- Vâng. Cha anh Khởi đây là anh ruột của mẹ tôi. Anh ấy lại chỉ có một mình. Vì vậy, người mang họ Ninh khá khan hiếm.
Ninh Quốc Khởi cười:
- Nói như vậy cũng không chính xác lắm, vì tôi còn những một lô em gái.
Thẩm Tu Văn không chịu thất vọng:
- Ông Ninh đây là con một? Con trai duy nhất? - Vâng.
Ninh Quốc Khởi có vẻ ngạc nhiên trước câu hỏi của Văn. Trong khi Văn Mật như hiểu ý, nói:
- Đây là Ninh đại công tử chứ không phải là Ninh Tam công tử đâu nhé? Thôi, xin chàng luât sư!
Rồi Văn Mật và Ninh Quốc Khởi kéo nhau đi. Văn chẳng còn cơ hội để bắt chuyện tiếp. Văn ngẩn ra bất ngờ chính miệng Văn Mật đã thốt ra bốn chữ "Ninh Tam công tử". Điều đó chứng tỏ Văn Mật rất rõ, nhân vật này là ai? Mối liên hệ với Phạm Bân thân thiết cỡ nào?
Suốt buổi dạ tiệc đó. Tu Văn mấy lần chạm mặt với Văn Mật, nhưng vẫn không làm sao bắt chuyện tiếp được.
Buổi dạ tiệc trở thành nhẽo với Văn.
o O o
Sáng hôm sau vừa đến văn phòng, Thẩm Tu Văn đã nói ngay với luật sư Tăng:
- Này ông bạn, Ninh Quốc Khởi không phải là Ninh Tam công tử đâu nhé!
Luật sư Tăng ngạc nhiên:
- Làm sao mi lại thẩm tra nhanh như vậy? Mi đã gặp Ninh Quốc Khởi?
Thẩm Tu Văn nói.
- Vâng. Ninh Quốc Khởi đứng đầu trong gia đình chứ không phải thứ ba. Mình cũng gặp Văn Mật trong buổi dạ vũ tối qua. Bực quá!
Luật sư Tăng thắc mắc:
- Đã gặp rồi còn gì bực?
Thế là Thẩm Tu Văn đem tự sự ra kể hết cho Tăng nghe, rồi kết luận:
- Bây giờ chỉ còn chờ Văn Mật. đến đây để biết Ninh Tam công tử là ai. Nhưng chẳng biết cô ấy chịu nói không?
Có tiếng đàn bà phía sau.
- Chuyện đó còn tùy.
Luật sư Tăng và Thẩm Tu Văn không hẹn cùng quay lại. Văn không tin ở mắt mình, mặc dù cô thư ký Tố Tố nói.
- Dạ... Bà Thạch đây nói là có hẹn với luật sư.
Thẩm Tu Văn vội vã.
- Vâng... Đúng rồi, đúng rồi! Mời bà vào!
Trong khi Tố Tố suýt soa phía sau:
- Thạch Kiến Quốc phu nhân thật còn đẹp hơn cả ảnh!
Luật sư Tăng nói với cô thư ký:
- Anh chàng họ Thẩm này có phúc thật, tiếp toàn người đẹp, trong khi tôi ngày ngày chỉ tiếp toàn mấy bà nạ dòng!
Tố Tố mang cà phê vào, Tu Văn nói với Văm Mật:
- Tôi thật không ngờ được tiếp bà ngay sáng nay! - Xin lỗi, vì tôi không muốn tiếp tục mất ngủ, thôi thì đến đây để nghe xem anh ấy muốn nói gì. - Ai? - Phạm Bân.
Thẩm Tu Văn nói.
- À! Chuyện rất đơn giản. Phạm Bân chẳng có nói gì cả, chỉ ủy thác cho tôi là trao một triệu đồng cho bà. Bà chỉ cần ký nhận là xong. - Vậy ư? Vậy thì cảm ơn.
Thẩm Tu Văn ngạc nhiên. Chàng cứ nghĩ là vợ của tỷ phú Thạch Kiến Quốc, thì không thèm một triệu đồng này chứ? Ký xong, Văn Mật hờ ơ hỏi:
- Xong rồi chứ?
Thẩm Tu Văn nói.
- Dạ còn nữa. Ông ta nhờ tôi hỏi bà là... Xin lỗi nhé. Tôi rất là e ngại, nhưng bà cũng thông cảm giùm cho. Chẳng qua là vì tôi được ủy thác.
- Thì ông cứ hỏi đi!
Thẩm Tu Văn do dự một chút:
- Ông ấy nhờ tôi hỏi bà có cảm thấy hạnh phúc không?
Chợt nhiên, mọi thứ như tối sầm lại. Văn Mật không còn cái bình thản ban đầu, nàng lấy một điếu thuốc thơm trong ví ra bật lửa hút. Một hành vi tự nén xúc động. Sau vài lần nhả khói, Văn Mật nói.
- Tôi... không thấy hạnh phúc lắm. Nhưng mà...
Thẩm Tu Văn nói.
