watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
23:34:0826/06/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Tam Quốc Chí - Trang 34
Chỉ mục bài viết
Tam Quốc Chí
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Trang 36
Trang 37
Trang 38
Trang 39
Trang 40
Trang 41
Trang 42
Trang 43
Trang 44
Trang 45
Trang 46
Trang 47
Trang 48
Trang 49
Trang 50
Trang 51
Trang 52
Trang 53
Trang 54
Trang 55
Trang 56
Trang 57
Trang 58
Trang 59
Trang 60
Trang 61
Trang 62
Trang 63
Trang 64
Trang 65
Trang 66
Trang 67
Trang 68
Trang 69
Trang 70
Trang 71
Trang 72
Trang 73
Trang 74
Trang 75
Trang 76
Trang 77
Trang 78
Trang 79
Trang 80
Trang 81
Trang 82
Trang 83
Trang 84
Trang 85
Trang 86
Trang 87
Trang 88
Trang 89
Trang 90
Trang 91
Trang 92
Trang 93
Trang 94
Trang 95
Tất cả các trang
Trang 34 trong tổng số 95
  Hồi Hai Mươi - Tam Quốc Chí - La Quán Trung

    Tào Tháo Ra Săn Ruộng Hứa Ðiền
    Ðổng Thừa Vâng Chiếu Trong Nội Các

Nhắc lại, Tào Tháo rút kiếm toan chém Trương Liêu thì Huyền Ðức nắm tay kéo lại, còn Vân Trường quỳ trước mặt khuyên can.

Huyền Ðức nói:

- Người này có một tấm lòng son sắt, rất nên lưu dụng.

Vân Trường lại nói:

- Tôi vốn biết Văn Viễn là người trung nghĩa, nên tôi nguyện đem tánh mạng ra để bảo đảm.

Tào Tháo vứt ngay kiếm xuống đất, cười ha hả nói:

- Ta cũng biết Văn Viễn là người trung nghĩa, nên đùa chơi đấy thôi!

Rồi liền tự tay cởi trói và cởi áo mình mặc cho Trương Liêu, lại mời ngồi trên. 

Trương Liêu cảm vì mỹ ý nên chịu đầu hàng. 

Tào Tháo phong cho Trương Liêu làm Trung Lang tướng, ban tước Quan Nội Hầu, rồi sai chiêu an Tang Bá.

Bấy giờ, Tang Bá nghe Lữ Bố đã chết, Trương Liêu đã hàng nên dẫn quân bản bộ đến quy hàng. 

Tháo thưởng cho rất hậu. 

Tang Bá lại dụ được Tôn Quan, Ngô Ðôn, Doãn Lễ tới hàng. 

Chỉ còn Xương Hy chưa quy thuận. 

Tào Tháo phong Tang Bá làm Lang gia tướng, bọn Tôn Quan cũng đều được quan chức và được lệnh đóng giữ vùng duyên hải các châu Thanh, Từ.

Tào Tháo truyền đem gia quyến Lữ Bố về Hứa đô, phong tước cho các tướng sĩ mới quy hàng, mở tiệc khao thưởng ba quân. 

Kế đó truyền lệnh nhổ trại ban sư.

Khi đi qua đất Từ châu, bá tánh đều thắp hương quỳ thưa:

- Xin để Lưu Sứ quân ở lại trấn nhậm đất Từ châu.

Tào Tháo nói:

- Huyền Ðức có công rất lớn, vậy để về triều lãnh tước rồi sẽ trở ra cũng chẳng muộn.

Trăm họ bái tạ, Tháo liền gọi Xa Kỵ tướng quân là Xa Trụ mà giao cho quyền lãnh Từ Châu.

Quân về đến Hứa Xương, Tháo phong thưởng cho các tướng sĩ xuất chinh, lưu Huyền Ðức ở trong tướng phủ, nghỉ ngơi trong một cái nhà ở sát bên trái.

Hôm sau, Hiến Ðế thiết triều. Tháo tâu rõ quân công của Huyền Ðức, Huyền Ðức chỉnh tề triều phục lạy trước đan trì. Vua tuyên triệu lên điện hỏi:

- Tổ tiên của khanh là ai?

Huyền Ðức tâu:

- Thần là hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh Vương, huyền tôn của Hiếu Cảnh Hoàng Ðế, cháu Lưu Hùng, con Lưu Hoằng.

