watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
17:20:3529/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Tập 8 - Nam Quốc Sơn Hà - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 11-30 - Trang 39
Chỉ mục bài viết
Tập 8 - Nam Quốc Sơn Hà - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 11-30
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Trang 36
Trang 37
Trang 38
Trang 39
Trang 40
Trang 41
Trang 42
Trang 43
Trang 44
Tất cả các trang
Trang 39 trong tổng số 44

 


Chương 28b

Tu-Kỷ những tưởng có người kiềm chế vợ chồng Trí-Cao là địch quân rồi loạn. Không ngờ khi y nhìn lên, thì có đến sáu bẩy người cầm cờ chỉ huy, y không biết rõ ai chỉ huy ai. Bởi những người chỉ huy đó là Dư-Phi, Phạm-Dật Kim-Loan, Vũ-Quang Kim-Liên. Hổ, báo, sói, voi, tiễn thủ phối hợp rất nhịp nhàng cho nên không đầy một khắc, đoàn võ-sĩ Tống bị dồn đến khu diễn võ. Các vòng vây theo thứ tự: trong cùng là chó sói, hướng mõm tru lên, nanh nhe ra, chỉ cần một hiệu lệnh của Kim-Loan là nhảy vào vồ họ ăn thịt. Kế tiếp là vòng vây của đội báo, chúng vờn vờn chân trước, miệng há ra đỏ lòm, vòng này do Kim-Liên chỉ huy. Ngoài cùng là vòng vây của đội hổ, do Vũ-Quang chỉ huy. Sau cùng là các dũng sĩ Long-biên, tên nạp vào cung, loại cung cứng, mũi tên bằng thép dài, bất cứ lúc nào cũng có thể buông ra. Các đoàn bao vây hành động mau quá, chỉ thoáng một cái đã hoàn bị. Phạm-Dật đứng trên bành voi cầm cờ chỉ huy như một thiên tướng. Bọn Lục-Đình, Tu-Kỷ, Yên-Đạt cùng bị dồn vào trong ba bốn vòng vây.
Tại bốn cổng thành: cửa đóng chặt, binh tướng, võ sinh, dân binh trấn thủ rất nghiêm cẩn. Tu-Kỷ nhìn ra, thì ôi thôi, năm người chỉ huy năm vòng vây lại chính là Quảng-Đông ngũ cái.
Phạm Văn-Nhân 0 đứng trên bành voi, tổng chỉ huy. Ông chỉ vào bốn cỗ xe vừa được đẩy vào cửa Nam mà hỏi Lục-Đình:
- Lục tiên sinh! Tiên sinh có nhận được những ai ngồi trên xe kia không? Tiểu sinh chắc tiên sinh có quen biết họ.
Lục-Đình nhìn ra, trên năm cỗ xe, chở đầy đủ người nhà ông: song thân tuổi đã trên tám mươi, năm bà vợ, mười tám đứa con, chín đứa cháu, cùng bộc phụ, tỳ nữ, mã phu... không thiếu một ai. Lục kinh hoàng, vì mấy hôm trước y đã cho tất cả xuống thuyền, kéo buồm chạy về Quảng-châu. Nay không hiểu sao lại bị bắt đem đến đây?
- Lão phu nghe người xưa nói: kẻ sĩ tuy phải đối đầu chém giết nhau, nhưng dù sao cũng không nỡ hại quyến thuộc của nhau. Năm vị với lão phu cùng ở trong cửa Khổng, xin dành cho gia đình lão phu một cái mộc che chở, nên chăng?
Lục-Đình xuống nước: Còn thân lão phu thì xin để cho các vị định liệu.
Văn-Nhân cung tay:
- Lục tiên sinh, xưa gia quyến Cao-tổ nhà Hán bị Sở-bá vương bắt được, mà không nỡ hại. Không lẽ anh em tiểu sinh lại thua Bá-vương sao? Không những gia quyến tiên sinh được an toàn, mà ngay tiên-sinh cũng được thư thả.
Đình-Huy cười lớn:
- Chúng ta đều là người Hoa gốc Việt, sinh trưởng ở xứ Quảng. Hồi nãy tiên sinh hứa dành cho năm anh em tiểu sinh một ân huệ, gọi là chút tình kẻ sĩ, bút mặc văn chương với nhau, thì bây giờ anh em tiểu sinh cũng dành cho tiên sinh cái nồng hậu đó.