- Tôi hiểu, thưa bà, và tôi xin hứa với bà là sẽ không kể lại điều này cho bất cứ ai nghe. Tôi cũng cảm thấy ngượng ngùng với cái vai trò được ủy thác kỳ cục này.
Văn Mật tiếp tục nhả khói:
- Thật ra tôi cũng biết là anh ấy làm sao có thể nghe được những gì tôi nói. Chẳng qua anh Bân muốn bức tôi nói thôi. Rõ là người đã chết rồi mà vẫn không muốn người khác yên ổn.
Thẩm Tu Văn bênh vực:
- Tôi nghĩ, chẳng qua vì ông ấy vẫn quan tâm đến bà.
Văn Mật nói như trách móc:
- Có thể, nhưng cũng có thể là một cách để dằn dặt. - Tôi hết sức áy náy vì không thể thay ông ấy nói lời xin lỗi bà.
Văn Mật dụi tắt tàn thuốc.
- Thôi đủ rồi. Tôi đã thật thà trả lời những câu hỏi của ông thì bây giờ xin ông hãy cho tôi hỏi lại mấy câu. - Bà muốn hỏi điều gì? - Anh cũng biết là, cái chuyện tôi trù trừ không muốn đến gặp anh là bởi vì tôi biết sẽ có nhiều người đàn bà khác đọc được mẫu nhắn tin trên và đã đến. Tôi không muốn là một trong những người đó, nhưng mà nếu không đến thì tôi sẽ không biết nhiều thứ. - Có chuyện tôi không thể tiết lộ! - Vâng. Bởi vì với danh dự nghề nghiệp. Luật sư đâu thể tiết lộ nhiều chuyện bí mật của thân chủ mình? Nhưng tôi chỉ muốn biết là, Phương Bích Quân, Chu Lê. Lợi... Có đến đây không?
Thẩm Tu Văn suy nghĩ một chút, rồi nói:
- Điều bà dự đoán không phải là câu trả lời của tôi.
Văn Mật cười nói.
- Cảm ơn, vì ông đã trả lời. Tôi biết, vì ông đã do dự chứ không trả lời ngay.
Thẩm Tu Văn yên lặng, Văn Mật lại tiếp:
- Có phải là còn một người nữa chưa đến, phải không?
Thẩm Tu Văn lắc đầu:
- Tôi không hiểu câu hỏi của bà. - Bởi vì nếu đã đến, thì hôm qua khi nghe đến chữ "Ninh" ông đã đâu có giật mình hỏi vặn?
Thẩm Tu Văn thú nhận:
- Nếu bà đã biết rồi thì xin hãy giúp đỡ giùm. Ninh Tam công tử có phải là Ninh Quốc Khởi không? - Đương nhiên là không phải. - Vậy thì Ninh Tam công tử là ai?
Văn Mật thẳn nhiên nói.
- Ninh Tam công tử là ai thì có quan hệ gì? Có lẽ người đó đã chết rồi! - Chết rồi? - Ờ. - Bao giờ? - Đương nhiên là phải sau khi Phạm Bân chết. Nếu không thì tại sao Phạm Bân lại nhờ ông đi tìm? - Nhưng chết bằng cách nào? - Chuyện đó thì tôi không biết! - Vậy Ninh Tam công tử là người trong họ của cô?
Văn Mật nói.
- Không. Những gì tôi biết tôi đã nói hết với ông rồi. Đừng hỏi thêm tôi không trả lời đâu.
Ngay lúc đó, cô thư ký Tố Tố đã mang chi phiếu một triệu đồng vào. Văn Mật nhận lấy, đứng dậy.
- Xin chào, mong có ngày gặp lại. - Không dám. Tôi chẳng mong cái ngày ấy!
Chương Hai
Văn Mật rời khỏi văn phòng, còn Ninh Tam công tử thì đã chết... Thẩm Tu Văn ngồi đấy với một chút buồn bực. Có cái gì không phải trong chuyện này. Đầu óc lại căng căng. Có phải vì những ly rượu đêm qua?
Sau khi dùng cơm tối xong, Thẩm Tu Văn thấy không thể tiếp tục giam mình trong nhà. Hàng ngày chàng rất ghét tiếng ồn, nhưng hôm nay phải tìn đến một phòng nhạc trẻ Disco chẳng hạn. Những âm thanh chát chút kia, sẽ giúp đầu óc bớt căng chăng?
Disco lúc nào cũng đông nghẹt giới trẻ. Thẩm Tu Văn tuy là trẻ nhất trong đám luật sư ở thành phố cảng, nhưng vẫn cảm thấy mình già trong phòng trà này.
Chàng chọn chiếc bàn ở góc. Nhưng chiếc bàn bên cạnh với đám thanh thiếu niên tuổi từ mười tám đến hai mươi lăm, hai mươi sáu, vẫn ồn. Họ ăn mặc rất thời thượng, đẹp. Chứng tỏ đều là con nhà giàu. Thẩm Tu Văn lại có cẳm giác, đó là bọn đồng tính luyết ái thì hơn. Văn thì không hề có tiên kiến với loại bệnh hoạn này, chàng chỉ hơi ngạc nhiên là tại sao giữa cái đám hỗn tạp kia lại có một thiếu nữ rất đẹp, khoảng hai mươi bốn đang uống rượu mạnh và cười cợt với đám con trai pêđê.
