watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
17:18:2429/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Tập 8 - Nam Quốc Sơn Hà - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 11-30 - Trang 23
Chỉ mục bài viết
Tập 8 - Nam Quốc Sơn Hà - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 11-30
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Trang 36
Trang 37
Trang 38
Trang 39
Trang 40
Trang 41
Trang 42
Trang 43
Trang 44
Tất cả các trang
Trang 23 trong tổng số 44



Chương 21c

Đến đó đội do thám tiền phong tới, nào voi, nào cọp, nào báo, nào dũng sĩ. Bấy giờ hai cô mới tin. Hai cô thoăn thoắt từ cành cây xuống đất. Phạm-Dật tự giới thiệu:
- Tôi họ Phạm tên Dật, thuộc đội tiền phong của Trung-thành vương, đem quân đi đánh Chàm. Còn hai cô tên gì?
Thiếu nữ áo xanh tự giới thiệu:
- Tôi tên là Lê Kim-Loan. Còn bạn tôi là Võ Kim-Liên.
- Thế các cô đi đâu đây?
- Chúng tôi đi tiếp tế cho người nhà phải trốn bọn Hồng-thiết giáo trên hang núi.
Kim-Liên chỉ vào hai cái gánh đầy rau, cá khô, tôm khô, gạo, muối của mình.
- Hang núi ở đâu?
Kim-Liên chỉ phía trước:
- Gần đây thôi.
Sợ hai thiếu nữ có gì gian dối, Dật hú lên một tiếng cho mười con sói đi dò đường. Quả nhiên chỉ một nửa khắc sau, đàn chó lại tru lên. Nó vội cùng Kim-Liên, Kim-Loan chạy tới.
Phía trước, mười con chó đang hướng vào trong hang sủa om sòm. Kim-Liên chỉ hang:
- Người nhà chúng tôi ở trong đó đấy. Anh bảo chó đừng cắn họ.
Tuy tin hai thiếu nữ nhưng tính vốn cẩn thận, Phạm-Dật hú lớn lên ra lệnh cho các đội thú tiến về phía sói tru; lập tức đám đười ươi vọt lên cây, truyền cành nọ sang cành kia phóng theo đàn sói. Phiá sau hổ, báo cũng lao tới.
Phạm-Dật cùng đám dũng sĩ tiền phong bao vây ngoài cửa hang xem, nó ra lệnh cho đàn sói ngừng gầm gừ. Từ trong hang, một mũi tên bay tới. Mấy con sói nằm rạp xuống tránh. Lại một mũi lao phóng ra, kình lực khá mạnh.
Phạm-Dật chụp mũi lao, rồi nói bằng tiếng Chàm:
- Ai trong đó, ra đây. Chúng ta là bạn với nhau. Ta quyết không hại người đâu. Chó này là chó nhà nuôi chứ không phải chó rừng đâu mà sợ.
Có người nói với nhau bên trong bằng tiếng Việt:
- Chắc là lính Chàm. Mình có ra, chúng cũng giết, chi bằng cứ cố thủ trong này, đợi anh em đến tiếp cứu.
Phạm-Dật kinh ngạc, nó nói tiếng Việt:
- Tôi là người Việt, chứ không phải người Chàm đâu. Ra đây mau đi.
Có tiếng bàn nhau:
- Hay anh em nhà mình lên tiếp tế. Cứ ra xem sao?
Tiếng Kim-Liên gọi lớn:
- Bố ơi bố, con với Kim-Loan lên tiếp tế cho bố đây. Bố cứ ra đi, đừng sợ hãi gì cả. Mấy anh là là quân nhà vua mình đấy.
Một người từ trong lù lù đi ra, râu tóc tua tủa, trông như một dã nhân, nhưng dáng điệu hùng vĩ. Khi y trông thấy Phạm-Dật đeo kiếm, đứng cạnh bầy sói, phía sau còn có cọp, beo, y ngừng lại hỏi:
- Cậu là ai? Người Việt trong vùng này tôi biết hết rồi. Có phải cậu là người Việt Hồng-thiết giáo đi bắt chúng tôi cho Chàm không?
Phạm-Dật lắc đầu:
- Tôi là quan binh Đại-Việt đi đánh Hồng-thiết giáo. Ông đừng sợ hãi.
Người đó reo lên một tiếng, rồi dường như không sợ thú, y chạy ra ngoài, hai tay nắm lấy tay Phạm-Dật:
- Cứu tinh! Cứu tinh! Hôm qua, tôi khấn Chử đạo tổ 0 với công chúa Tiên-Dung xin cứu chúng tôi, quả y như hôm nay cậu tới đây.