Lam-kỳ chủ đứng cạnh Đình-Huy vung tay lên, lập tức có sợi dây quấn quanh người Lục rồi giật mạnh. Người Lục bay bổng ra khỏi vòng vây, rơi xuống chiếc xe chở năm bà vợ, êm đềm như đặt xuống vậy.
Văn-Nhân cầm tay Lục:
- Mưu kế của tiên sinh thực kỳ diệu. Cuối cùng chúng ta đã vây được đoàn võ-sĩ Tống và bắt sống Chiêm vương. Tiên sinh cứ thư thả về nhà với nhị vị đại lão gia, ngũ vị phu nhân và quý công-tử, tiểu-thư. Quân Đại-Việt là quân nhân nghĩa, sẽ bảo trọng quý quyến. Đại-Việt hoàng đế sẽ phong tước công cho tiên sinh để lao tưởng công lao mà tiên sinh ở Chiêm, nhưng lòng ở Việt.
Lục-Đình nghe Văn-Nhân nói, lão chẳng hiểu gì, nhưng trước mắt lão thấy gia quyến cùng mình được thoát chết thì mừng vô hạn.
Sự thực như thế này: khi Quảng-Đông ngũ cái bị trúng kế Lục-Đình, bị kiềm chế, giữa lúc tuyệt vọng thì Mộc-tồn, Viên-Chiếu xuất hiện. Hai ông biết rằng dù mình với Lam, Xích kỳ chủ có ra tay cũng không cứu được đại cuộc. Hai ông bàn với nhau cùng xuất hiện, Viên-Chiếu giả đẩy năm người rơi xuống vườn hoa. Trong khi đẩy, ông tống vào thân thể mỗi người một viên thuốc giải Ngũ-độc trùng của Trường-bạch, rồi nói chuyện, tấn công vào Tu, Yên kéo dài thời gian. Trong lúc đó Quảng-Đông ngũ cái lẻn trốn ra ngoài đuổi theo đám đệ tử mình, tìm đạo quân của Nùng-trí-Cao với bọn Phạm-Dật.
Phạm-Dật cho biết đạo binh của y đã bắt tay được với đạo binh của Dư-Phi. Dư-Phi cùng hai đạo Lam-kỳ, Xích-kỳ giao chiến với đội tàn quân của Chế-ma-Đa ở đèo Rundari. Chế-ma-Đa bị trúng Chu-sa ngũ độc chưởng của Lam-kỳ chủ. Y đau đớn đến chết đi, sống lại. Cuối cùng y xin đầu hàng, để được thuốc giải.
Phạm-văn-Nhân nhân đó thiết kế: chia quân làm hai. Cánh thứ nhất do Dư-Phi chỉ huy, đem theo Hoàng-Nghi, Lý-Đoan Ngọc-Hương, Trần-Ninh Ngọc-Liên đi bắt Chế-Củ. Còn lại, Trí-Cao tổng chỉ huy, tương kế tựu kế, giả xa giá Chiêm vương về đánh thành Phong-sa-trang.
Bây giờ tuy bắt được Lục-Đình; Văn-Nhân thấy rằng lực lượng người Hoa trong vùng khá mạnh. Mà bọn này đều là thủ hạ của Lão. Nếu giết Lục, thì mình phải chống với khối người Hoa, là một điều không nên. Vì vậy Văn-Nhân mới nảy ra ý phóng thích Lục, tìm cách chia rẽ Lục với võ sĩ Tống, với người Chiêm bằng lời nói ngụ ý rằng Lục là người của Đại-Việt tiềm ẩn trong triều đình Chiêm; nhờ mưu của lão mà Đại-Việt thành công trong việc bắt các cao thủ Tống.
Trong vòng vây, Trí-Cao, Thuần-Khanh với Hoàng-Sơn, Bạch-Sơn vẫn đấu với nhau bằng những chiêu trí mạng.
Văn-Nhân hướng vào vòng vây hỏi Tu-Kỷ, Yên-Đạt bằng tiếng Biện-kinh:
- Còn nhị vị tướng quân với các vị cao thủ Đại-Tống! Các vị định thế nào?
Yên-Đạt nhìn Tu-Kỷ rồi thở dài:
- Dĩ nhiên chúng ta thua trí các người. Ta đành chịu để cho các người muốn băm vằm mổ xẻ thế nào thì cũng chịu. Nhưng... nhưng ta muốn biết bằng cách nào mà các người lại lật ngược được thế cờ dễ dàng như thế này? Nếu các người không nói cho ta biết, thì họ Yên này có chết cũng khó mà nhắm được mắt.