Thiếu nữ tóc dài, có nụ cười rất đẹp. Giữa đám đông nổi bật như một công chúa. Cả lúc ra sàn nhảy, vẫn nhảy với một tư thái lịch sự, đàng hoàng chứ không phá quấy!
- Cô gái thật lạ lùng!
Thẩm Tu Văn nghĩ. Ngay lúc đó cô gái và gã con trai trẻ hơn, quay về bàn. Cô gái hỏi.
- Này cậu em. Ta đã cho mi cơ hội biểu diễn ngón nhảy, chắc bây giờ đã bớt buồn rồi chứ?
Anh chàng được gọi là cậu em vẫn dàu dàu nét mặt:
- Có ai thưởng thức đâu mà gọi là biểu với diễn?
Cô gái cười.
- Vậy sao ban nãy không nói, để ta khỏi phải ướt cả lưng? Người ta cũng thất tình, mà có ai lại thảm não như mi vậy đâu?
Một gã con tria ngồi gần đó chen vào:
- Ninh Tam, tại cô không biết, chớ con trai bọn này tìm người yêu không dễ như các cô đâu!
Hai tiếng "Ninh Tam" như tiếng gõ lớn đập mạnh vào tai của Tu Văn. Người con gái được gọi là Ninh Tam vội vã lên tiếng:
- Hừ, làm gì lại dễ nãn như vậy? Chẳng ai phải chết ế! Không tin các bạn nhìn ra đường xem. Những người xấu xí tật nguyền cuối cùng cũng có bạn cơ mà? - Đúng đấy! Ninh Tam công tử muôn năm!
Hai gã thanh niên khác nâng cao ly rượu lên, lớn tiếng.
Ninh Tam công tử" Vậy sao Văn Mật nói là Ninh Tam công tử đã chết rồi? Thế này... mà tại sao ở đây "Ninh Tam công tử lại là một cô gái?
Thẩm Tu Văn không kềm được lòng chồm người qua.
- Xin lỗi. Xin hãy bỏ qua cái thái độ không phải của tôi, nhưng mà tôi thấy cái cô được gọi là "Ninh Tam công tử" này hay quá. Tôi muốn nói là tên lạ quá, đặc biệt quá!
Cái gã con trai ban nãY được gọi là "cậu em" quay qua nói.
- Đủ rồi, cảm ơn ông anh!
Những gã còn lại thì ở tư thế phòng bị. Có lẽ họ đang nghĩ Thẩm Tu Văn đã say. Thẩm Tu Văn thì cũng thấy cái thái độ ban nãy của mình hơi hồ đồ. Vì nếu bây giờ cô gái được gọi là "Ninh Tam công tử" bỏ đi, thì đến bao giờ mình mới có dịp lần ra manh mối? Một ý tưởng khác chợt lóe trong đầu, Thẩm Tu Văn lớn tiếng gọi.
- Phạm Bân!
Quả nhiên hiệu quả xuất hiện ngay, thiếu nữ quay lại:
- Ông là ai?
Thẩm Tu Văn vội vã móc danh thiếp ra:
- Tôi là luật sư Văn!
Thiếu nữ tiếp lấy chiếc danh thiếp, trong khi những đứa con trai đứng cạnh đó nói:
- Mặc xắc hắn đi!
Chỉ có cậu được gọi là "A Đệ" thì không lên tiếng. Thiếu nữ chợt đứng dậy.
- Các bạn hãy ngồi yên ở đây, tôi có chuyện một chút!
Rồi bước qua bàn Thẩm Tu Văn ngồi xuống. Văn thật bất ngờ, khi xác minh được "Ninh Tam công tử" lại là một cô gái.
- Cô... Cô...
Thiếu nữ gật đầu.
- Vâng. Bạn bè quen biết gọi tôi là Ninh Tam hoặc Ninh Tam công tử. Chỉ có những người lạ mới gọi đích danh tên tộc tôi. - Thế xin hỏi tên tộc của cô là gì?
Cô gái đáp.
- Ninh Nghi. Tên này chỉ ở trong trường, lúc còn đi học. Còn ở nhà, cha mẹ đều gọi tôi là Ninh Tam. Lúc còn nhỏ, tôi liếng lắm, những người làm trong nhà họ bảo tôi là con trai đầu thai lộn, vì vậy đặt tôi là Ninh Tam công tử, chứ không gọi là Ninh Tam tiểu thư. Bạn bè đến nhà chơi nghe gọi bắt chước theo thế là thành danh, không hoán chuyển được, vả lại tôi cũng thích cái tên đó!
Thẩm Tu Văn thích thú.
- Thì ra là như vậy. Tôi cứ đi tìm mãi một người đàn ông tên Ninh Tam!
Ninh Tam chỉ hỏi:
- Ông tìm tôi có chuyện gì?