Ghi chú
Chử Đạo-tổ để chỉ Chử đồng tử. Tiên-Dung là công chúa con vua Hùng. Hai vị là nhân vật huyền sử. Nhưng trong tôn giáo thì Chử đồng tử với Tiên-Dung được tôn là tổ của thuật phù thủy, cũng như về đồng cốt.
Y nói vọng vào:
- Tất cả ra đi.
Trong hang có mười bẩy người đàn ông nữa đi ra. Người nào râu tóc cũng bù xù, da xanh xao. Đến đó đạo quân của Hoằng-Chân đã tới. Phạm-Dật chỉ vào Hoằng-Chân:
- Vị này là Trung-thành vương của Đại-Việt, người đem quân đánh Chiêm.
Hoằng-Chân hỏi:
- Vì đâu nên nỗi các anh lại phải trốn vào hang thế này?
Cả mười tám người đều quỳ gối hành lễ:
- Bọn thần là dân Việt ở Vọng-hương, xin yết kiến vương gia.
Hoằng-Chân ra hiệu cho họ miễn lễ. Người lớn tuổi nhất kể:
- Khải vương gia, bọn thần là dân Việt, vào đây lập nghiệp từ thời Lê. Lúc đầu chỉ có hơn trăm gia đình. Nay thì đã tới hơn năm nghìn. Chúng thần tổ chức thành trang, có trang trưởng, trang phó, trương tuần, thủ bạ giống y như bên nhà; lại tổ chức học văn, luyện võ cho trẻ. Dần dần trang chúng thần trở thành giầu có. Từ mấy năm nay, những người Việt Hồng-thiết giáo được vua Chàm trọng dụng. Họ cử người về thôn xóm, truất phế, giết chết hương dịch, rồi bắt chúng thần nhập giáo, bắt học Hồng-thiết kinh, không cho thờ Phật, thờ thánh, cấm thờ cúng cha mẹ. Họ bắt tất cả mọi người vào đội ngũ. Già thì nhập đội già. Trẻ thì nhập đội trẻ. Tối tối phải đi hội họp. Bọn du thủ du thực, bọn trốn chúa lộn chồng, bọn mất dậy, vô học thì được trọng dụng, cử lên cầm đầu. Họ chọn lấy một số trung kiên gọi là nội-giáo. Còn lại tuy là giáo-đồ, nhưng gọi là ngoại-giáo. Bọn nội- giáo có uy quyền tuyệt đối, được cấp phát lương thực gấp ba gấp bốn lần người ngoại-giáo. Họ kiểm soát gia súc, lúa gạo, hoa quả. Họ chỉ để cho đủ ăn. Còn bao nhiêu họ thu hết. Ai chống đối, thì họ bắt ra đình làng, để cho cả dân làng đánh chửi, đái ỉa lên đầu. Có người bị đánh đến chết. Chúng thần không chịu được, phải trốn vào rừng ẩn thân. Vợ con, anh em bí mật đem thực phẩm lên tiếp tế. Chúng thần âm thầm cử người về Đại-Việt cầu cứu với phái Đông-a, nhưng khi đi đường, bị lính Chàm bắt được trao cho bọn Hồng-thiết giáo. Chúng đem về làng bắt làm việc thay trâu, được ít ngay, mệt quá kiệt sức rồi chết.
Trung-thành vương nghe đám cùng dân kể chuyện, vương rơm rớm nước mắt, rồi than với chư tướng:
- Lỗi hoàn toàn ở cô gia. Cô-gia thân quản Khu-mật viện, mà không biết đến những đau khổ của người dân, dù là người dân ở hải ngoại. Hôm nay đây, đã nghe biết việc này rồi, cô gia phải cứu họ.
Ông đưa mắt cho Phạm-Dật.
Phạm-Dật sai binh sĩ đem cơm, thịt cho đám người khốn khổ ăn. Nó hỏi:
- Hiện xung quanh đây, còn bao nhiêu người trốn tránh nữa?
- Còn nhiều lắm, khoảng hơn ba trăm.
- Thế trong vùng có bao nhiêu trang-động người Việt cư ngụ?
Người đó chỉ vào khu làng dưới chân núi:
- Từ Ma-linh đến cửa Tư-dung chỉ có hai trang. Kia là trang thứ nhất mang tên Vọng-hương. Còn một nữa trang thì ở ngay gần cửa sông thông ra Tư-dung mang tên Vọng-giang.