- Cái đó thực giản dị! Yên tướng quân vốn người Hà-Bắc, nên không hiểu gì về tộc Việt chúng tôi. Người Hoa thì nhìn khắp gầm trời này đều là thiên-hạ, ở đâu cũng được, có phân biệt là phân biệt về phong hóa, học thuật, đạo lý mà thôi. Có đúng thế không?
- Không sai.
- Còn người Việt của chúng tôi thì khác. Đất tổ của chúng tôi gồm phía Nam sông Trường-giang đến tận cùng Chân-lạp, Xiêm-la. Trong vùng đó, thì chúng tôi sống ở chỗ nào cũng thế, nói tiếng nào cũng vậy, chúng tôi luôn hướng về đất tổ.
- Tôi hiểu.
- Lục tiên sinh với chúng tôi là dân xứ Quảng. Dù chúng tôi nói tiếng Quảng, tiếng Việt, tiếng Chiêm, thì chúng tôi cũng là người Việt. Cho nên, tôi làm quan với Tống, hay với Chiêm, khi có những điều hại cho đất tổ thì chúng tôi không làm. Nhưng đạo lý tộc Việt cũng dạy chúng tôi rằng ăn cây nào, rào cây ấy. Cho nên lúc nhận được tin Đại-Tống cử đoàn cao thủ sang giúp Chiêm, thì Lục tiên sinh đã sắp xếp kế hoạch sao cho vẹn toàn: không làm đổ máu đoàn võ sĩ Tống, mà vẫn chặn không cho đoàn võ sĩ Tống làm hại đến Đại-Việt
Yên-Đạt lắc đầu ngao ngán:
- Tôi hiểu rồi, vì thế cho nên tên khốn kiếp Lục-Đình mới cùng quý vị bàn kế để chúng tôi bị vây như thế này hẳn? Yên mỗ thề rằng sẽ có ngày băm vằm tên phản phúc ấy ra mới nư giận.
- Yên tướng quân thông minh thực. Bây giờ một là tướng quân ra lệnh cho chư vị võ sĩ đầu hàng. Hoặc là chư vị cứ việc xông ra mà phá vòng vây. Đám thú này đói quá rồi, bây giờ được xơi thịt các vị thì còn gì bằng.
Yên-Đạt thở dài hỏi Tu-Kỷ:
- Huynh nghĩ sao?
- Đành vậy.
Tu-Kỷ thở dài:
- Ta thua trí các người, nên phải đầu hàng. Vậy các người định đối xử với chúng ta ra sao?
Phạm Văn-Nhân mỉm cười chỉ vào đám võ sĩ:
- Càc vị võ-sĩ đây đều là nhưng đại cao thủ Trung-nguyên, có vị lại giỏi phóng độc. Nếu mở vòng vây cho các vị ra ngoài, thì thú thực anh em chúng tôi cảm thấy tính mệnh bị đe dọa. Vậy thì thế này, tôi xin mời Tu, Yên tướng quân ra lệnh cho các vị đây khuất thân để anh em chúng tôi trói lại. Sau đó hai vị được tự do ra khỏi vòng vây. Chúng tôi sẽ đưa các vị xuống chiến thuyền với đầy đủ lương thảo, rồi để các vị về Đại-Tống.
Động-đình thất kiệt quát lên:
- Sĩ khả sát, bất khả nhục (kẻ sĩ thì chỉ có thể giết đi, chứ không thể làm nhục). Tu, Yên nhị vị sợ chết thì cứ để cho người ta trói, chứ chúng tôi thì chiến đấu đến cùng.
Trong đám võ-sĩ Tống thì Tuyết-sơn thập anh là những người trẻ nhất. Một người hướng về Phạm Văn-Nhân cung tay:
- Phạm tiên sinh! Vãn bối họ Du tên Tín-Nhị, là người ít tuổi nhất trong Tuyết-sơn thập anh, mà cũng là người trẻ nhất trong anh em võ-sĩ Tống sang trợ chiến cho Chiêm. Vãn bối xin có đôi lời với tiên sinh.
Tín-Nhị nói bằng giọng ôn nhu, bình tĩnh: Phạm tiên sinh từng đậu tiến-sĩ, thì hẳn tiên sinh biết đạo lý tộc Hoa, tộc Việt đều có một phần giống nhau. Trong phần giống nhau đó có điểm: trung quân, ái quốc. Trước đây Phạm tiên sinh từng được Tống phong cao quan, tước hậu, nhưng khi quân Đại-Việt đánh sang Lưỡng-Quảng, lập tức tiên sinh bỏ về với Đại-Việt, đó là chuyện cũ.