Thẩm Tu Văn nhìn thẳng Ninh Tam:
- Nếu cô đã trông qua danh thiếp, đã đọc qua lời rao vặt trên báo, thì hẳn hiểu được nguyên do tôi tìm. - À. - Thế đọc rồi, cô chẳng thấy phản ứng gì ư? - Đó là chuyện riêng của tôi, không liên hệ gì đến ông hay văn phòng luật sư. Do đó, có phản ứng cũng không cần thiết đến phải tìm tới ông. - Có người nói là Ninh Tam công tử đã chết! - Cái gì?
Văn lặp lại:
- Có người nói là cô đã chết!
Ninh Tam nghịch ngợm:
- Ai lại quan tâm đến tôi như vậy? Còn bảo là tôi đã chết? - Tôi xin phép không nói ra.
Ninh Tam tỉnh bơ nói.
- Ông không nói thì coi như tôi chưa nghe. Dù gì tôi cũng còn sống cơ mà?
Thẩm Tu Văn bây giờ mới thấy mình khờ khạo. Muốn biết tại sao Văn Mật nói: "Ninh Tam công tử đã chết", mà lại khiêu khích như thế thì ai thèm khui ra? Nên hỏi:
- Cô là sao của ông Ninh Quốc Khởi? - Ninh Quốc Khởi à? Đấy là ông anh cả của tôi. Mà ông quen với ông ấy à?
Thẩm Tu Văn thú thật.
- Tôi chỉ mới gặp qua ông ta một lần. Nhờ chị Văn Mật của cô giới thiệu đấy!
Ninh Tam vừa cười vừa nói.
- Văn Mật là chị họ của tôi. À thì ra là vậy. Chị ấy đọc cái bản nhắn tin đó rồi mò đến văn phòng của ông chứ gì? - Chuyện đó thì...
Ninh Tam chồm người đến sát Văn.
- Thì ông chẳng có thể nói, đúng không? Chẳng dám nói thì cứ bảo là chẳng dám. Nói thật đi. Cũng nào có liên hệ gì đến tôi?
Thẩm Tu Văn lạ lùng:
- Tại sao chẳng có chuyện gì làm cho cô lo lắng hay căng thẳng? Cái bản nhắn tin của Phạm Bân rõ ràng là có liên quan mật thiết đến cô. Vậy mà cô không thèm liên lạc với văn phòng tôi, rồi người ta bảo là cô đã chết, cô cũng mặc...
Ninh Tam trề môi.
- Tại sao tôi phải căng thẳng, lo lắng? Tôi biết chắc chắn là Văn Mật nói tôi đã chết, đúng chưa? Tại sao tôi phải quan tâm chuyện đó? Bởi vì người căm giận là người nói tôi chết chứ nào phải là tôi?
Thẩm Tu Văn tò mò:
- Cô và bà chị họ cô bất hòa nhau?
Ninh Tam lắc đầu:
- Bất hòa? Tôi đâu có ở không đâu để mà bất hòa với chị ấy? - Cô lý luận một cách thông minh hơn tôi tưởng. Hỏi cô suốt cả buổi trời mà chẳng moi được điều gì thêm. Cô như chẳng liên can gì đến chuyện cả.
Rõ thật là Văn bất ngờ. Ba người đàn bà kia khi tiếp xúc với chàng, người thì lộ vẻ buồn, người thì vẫn còn hận. Chỉ có Ninh Tam, mọi thứ lại dửng dưng. Ninh Tam nói.
- Tôi thì không phải như ông nghĩ. Tôi rất quan tâm đến những gì tôi ưa thích, người tôi yêu thích. - Thế cô có thích Phạm Bân không?
Ninh Tam nghiêng nghiêng đầu nhìn Văn.
- Thích không à? Luật sư à. Tôi thấy thì nếu ông muốn giúp anh Phạm Bân xem ai ưa thích anh ấy thì không còn cần thiết đâu. Vì nếu mãi đến lúc chết mà Phạm Bân vẫn không biết được chuyện đó thì... Tôi thấy nói ra cũng bằng thừa.
Mái tóc dài của Ninh Tam che khuất một phần gương mặt cô gái, khiến Văn không nhìn rõ được sắc diện của cô ta lúc nóị Thẩm Tu Văn nói.
- Cô Ninh Tam này. Xin lỗi nhé. Tôi thì chẳng có ý thẩm tra chuyện đó. Chẳng qua tôi được anh Phạm Bân trước khi chết ủy thác cho một việc. Tôi thấy cô nên đến văn phòng tôi một lần. - Tôi đã nói với ông rồi, tôi không đến đó!
Thẩm Tu Văn thành khẩn.
- Cô Ninh này. Thật khó lòng nếu tôi không hoàn thành trách nhiệm mà ông Phạm Bân đã giao phó. - Thế anh ấy nhờ ông tìm tôi làm gì? - Để trao cho cô một triệu đồng.
Ninh Tam châu mày:
- Thế anh ấy có cho gì cho Tiểu Lợi không?
Thẩm Tu Văn hơi bất ngờ:
- Cô định nói đến bé Tiểu Lợi,. con gái của bà Chu Lệ Lợi đấy à? - Đúng!
