watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
23:27:0726/06/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Tam Quốc Chí - Trang 3
Chỉ mục bài viết
Tam Quốc Chí
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Trang 36
Trang 37
Trang 38
Trang 39
Trang 40
Trang 41
Trang 42
Trang 43
Trang 44
Trang 45
Trang 46
Trang 47
Trang 48
Trang 49
Trang 50
Trang 51
Trang 52
Trang 53
Trang 54
Trang 55
Trang 56
Trang 57
Trang 58
Trang 59
Trang 60
Trang 61
Trang 62
Trang 63
Trang 64
Trang 65
Trang 66
Trang 67
Trang 68
Trang 69
Trang 70
Trang 71
Trang 72
Trang 73
Trang 74
Trang 75
Trang 76
Trang 77
Trang 78
Trang 79
Trang 80
Trang 81
Trang 82
Trang 83
Trang 84
Trang 85
Trang 86
Trang 87
Trang 88
Trang 89
Trang 90
Trang 91
Trang 92
Trang 93
Trang 94
Trang 95
Tất cả các trang
Trang 3 trong tổng số 95

Hồi Thứ Hai   -  Tam Quốc Chí   -   La Quán Trung

Nổi Giận Trương Phi Ðánh Khâm Sai
Lập Mưu Hà Tiến Trừ Phản Loạn

Ðổng Trác có hiệu là Trọng Dĩnh, người xứ Lũ Tây, vùng Lâm Thao, làm quan Thái Thú quận Hà Ðông, vốn là một kẻ có tính kiêu ngạo.

Bởi thế, Trương Phi vừa thấy mặt đã ghét, muốn giết đi. Huyền Ðức và Vân Trường đồng can:

-Dù sao hắn cũng là người của triều đình sai đến, chúng ta không nên giết.

Trương Phi hầm hừ:

-Nếu không giết thằng ấy mà ở lại đây chịu mệnh lệnh của nó thì em không thể chịu được. Hai anh ở lại, em đi nơi khác

Huyền Ðức nói:

-Anh em ta đã thề đồng sanh tử thì việc đi ở có nhau. Nếu em muốn đi thì chúng ta cùng đi vậy.

Trương Phi mừng rỡ:

-Nếu thế thì em mới nguôi giận.

Ba anh em Huyền Ðức lại từ bỏ Trác Quận, ngày đêm kéo quân qua Dĩnh Xuyên theo Chu Tuấn. Chu Tuấn tiếp đãi anh em Huyền Ðức rất hậu, hợp binh làm một, tiến đánh Trương Bảo.

Bấy giờ, Tào Tháo và Hoàng Phủ Tung cũng đang hợp quân đánh nhau với Trương Lương ở Khúc Dương, riêng Trương Bảo thì lại địch với Chu Tuấn.

Trương Bảo đem tám, chín vạn quân đóng đồn sau chân núi khí thế rất vững. Chu Tuấn sai Huyền Ðức là tiên phong, kéo quân đến giao binh. Trương Bảo hay tin sai Phó Tướng Cao Thăng dẫn ba ngàn quân ra đối địch. Huyền Ðức khiến Trương Phi ra cự chiến. đánh chưa đầy ba hiệp, Trương Phi đã vung xà mâu đâm Cao Thăng đổ ruột nhào xuống ngựa chết ngay.

Trương Bảo thấy thế tức giận, lướt tới vung gươm niệm chú, đầu bỏ tóc xõa làm phép thuật, tức thì sấm chớp nổi lên, trên không bao phủ một vùng hắc khí. Trong vùng hắc khí ấy lại có vô số binh mã lần lượt rơi xuống.

Trông thấy pháp thuật, binh của Huyền Ðức rối loạn, nên Huyền Ðức vội vã thu quân.

Về đến dinh, Huyền Ðức vào ra mắt Chu Tuấn và bàn:

-Trương Bảo dùng tà thuật thắng chúng ta, ngày mai chúng ta phải dùng uế vật phá phép của nó mới được.

Chu Tuấn khen phải, khiến quân sĩ sắm ống thụt cho nhiều, và truyền lệnh giết dê chó đẻ lấy máu.

Kế đó, Huyền Ðức khiến Quan Công dẫn một ngàn quân mai phục nơi phía chân núi, đem theo ống thụt, máu dê, máu chó cho nhiều. Tất cả đều dự bị sẵn sàng.

