liễu, thường được bạn hữu gọi là Nhất-Liễu. Vì vậy con đò của lão cũng mang tên Thập-bát Nhất-Liễu.
Thủ-Huy chỉ vào Xương-Long:
- Sau khi tiểu bối chết rồi, Nhất-Liễu tiên sinh đưa anh ấy về Thăng-long với gia đình
Nhất-Liễu cười:
- Thưa thiếu hiệp, lão bộc này đem đò đón bạn của thiếu hiệp ở bến sông Vị-hoàng, cũng chỉ với mục đích đưa bạn của thiếu hiệp về Thăng-long mà thôi. Nếu như thiếu hiệp có thể khuyên người bạn chịu về Thăng-long, thì lão phu sẽ cung cung, kính kính hầu hạ, chứ quyết không dám vô lễ với cả hai vị.
Xương-Long xua tay:
- Không! Muôn ngàn lần không. Ta phải đi tìm cho bằng được Côi-sơn song-ưng, với phái Đông-A đã, bằng không nhất định ta không về nhà đâu.
Thủ-Huy vẫy tay cho Xương-Long:
- Xương-Long đaiï ca. Phàm muốn làm anh hùng thì phải biết lúc nào nên tiến, lúc nào nên thoái; như loài rồng, lúc to thì bằng trời đất, khi nhỏ thì bằng hạt bụi. Hôm nay tiểu đệ đấu võ bị bại dưới tay người ta rồi, thì mình đành thu nhỏ cái tự ái lại, nhường người ta cho đúng với đạo Trung-dung. Đệ cam đoan, sau khi về tới Thăng-long, đệ sẽ dẫn đại ca đi tìm Côi-sơn song-ưng với ông bà Trần Tự-Hấp.
- Được rồi, ta bằng lòng về Thăng-long. Nhưng này lão kia, người bắt ta để làm gì vậy?
Lão chủ đò mỗi lúc một tỏ ra khách khí:
- Lão bộc có một vị bề trên rất hâm mộ công tử, nên người ra lệnh cho lão phu đi mời công tử về làm thượng khách tại trang của người ít ngày mà thôi.
- Ta không tin.
- Công tử không tin, thì tiểu nhân đành chịu, chứ biết làm sao bây giờ?
Xương-Long vẫn cương quyết:
- Dù sư đệ ta thua người, nhưng ta nhất quyết không về Thăng-long đâu. Người muốn giết ta thì cứ giết đi.
Con thuyền Nhất-Liễu vẫn cỡi sóng lao đi vùn vụt.
Chợt mặt lão cau lại tỏ vẻ suy nghĩ, rồi lại lắc đầu. Lão hỏi Thủ-Huy:
- Này thiếu hiệp, thiếu hiệp kết bạn với công tử gia đây lâu chưa? Trong trường hợp nào? Tại đâu?
Thủ-Huy cứ sự thực kể cho Nhất-Liễu nghe. Nhất-Liễu khen ngợi:
- Tuy mới kết bạn chưa quá một ngày, mà công tử đã vì nghĩa khí hy sinh cho nghĩa huynh. Công tử nhất định chết thay cho nghĩa huynh sống. Thực là trung nghĩa hiếm có.
Lão ngước mắt nhìn trời rồi hỏi:
- Lão bộc này lớn gan, giám hỏi: Công tử học nghệ với ai, mà mới tý tuổi đầu, đã có bản lĩnh cao thâm khôn lường?
- Hỡi ơi! Tôi đã bại dưới tay tiền bối thì đâu dám đem tên sư phụ ra. Phen này về gặp người, thì e phải đeo cái mặt mo mất.
Mặt lão Nhất-Liễu cau lại thực khó coi, rồi lão nói một mình:
- Chiêu Đông-hải lưu phong sao giữa chừng lại chuyển sang trái được kể cũng lạ! Chiêu Aùc- ngưu nan độ sao lại chuyển xuống dưới nhỉ? Chiêu chỉ điểm vào gã lái đò thì rõ ràng là Lĩnh-Nam chỉ chính tông. Còn lại thì toàn võ công Hoa-sơn.
Lão hỏi:
- Thiếu hiệp! Thiếu hiệp có thể chiết với lão bộc này ít chiêu nữa không? Cam đoan chỉ trong mười chiêu, lão nô này sẽ tìm ra môn hộ thiếu hiệp ngay.
Thủ-Huy mỉm cười:
- Vậy thì chúng ta đánh cuộc, tiền bối nghĩ sao?
- Xin thiếu hiệp ra cho đầu đề.