Y liếc nhìn Nùng-trí-Cao: Sau khi họ Nùng thất bại, tiên sinh ẩn thân ở Chiêm, ai cũng tưởng tiên sinh qua đời rồi. Ấy thế mà khi nghe quân Đại-Việt tiến vào đây, tiên sinh lại hăm hở xông pha vào chỗ muôn đao nghìn tên. Đó là phần tiên-sinh.
Y chỉ vào anh em mình: Còn phần anh em tiểu bối, từ hồi còn thơ, chỉ biết đọc sách, đánh võ, tiêu dao với cỏ cây. Nhưng khi chiếu chỉ của Hy-Ninh hoàng thế ban xuống triệu anh em tiểu bối trợ Chiêm, lập tức anh em tiểu bối phơi phới lên đường. Bây giờ vì Tu, Yên tướng quân thua trí tiên sinh, mà anh em tiểu bối bị bó tay. Nếu tiên sinh thấy rằng tha anh em tiểu bối được thì tha; còn không thì xin cho mỗi người một mũi tên, anh em tiểu bối quyết không chịu cái nhục bị trói đâu.
Y quay lại nhìn cả chín anh em, rồi cùng hướng phía trước đi tới.
Phạm-Dật cười lớn:
- Tuyết-sơn thập anh khẳng khai tuẫn quốc, thì chúng tôi sẵn sàng giúp quý vị bảo toàn chính khí.
Nó hướng đội võ sĩ Long-biên:
- Buông tên!
Mười võ sĩ cùng dương cung, cánh cung uốn cong như vầng trăng mồng bốn, rồi những mũi tên bằng thép sáng lóng lánh dưới ánh sáng của mặt trời tháng ba bay tới trước ngực Tuyết-sơn thập anh, kình lực rít lên vi vu chói tai. Cả mười người cùng đứng thành hàng ngang, ưỡn ngực ra nhận tên, không một ai tránh né hay dùng tay bắt. Người nào cũng bị trúng ba mũi tên vào cùng ba bộ vị: trán, ngục, bụng... nhưng tên trúng người, mà họ cảm thấy như chỉ sẽ chạm vào da thịt, rồi rơi xuống. Trước mặt mỗi người ba mũi nằm song song rất chỉnh tề.
Tuyết-sơn thập anh những tưởng mình sẽ chết, khi thấy tên rơi trước mặt, thì họ kinh ngạc cúi xuống nhặt lên xem. Họ càng kinh ngạc khi thấy chỉ có mười tiễn-thủ mà bắn một lần đến ba mươi mũi tên; như vậy mỗi tiễn thủ bắn một lúc ba mũi. Bất giác thập anh cùng ngẩn người ra, vì trên mỗi mũi tên đều đã bẻ đầu đi.
Phạm-Dật từ bành voi tung mình rẽ vòng vây đến trước Tuyết-sơn thập anh, cung tay:
- Hùng tráng thay! Chính khí của các huynh làm cho anh em bọn này khẩu phục, tâm phục. Xin các huynh hãy cùng anh em bọn tiểu đệ thoát khỏi cái chỗ chém giết này, để kết bạn, nên chăng?
- Nên chứ!
Thế rồi Tuyết-sơn thập anh cùng Phạm-Dật thư thả ra khỏi vòng vây, coi như không biết đến Tu-Kỷ, Yên-Đạt đã đành, mà còn không xin lệnh của Phạm Văn-Nhân nữa.
Đến đó có tiếng quân reo, ngựa hí, rồi một đội binh từ phía Nam, quân khí mạnh đến long trời, lở đất, hùng hổ tiến tới. Tướng đi đầu mặt đẹp như ngọc, không râu, giáp bạc cỡi ngựa trắng, cạnh lá cờ có hàng chữ:
« Chinh Nam đại nguyên soái Lý ».
Một lá cờ khác có chữ:
« Tả kiêu vệ thượng tướng quân, Thái-hà hầu ».
Quân tướng đều biết, đó là nguyên-soái Lý Thường-Kiệt. Nùng Trí-Cao reo lên một tiếng, ông đánh liền ba chiêu đẩy lui Hoàng-Sơn, rồi phóng mình ra ngoài thành, hạ mình xuống vệ đường đón sư huynh. Thường-Kiệt cũng đã trông thấy Trí-Cao. Ông xuống ngựa, nắm lấy tay Trí-Cao:
- Sư đệ. Sư huynh nhớ hai em quá. Sư huynh tưởng đâu hai em không còn trên thế gian này nữa chứ! Không ngờ trong lúc Nam chinh gặp muôn vàn khó khăn, lại được em giúp đỡ.