Phạm-Dật sai mấy người đi tìm đồng bọn. Lát sau, họ đều tụ hội lại. Tổng số lên tới hai trăm bẩy mươi người. Một người trọng tuổi tên Lê-Mưu được giới thiệu là thủ lĩnh khu Vọng-hương. Ông ta trình bầy:
- Khu Vọng-hương chúng tôi có tới hơn bốn nghìn nóc gia. Dân số hơn hai vạn người. Trai tráng từ mười sáu, tới bốn mươi lăm là bốn nghìn người. Hiện bị bọn Hồng-thiết giáo khống chế, tổ chức thành đội ngũ.
- Ai là người cầm đầu bọn Hồng-thiết giáo khu Vọng-hương?
- Tên Việt của y là Trần-Bình. Còn tên Chàm của y là Yan-du Pang-sơ. Nguyên y là phường du thủ du thực trong vùng, vô học bất thuật. Y bỏ nhà trốn đi theo Vũ-chương-Hào; được Hào thu làm đệ tử, rồi sai y về cai trị vùng này. Y thu nhận giáo chúng, huấn luyện được vài trăm đệ tử. Võ công y rất cao. Nhưng địa vị trong giáo của y lại thấp hơn vợ đến mấy bậc. Vợ y lĩnh chức giảng-kinh của Vọng-hương. Cho nên mọi việc trong trang do vợ y là Võ-xuân-Loan quyết định hết. Mụ là một người cực kỳ ác độc. Bất cứ giáo đồ, dân chúng nào phạm tội là mụ sai quẳng xuống hầm cho rắn ăn thịt.
Phạm-Dật không ngạc nhiên, vì nó đã được Khu-mật viện cho biết: Hồng-thiết giáo có lối khủng bố tinh thần con người bằng cách quẳng xuống hầm để rắn ăn thịt. Mỗi viên đạo trưởng một trang đều có nuôi một hầm rắn, làm vũ khí trấn áp tinh thần kẻ nào chống chúng.
Nghe Lê-Mưu kể, một chi tiết làm Hoằng-Chân giật bắn người lên. Nhưng vương vẫn phải giữ vẻ mặt bình tĩnh. Chi tiết đó là: từ khi Nhật-Hồ lão nhân bị giết, Hồng-thiết giáo bị diệt, các đại ma đầu đều chết, chỉ duy bốn tên còn sống. Một là Đinh-kiếm-Thương, thì hiện y làm đại-tư-mã Chiêm. Hai là đệ tử của y tên Đinh-Hiền, ẩn danh Nguyễn-Bông đã bị giết. Còn hai tên Lê-phúc-Huynh với Vũ-chương-Hào tuyệt tích giang hồ. Khu-mật viện cũng như các võ phái ra công tìm kiếm, mà không thấy. Nào ngờ y ẩn thân ở Chiêm, đang gây thế lực trong đám tộc Việt tại đây.
Vương hỏi:
- Ông có biết Vũ Chương-Hào hiện làm gì ở triều đình Chiêm không?
- Y đổi tên là Lục Chương-Anh.
Cả Hoằng-Chân lẫn Phạm-Dật cùng bật lên tiếng kêu:
- Ái chà!
Vì Lục Chương-Anh hiện là tể tướng của Chiêm, Tế-tác Đại Việt dò tìm được mọi tin tức của triều đình Chế-Củ, mọi chi tiết trong đời sống hàng ngày của y mà cũng không biết y chính là Vũ Chương-Hào.
Phạm-Dật hỏi:
- Người Chàm có biết y là Vũ Chương-Hào không?
- Không! Sở dĩ tôi biết được, vì nghe tên Trần-Bình tiết lộ với đồng bọn. Chương-Anh không dấu diếm gốc Việt của mình. Chế-Củ dùng y để quy tụ khối người Chiêm thuộc tộc Việt ở đây. Hiện tại vùng Bố-chánh thì mười người gốc Việt mới có ba người gốc Mã. Đến vùng Địa-lý thì thì mười người gốc Việt, có bốn người gốc Mã. Tại vùng này thì nửa nọ nửa kia. Đến vùng trong thì mười người gốc Mã mới có bốn người gốc Việt. Tuy nhiên vùng Đồ-bàn thì người gốc Việt lại đông hơn, chiếm tới bẩy phần mười.
Đến đó, các đạo tiền, trung, hậu quân đã tới. Vương sai chim ưng đi gọi các tướng chỉ huy hai hiệu Thiên-tử binh Quảng-vũ, Bổng-nhật đến bàn định kế hoạch. Vương trình bầy tình hình, rồi ra lệnh:
- Như vậy việc đánh Tư-dung rất khó. Vì có hai trang người Việt ở Vọng-hương, Vọng-giang bị Hồng-thiết giáo khống chế, lập thành đội ngũ. Ta có đánh cũng phải khéo léo lắm. Bằng không chính người Việt lại là lực lượng phòng vệ cho Chiêm.