Trời mờ sáng, Huyền Ðức dẫn một đạo binh ra trước trới địch khiêu chiến. Trương Bảo cười lớn nói:

-Hôm qua chúng đã bại binh, nay lại còn dám đến đây nạp mạng sao?

Liền truyền lệnh ba quân nai nịt chỉnh tề rồi xách giáp ra trước trại.

Trương Bảo vừa dẫn binh ra đã thấy Huyền Ðức múa kiếm mắng nhiếc. Trương Bảo nổi giận niệm chú, tức thì cát bay đá chạy âm khí mịt mù, trên không trung ngàn vạn binh mã ào ạt rơi xuống. Huyền Ðức quay ngựa bỏ chạy, Trương Bảo cười lớn giục ngựa đuổi theo.

Vừa qua khỏi núi, hai đạo binh phục của Quan, Trương nổi lên một tiếng pháo hiệu, ba quân hăm hở xông ra một lượt, dùng ống thụt nhúng vào máu thụt lên không, tức thì binh tướng yêu ma của Trương Bảo biến mất hết.

Trương Bảo thấy phép mình bị phá thất kinh, vừa muốn lui binh, thì hai đạo binh của Quan, Trương đã xông ra chận lại. Phía sau Huyền Ðức xua quân đuổi tới. Ba ngã đánh dồn lại làm cho đại binh của Trương Bảo tan vỡ, bị chết rất nhiều.

Trương Bảo mở huyết lộ, quất ngựa chạy dài, Huyền Ðức đuổi theo được vài dặm, lẹ tay rút ra một mũi tên ngắm Trương Bảo bắn theo.

Trương Bảo la lên một tiếng mũi tên cắm vào cánh tay phía tả, không còn cầm thương được nữa, phải ôm cổ ngựa chạy thẳng vào Dương Thành đóng của cố thủ.

Chu Tuấn thừa thắng, một mặt đốc quân vây chặt bốn cửa thành, một mặt cho người đi dò la tin tức của Hoàng Phủ Tung.

Nhắc lại từ khi Ðổng Trác thay thế Lư Thực để đấu chiến với Trương Giác, Ðổng Trác đã thua hơn bảy trận. Tin ấy đến tai triều đình. Vua liền triệu Ðổng Trác về trách mắng, và sai Hoàng phủ Tung ra thay thế.

Hoàng Phủ Tung đến nơi thì Trương Giác đã chết vì bệnh. Trương Lương thống lĩnh binh mã thay thế. Trương Lương cự với Hoàng Phủ Tung. Nhưng chẳng bao lâu, lực lượng của Trương Lương mòn mỏi, bị Hoàng Phủ Tung lập kế chém chết Trương Lương tại Khúc Dương, rồi đào mả Trương Giác lên, chặt đầu đem về triều dâng nạp. Triều đình phong cho Hoàng Phủ Tung là Xa Kỵ Tướng quân, trấn nhậm tới Ký Châu.

Hoàng Phủ Tung lại làm sớ dâng về triều xin cho Lư Thực khỏi tội, và phục hồi nguyên chức. Tào Tháo cũng có công dẹp giặc Trương Giác nên được phong làm Tể Tướng Nam.

Chu Tuấn hay được tin ấy, lòng nao nao, vội thối thúc binh sĩ ngày đêm phá thành Trương Bảo rất gấp. Trong thành quân sĩ đều hết lương thực, thế giặc nguy cấp, nên tướng giặc là Nghiêm Chách đâm chết Trương Bảo, rồi chặt đầu đem ra ngoài thành dâng cho Chu Tuấn.

Thế là Chu Tuấn đã dẹp yên được mấy Quận, vội viết thiệp gởi về dâng tấu.

Bấy giờ còn dư đảng của giặc Khăn Vàng lẫn trốn trong núi non, rừng rậm, thỉnh thoảng kéo ra quấy nhiễu dân lành. Triều đình lại sai Chu Tuấn đem đoàn quân chiến thắng đi dẹp giặc các nơi hiểm yếu. Chu Tuấn tuân lệnh kéo quân ra đi.

Nhưng đi được vài ngày thì bỗng thấy trước mặt có một đạo binh kéo tới. Ngỡ là quân giặc, Chu Tuấn toan cho lệnh đánh, nhưng xem lại tướng đi đầu không phải là giặc, mà là một trang thanh niên trán rộng, mắt sáng, lưng gấu, vai hùm, oai phong lẫm liệt.