Trong khi Thường-Kiệt mải nói chuyện với Trí-Cao, thì Lý Thường-Hiến, Nguyễn-An đã dàn hai hiệu Vạn-lược, bao vây ngoài thành; hai hiệu Hùng-tiệp tiến vào trong thành.
Trí-Cao trình bầy sơ lược tình hình chiến trận cho Thường-Kiệt nghe. Thường-Kiệt vội cùng Trí-Cao lên ngựa vào thành. Ông vẫy tay cho các đội thú, đội võ sĩ Long-biên lui lại, rồi tiến vào vòng vây. Thấp thoáng một cái, ông tung chưởng vào giữa Thuần-Khanh với Bạch-Sơn. Chưởng lực mạnh đến nghiêng trời lệch đất đẩy bật hai người lại phía sau. Ông nói lớn:
- Xin ngừng tay!
Trong khi Bạch-Sơn nổi cáu:
- Tổ cha tên nào mà hách quá vậy?
Nhưng y biết rằng bản lĩnh mình thua xa đối phương nên đành đứng ngây người ra nhìn.
Thường-Kiệt cung tay hành lễ với Tu-Kỷ, Yên-Đạt:
- Xin nhị vị tướng quân thứ lỗi, vì bản soái tới trễ, thành thử suýt nữa xẩy ra trận đánh đẫm máu. Bây giờ giữa những người lớn với nhau, chúng ta nói chuyện phải trái sao cho đẹp tình Tống-Việt.
Bạch-Sơn bị Thường-Kiệt đẩy lui, y ấm ức trong lòng, hai tay y xoa vào nhau:
- Đẹp cái gì? Đẹp là Tống để cho Giao-chỉ ỷ lớn hiếp nhỏ, đem quân đánh chiếm Chiêm chăng? Nếu người muốn cho bọn ta rút lui về Trung-thổ, thì phải thắng được ta đã.
Thường-Kiệt cười:
- Dường như tuổi của Trường-bạch nhị hiệp hãy còn trẻ thì phải? Còn trẻ thì khí huyết vượng, nên muốn dùng sức phải không? Nhưng cái sức đó phải xử dụng đúng chỗ chứ? Nhị hiệp hãy nhìn xem, nếu như bản soái phất tay ra lệnh, thì liệu tất cả các vị đây có toàn thây chăng? Chế-Củ giết chúa, cướp ngôi, tàn hại dân, thì bất cứ ai trong chúng ta cũng muốn tru diệt y. Nay y bị cầm tù rồi. Chúng ta không nên vì y mà đâm chém nhau.
Ông nói lớn:
- Khi còn sinh tiền, vua Nhân-tông nhà Tống với bề trên của bản soái là Kinh-Nam vương đã kết làm huynh đệ. Lại nữa Yên-vương với Quốc-phụ của bản soái cũng kết làm huynh đệ. Hoá cho nên Tống, Việt trải mấy chục năm thanh bình. Bây giờ bọn văn quan mặt trắng bàn ra, nói vào với Hy-Ninh hoàng đế, để gửi ba trăm vị sang đây hầu chống với binh hùng tướng mạnh của Đại-Việt, thì thực là chúng muốn giết các vị. Các vị có nhận thấy không? Nếu như việc thành, thì công chúng hưởng. Nay việc thất bại, chúng sẽ đổ tội lên đầu các vị, liệu nay các vị trở về có thoát khỏi họa sát thân không? Thôi, hãy ngừng chém giết, chúng ta nói chuyện tử tế với nhau đã.
Yên-Đạt, Tu-Kỷ, cùng Trường-bạch ngũ hùng, Động-đình thất-Kiệt, được mời vào trong dinh tổng trấn thành. Thường-Kiệt nói với Quảng-Đông ngũ cái:
- Phiền năm vị cho làm một tiệc lớn, để bản soái tiễn Tu, Yên tướng quân cùng chư vị cao thủ trở về Tống.
Thường-Kiệt, Trí-Cao, Thuần-Khanh, Quảng-Đông ngũ cái chia nhau ra ngồi làm chủ vị để tiếp đãi bọn Tu-Kỷ. Thấy vắng bóng Long-biên ngũ hùng, Tuyết-sơn thập anh; Thường-Kiệt hỏi Trí-Cao:
- Long-biên ngũ-hùng, với Tuyết-sơn thập anh dâu rồi?