Lê-Mưu hiến kế:
- Thưa đại vương, tuy chúng đội ngũ hóa dân chúng, nhưng chỉ có khoảng trăm người thực sự thân tín của chúng là nội-giáo mà thôi. Còn lại đều bất đắc dĩ phải tuân lệnh chúng. Theo luật lệ của Hồng-thiết giáo, khi có giáo chúng nào đủ khả năng thắng đạo trưởng, thì sẽ được lên thay thế. Nếu như vương gia cho mấy người len lỏi vào hạ tên Bình với mấy tên tùy tùng thì xong ngay. Đám dân còn lại, tiểu nhân xuất hiện, hô một tiếng là họ bắt hết đám chân tay của Bình liền.
Một người khác nói:
- Khải vương gia, thần tên Võ-Thương, nguyên là thầy thuốc ở Vọng-hương. Sáng hôm kia người nhà thần lên tiếp tế lương thực cho thần kể rằng hôm nay dân chúng mời bốn nhà sư đến thuyết pháp. Bọn tên Bình đang chuẩn bị cho người lẫn vào dân chúng để phá phách nhà sư. Vậy nếu vương gia thuận, thì nhân lúc đông người, bọn thần trà trộn vào để làm nội ứng cho quan quân.
Hoằng-Chân hài lòng. Vương ban lệnh:
- Bây giờ sư đệ Phạm-Dật cùng đô-thống Lưu-trọng-Kiệt, Nguyễn-văn-Huy, thay quần áo dân dã, đi cùng với Lê-Mưu, mang theo mười võ-sĩ hiên ngang nhập vào Vọng-hương. Đợi trời cập choạng tối, ta xưng là Hồng-thiết giáo Đại-Việt tuân lệnh Đinh-kiếm-Thương vào Vọng-hương để xét lại việc Trần-Bình lạm quyền, đàn áp dân nghèo. Lưu-trọng-Kiệt làm trưởng đoàn, Nguyễn-văn-Huy làm phó, Phạm-Dật làm quản đạo. Dĩ nhiên tên Bình sẽ chống đối, thì ta lập tức dùng võ công kiềm chế y. Sau đó, thì quân ta từ ngoài đột nhập vào Vọng-hương. Bấy giờ ông Lê-Mưu mới nói thực sự cho dân chúng biết.
Lê-Mưu chỉ Lê-kim-Loan, Võ-kim-Liên:
- Thưa vương gia, đây là con gái út của tiểu nhân với con gái đầu lòng của chú Võ Thương. Cả hai rất thông thạo đường lối trong trang, lại có học chút ít võ nghệ. Xin vương gia cho các cháu nó đi dẫn đường. - Được, vậy Loan cùng đi với Phạm-Dật. Còn Liên thì đi theo đạo của Vũ-Quang dẫn đường.
Ba người cùng mười võ sĩ lấy ba thớt voi lên đường. Kim-Loan tung mình lên bành voi ngồi chung với Phạm-Dật. Nàng chỉ đường cho voi quản tượng đi.
Hoằng-Chân ban lệnh:
- Anh em còn lại, sẽ tiến đánh Vọng-hương. Sư đệ Trần-Ninh cùng đạo Quảng-vũ tả đến bao vây phía Đông. Sư đệ Vũ-Quang đem đạo Quảng-vũ hữu bao vây phía Nam. Sư đệ Hoàng-Nghi đem đạo Bổng-nhật tả bao vây phía Bắc. Sư đệ Lý-Đoan đem đạo Bổng-nhật hữu bao vây phía Đông. Khi có lệnh thì chia quân làm hai. Một nửa vây bên ngoài, dùng cọp, beo canh phòng. Một nửa dùng sói tấn công vào, bắt hết bọn Hồng-hương thiếu niên nội-giáo tập trung lại.
Phạm-Dật cùng Lưu-trọng-Kiệt, Nguyễn-văn-Huy lấy voi lên đường. Hơn giờ sau thì tới cổng vào Vọng-hương. Hai thiếu niên áo nâu cổ quấn khăn hồng đang canh gác, thấy người lạ, vội vẫy tay cho voi ngừng lại. Một tên hỏi:
- Các vị từ đâu tới?
Phạm-Dật hất mặt lên trời làm bộ hách dịch:
- Chúng tôi từ Nghệ-an vào đây, muốn gặp Trần-Bình.