Người này họ Tôn tên Kiên, quê ở Ngô quận, đất Phú Xuân tự là Vân Ðài, dòng dõi Tôn Vũ Tử, một nhà quân sự lừng danh.

Năm Tôn Kiên lên mười bảy tuổi, theo cha tới sông Tiền Ðường, thấy hơn mười tên hải tặc vừa cướp thuyền của một khách buôn, đang chia tiền nhau trên bờ. Tôn Kiên nói với cha:

- Con xin phép bắt lũ giặc này.

Rồi nhảy lên bờ múa đao hò hét, tay chỉ trỏ Ðông Tây nhưng gọi quân bốn mặt đến. Giặc tưởng là quan quân đi tuần, vội bỏ hết của cải chạy trốn. Tôn Kiên đuổi theo chém được một đứa. Do đó, các quận huyện đều biết danh, được tiến cử làm Hiệu Úy.

Sau đó, lại có tên yêu tặc làm phản ở Cói Kê, xưng là Dương Minh Hoàng Ðế, tụ tập thảo khấu có hơn vài vạn. Tôn Kiên cùng quan quân Châu Quận phá được giặc chém đầu Hứa Xương, và đứa con của hắn là Hứa Thiều.

Quan Thứ Sử Tang Mân thấy Tôn Kiên lập được công lớn, liền dâng biểu về triều bảo tấu. Triều đình phong cho Tôn Kiên làm quan Thừa ở Diêm Tộc, sau đổi sang Hu Di Thừa, rồi lại làm Hạ Bì Thừa.

Nay thấy giặc Khăn Vàng nổi lên quấy nhiễu, Tôn Kiên lại một lần nữa tụ tập thiếu niên trong thôn ấp, và thu nạp một số võ sĩ ở miền sông Hoài, lập thành một đạo quân hơn một ngàn năm trăm người, kéo đi tiếp ứng cho quân triều.

Chu Tuấn mừng rỡ liền thu dụng Tôn Kiên, cùng nhau hiệp binh để truy nã giặc cướp.

Chẳng bao lâu, các nơi hẻo lánh đã dẹp xong, duy có ba tên giặc lớn, dư đảng của Truơng Giác, là Triệu Hoằng, Hàn Trung, Tôn Trọng, tụ tập hơn vài vạn quân, chiếm cứ nơi Uyển Thành, bên trong cướp của giết người, bên ngoài thinh thế là để trả thù cho ba anh em Trương Giác.

Chu Tuấn liền léo quân đến nơi vây đánh, sai ba anh em Huyền Ðức ngày đêm công thành.

Trong thành hết lương, Hàn Trung liệu thế không chống nổi, sai người ra xin hàng. Chu Tuấn không cho.

Huyền Ðức nói:

- Xưa, Hán Cao Tổ sở dĩ được thiên hạ nhờ ở chỗ chiêu dụ kẻ hàng, thu nạp kẻ thuận. Sao nay ông lại không cho Hàn Trung hàng?

Chu Tuấn đáp:

- Thời ấy khác, thời nay khác. Xưa nhà Tần bạo ngược, Hạng Vũ hung tàn, thiên hạ đại loạn, người dân không biết ai là thánh chúa, nên Hán Cao Tổ phải tỏ lượng khoan dung để thu phục thiên hạ. Nay bốn bể, dân gian ai cũng biết nhà Hán là chủ thiên hạ, chỉ có giặc Khăn Vàng làm phản. Nếu để chúng đắc thế thì làm loạn, yếu thế thì đầu hàng, là sao giữ được luật pháp? Tha cho chúng đầu hàng tức là khuyến khích sự phản nghịch đó.

Huyền Ðức đáp:

- Không cho giặc hàng cũng phải. Nhưng hiện nay ta vây kín bốn mặt thành, giặc bí thế tất phải liều tử chiến. Muôn người một lòng thì khó chống. Hơn nữa trong thành có hơn ba vạn sanh linh, chẳng lẽ vì chiến sự mà phải chết cả sao? Chi bằng chúng ta triệt quân ở hai mặt Ðông, Nam chỉ đánh hai mặt Tây, Bắc, để cho giặc bỏ thành chạy, rồi ta bắt sống là hơn.