Xương-Long xen vào:
- Bây giờ thế này! Lão đấu với sư đệ ta mười chiêu. Nếu trong mười chiêu, mà lão không tìm ra môn hộ sư đệ ta, thì lão phải thả chúng ta ra, để ta đi tìm Côi-sơn song-ưng với ông bà Trần Tự-Hấp. Còn ngược lại, lão tìm ra, thì ta phải theo lão về Thăng- long.
Nhất-Liễu tỏ vẻ tin tưởng:
- Được! Tiểu nhân nhận lời.
Lão cung tay nói với Thủ-Huy:
- Xin thiếu hiệp xuất chiêu cho.
Thủ-Huy nghĩ thầm:
- Lão đã không có ác ý, thì dù lão có ra những chiêu ác độc, ta cũng không cần đỡ. Ta cứ đánh lung tung, không ra chiêu thức gì cả, thì có trời mà tìm.
Nghĩ vậy nó cung tay, rồi đẩy thẳng về trước, giống như hành lễ. Nhất-Liễu vòng tay gạt, rồi nói:
- Đây là chiêu Linh-thứu thỉnh kinh của phái Thiếu-lâm, ai cũng biết cả; thiếu hiệp chẳng nên đa lễ.
Xương-Long đếm:
- Chiêu thứ nhất.
Thủ-Huy lại vòng tay phải lên cao, rồi tay trái chặt ngang, đẩy về trước. Nhất-Liễu bật cười:
- Đây là chiêu Ngưu-tẩu như phi của phái Tản-viên biến ra.
Xương-Long đếm:
- Hai chiêu.
Cứ như thế, Thủ-Huy đánh bẩy chiêu của bẩy môn phái khác nhau. Nhất-Liễu kinh hãi nghĩ thầm:
- Người này bác học quá, ta mà nhân nhượng thì bại mất.
Nghĩ vậy, y vận đến bẩy thành công lực rồi đánh ra một chưởng như vũ bão. Thủ-Huy kinh hãi, nó nghĩ rất nhanh:
- Lão này khôn bỏ mẹ. Lão ra chiêu trầm trọng để ta phải dùng hết công lực, như vậy lão sẽ biết môn hộ của ta, chứ có đâu lão muốn giết ta? Đã vậy ta đánh mấy chiêu không ra ngô, ra khoai gì , cho lão hết biết đường mà dò.
Nghĩ vậy nó nhắm mắt lại, hai tay đánh bừa về trước như chó bơi. Nhất-Liễu thấy chưởng phong mình ụp xuống mà Thủ-Huy lại ra chiêu quái dị, sợ nó bị tổn thương lão vội thu chiêu về, rồi nhảy lùi lại. Thủ-Huy được thể, nó lại vờ ngã lăn ra, hai chân đá lung tung. Thế là đã đủ mười chiêu.
Xương-Long đứng ngoài la lớn:
- Ngừng tay. Đủ mười chiêu rồi.
Thủ-Huy vọt người dậy như con cá kình, nó cười ha hả:
- Tiền bối thua rồi. Đủ mười chiêu, mà tiền bối không tìm ra môn hộ của tiểu bối. Vậy tiền bối phải cho quay thuyền lại đi chứ?
Mặt Nhất-Liễu buồn rười rượi:
- Thiếu hiệp quá thông minh, lại quá bác học, nên lão nô này bị bại. Nhưng thiếu hiệp ơi! Nếu như trong ba ngày mà lão không mời được công tử gia đây về Thăng-long, thì chủ nhân lão nô sê giết cả nhà lão nô. Vậy mong công tử cứu mệnh cho.
Thủ-Huy bàn với Xương-Long:
- Đại ca! Vụ này đại ca định sao? Đệ không có chủ trương gì cả.
Xương-Long cương quyết:
- Bây giờ lão phải ra lệnh quay thuyền lại, rồi đệ dẫn ta đi tìm Côi-sơn song-ưng với ông bà Trần Tự-Hấp. Sau đó ta với đệ sẽ đến trang của chủ nhân lão làm tân khách. Có điều mọi việc phải hoàn tất trong ba ngày, bằng không thì cả nhà lão Nhất-Liễu sẽ bị giết.
Xương-Long tuy không biết võ, nhưng khi ra lệnh thì cử chỉ đường bệ, lời nói rất uy nghiêm. Nó bảo Thủ-Huy:
- Hiền đệ với ta lên trên sàn thuyền ngắm cảnh đi.