Gã giáo chúng thấy một thiếu niên dám gọi tên đạo trưởng của mình một cách sách mé, thì hơi chột dạ:
- Xin các vị chờ đợi một lát, vì đạo-trưởng của tôi đang họp hội đồng giáo vụ Vọng-hương để xử tội một tên phản giáo.
Lưu Trọng-Kiệt quát:
- Chúng ta được lệnh của giáo chủ Lê-phúc-Huynh đến đây thanh tra, mà tên Bình không ra đón ư? Các người đưa ta vào.
Nói rồi Kiệt cho thúc voi tiến lên. Tên giáo chúng vội chạy đi trước dẫn đường. Khu Vọng-hương quả thực rộng lớn như một huyện bên Đại-Việt . Đi một lát tới một trang trại, cổng xây bằng đá, mái lợp ngói xanh, cánh cửa sơn đỏ chói. Bên ngoài bao bọc bởi hàng rào trúc cắt xén cực kỳ công phu. Nhìn qua cổng, trong trang, một con đường đi lát đá xanh, hình vuông bằng sáu gang tay. Hai bên đường là hai cái hồ, nước trong xanh. Giữa hồ mấy con thiên nga lông trắng đang nhởn nhơ bơi lội. Hồ bên trái, có căn nhà thủy tạ bằng gỗ sơn son thiếp vàng, nóc uốn cong. Trên nóc đắp hai con rồng chầu vào nhau tranh châu. Cây cầu bắc từ bờ ra bằng gỗ lim đen bóng. Giữa hồ bên trái có cái đảo nhỏ, trên đảo dựng một tượng đá, râu ria trông ba phần giống người, bẩy phần giống quỷ. Đó là tượng của ma đầu Lệ-Anh, giáo chủ Hồng-thiết giáo đầu tiên. Ngay sát phía trong cổng, có đôi voi bằng đá, lớn như voi thực.
Xa hơn chút nữa, cách bờ hồ khoảng vài chục trượng, là một ngôi dinh thự hai tầng, tường bằng đá, cột bằng gỗ sơn son thiếp vàng, ngói xanh. Lưu-trọng-Kiệt nghĩ thầm:
- Bọn Hồng-thiết giáo to mồm hô hào vì người nghèo, do dân nghèo, lấy của người giầu cho người nghèo, nhưng khi chúng thành công rồi, thì giáo chủ là một tên vua ác đức. Còn những đạo trưởng trở thành những ông vua con. Cứ nhìn dinh thự của y thì thấy còn khang trang hơn dinh thự các an-vũ sứ Đại-Việt.
Tên giáo chúng cung tay:
- Mời các vị chờ đây, đệ tử xin vào báo với đạo trưởng.
Nói rồi y chạy vào trong, tốc thẳng đến ngôi dinh thự. Lát sau một đám gồm hai nam, một nữ đi ra. Cái người dáng to béo, mặt sạm đen, hơi dần độn lên tiếng:
- Tôi là Trần-Bình, đạo trưởng đạo Vọng-hương. Không biết các anh em từ đâu tới?
Thấy Kim-Loan đi cùng với đám người mới đến, Trần-Bình tỏ vẻ ngạc nhiên. Nhưng y không nói ra. Lưu-trọng-Kiệt nói:
- Tôi là Lưu-trọng-Kiệt, quản lĩnh bản giáo vùng Nghệ-an, Thanh-hóa, mới từ Đại-Việt sang để gặp anh em.
Kiệt chỉ Nguyên-văn-Huy, Phạm-Dật, cùng mười giáo chúng:
- Đây là hai sư đệ của tôi được sư phụ Đinh-kiếm-Thương cử đến thanh tra công việc bản giáo vùng Vọng-hương, Vọng-giang.
Nói rồi ông trình thẻ bài ra. Trần-Bình cầm lấy thẻ bài đem xong rồi y cúi đầu cung kính:
- Mời các vị huynh đệ vào.
Y giới thiệu người đàn ông da trắng đi cạnh:
- Vị ngày là quản giáo trang Vọng-giang tên Nguyễn-minh-Sang.
Y chỉ vào người đàn bà:
- Đây là nhà tôi.
Phạm-Dật làm bộ thông thạo:
- Phải chăng bà chị có khuê danh là Võ-xuân-Loan không? Đệ còn nhỏ tuổi, ở xa mà cũng từng nghe danh chị như sấm nổ bên tai.
Mụ Xuân-Loan cười sung sướng:
- Chút danh mọn, không đáng làm bận tâm cậu em.