Vua liền truyền nội giám đem quyển "Tôn tộc thế phổ" ra xem, rồi sai quan Tông Chánh Khanh tuyên đọc lên như sau:

Hiếu Cảnh Hoàng Ðế sinh mười bốn người con trai. Người con thứ bảy là Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng; Lưu Thắng sinh ra Lục Thành Ðình Hầu Lưu Trinh; Trinh sinh Bái Hầu Lưu Ngang; ngang sinh Chương Hầu Lưu Lộc; Lộc sinh Nghi Thủy Hầu Lưu Luyến; Luyến sinh Khâm Dương Hầu Lưu Anh; Anh sinh An Quốc Hầu Lưu Kiến; Kiến sinh Quảng Lăng Hầu Lưu Ai; Ai sinh Giao Thủy Hầu Lưu Hiến; Hiến sinh Tổ Ỵp Hầu Lưu Thư; Thư sinh Kỳ Dương Hầu Lưu Nghị; Nghị sinh Lưu Trạch Hầu Lưu Tất; Tất sinh Dĩnh Xuyên Hầu Lưu Ðạt; Ðạt sinh Phong Linh Hầu Lưu Bất Nghi; Bất Nghi sinh Tế Xuyên Hầu Lưu Huệ; Huệ sinh Ðông quận Phạm lệnh Lưu Hùng; Hùng sinh Lưu Hoằng; Hoằng sinh Lưu Bị.  

Vua so trong thế phổ thì Huyền Ðức thuộc vai chú của vua, mặt rồng hớn hở, bèn mời vào trong Thiên điện lấy lễ chú cháu mà đãi Huyền Ðức. 

Hiến Ðế nghĩ thầm trong lòng rằng:

- Tào Tháo lộng quyền không kể Trẫm ra gì. Nay Trẫm có được người chú anh hùng là Trẫm có kẻ giúp rồi!

Bèn phong cho Huyền Ðức làm Tả tướng quân, tước Nghi Thành Ðình Hầu, và bày yến tiệc khoản đãi. 

Yến ẩm xong, Huyền Ðức tạ ơn lui ra. 

Từ đó mọi người đều gọi Huyền Ðức là Lưu Hoàng thúc.

Tào Tháo về đến phủ, bọn Tuân Húc cùng mưu sĩ đến ra mắt và nói:

- Thiên tử nhìn Lưu Bị là chú, e không lợi cho Minh công.

Tào Tháo lại nói:

- Tuy Thiên tử đã nhìn hắn là Hoàng thúc, song ta lại dùng chiếu vua sai khiến hắn, hắn càng phải tỏ ra hết lòng phục tùng. Huống chi nay ta để hắn ở tại Hứa Ðô, tiếng tuy gần vua, kỳ thật là nằm trong tay ta, ta còn sợ gì?

Tào Tháo lại nói:

- Hiện nay ta chỉ sợ có Dương Bưu là chỗ thân thích với Viên Thuật. Nếu hắn làm nội ứng cho hai anh em họ Viên thì hại này chẳng phải nhỏ. Ta phải nên trừ gấp đi mới được.

Liền ngầm sai người vu cáo cho Dương Bưu là tư thông với Viên Thuật rồi bắt Dương Bưu và giao cho Mãn Sủng xử trị.

Lúc ấy có Thái Thú quận Bắc hải là Khổng Dung còn ở lại Hứa Đô mới khuyên can Tháo:

- Nhà Dương công đã bốn đời có thanh đức, nay há vì chuyện họ Viên mà bắt tội cho đành. Huống chi Dương công ngày trước bảo tấu mà rước Thừa Tướng về kinh, nay sao lại làm điều bất nghĩa như vậy, chẳng sợ triều thần chê cười Thừa Tướng hay sao?

Tháo nói:

- Ấy là lệnh của triều đình, chớ ta có can chi

Dung nói:

- Thế thì giả sử xưa kia Văn Thành Vương giết Thiệu Công, phỏng Châu Công cũng nói mình không biết được chăng?

Tào Tháo bất đắc dĩ phải tha chết cho Dương Bưu, nhưng cách quan chức đuổi về quê quán.