Chu Tuấn nghe lời, triệt hết quân hai mặt Ðông, Nam, dồn về đánh hai mặt Tây, Bắc. Quả nhiên, Hà Trung dẫn quân bỏ chạy. Chu Tuấn liền cùng với anh em Huyền Ðức thúc quân đuổi theo chém giết, và bắt Hàn Trung. Quân giặc sống sót chạy tán loạn.

Ðang lúc quân Hàn truy kích, bỗng có Triệu Hoằng, Tôn Trọng dẫn quân đến vây đánh Chu Tuấn, Chu Tuấn thấy quân giặc đông nên phải tạm lui. Do đó, Triệu Hoằng thừa thế chiếm lại được Uyển Thành.

Chu Tuấn lui mười dặm hạ trại, rồi ngày hôm sau lại đều binh khiển tướng vây thành.

Chu Tuấn sai Tôn Kiên đánh phía Nam Uyển Thành, Huyền Ðức đánh cửa Bắc, Chu Tuấn đánh cửa Tây, chừa cửa Ðông nhử cho giặc chạy.

Tôn Kiên tự mình nhảy lên mặt thành trước tiên, vung đao chém luôn một lúc hai mươi tên giặc. Giặc hoảng sợ bỏ chạy xuống hết. Triệu Hoằng thấy thế liền cầm giáo dài phi ngựa tới đâm. Tôn Kiên từ mặt thành phi thân xuống, cướp luôn cây giáo của Triệu Hoằng, rồi xông vào giết giặc.

Bị binh Tôn Kiên hãm thành quá mạnh, Tôn Trọng kéo tàn quân chạy vụt ra cửa Bắc, bỗng gặp Huyền Ðức kéo quân chận lại. Tôn Trọng không còn lòng dạ nào giao đấu nữa, vội lách mình qua đám loạn quân chạy trốn. Huyền Ðức giương cung bắn theo một phát trúng Tôn Trọng nhào xuống ngựa chết tức thì.

Bấy giờ, đại quân của Chu Tuấn thừa thế đánh ập vào chiếm thành, chém hơn một vạn thủ cấp của giặc. Quân giặc lớp chết lớp đầu hàng. Thế là một giải Nam Dương hơn mười quận được bình định.

Chu Tuấn truyền lệnh ban sư hồi trào, vào thẳng Ngân Loan Ðiện ra mắt.

Hán Vương truyền dọn tiệc khao thưởng quân sĩ và phong cho Chu Tuấn làm chức Xa Kỵ Tướng Quân, kiêm lãnh Hà Nam.

Chu Tuấn dâng biểu xin phong chức cho Tôn Kiên và ba anh em Huyền Ðức. Tôn Kiên vì có thân thế nên được phong chức Tư Mã, lãnh quân đi trấn nhậm liền. Còn ba anh em Huyền Ðức chờ đợi rất lâu, mà không thấy phong thưởng gì hết, lòng lấy làm hổ thẹn, chẳng biết vì sao triều đình lại có chuyện bất công như vậy.

Một hôm, ba anh em Huyền Ðức ra đường dạo mát giải khuây, bỗng gặp xe của Quan Lang là Trương Quân đi ngang qua đó. Huyền Ðức tỏ hết tâm sự mình cho Trương Quân nghe.

Trương Quân nghe nói cả kinh, lập tức vào triều tâu:

- Xưa những cuộc nổi loạn gây nên thường bởi những kẻ nịnh thần. Sở dĩ giặc Khăn Vàng tạo phản là vì lũ Thập Thường Thị khi quân, mua quan bán tước, kẻ có công không được thưởng, kẻ có tội không bị trừng phạt xứng đáng, làm mất lẽ công bằng. Vậy nay bệ hạ phải chém đầu hết chúng nó và ban bố cho dân chúng biết, thì lòng dân mới yên ổn.

Bọn Thập Thường Thị liền tâu với vua là Trương Quân khi chúa. Vua khiến kẻ tả hữu đuổi Trương Quân ra.

Ðược vua tín dùng, bọn Thập Thường Thị lại càng đắc ý bàn với nhau:

- Ðây chắc có kẻ nào có công dẹp giặc Khăn Vàng mà không được trọng thượng nên oán hận sanh ra chuyện ấy. Bây giờ chúng ta phải tìm chức nào nho nhỏ phong cho nó, để chúng nó an lòng, rồi sẽ tìm cách sa thải chúng cũng không muộn.