Trong phòng chính tòa nhà, ở giữa kê một cái án thư dài đến một trượng. Bốn bên án thư, mỗi bên để bốn cái ghế bành. Tất cả đều khảm xà cừ thực đẹp. Bên phải là một cái bể đào sâu dưới nền nhà, có giả sơn, tượng đá chạm trổ tinh vi. Trong bể có mấy con cá chép to hơn bàn tay vàng óng ánh đang bơi lội. Bên trái, một cái bể sâu đến hơn trượng, bốn thành dát đá bóng láng thẳng đứng. Dưới bể lúc nhúc hàng nghìn con rắn lớn nhỏ. Có con cuộn tròn nằm ngủ, có con thì bò lúc nhúc, có con thì nghển cổ bành mang, thè lưỡi ra. Dưới đáy bể có mấy cái đầu lâu, xương sườn, xương chân tay.
Bọn Phạm-Dật đã được Khu-mật viện cho biết rằng, các đạo Hồng-thiết giáo đều nuôi rắn để lấy nọc luyện công, và dùng làm hình pháp đe dọa giáo đồ, dân chúng. Ai không phục tùng, lập tức chúng quẳng xuống hầm cho rắn ăn thịt. Mấy bộ xương đó, chắc là của nạn nhân bị xử tử.
Võ-xuân-Loan nói với chồng:
- Cuộc họp này tôi không cần dự, ông hãy cùng anh em quyết định hết. Để tôi vào nhà sai anh em làm tiệc đãi khách, rồi đem thứ rượu nếp than ngâm với chín loại rắn ra đây mời anh em.
Phạm-Dật hơi ngạc nhiên, nó nghĩ thầm:
- Phàm trong các đạo Hồng-thiết giáo, người quản-đạo chỉ cần có võ công cao, tổng chỉ huy mà thôi. Còn mọi quyết định đều do người phụ trách giảng-kinh quyết định. Bề ngoài ta là toán thanh tra, mụ này là giảng-kinh của Vọng-hương phải ở lại để trả lời các câu hỏi, mà mụ lại bỏ đi là nghĩa gì đây? Ta phải cẩn thận mới được.
Trà nước xong xuôi. Bình hỏi:
- Tôi nghe đâu Đại-Việt đem quân sang đánh Chiêm. Đinh lão gia, với sư phụ tôi thông tri đi các trang bắt phải chuẩn bị giáo chúng, lương thực để hợp với quân Chiêm chống giặc. Lệnh ban ra, thì chúng tôi phải thi hành, nhưng khổ một điều dân chúng không tuân lệnh đã đành, mà đến giáo chúng cũng không hưởng ứng. Chính giáo hữu Minh-Sang đây cũng chống. Vậy dám hỏi huynh, giáo chúng vùng Nghệ-an có chấp hành lệnh hay không?
Phạm-Dật trả lời lơ mơ, để dò dẫm:
- Tình hình giáo-đồ tại Đại-Việt không giống bên chiêm, bởi người ngồi trong bóng tối điều khiển chúng tôi là Đinh-Hiền lão gia đã bại lộ, triều Lý đem chém rồi. Nên giữa các đạo không liên lạc được với nhau. Riêng đạo Nghệ-an, huynh trưởng chúng tôi là đệ tử của Cửu-chân vương gia, được lệnh vương gia theo dõi tin tức, rồi báo cho người. Vậy thái độ anh em nội-giáo Vọng-hương với cuộc chiến ra sao?
- Từ khi bản giáo phát triển ở Chiêm đến giờ, đều lấy tinh thần yêu nước, hướng về quê cha đất tổ làm chủ đạo. Giáo-đồ, dân chúng đóng góp tài vật không tiếc để chuyển về quê xây đền thờ anh hùng dân tộc. Những anh em hoạt động cho giáo, đều được miễn mọi dịch vụ trong làng, còn được trả bổng rất hậu. Tiền bạc đó, do dân chúng đóng góp. Gần đây Đinh lão gia, Lục lão gia, nhờ đắc thế với Chế-Củ, mà bản giáo nắm được quyền ở tất cả các trang. Các lão gia truyền chư đạo một mật lệnh rằng khi đánh xong quân Lý, người Việt sẽ nắm hết quyền ở Chiêm, rồi sát nhập Chiêm vào với Đại-Việt. Bấy giờ dân chúng tha hồ mà sung sướng.