Quan Nghị Lang là Triệu Ngạn giận Tào Tháo chuyên quyền, liền làm sớ tâu với vua hạch tội rằng:

- Tào Tháo không có mệnh vua mà dám tự tiện bắt quan đại thần.

Tào Tháo căm tức, liền bắt Triệu Ngạn giết đi. 

Từ đó, bá quan đều sợ hãi, im hơi lặng tiếng.

Một hôm mưu sĩ Trình Dục nói với Tào Tháo:

- Thanh thế của Minh công ngày càng mạnh. Sao không nhân lúc này mà mưu việc vương bá đi?

Tào Tháo có vẻ suy nghĩ, nói:

- Ta xem vây cánh của triều đình còn mạnh lắm, để ta mời Thiên tử đi săn để dò thêm động tịnh thế nào.

Bèn lựa chọn ngựa hay, chó săn tốt, dự bị đủ cung tên. 

Tập hợp quân lính ở ngoài thành xong rồi, Tháo vào rước Thiên tử đi săn.

Hiến Ðế phán:

- Việc săn bắn Trẫm e không phải là chánh đạo?

Tháo tâu:

- Những Ðế vương ngày xưa vẫn thường săn bắn bốn mùa: Xuân là sưu, Hạ là miêu, Thu là tiễn, Ðông là thú, ra chỗ giao ngoại để biểu dương uy vũ với thiên hạ. Nay đang lúc bốn bể nhiễu nhương, chính nên mượn việc săn bắn để giảng võ.

Hiến Ðế không dám không nghe, bèn lên ngựa Tiêu dao, đeo Bửu điểu cung, mang Kim phê tiễn ngự giá xuất hành. Huyền Ðức cùng Quan, Trương cũng mang cung dắt tên, trong mình lồng yểm tâm kính, tay cầm binh khí, dẫn vài chục quân kỵ theo vua ra Hứa Điền. 

Tào Tháo thì cưỡi ngựa Phi Điện, kéo mười vạn tinh binh, đưa Thiên tử đi săn.

Hôm ấy, quân sĩ bao vây một vòng săn chu vi dài hơn hai trăm dặm. 

Tháo cưỡi ngựa đi sát cạnh vua, sụt lại có một đầu ngựa, đằng sau là các tùy tướng tâm phúc của Tháo, còn bá quan văn võ đi xa xa ở phía sau, không dám tiến gần.

Khi vua rong ngựa tới Hứa Điền, vua thấy Huyền Ðức dắt ngựa đứng đón bên đường, liền phán:

- Hôm nay Trẫm muốn xem tài bắn Hoàng thúc đây.

Huyền Ðức lãnh mạng, lên ngựa đi theo. 

Khi đến gần một bụi rậm, bỗng có một con thỏ chạy vụt ra. 

Huyền Ðức liền bắn một mũi tên, tức thì trúng ngay con thỏ ấy. 

Vua hết sức khen ngợi. 

Rồi tới cái gò đất, lại thấy một con hươu lớn từ đám cây gai rậm rạp nhảy ra. 

Vua giương cung bắn luôn ba mũi tên mà không trúng, bèn ngoảnh lại bảo Tháo:

- Khanh hãy bắn đi!

Tào Tháo xin vua cho mượn cung ngọc với tên vàng, rồi bắn một phát trúng ngay mình hươu. 

Hươu ngã lăn xuống đám cỏ.

Các quan, các tướng vội chạy đến xem thấy kim phê tiễn, ngỡ là của vua bắn, đều nhảy nhót reo mừng, hướng về phía vua mà tung hô vạn tuế.

Bỗng Tháo thúc ngựa sấn lên, đứng chắn trước mặt vua để đón lấy những lời chúc tụng ấy. 

Hết thảy bá quan, chư tướng, ai nấy đều thất sắc...

Nhưng một tiếng giật mạnh giây cương vẳng lên đâu đó, và một ánh đao lóe lên! 

Thì ra Vân Trường ở sau lưng Huyền Ðức đã tức giận xung thiên, mắt phượng quắt lên, cặp mày tằm dựng ngược, lăm lăm cây đại đao, giục ngựa sấn ra để chém Tháo!

Huyền Ðức thấy thế, hốt hoảng xua tay đảo mắt ra hiệu ngăn lại. 

Vân Trường thấy anh như thế, nên không dám ra tay.