Rồi Ninh Tam thở dài:
- Anh ấy vẫn chưa biết gì về... - Chưa biết chuyện gì? - Tiểu Lợi chính là con ruột của anh ấy! - Nhưng Chu Lệ Lợi đã nói với tôi không phải rồi mà?
Ninh Tam nói.
- Hừ, chị Chu Lệ Lợi thì bao giờ cũng bảo vệ, che chở cho anh ấy. Vậy thì thế này nhé. Anh hãy mang cái số tiền một triệu đồng phần tôi đấy cho vào quỹ tiết kiệm cho bé Tiểu Lợi. Như vậy, sau này lớn lên. Tiểu Lợi sẽ có được một số tiền, bảo đảm cho con bé được học đến nơi đến chốn.
Thẩm Tu Văn hỏi:
- Cô dựa vào đâu để xác định bé Tiểu Lợi là con của Phạm Bân. Ai nói cho cô biết chuyện đó? - Chính chi. Lệ Lợi nói lại cho tôi nghe. Nhưng chị ấy cấm tôi không được nói lại cho Phạm Bân biết. Tốt nhất bây giờ anh đến hỏi chị ấy sẽ rõ.
Rồi Ninh Tam đứng dậy:
- Luật sư này, bây giờ tôi phải đi đây. Mong luật sư thông cảm, đừng ép tôi phải đến văn phòng nữa. Tôi cảm thấy là không có việc gì cần, cũng như không cần biết điều gì nữa hết.
o O o
Thẩm Tu Văn dựa theo địa chỉ đến nhà Chu Lệ Lợi, đấy là một căn phòng chung cư ở vịnh Đồng La, rộng chưa đầy bốn mươi mét. Đồ đạc thì lại để một cách lộn xộn. Chứng tỏ chủ nhân nó là người rất ít ngăn nắp.
Lệ Lợi hình như cũng biết điều đó. Vừa cúi xuống nhặt cây lược nằm dưới đất, thỏi son trên bàn, vỗ vỗ mấy cái lên ghế tựa, nói:
- Xin lỗi luật sư nhé, nhà chưa được dọp dẹp!
Thẩm Tu Văn nói như không quan tâm lắm.
- Không sao, không sao! Thế bé Tiểu Lợi đi học rồi à?
Lê. Lợi đáp.
- Dạ, cháu nó đi học rồi. Ông thích dùng trà, nước ngọt, hay cà phê? - Trà được rồi. - Vậy thôi ư? Những người độc thân ít thích uống trà! - Không dám làm phiền bà nhiều.
Lệ Lợi cúi xuống nhặt con búp bê còn bỏ sót dưới đất. Lệ Lợi khoe.
- Cũng không có gì. Chuyện sắp xếp nhà cửa, tôi hơi bê bối, nhưng chuyện nấu ăn thì tôi sành sỏi lắm. Có thể nhanh chóng làm đủ mười mấy món cho một bàn mười hai người!
Thẩm Tu Văn lịch sự, nói:
- Thưa bà, một tách trà với tôi là quá đủ. Tôi đến đây vì có chuyện muốn hỏi bà. Cháu không có ở nhà cũng tốt. Cái quan trọng là chuyện định nói với bà thôi!
Lệ Lợi ngồi xuống:
- Chuyện gì thế ông? - Tôi đã gặp cô Ninh. - Ninh Nghi à? - Vâng, bà cũng biết cô ấy? - Biết chứ. Trong đám bạn gái của Phạm Bân chỉ có cô ấy là chịu nói chuyện với tôi.
Lệ Lợi nhún vai với thái độ chán chường, tiếp.
- Nhiều người xem thường tôi, nhưng cạnh đó ganh tị cũng có. Thật ra, thì có gì đâu mà để ganh tị? Phạm Bân chẳng qua chỉ là bạn cố tri. Tôi chẳng có ý tranh giành với ai cả.
Thẩm Tu Văn cắt ngang:
- Cô Ninh bảo Tiểu Lợi là con ruột của Phạm Bân!
Lệ Lợi yên lặng. Văn tiếp:
- Chắc chắn cô Ninh Nghi không nói dối? - Vâng, Ninh Nghi không nói dối. Cô ấy là một người tốt, mặc dù cũng giàu, không kênh kiệu như Văn Mật, cũng không đặt chuyện giai cấp thành vắn đề. - Thưa bà, tôi thấy thì chúng ta không nên đi xa quá. Tôi chỉ muốn biết Tiểu Lợi có thật là con gái của Phạm Bân không?
Lệ Lợi có vẻ e ngại:
- Ông không công bố chuyện đó ra chứ? - Không, thưa bà.
Lệ Lợi phân bua.
- Tôi làm chuyện này là vì Phạm Bân, chứ không phải vì tôi. - Nhưng Phạm Bân đã chết rồi, đâu có còn trên đời?