Minh-Sang tiếp lời:
- Khi được tin báo Đại-Việt đem quân sang đánh Chiêm, tuy chưa tiếp lệnh của Hội-đồng giáo vụ trung-ương, nhưng các đạo trưởng đã hăm hở ngầm loan báo cho dân chúng, chuẩn bị làm nội ứng giúp Đại-Việt. Dân chúng, giáo đồ hồ hởi, náo nức ghê lắm. Thì hỡi ơi! Bỗng chúng tôi được lệnh cho đội ngũ giáo đồ, dân chúng chuẩn bị vũ khí, lương bổng lên đường cùng quân Chàm đánh quân Đại-Việt. Hầu như các đạo trưởng đều bàng hoàng, cho sứ đi hỏi chư vị lão gia trong Hội-đồng giáo-vụ trung-ương. Các vị đều khẳng định, phải hợp với Chàm đánh lại quân Đại-Việt. Ba phần tư các đạo trưởng không tuân lệnh, một phần tư tuân lệnh thi hành. Chư đạo-trưởng tuân giáo chỉ vừa tập hợp dân chúng, giáo đồ tuyên cáo lệnh, đều bị chính giáo-đồ, dân chúng chống đối.
Y ngừng lại hỏi Lưu-trọng-Kiệt:
- Bây giờ Đinh lão gia cho các vị đến đây, chắc để kiểm tra xem chúng tôi có thi hành giáo chỉ nghiêm chỉnh hay không hẳn?
Phạm-Dật lắc đầu:
- Không phải thế.
- Vậy các anh em kiểm tra gì?
- Đinh lão gia sai chúng tôi truyền mật lệnh: Hội-đồng giáo vụ trung ương hiện chia làm hai khuynh hướng. Một khuynh hướng nhất định trợ người Việt đánh Chàm. Sau khi Chàm thua, họ phải cắt đất dâng cho mình. Bấy giờ đất đó giao cho ta cai trị. Người Việt ta sẽ làm chủ vùng Bố-chính, Ma-linh, Địa-lý. Một khuynh hướng lại chủ trương ta phải theo Chàm, một mai mang quân Chàm về chiếm Đại-Việt. Đinh lão gia, Lục lão gia cho chúng tới hỏi anh em xem ý kiến anh em thế nào?
Trần-Bình đáp không suy nghĩ:
- Tôi thấy mình giúp Chiêm đánh lại người Việt mình thực không nên. Ai lại ta giết ta bao giờ? Khi mình giúp chúng đánh mình, có hai vấn đề xẩy ra. Nếu như Chiêm thắng, tinh lực mình kiệt quệ, Đại-Việt cũng kiệt quệ, Chàm nó vốn hung dữ, nó tràn vào nước mình thì hơi ơi, hóa ra mình dâng nước cho tụi mọi ư? Còn như bại, bấy giờ quan quân Đại-Việt sẽ thẳng tay xử mình. Khi quân Đại-Việt rút về, bấy giờ dân Chiêm nó đổ oán thù lên đầu người Việt, thì còn đâu lực lượng mà chống trả? Tôi nghĩ, mình nên theo Đại-Việt thì hơn!
Nguyễn Minh-Sang cũng bàn:
- Tôi thì tôi nhất quyết giúp Đại-Việt. Vậy phiền các huynh về thưa với Đinh lão gia cho.
Nguyễn Văn-Huy thủng thẳng nói:
- Các lão gia sai chúng tôi tới đây chỉ để thử ý hai huynh mà thôi. Chứ các người đã quyết định rồi. Các người đã sai sứ yết kiến Đại-Việt hoàng đế. Ngài tuyên hứa, sau khi bình Chiêm, thì từ núi Hải-vân vào Nam trao trả Chiêm. Từ núi Hải-vân ra Bắc, thì trao cho Hồng-thiết giáo cùng các thủ lĩnh người Việt ở Chiêm tổ chức thành nước Nhật-nam như thời vua Trưng.
Nguyễn Minh-Sang hỏi:
- Hiện giáo chúng ở Chiêm do giáo-chủ Trần-đông-Thiên, phó giáo chủ Trần-quỳnh-Hoa lãnh đạo. Dưới có Đinh lão gia làm tả hộ giáo; Vũ lão gia làm hữu hộ giáo; Lê lão gia làm giáo-chủ Đại-Việt. Ngoài ra còn ngũ vị sứ giả, mười vị kỳ-chủ. Vậy không biết sau này Đại-Việt hoàng đế cho lão gia nào làm vua ba vùng Bố-chánh, Địa-lý, Ma-linh?