Huyền Ðức bèn đến trước mặt Tháo, nghiêng mình mừng rằng:

- Xạ thuật của Thừa tướng thần diệu vô cùng, ít ai sánh kịp.

Tào Tháo cười lớn, nói:

- Ấy là nhờ hồng phúc của của Thiên tử đó.

Rồi quay ngựa lại vái mừng vua, nhưng vẫn lờ đi không dâng trả cây cung khảm ngọc, mà đeo luôn bên mình.

Vòng săn đã dẹp, tiệc yến được mở ra giữa rừng. 

Yến ẩm xong, vua trở về Hứa Đô. 

Mọi người đều về nhà. 

Vân Trường liền hỏi Huyền Ðức:

- Tào tặc khi quân phạm thượng như vậy, em muốn giết đi để trừ hại cho nước, sao anh lại cản em?

Huyền Ðức giảng giải rằng:

- Ném chuột sợ bể đồ quý. Tháo nó ở sát bên vua, chỉ chênh lệch một đầu ngựa. Vả lại, bộ hạ của nó hộ vệ khắp chung quanh. Em vì cơn giận nhất thời mà khi xuất bạo động, nếu việc không thành, lại tổn thương đến Thiên tử, có phải tội lớn đổ về đầu chúng ta không?

Vân Trường băn khoăn nói:

- Nếu chẳng giết đứa phản nghịch ấy, ắt để tai họa về sau.

Huyền Ðức khuyên giải:

- Việc đó phải đợi tùy thời. Hãy nên giữ kín điều đó, chớ có hở ra.

Nói về Hiến Ðế khi về cung trong lòng buồn bực, khóc với Phục Hoàng hậu rằng:

- Trẫm từ ngày lên ngôi đã gặp nhiều bọn gian hùng áp chế đủ điều. Trước hết là cái vạ Ðổng Trác, sau đến cái loạn Lý Thôi, Quách Dĩ, những nỗi khổ mà kẻ thường nhân chưa phải chịu, Trẫm với ái khanh đã phải trải rồi. Sau này được Tào Tháo, những tưởng là bầy tôi rường cột, không ngờ nó chuyên lộng quốc quyền, tự tiện tác oai tác phúc. Mỗi khi Trẫm thấy mặt nó, không khác gì bị chông gai đâm sau lưng! Cho tới hôm nay, giữ chỗ vi trường mà nó dám đứng chắn trước mặt Trẫm để đón lấy lời chúc tụng. Thật là khi quân phạm thượng hết chỗ nói. Sớm tối ắt nó có âm mưu soán nghịch. Vợ chồng ta chưa biết sống chết lúc nào?

Phục hậu buồn bã tâu:

- Cả triều công khanh hưởng lộc nhà Hán mà không lấy có một người cứu được quốc nạn hay sao?

Phục hậu nói chưa dứt lời, bỗng có người ở ngoài cửa bước vào tâu:

- Bệ hạ và Hoàng hậu chớ lo. Thần xin cử một người có thể trừ được họa lớn đó.

Vua xem lại thì người ấy chính là cha của Phục Hoàng hậu, tên là Phục Hoàn. 

Vua gạt lệ, hỏi:

- Quốc trượng cũng biết rõ Tào tặc lộng quyền ư?

Phục Hoàn tâu:

- Việc bắn hươu ở Hứa Ðiền, ai mà không biết. Ngặt vì trong triều đầy dẫy những họ hàng và bộ hạ của Tào tặc cả. Nếu không tìm được người quốc thích thì khó trừ giặc giúp Bệ hạ nữa? Lão thần không có binh quyền, khó mà làm được việc này.

Vua hỏi:

- Thế việc ấy thì Quốc trượng dạy nên phó thác cho ai?

Phục Hoàn tâu:

- Có quan Xa Kỵ tướng quân là Quốc cựu Ðổng Thừa. Bệ hạ có thể phó thác được đấy.

Hiến Ðế nói:

- Ðổng Quốc cựu đã từng cứu nạn nước. Trẫm biết rõ lắm. Nên tìm vào đây mà cùng bàn việc lớn.

Phục Hoàn liếc mắt nhìn bốn phía rồi lại nói:

- Những người tả hữu của Bệ hạ đều là tâm phúc của Tào tặc. Nếu sự việc tiết lộ thì tai vạ không nhỏ.