Đinh Nho-Quan chỉ ra ngôi nhà phía góc thành:
- Trình nguyên soái, năm tiểu tướng quân gặp mười vị anh hùng Tuyết-sơn... hai bên tâm đầu ý hiệp đã kéo nhau ra ngôi nhà kia đàm đạo rồi!
Thường-Kiệt cười:
- Cho hay thanh khí, lẽ hằng. Tuổi trẻ khí phách gặp nhau là thân nhau ngay. Khi xưa vua Nhân-tông với Kinh-Nam vương cũng vậy. Gặp nhau là gắn bó keo sơn liền. Phải chi tất cả tộc Hoa, tộc Việt đều có tình với nhau như đám trẻ này thì hay biết mấy!
Hoàng-Sơn thấy Thường-Kiệt hào sảng mà thanh cao, trong lòng y nảy ra sự kính phục:
- Nguyên soái dạy thực phải. Cái tình giữa võ lâm chúng ta vượt khỏi khuôn khổ ngôn ngữ, giống nòi. Anh em tại hạ vốn thích tiêu dao mây nước, thấy kẻ ác thì giết, thấy người cô thì bênh. Nhưng rồi chẳng may bị bọn cẩu quan biết tông tích, chúng đem quân bắt toàn gia giam lại. Trước cái thảm họa đó, anh em tại hạ phải đầu hàng triều đình, với điều kiện là cho anh em tại hạ được xung quân đánh bọn Liêu cẩu. Nhưng... bọn mặt dơi tai chuột trong Khu-mật viện lại đẩy anh em tại hạ sang đây để trợ kẻ ác Chế-Củ, nên mới bị cái họa này.
Huyền-Sơn tiếp lời sư huynh:
- Nói ra thực xấu hổ. Lúc mới tới đây, anh em tại hạ xông thuốc đánh Quảng-Đông ngũ cái, tưởng đâu ngoài thuốc giải của mình ra thì dưới gầm trời này không ai có thể cứu nổi. Không ngờ Viên-Chiếu bồ-tát chỉ vung tay một cái, đã giải độc cho ngũ cái.
Động-đình đệ nhất kiệt trở lại thực tế:
- Triều đình Hy-Ninh sai Tu, Yên nhị tướng dẫn anh em tại hạ sang đây mới mục đích chính là tìm bắt hết dư đảng của Nùng Trí-Cao, nhưng bề ngoài thì nói là giúp Chế-Củ. Bây giờ việc thất bại, nguyên-soái nghĩ tình võ lâm cho về Tống, thì anh em tại hạ vô cùng cảm kích. Nhưng... nhưng thời vua Thái-tông, các tướng sang đánh Đại-Việt bại ở Chi-lăng, Bạch-đằng trở về đều bị chặt đầu. Nay anh em tại hạ chắc cũng không thoát khỏi cái họa đó. Vậy mong nguyên soái tìm cho một kế an toàn.
Nùng-trí-Cao cầm chung rượu lên ực một cái hết sạch, rồi cười lớn:
- Trời ơi! Tôi nghe nói Động-đình nhất kiệt họ Từ tên Bá-Tường, xuất thân tiến sĩ, mưu trí có dư, thế nhưng chỉ vì cao ngạo, không chịu luồn cúi nên không được bổ nhiệm. Thế mà không nghĩ ra được kế an toàn ư?
Từ Bá-Tường không ngờ kiến thức Nùng Trí-Cao lại quảng bác đến thế. Y đứng dậy chắp tay:
- Tường này mong Nùng tiền bối chỉ cho con đường sống. Nguyện không quên ơn.
Trí-Cao chỉ Phạm Đình-Huy:
- Trí-Cao này làm gì có diệu kế mà hiến cho tiên sinh? Xin tiên sinh thỉnh danh sĩ Bá-Di thì hơn.
Phạm Đình-Huy đứng dậy nhìn tất cả đám võ-sĩ Tống:
- Huy này trước đây đã làm quan dưới triều vua Nhân-tông, ít nhiều biết về bọn hủ nho ở tòa Trung-thư lệnh. Bây giờ mà các vị về, chúng sẽ lôi những gì là trung quân, ái quốc, những gì là nhục mệnh quân vương ra để kết tội giết cả nhà các vị rất thảm khốc. Có đúng thế không Tu, Yên nhị vị tướng quân?