Bởi lẽ đó nên Huyền Ðức được phong làm Huyện Úy tới huyện An Hỉ, thuộc phủ Trnng San, và phải phó nhiệm liền nội ngày hôm ấy.

Huyền Ðức được lịnh cho tất cả các nghĩa binh của mình được trở về làng, chỉ còn để lại vài mươi người tâm phúc, rồi cùng Quan, Trương thẳng đến huyện An Hỉ nhận việc.

Trấn nhậm được bốn tháng, nhân dân nơi đây rất mến phục ba anh em Huyền Ðức là người có nhiều lương tâm và đạo đức.

Ngày kia, Huyền Ðức bắt được chiếu chỉ của Triều đình phán rằng: "Tất cả những kẻ có công dẹp giặc Khăn Vàng được phong làm chức Huyện Úy đều phải bị cách chức."

Huyền Ðức đoán biết mình thế nào cũng bị sa thải, nên đêm ngày thường bàn bạc với hai em chưa biết vì duyên cớ gì.

Bỗng có Ðốc Bưu di hành đến huyện. Huyền Ðức ra thành nghinh tiếp, vừa thấy Ðốc Bưu vào đến quán dịch, Ðốc Bưu gọi Huyền Ðức nói:

- Huyện Úy làm người thế nào mà xuất thân đó?

Huyền Ðức nói:

- Tôi vốn là dòng dõi của Trung Sơn Tĩnh Vương vì lúc nọ nghe giặc Khăn Vàng tạo phản nên ra tụ tập nghĩa quân giúp nước. Từ ở Trác quận tôi đã dẹp lớn nhỏ hơn ba mươi trận, vì vậy mà được chút ít công lao nên được phong làm chức Huyện Úy nầy.

Huyền Ðức nói chưa dứt lời thì Ðốc Bưu đã hét lớn:

- Sao ngươi dám xưng là Hoàng Thân, lại còn hư báo công lao của ngươi nữa? Nay ta vâng lệnh triều đình đến đây để sa thải các tham quan, ô lại, ngươi có biết không?

Huyền Ðức nghe Ðốc Bưu nói thế, vội vàng lui ra không dám cãi, trở về huyện bàn vớì các quan lại. Các quan lại bàn tính một hồi rồi mới nói với Huyền Ðức.

- Ðốc Bưu là một đứa bất liêm. Nay nó làm oai như vậy là ý nó muốn nài hối lộ đó.

Huyền Ðức lắc đầu, nghĩ ngợi giây lát rồi nói:

- Ta lâu nay chẳng hề lấy của ai một đồng, một chữ nào, vậy tiền đâu mà đưa cho nó. Vả chăng, nếu có tiền ta cũng không thể làm được cái chuyện hèn hạ như vậy.

Ðốc Bưu thấy Huyền Ðức tỏ vẻ không phục tùng ý muốn của mình, bèn bắt tất cả các quan lại buộc vu cho Huyện Úy là người hà lạm của dân. Các quan đều khóc lóc xin cho Huyền Ðức.

Lúc ấy, Trương Phi cũng vừa đi đến, thấy có năm sáu ông già ngồi buồn trước quán dịnh khóc lóc. Phi liền kêu lại hỏi thăm duyên cớ, thì các ông già kia nói:

- Ðốc Bưu bắt ép bọn tôi khai cho Lưu Công là kẻ hà lạm, chúng tôi vì cảm mến Lưu công nên đã xin ba bốn phen mà chưa được.

Nhân lúc Trương Phi vừa uống xong mấy chén rượu để giải buồn, nghe nói như vậy, lòng nổi nóng, liền nhảy vội xuống ngựa xông vào quán dịch, chạy thẳng đến công đường, thấy Ðốc Bưu đang ngồi vểnh chân trên cao thét mắng các Huyện lại bị trói để nằm dưới đất.

Trương Phi bước đến thét lớn:

- Thằng khốn nạn kia! Ngươi biết ta là ai mà ngươi dám đến đây làm phách như vậy?

Ðốc Bưu chưa kịp nói nửa lời thì liền bị Trương Phi nhảy tới đá một đá vào quai hàm. Ðốc Bưu đau quá, la lên một tiếng, nhào xuống đất.

Chưa chịu thôi, Trương Phi nắm râu Ðốc Bưu kéo đi xềnh xệch, dẫn thẳng đến huyện nha, trói vào cột cờ, rồi bẻ roi đánh Ðốc Bưu một hồi nữa, đến gãy hết mấy chục cành roi liễu. Ðốc Bưu chẳng biết làm sao, đau quá buộc lòng phải năn nỉ, nhưng Trương Phi không tha.