Lệ Lợi nói:
- Thưa luật sư. Mặt dù Phạm Bân đã chết, nhưng anh ấy vẫn còn là thần tượng của nhiều người. Cái hình tượng cao cả đó bây giờ mà người ta phát hiện ra là có con riêng thì... thì có phải là mọi thứ sẽ sụp đổ. Luật sư à, như luật sư nói người đã chết đi rồi, thì có lật lại lịch sử cũng nào ích lợi gì? Thôi thà là để tôi lẳng lặng nuôi lấy bé Tiểu Lợi, dù gì nó cũng là con tôi. - Tại sao bà không nói thật cho Phạm Bân biết khi anh ta còn sống? - Thưa luật sư. Phạm Bân là một con người tốt, nên tôi không thể cho anh ấy biết. Vì khi anh ấy biết rồi thì dù yêu hay không yêu tôi, chắc chắn anh ấy không chịu dừng lại, anh ấy sẽ làm lễ cưới tôi và như vậy có ảnh hưởng đến nghề nghiệp anh ấy. - Tôi nghĩ lễ cưới cũng chẳng tác dụng gì đến tài năng. - Tại luật sư không có trong nghề nên không biết. Chẳng hạn như chúng tôi đây. Phạm Bân năm mười bốn tuổi vào phim trường làm bốc vác. Chen chân một cách khó nhọc mới được đóng phim. Lúc bé Tiểu Lợi chào đời. Phạm Bân chỉ mới hai mươi ba tuổi, chỉ mới có chút tên tuổi. Nếu lúc đó mà Phạm Bân làm lễ cưới với tôi, thì làm sao tiếp tục sáng giá được chứ? Khán giả rất khó tính chứ không đơn giản. Họ đòi hỏi thần tượng của họ phải toàn bích. Có cưới vợ thì cũng phải là một tuyệt thế giai nhân. Trẻ tuổi, gái tơ. Chứ không phải loại luống tuổi, đã có cái tên không sạch sẽ lắm như tôi. Đấy anh thấy đấy. Đâu có đơn giản? Tôi là một đào hát về già. Ngày xưa vì sinh kế tôi phải vào đời sớm, nên thất học, nên phải làm cái nghề phô trương thân xác, có ai chịu hiểu cho điều đó? Vì vậy tôi không thể lộ diện, không thể để cho... - Có nghĩa là từ nào đến giờ, bà không hề cho Phạm Bân biết là đã có con với anh ta? - Vâng, và tôi cũng biết, Phạm Bân nhiều lúc đã nghi điều đó. Nên để che giấu chuyện này. Khi biết mình đã bị cấn thai, tôi đã vội vã làm hôn thú với một thương gia Huê Kiều ở Nam Dương. Chính vì vậy mà Tiểu Lợi có họ Huỳnh. - Ông thương gia kia mang họ Huỳnh? - Vâng, và cuộc hôn nhân đó chỉ kéo dài có một năm, điều đó hẳn ông cũng hiểu? Cuộc hôn nhân mà không có tình cảm làm sao kéo dài được lâu? Đành chia tay thôi. - Bà đã yêu Phạm Bân đến như vậy sao?
Lệ Lợi xúc động nói.
- Vâng. Không phải chỉ yêu mà còn quí, trân trọng, đồng cảm. Tình cảm giữa tôi với Phạm Bân rất lạ. Nó vừa đẹp vừa cuốn hút, có chất men. Nhưng cũng chính vì ý thức điều đó mà tôi biết. Tôi không phải là người vợ lý tưởng mà Phạm Bân mong mỏi. - Làm sao bà biết? - Làm sao ư? Anh ấy đã gần tôi nhưng không cuống cuồng lên vì tôi. Tôi có cảm giác như mình chỉ là một phương tiện mà anh ấy vừa thích vừa tiếc rẻ, vậy thôi! - Cô cảm thấy? - Vâng. Một phương tiện mà anh ấy vừa thích, vừa tiếc rẻ... - Lạ thật? - Anh đừng ngạc nhiên. Cái câu văn trên tôi đã cuỗm được trong một quyển tiểu thuyết. Tôi thấy nó rất thích hợp với hoàn cảnh của mình và Phạm Bân, nên đã học thuộc. Chớ anh cũng biết mà, sức học của tôi đâu đủ để nói những câu triết lý cao xa? Nói ra càng thấy xấu hổ.
Thẩm Tu Văn suy nghĩ, rồi hỏi:
- Cô Ninh Nghi định đem một triệu của cô ấy cho Tiểu Lợi lập quỹ tiết kiệm. Ý bà thế nào?
Lệ Lợi thở dài:
- Cô Ninh Nghi nào có khá giả gì mà lúc nào cũng nghĩ đến chúng tôi! - Tại sao bà nói vậy? Cô ấy là em của tỷ phú Ninh Quốc Khởi mà bảo là không tiền à? - Bởi vì thật ra thì chẳng qua Ninh Nghi tiểu thơ đã cảm thông tình cảm của Tiểu Lợi thôi. Ông có biết trong nhà ho. Ninh, Ninh Nghi là gì không? Cô ấy cũng chỉ là con rơi. Cha cô ấy đã dan díu với một người đàn bà ở xứ người, đẻ ra cô ấy. Một tuổi được mang về nuôi. Ngay bây giờ, Ninh Nghi cũng không biết mẹ ruột mình là ai. Mặc dù cô Ninh Nghi vẫn được cha thương yêu chìu chuộng. Nhưng cô ấy sống một cách cách biệt với anh em khác. Bà vợ lớn của ông Ninh cũng chẳng coi Ninh Nghi như con rơi. Nhưng dù gì thì cũng nào ân cần được như mẹ ruột? Ninh Nghi còn trẻ, có thẻ tín dụng riêng. Có thể mua bất cứ món gì. Nhưng đồng tiền đó là tiền của cha mẹ. Ninh Nghi lại tự ái. Tôi biết chắc là trong chương mục của cô ấy không bao giờ có được số tiền hơn một triệu đồng.