Vua hỏi:

- Vậy thì biết làm sao cho được?

Hoàn tâu rằng:

- Thần có một kế này: Bệ hạ hãy sai may một cái áo bào và một đai ngọc đái, mật ban cho Ðổng Thừa. Trước khi ban, hãy lồng một tờ mật chiếu vào bên trong đai áo. Về đến nhà, thấy chiếu chỉ, ắt Quốc cựu ngày đêm lo liệu kế sách. Như thế thì quỷ thần cũng không biết được.

Vua khen phải. Phục Hoàn liền từ tại lui ra. Vua bèn tự cắn đầu ngón tay út, lấy máu mà viết một tờ mật chiếu, lại sai Phục Hoàng hậu khâu đính tờ chiếu vào bên trong lạp gấm tía, rồi gấp lại, tự tay lồng vào đai áo ấy. Xong đâu đó, sai nội sứ đi triệu Ðổng Thừa.

Ðổng Thừa vào cung bái kiến xong, vua phán:

- Ðêm qua, Trẫm và Hoàng hậu cùng nhau nhắc lại những ngày khổ cực ở Bá lăng, Hoàng hà, nhạ tới công lớn của Quốc cựu, nên nay tìm vào ủy lạo vậy.

Ðổng Thừa liền cúi lạy tạ ơn. 

Hiến Ðế dẫn Ðổng Thừa ra khỏi điện, qua nhà Thái miếu, rồi trèo lên gác Công thần. 

Vào trong gác, vua thân đốt hương làm lễ. 

Lễ xong, dắt Ðổng Thừa lại xem ngắm nghía các bức chân dung. 

Trước hết, nhìn vào bức tượng Hán Cao Tổ ở chính giữa, vua hỏi Ðổng Thừa:

- Cao Tổ Hoàng Ðế nhà ta khởi thân từ đất nào? Mở nghiệp ra sao nhỉ?

  Ðổng Thừa kinh lạ, tâu:

- Muôn tâu, Bệ hạ phán hỏi thử thần đấy chứ? Việc đức Cao Tổ sao Bệ hạ lại không biết? Cao Hoàng xuất thân từ một vị Ðình trưởng trên sông Tứ, cầm ba thước gươm, chém rắn khởi nghĩa, tung hoành bốn bể, ba năm diệt Tần, năm năm phá Sở mà được thiên hạ, lập nên cơ nghiệp muôn đời.

Hiến Ðế thở dài than:

- Tổ tiên ta anh hùng như thế mà con cháu hèn yếu thế này. Thật đáng buồn thay!

Rồi vua chỉ hai bức tượng hai bên hỏi:

- Ðây có phải là Lưu Hầu Trương Lương và Tạn Hầu Tiêu Hà không?

Ðổng Thừa tâu:

- Chính phải. Ðức Cao Tổ khi khai cơ sáng nghiệp được là nhờ công đức hai vị này.

Vua quay lại thấy tả hữu đứng cách khá xa, liền hạ giọng bảo nhỏ Ðổng Thừa:

- Khanh cũng nên cố gắng như hai vị này mà đứng bên mình Trẫm nhé!

Ðổng Thừa nghe phán, áy náy tâu:

- Hạ thần không chút công lao, đâu dám sánh như thế.

Vua an ủi:

- Trẫm nhớ cái công khanh cứu giá ở Tây Ðô, chưa phút nào quên mà chẳng có chút gì để ban cho.

Rồi trỏ vào chiếc đai ngọc ở áo bào đang mặc:

- Vậy khanh hãy mặc lấy chiếc áo của Trẫm đây, thắt lấy chiếc đai này, thì lúc nào cũng thấy như ở bên mình của Trẫm vậy.

Thừa cúi đầu lạy tạ. 

Vua bèn cởi áo bào, đai ngọc trao cho Thừa mà ân cần dặn dò:

- Khanh về nhà, hãy xem xét lại cho cẩn thận. Chớ phụ lòng Trẫm nhé!

Thừa hiểu ý, bèn mặc áo, thắt đai cẩn thận, rồi bái từ xuống gác.

Nhưng sớm đã có kẻ đi báo Tháo rằng:

- Vua cùng Ðổng Thừa lên Công Thần Các nói chuyện gì ấy...

 


HOMECHAT
1 | 1 | 164
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com