Lúc ấy Huyền Ðức đang ngồi một mình buồn bực, bỗng nghe có tiếng huyên náo liền hỏi kẻ tả hữu. Và bọn này thưa:

- Trương tướng quân đang trói một người trước huyện nha mà đánh dữ lắm!

Huyền Ðức vội vã bước ra xem thì thấy người bị đánh là Ðốc Bưu, ông ta thất kinh, chạy lại nắm tay Trương Phi kéo lại. Trương Phi nói với Huyền Ðức:

- Anh đừng cản ngăn. Thằng này là một đứa ăn cướp, không đánh cho chết để làm gì?

Thấy Huyền Ðức tới, Ðốc Bưu năn nỉ:

- Lưu công ơi! Xin cứu dùm tánh mớng tôi với.

Huyền Ðức vốn lòng nhân từ thấy vậy không cho Trương Phi đánh nữa. Quan Công đang đứng một bên, bước đến nói:

- Ðại ca đã lập được công lao rất lớn. Với công án ấy lẽ ra đại ca phải được trọng thưởng, thế mà đại ca chỉ được chức Huyện Úy nhỏ mọn nầy. đã vậy, Ðốc Bưu lại còn đến đây đòi của hối lộ, làm nhục chúng ta nữa. Em nghĩ, không phải là chỗ để cho chim phụng hoàng nghỉ cánh, chỉ bằng giết quách Ðốc Bưu cho đã giận rồi trả ấn, trở về làng tìm cơ lập nghiệp là hơn.

Huyền Ðức liền lấy ấn treo nơi cổ Ðốc Bưu, và nói:

- Cứ như cái tội nhũng lạm của dân cũng đủ cho chúng ta giết ngươi cho an lòng dân chúng, nhưng vì từ tâm, ta dung thứ cho ngươi đó. Ngươi hãy đem ấn này về giao nạp cho triều đình, và ăn năn hối cãi để khỏi ân hận sau nầy. Chúng ta đi đây.

Khi Ðốc Bưu được thả thì ba anh em Huyền Ðức đi hết. Ðốc Bưu quá tức giận, lén đi cáo với quan Thái Thú quận Dĩnh Châu, vu cáo cho anh em Huyền Ðức mưu phản. Quan Thái thú Dĩnh Châu ra lệnh khắp các huyện tầm nã ba anh em Huyền Ðức.

Bấy giờ, ba anh em Huyền Ðức dắt nhau qua Ðới Châu ở với Lưu Khôi. Lưu Khôi thấy Huyền Ðức là dòng dõi nhà Hán nên có cảm tình giấu nuôi trong nhà.

Tới triều, bọn Thập Thường Thị lúc nầy lại lộng quuyền thái quá. Chúng dùng đủ cách tham ô. Những người nào phục tùng theo chúng thì được chức quyền, bằng trái lại thì đều bị chúng làm hại. Chúng lại sai người đi khắp quận huyện bắt những người nào có công dẹp giặc Khăn Vàng, được phong chức tước đều phải nạp lễ vật cho chúng, nếu không chúng tâu với vua sa thải ngay.

Bởi lẽ đó, nên nhiều người liêm chính đã bỏ chức về làng làm dân, không chịu mang tiếng nhục. Hoàng phủ Tung và Chu Tuấn là người có công lớn trong việc dẹp giặc Khăn Vàng, cũng bị bọn Thập Thường thị tâu với vua bãi chức.

Vua lại phong cho nhóm nịnh thần như Triệu Trung làm chức Xa Kỵ Tướng quân, và hết thảy mười ba người trong bọn Trương Nhượng đều lãnh chức Liệt Hầu. Từ đó, việc triều chính càng ngày càng hư nát, triều thần lộn xộn, dân tình ly tán.

Tới quận Trường Xa có tên Khu Tỉnh nổi loạn. - Ngư Dương có bè lũ Trương Cử, Trương Thuần làm phản. Trương Cử xưng Thiên tử, Trương Thuần xưng Ðại Tướng Quân. Biểu văn hàng ngày cấp báo về triều như cánh bướm, nhưng bọn Thập Thường Thị nhẹm hết, không cho vua hay.

 

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 192
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com