Thẩm Tu Văn thừa nhận:
- Vâng, tôi thấy cô ấy thật kỳ quặc, gần như thờ ơ với mọi thứ.
Lệ Lợi nói.
- Từ lúc Phạm Bân qua đời đến nay. Tôi chẳng gặp lại cô ấy. Cái hôm đưa ma Phạm Bân cô ấy cũng không đến!
Lệ Lợi hồi tưởng lại. Chỉ có một mình nàng ngồi bên cạnh quan tài trong lễ tang. Phương Bích Quân có ở lại cả một đêm, nhưng chẳng nói gì hết. Vợ chồng Văn Mật thì gởi vòng hoa đến phúng điếu. Còn chẳng đến gì cả. Ninh Nghi từ biệt tăm vô tín. Mà lúc đó người mà Lệ Lợi quan tâm nhất lại là Ninh Nghi. Lệ Lợi tiếp tục nói.
- Phải nói Ninh Nghi là con người tình cảm và chân thành nhất. Cô ấy mặc dù không nói ra, nhưng tâm sự nặng nề. Tôi biết cái chết của Phạm Bân là một đòn chí tử với cô ta. Thôi thì thế này nhé. Sẵn đây nhờ anh. Anh hỏi xem cô ấy có muốn tiếp xúc với tôi không? Tôi có chuyện muốn nói với cô ấy!
Thẩm Tu Văn lắc đầu:
- Nhưng tôi chẳng có địa chỉ và cả số điện thoại của cô Ninh. Tôi chỉ gặp cô ấy một lần trong quán Disco. - Tôi thì có cả địa chỉ lẫn số điện thoại. Nhưng đã năm năm rồi không có liên lạc, sợ cô ấy không tiếp.
Lệ Lợi lật quyển sổ ghi địa chỉ ra, chép số nhà và số điện thoại của Ninh Nghi cho Văn.
- Đây là nhà của họ Ninh. Cái lúc mà Phạm Bân chết thì Ninh Nghi vẫn còn học ở đại học bên Mỹ. Cô ấy chỉ trở về nhà mỗi khi dịp hè. Vì vậy không biết là Ninh Nghi có nhận được điện không. Đâu anh hãy thử xem. Nếu liên lạc được, gởi lời hỏi thăm của tôi đến cô ấy nhé?
Thẩm Tu Văn đã mấy lần gọi điện thoại nhưng đều không gặp Ninh Tam. Lúc nào cũng nghe nói là cô ấy đi vắng. Văn đăm ra nghi ngờ. Phải chăng đây là một hình thức không tiếp điện thoại? Chàng cũng lạ lùng. Chẳng hiểu tại sao Ninh tam lại cắt đứt mọi liên lạc với những người có liên can đến Phạm Bân.
Luạt sư Tăng tò mò:
- Này ông bạn, đã hoàn thành cái nhiệm vụ quái đản kia chưa? - Ngoài Chu Lệ Lợi và Văn Mật chịu nhận tiền ra, những người khác đều tránh né.
Ngay lúc đó tiếng chuông điện thoại reo.
- Alô! - Dạ luật sư Văn đấy phải không? Tôi là Trần Thái... Ồ! Không, Phương Bích Quân đây. - Ồ! Bà Trần đấy à? Bà gọi dây nói đến kịp lúc. - Thế nào? Việc tôi nhờ, ông đã làm xong chưa? - Tôi... Tôi đang gặp khó khăn. - Thôi được, để tôi đến.
Chẳng bao lâu sau, Phương Bích Quân đến thật, trong chiếc áo dài màu đen. Bích Quân không có cái đẹp kiêu sa như Văn Mật nhưng đẹp không kém phần hấp dẫn.
- Chào luật sư. Tôi đến là để nhận một triệu đồng đây.
Thẩm Tu Văn mừng như trút được gánh nặng, vội vã bảo cô thư ký chuẩn bị biên nhận, chi phiếu.
Bích Quân ký ngay thẳng một chút rắc rối. Văn vừa xếp tập chi phiếu lại vừa nói:
- Tôi rất sung sướng khi thấy bà đã thay đổi ý.
Phương Bích Quân vừa cười vừa nói.
- Tôi không hề đổi ý. Tôi vẫn muốn đưa một triệu đồng đó cho Thạch Kiến Quốc.
Văn ngẩn ra, Bích Quân tiếp:
- Ông không làm được thì tôi làm. Bởi vì địa chỉ hãng nướt ngọt của Thạch Kiến Quốc ở đây ai cũng biết cả.