Phạm-Dật đưa mắt nhìn Trọng-Kiệt, cả hai cùng nghĩ thầm:
- Hôm qua, vô tình mình đã tìm ra tông tích Lục-chương-Anh là Vũ-chương-Hào. Còn tên các ma đầu khác thì chưa biết danh tánh chúng. Hôm nay mới được biết ma đầu Lê-phúc-Huynh làm giáo chủ Đại-Việt, không biết y ẩn ở đâu? Bây giờ nghe giọng điệu tên Sang nói, thì có lẽ ma đầu Lê-phúc-Huynh cũng ở bên Chiêm. Ta phải dò xem y là ai mới được. Nghĩ vậy Phạm-Dật nói lơ mơ:
- Triều đình định để cho Hồng-thiết giáo tự chọn lấy một vị làm vua. Theo anh em thì nên để vị nào làm vua?
Minh-Sang nói ngay:
- Nếu nói về võ công thì đệ nhất là giáo chủ, phó giáo chủ. Nhưng lão nhân gia không muốn làm vua vùng nhỏ bé đâu, mà người muốn làm vua cả vùng Đại-Việt, Đại-lý, Lão-qua, Chiêm-thành, Chân-lạp, Xiêm-la. Còn lại ba vị Vũ, Lê, Đinh, võ công cả ba vị ngang nhau. Vũ lão gia thì nắm hết quân đội Chiêm trấn ở vùng Nam Hải-vân. Đinh lão gia tuy nắm quân ở Bố-chánh tuy ít, nhưng người nắm hết các trang động, đệ tử của người là Bố-bì Đà-na nắm quân ở Thi-nại. Còn Lê lão gia thì người nắm toàn thể thủy quân, đệ tử của người nắm hết quân đội. Tôi nghĩ cuối cùng phải để Đinh lão gia làm vua.
Nghe Minh-Sang nói, Ninh, Kiệt, Huy cùng bừng tỉnh: thì ra tên Thi-đại-Năng chính là tên Lê-phúc-Huynh cải danh.
Trần-Bình lên tiếng gọi vọng vào:
- Tiệc xong chưa?
Có tiếng vợ y đáp lại:
- Xong rồi.
- Dọn lên đi.
Hai giáo chúng bưng lên một mâm cỗ: cá rán, thịt rừng xào mướp hương, bồ câu quay... tất cả bẩy món.
Y cung tay nói:
- Hôm nay trong lúc sơ ngộ, anh em em đạo Vọng-hương xin kính mời anh em Nghệ-an cùng uống với nhau ít chung rượu lạt, rồi mai này xông pha giết giặc.
Minh-Sang rót rượu ra chung, để trước mặt Dật, Kiệt, Huy, rồi hỏi:
- Tình hình ngoài mặt trận ra sao? Bây giờ chúng tôi phải làm gì?
Phạm-Dật trình bầy thực sự trận chiến trên biển, tại vùng Bố-chánh, rồi tiếp:
- Các lão gia truyền chúng tôi theo trợ chiến đạo quân của Trung-thành vương đánh úp Tư-dung, rồi tiến ra đánh Ma-linh, hợp với quân của Tín-nghĩa vương đánh Nhật-lệ. Hiện quân của Trung-thành vương vừa vượt núi sắp tới đây. Chúng tôi đến báo cho các huynh biết để chuẩn bị cung ứng lương thực.
Minh-Sang lắc đầu:
- Huynh phải cho tôi yết kiến Trung-thành vương mới được. Tôi nghĩ đạo quân Bố-chánh do Đinh lão gia chỉ huy, thì cần gì đánh nữa? Thủy quân do Lê lão gia thống lĩnh lại càng không cần. Bây giờ chúng ta đánh úp Đồ-bàn bằng đường khác hay hơn. Tôi trấn ở gần Hải-vân, tôi biết được con đường thượng đạo, vượt qua dẫy núi này đổ vào phía Nam, ta đánh ngay vào Đồ-bàn, thì bắt được Chế-Củ.
Trần Bình cầm chung đưa lên trước mặt:
- Nào mời các huynh đệ.
Dật, Kiệt, Huy cùng cầm chung lên:
- Xin mời.
Bỗng ba viên sỏi từ trên nóc nhà bay xuống, trúng vào ba chung rượu của Dật, Kiệt, Huy vỡ tan tành, rượu bắn tung vào quần áo ba người, rồi có tiếng nói:
- Khoan, đợi chúng ta cùng uống với.
Trần-Bình quát:
- Ai?
Bốn nhà sư ngồi trên xà nhà buông mình xuống nhẹ nhàng như chiếc lá rụng. Ba người vung tay, Minh-Sang, vợ chồng Bình đã bị điểm huyệt. Mười tám tên giáo chúng canh gác bên ngoài mang vũ khí tràn vào tấn công bốn nhà sư. Bốn nhà sư ra tay cực kỳ thần tốc, mười tám tên giáo đồ bị điểm huyệt ngã lổng chổng.

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 173
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com