Mặt Yên-Đạt xám lại, y nói như người mất hồn:
- Đúng vậy!
- Hiện nay chỉ có cách là các vị ở lại bên Chiêm, hay bên Đại-Việt, thì gươm đao nào mà giết nổi các vị?
Một võ sĩ nói:
- Nhưng còn vợ con?
- Cái đó đâu có khó? Bây giờ chúng ta làm khổ nhục kế thì Tống triều làm sao mà biết được? Trước hết nguyên soái làm lễ tiễn các vị thực long trọng. Thế rồi thuyền dương buồm ra khơi, khi về đến gần đảo Hải-Nam thì thuyền quay trở lại. Ta thả xuống biển mấy mảnh ván thuyền cho mấy vị Từ, Tu, Yên bám lấy bơi vào bờ. Khi quan quân trên đảo vớt các vị về, các vị cứ nói rằng thuyền gặp bão bị vỡ, chỉ có mấy người sống sót.
Mọi người vỗ tay hoan hô.
- Còn gia quyến các vị.
Đình-Huy tiếp: cứ để cho họ để tang, khóc lóc. Đợi triều Tống sai quan về phủ tuất thì xin được ra bờ biển chiêu hồn, tế vọng. Bấy giờ ta dùng thuyền đón họ sang Chiêm, sang Đại-Việt. Dĩ nhiên ít lâu sau Tống triều sẽ biết. Nhưng biết thì cũng chỉ đến nuốt hận mà thôi.
Các võ sĩ vỗ tay hoan hô.
Đến đó thân binh vào báo:
- Hữu thiên ngưu vệ đại tướng quân Dư-Phi cùng các tướng Hoàng-Nghi, Lý-Đoan Ngọc-Liên , Trần-Ninh Ngọc-Hương xin cầu kiến!
- Mời vào!
Dư-Phi dẫn một đoàn vào thành. Lạ thay Hoàng-Nghi trông thấy Đinh Nho-Quan, nó cảm thấy như đã gặp nhau từ bao giờ, nhiều lần, tự nhiên trong lòng nó dâng lên một cảm giác thân ái, hồi hộp, lẫn buồn man mác. Đinh cũng đứng nhìn nó mà nói không lên lời.
Thường-Kiệt là Tả-kiêu vệ thượng tướng quân, lĩnh ấn nguyên nhung; đẳng trật của ông quá cách xa với Hữu thiên ngưu-vệ thượng tướng quân Dư-Phi. Nhưng vì Dư-Phi là đệ tử của Tôn-Đản, Cẩm-Thi, hơn nữa Dư là em sữa của ông, nên lúc nào ông cũng dùng tình anh em với Dư.
Dư-Phi cùng đám thiếu niên vào hành lễ với Thường-Kiệt:
- Trình sư huynh, bọn đệ tuân lệnh sư huynh, dùng chó sói, chim ưng lục khắp núi non phía Tây, nhưng cũng không thấy tung tích Chế-Củ đâu. Nên bọn đệ về chịu tội với sư huynh.
Thường-Kiệt nghiêm mặt nói:
- Sư đệ với Trí-Cao, Hoàng-Nghi thiết kế, để đến nỗi Lục-Đình biết được, lão tương kế tựu kế suýt nữa hỏng đại cuộc. Tuy sau đó sư đệ đã chuyển khách vi chủ thành công. Nhưng sư đệ quên mất một chi tiết quan trọng là trong kế hoạch, sư đệ dẫn dụ cho Chế-Củ ẩn về dẫy núi phía Tây, rồi bao vây bắt y phải không?
- Dạ!
- Thế mà khi kế bị lộ, sư đệ phải biết rằng Lục-Đình đã chuyển Chế-Củ đi nơi khác rồi chứ? Biết y được chuyển đi nơi khác, mà cứ hì hục vào núi phía Tây tìm y, thì có khác gì tìm chim?
- !!!.
- Khi nhận được báo cáo diễn tiến trận đánh, ta biết chắc Chế-Củ sẽ « tìm cái sống ở chỗ chết”, nên cho phục binh bắt y cùng tùy tùng không sót một mạng. Sư đệ thử đoán xem ta bắt y ở đâu?
Dư-Phi lắc đầu.
Hoàng-Nghi thưa:
- Chỗ chết của Chế-Củ có ba nơi, một là trong thành Pandurango, hai là Phong-sa-trang, ba là đèo Rundari. Vậy chắc y vượt rừng tiến về Pandurango.