Nói rồi nó nắm tay Thủ-Huy bỏ khoang thuyền, bước lên cầu thang. Gió sông Hồng riu riu thổi, hai trẻ đứng trên sàn thuyền nhìn về phía hạ lưu. Lão Nhất-Liễu cũng đã lên theo. Lão ra lệnh cho gã cầm lái :
- Thằng Cu, mi quay thuyền trở lại bến Vị-hoàng cho ta.
Gã lái thuyền tên Cu, hơi bỡ ngỡ một chút, mặt y hiện ra vẻ bất đắc dĩ. Y lắc đầu liền hai ba cái như phản đối rồi bẻ tay lái, tay giật giây kéo buồm. Con thuyền từ từ chậm dần, rồi quay mũi về bên trái.
Giữa lúc đó, một con thuyền đinh cực lớn từ phía trước đang vùn vụt lao tới. Gã lái thuyền đinh thấy con thuyền Nhất-Liễu đang chuyển mình, chặn phía trước thì cầm loa hét lớn:
- Thuyền nào kia, mau quẹo gấp, bằng không thì đụng nhau bây giờ. Trời ơi! Lái gì mà ẩu quá vậy?
Quát rồi, y bẻ mạnh tay lái cho mũi thuyền đinh ép sát vào bờ phải.
Lão Nhất-Liễu cũng thấy cái nguy của hai con thuyền có thể đụng nhau, lão giúp gã lái kéo mạnh tay lái. Con thuyền hơi nghiêng đi, rồi quay mũi thực gấp. Hai con thuyền cùng nghiêng, rồi cùng đi song song, suýt đụng nhau, chỉ cách nhau có hơn tấc, làm người cả hai bên thuyền kêu thét lên. Gã thuyền trưởng chiếc thuyền đinh văng tục:
- Con bà nó, tí nữa thì hai thuyền vỡ đôi.
Giọng nói của gã có lẽ không phải người vùng Thiên-trường, nghe ấm ớ kỳ lạ.
Dường như chưa hết tức, gã chỉ mặt thằng Cu:
- Cũng may không đụng nhau, bằng không thì ông bóp chết mi.
- Bóp cái mả cha mi.
Thằng Cu cũng gân cổ lên chửi lại: Mày nhát gan như thỏ thì mới sợ như vậy, chứ ông nội mi lái, thì ông nội mi phải biết tính toán chứ! Đụng thế chó nào được.
Gã thuyền trưởng thuyền đinh vung tay lên, hai mũi phi tiễn xé gió hướng vào cổ, ngực thằng Cu. Dường như thằng Cu không biết võ, nó vẫn ngồi im. Thủ-Huy xẹt mình tới, vung tay bắt hai mũi phi tiễn, rồi nghiêng mình xá gã thuyền trưởng:
- Tiên sinh đã cao niên, mà sao hỏa tính còn cao quá vậy? Anh lái thuyền của chúng tôi nếu có lỗi, thì lỗi ấy đã qua rồi! Tội đâu lấy gì làm nặng cho lắm, mà tiên sinh phải trừng phạt bằng hai mũi phi tiễn này. Tiểu bối xin hoàn trả tiên sinh đây.
Nói rồi nó vung tay lên. Hai mũi phi tiễn hướng người gã thuyền trưởng xé gió bay tới. Gã nghe tiếng gió rít thì biết kình lực của Thủ-Huy rất mạnh. Gã vội xoạc cẳng vung tay bắt. Nhưng thình lình phi tiễn đổi chiều, trúng vào hai sợi giây buồm, hai sợi giây đứt đến phựt cùng một tiếng. Lập tức con thuyền đinh quay ngang. Trong khi đó con thuyền Nhất-Liễu rẽ sóng trôi nhanh vun vút.
Thằng Cu còn cố ngoái cổ lại chửi:
- Con bà mi, hôm nay cho mi biết tay các ông.
Gã thuyền trưởng thuyền đinh quát lên một tiếng, lập tức có ba người nữa từ trong khoang bước ra, dương cung bắn sang thuyền Nhất-Liễu. Ba mũi tên trúng vào hai lá của cánh buồm. Hai cánh buồm bốc cháy. Thì ra ba mũi tên có mang theo hai miếng dẻ tẩm dầu. Thoáng một cái, cánh buồm đã cháy loang ra đỏ rực. Con thuyền Nhất-Liễu từ từ dừng lại. Con thuyền đinh đã đuổi kịp con thuyền Nhất-Liễu. Gã thuyền trưởng cười ha hả:
- Chúng bay có chạy đằng trời. Phen này ông sẽ lột da đầu bọn bay.

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 169
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com