Rồi Bích Quân khoan thai bỏ ra ngoài, Văn chỉ đứng nhìn theo, mãi đến lúc Tố Tố mang văn kiện bước vào. Lịch để bàn mấy hôm đã không được lật qua. Tố Tố vừa lật lịch thì Tu Văn như chợt nhớ ra:
- Ồ! Hôm nay là ngày mười tháng tám rồi à? Suýt nữa tôi đã quên mất.
Bởi vì theo lịch thì ngày mười tháng tám Thẩm Tu Văn phải mở bức thư thứ hai của Phạm Bân ra.
Luật sư Thẩm ạ. Ngày mười bảy tháng tám là sinh nhật của Ninh Tam công tử. Yêu cầu ông hãy mua giúp tôi một chiếc mề đay có nhận xoàn khoảng mười lăm ly làm quà tặng cho người ấy. Phạm Bân.
Thẩm Tu Văn từ nào tới giờ nào có rành chuyện nữ trang. Lúc lúng túng mới nhớ sực ra vợ của luật sư Tăng là một tay chơi hột xoàn.
- Hột xoàn mười lăm ly à? Hiếm đấy! Để tôi tìm xem, rồi sẽ thông báo cậu biết sau!
Bà luật sư Tăng đã phải bỏ ra mấy ngày trời đi lùng sục. Cuối cùng cũng tìm được môt hột đẹp không vết, bà ta cũng tế nhị mua thêm một sợi dây bạch kim để mang vào. Khi đã mua xong, còn phê phán:
- Cái tay Phạm Bân này quả là cao tay ấn. Chết đi rồi mà vẫn không muốn người ta quên mình. Mà làm sao có thể quên được một con người vừa lãng mạn vừa quyến rũ như vậy chứ? Ước gì ông chồng tôi có được một phần mười cái sâu sắc của ông ta thì đã quá hay!
Thẩm Tu Văn thì chỉ nghĩ đến cái xấp thư của Phạm Bân trong tủ sắt mà ngán ngẫm. Chuyện hẳn còn kéo dài lâu vì mỗi bức thư đều có đề ngày. Văn ngán nhất là những chuyện đại loại như thế này: Nhờ mua giùm quà sinh nhật!
Trong khi đó bà luật sư Tăng tiếp tục, nói:
- Cậu Văn này, tôi thấy thì cậu mang quà đến đó hay hơn. Bởi vì như vậy cậu sẽ được mục kích cái cảm động của cô gái. Rồi cô ta sẽ khóc òa cho xem. Lúc đó chắc chắn cậu sẽ không biết phải phản ứng làm sao nữa!
Thẩm Tu Văn đùa:
- Thì tôi sẽ quỳ xuống van lạy cô ta đừng khóc. Vì tôi sợ nhất là nhìn thấy nước mắt của đàn bà.
Nhưng mà điện thoại mãi mà chẳng liên lạc được với Ninh Tam. Cuối cùng Văn đành gởi một bức thư đi, nói rõ là Phạm Bân có một món quà sinh nhật muốn gởi cho cô nàng. Mời Ninh Tam lúc mười giờ sáng ngày mười bảy tháng tám đến văn phòng gặp.
Sáng ngày mười bảy tháng tám, Thẩm Tu Văn ngồi ở văn phòng chờ đợi với một tâm trạng căng thẳng. Không biết Ninh Tam rồi sẽ đến hay không, vì không có hồi âm.
Gần mười giờ, Tố Tố bước vào nói:
- Có một cô họ Ninh điện đến cho biết là sẽ gặp anh lúc mười giờ đúng ở dưới lầu. Mong là anh sẽ đúng giờ!
Chín giờ bốn mươi lăm phút. Văn đã vội vã lấy hộp quà nữ trang rồi đi ngay xuống lầu. Vẫn cứ mãi hồi hộp không biết Ninh Tam đến hay không.
Đúng mười giờ. Một chiếc xe Mini Jeep nhỏ ngừng lại trước mặt Văn, rồi Ninh Tam thò đầu ra, ngoắc Văn lên xẹ Hôm nay Ninh Tam mặc chiếc áo sơ mi rộng màu trắng và chiếc quần Jean bó, trông thật trẻ trung.
Thẩm Tu Văn vừa ngồi vào xe, nói:
- Tôi cứ lo là cô không đến! - Tôi đã bảo đến là đến, còn không là không!
Văn đùa:
- Tôi thì cứ nghĩ là đàn bà họ rất dễ thay đổi. Thành thử... - Riêng tôi thì không! - Bây giờ chúng ta đi đâu đây? - Đến một nơi mà tôi ưa thích! - Cô có cần xem quà trước không? - Đến nơi rồi xem cũng chẳng muộn!
Xe chạy khoảng một tiếng đồng hồ. Suốt lộ trình chẳng ai nói với ai điều gì. Sau cùng xe ngừng lại ở ngoại ô. Một nơi thật vắng. Cả hai bước xuống xe, qua những con dốc khúc khuỷu để rồi dừng lại tại một bãi cát.