- Đúng thế. Ta cho phục binh đón đường, bắt được y cùng với trên ba trăm bộ hạ thân tín. Hiện ta đã cho tất cả xuống hạm đội, giải về Đồ-bàn để hoàng-thượng phát lạc rồi.
Thường-Kiệt nhìn trên người « ông tướng” em sữa của mình: lưng đeo cái nhị (đàn cò), ngực phải một cái ống đựng tiêu... ông lắc đầu:
- Sư đệ xông pha trận mạc, thế có mang đàn hạc, đàn chó theo không?
Thường-Kiệt biết ông em sữa vốn mê âm nhạc, nhưng khi dẫn quân chinh tiễu, chắc y không mang đàn chó, đàn chim theo, cho nên ông hỏi đùa. Không ngờ Dư-Phi nghe anh hỏi, ông rút ống tiêu bên mình ra để lên miệng, tiếng tiêu cất lên cao vút tận tầng mây. Lập tức một đàn hạc từ đâu bay lại, bay lượn trên trời, uốn cánh theo nhịp tiêu.
Chư tướng, cùng đám võ sĩ Tống đều lắng tai nghe tiếng tiêu, hòa lẫn với tiếng hạc trên không. Bỗng chốc họ cảm thấy tạm rời xa cái cảnh chém giết nhau ru hồn vào điệu nhạc.
Chợt Đinh Nho-Quan nắm lấy tay Hoàng-Nghi:
- Này cháu, có phải cháu là đệ tử của sư cụ chùa Từ-quang làng Thổ-lội không?
- Vâng!
Mặt Nho-Quan tái đi, ông nói bằng giọng run run:
- Thế song thân cháu là ai?
- Cháu không biết. Cháu mồ côi từ nhỏ, được sư cụ nuôi dạy, rồi đặt cho cái tên là Hoàng-Nghi.
Thình lình Nho-Quan vung tay một cái, xé rách vạt áo trước ngực Hoàng-Nghi. Trên ngực nó hiện ra hình một con sư tử nhe nanh, múa vuốt. Mọi người còn đang ngơ ngác, thì ông cũng phanh áo trước ngực mình ra. Trên ngực ông cũng có hình con sư tử giống hệt con sư tử của Hoàng-Nghi. Ông nói trong hơi thở:
- Người là... người là con ta.
Nùng Trí-Cao cũng nói:
- Khi ta thấy cháu, nhìn nét mặt, nhìn cử chỉ, nhìn tướng đi, ta thấy cháu giống hệt Đinh hiền đệ. Thì ra hai người là cha con. Này cháu! Trước đây vua Đinh lấy biểu hiệu là con sư tử, nên tất cả những con cháu ngài đều xâm hình con sư tử vào ngực để dễ nhận nhau. Lúc Đinh đệ cùng ta thất bại ở Lưỡng-Quảng; Đinh đệ đeo cháu trên lưng, phá vòng vây thoát thân. Khi về qua Thổ-lội thì kiệt sức. Đinh đệ được sư Viên-Chiếu cứu sống. Đinh đệ đem cháu gửi sư Viên-Chiếu nuôi, để cùng ta đi giải cứu các bạn. Không ngờ trời xanh run rủi, hôm nay cha con cháu đoàn tụ ở đây. Mừng! Ta mừng cho Đinh đệ, cho cháu!
Ghi chú,
Theo QTNC và TTCTGCK thì: Sau trận đánh sang châu Khâm, Liêm, Ung, Nghi, Bạch, Dung bên Tống (1075), Đinh Hoàng-Nghi được phong Chính-tâm hầu, lĩnh ấn Quán-quân thượng tướng quân. Khi Quách-Quỳ, Triệu-Tiết, Yên-Đạt, Ty-Kỷ đem quân sang đánh Đại-Việt -1, Đinh Hoàng-Nghi tuẫn quốc, triều đình truy phong là Hiển-uy, Trung-Nghĩa, Duệ-mưu đại vương, phu nhân được phong Nghi-hòa, Tuyên-đức, Trang-duệ công chúa. Đinh Nho-Quan là cha, được cắt đất vùng Trường-yên phong cho để phủ tuất. Chỗ đất đó nay vẫn mang tên là Nho-quan? Ở Pháp, hiện có văn hữu Đinh Nho-Tiêu, là hậu duệ của Đinh Hoàng-Nghi, nhưng thuật giả không biết là cháu đời thứ mấy của vua Đinh?

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 164
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com