watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
14:54:2029/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Tập 8 - Nam Quốc Sơn Hà - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 11-30 - Trang 30
Chỉ mục bài viết
Tập 8 - Nam Quốc Sơn Hà - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 11-30
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Trang 36
Trang 37
Trang 38
Trang 39
Trang 40
Trang 41
Trang 42
Trang 43
Trang 44
Tất cả các trang
Trang 30 trong tổng số 44



Chương 24c

Từ lúc được thấy Chang-Lan đến giờ Hoàng-Nghi chưa được nói với nàng một câu. Bây giờ nghe Kim-Loan tiết lộ những quy luật của Hồng-thiết giáo, nó thắc mắc:
- Nếu vậy thì Chang-Lan đã từng được giáo chủ, kỳ chủ « ban hồng-ân » sao?
- Điều đó thì khó biết lắm. Chú ba cứ hỏi thẳng nàng. Nếu nàng từng làm cái chuyện kinh tởm con khỉ đó, ắt nàng hãnh diện lắm, chứ không dấu diếm đâu.
Hoàng-Nghi thấy Chang-Lan đứng trước lều Đông-Thiên, nó vẫy tay gọi nàng, nhưng nàng lắc đầu, tay chỉ vào trong lều ngụ ý nói: giáo chủ không cho.
Phạm-Dật, Hoàng-Nghi ra phía sau trại viết bản tường trình chi tiết cho Trung-thành vương với nguyên-soái Thường-Kiệt rồi sai chim ưng mang đi. Công việc vừa xong, thì trời tảng sáng, binh sĩ chuẩn bị lên đường.
Đông-Thiên hỏi Phạm-Dật:
- Cái kế hoạch của các người có gì thay đổi không?
- Thưa giáo chủ không. Bọn anh em thuộc hạ đều còn trẻ con, bản lĩnh võ công không được làm bao. Vì vậy xin đại giá giáo chủ với chư vị kỳ chủ đi với đạo quân đóng ở đồi thứ ba. Trận chiến ở đây sẽ rất khốc liệt, chỉ cần giáo chủ búng tay một cái, thì dù tướng Chiêm võ công cao đến đâu cũng bị mất mạng.
Đông-Thiên thấy Phạm-Dật xưng tụng bản lĩnh của mình, thì vui vẻ, lão ra lệnh:
- Bây giờ thế này. Phạm-Dật, Kim-Loan đi xe đỏ với vợ chồng Xích kỳ. Vũ-Quang, Kim-Liên đi xe đen với vợ chồng Bạch-kỳ. Lý-Đoan, Ngọc-Liên đi xe với Huyền kỳ. Trần-Ninh, Ngọc-Hương đi xe trắng với phó giáo chủ và vợ chồng Bạch-kỳ. Hoàng-Nghi, Chang-Lang đi xe vàng với ta và vợ chồng Hoàng kỳ. Thôi ta lên đường.
Dọc đường, Hoàng-Nghi coi như không có vợ chồng Hắc-kỳ, nó với Nang-chang-Lan tâm tình. Nó nhận thấy mới xa nhau có mấy ngày, mà Lan đã thay đổi nhiều quá. Nàng nói năng cộc cằn, lại luôn luôn coi Hồng-thiết giáo như lẽ sống của đời. Hơn nữa, mỗi khi Hoàng-Nghi nhắc lại những kỷ niệm cũ, là nàng gạt thẳng đi. Nàng kể:
- Nguyên Đông-Thiên giáo chủ chia lãnh thổ tộc Việt làm mười vùng, mỗi vùng thành lập một đạo nội-giáo cực kỳ trung kiên. Trong mười đạo, thì một đạo nam, một đạo nữ mang chung một tên, dùng chung một mầu cờ. Đạo nam gọi là hùng, đạo nữ gọi là thư. Vì vậy có năm đạo danh; Hoàng-kỳ, Bạch-kỳ, Huyền-kỳ, Lam-kỳ, Xích-kỳ. Giáo chủ có mười đệ tử, kết hợp thành năm cặp vợ chồng, đều được ngồi vào ghế hội đồng giáo vụ trung-ương. Mỗi vị thống lĩnh một đạo.
Nàng chỉ vào chiếc xe sơn mầu vàng:
- Em là nội-giáo thuộc đạo Hoàng-kỳ do Thư Hoàng-kỳ chủ thống lĩnh, vì vậy giáo chủ mới cho người đột nhập nhà tù cứu em ra.
- Thế trong đám tù ở Bố-chánh, có bao nhiêu nội-giáo như em được cứu ra?
Chang-Lan tính trên đốt ngón tay:
- Hoàng-kỳ chỉ có mình em, Bạch-kỳ bốn đứa. Tất cả là năm. Các kỳ khác không có đứa nào. Sau khi được ra khỏi nhà tù, giáo chủ hỏi em về chuyện tình của chúng mình. Em thú nhận hết rồi xin người đưa em đi gặp anh. Em cam đoan các anh gặp giáo chủ, sẽ xin nhập giáo ngay. Người đồng ý, rồi đưa em đi.
- Thế còn gia đình em?
- Giáo chủ nói rằng giáo-chủ không thể cứu hết mọi người. Trong cuộc chiến này, người chỉ có thể bảo vệ cho đám nội-giáo mà thôi.
- Thế những nội-giáo trong các kỳ, có khác nội-giáo của các trang ấp không?
- Khác nhiều lắm. Bọn nội-giáo trang ấp thì thống thuộc địa phương. Còn bọn em thì địa bàn hoạt động trên tất cả các vùng từ hồ Động-đình tới Chân-lạp.
Vì được giáo dục theo lối suy tư man rợ của Hồng-thiết giáo Tây-vực, hành sự của anh em Đông-Thiên khác hẳn với người Hoa người Việt, cho nên lúc đầu bọn Long-biên ngũ hùng tưởng hai anh em y điên khùng. Bây giờ thấy việc lão phân phối bọn chúng đi trên xe với mười kỳ-chủ, để dễ kiểm soát, kiềm chế... Chúng mới thấy anh em Đông-Thiên rất tinh tế.
Tới đồi số ba, thì quân dừng lại. Chim ưng mang thư của nguyên soái Lý-thường-Kiệt tới. Phạm-Dật mở ra xem, nó kinh ngạc vô cùng, vì đêm qua nó gửi hai bản tường trình chi tiết vụ Trần-đông-Thiên về cho Trung-thành vương với Lý-thường-Kiệt, rồi xin ý kiến để hành động. Thế nhưng không thấy Thường-Kiệt trả lời về vụ này, mà chỉ vỏn vẹn mấy giòng:
« ... Kế hoạch chia quân phục ở đồi 1, 2, 3 như vậy là hoàn hảo. Sau khi thắng kị binh Chiêm, phải tiến lên đánh như vũ bão vào hậu quân Chiêm. Khi chiếm được trại Nhật-lệ, thì phóng hỏa đốt liềm, tổ chức phòng thủ nghiêm mật, e quân Chiêm đánh quặt trở lại...Nếu như đạo quân của Dư-Phi gặp khó khăn, phải chấp nhận hy sinh, đánh vào phía sau chiến lũy Chiêm ».
Phạm-Dật trao thư cho Hoàng-Nghi, nó chưa kịp đọc, thì thấp thoáng một cái, người đàn bà trên xe đen đã đoạt thư trên tay nó, rồi y thị di chuyển thân hình tới trước Đông-Thiên, cung cung kính kính trình thư cho lão. Đông-Thiên xem thư xong, lão trả về cho Phạm-Dật.
Phạm-Dật chữa thẹn:
- Huyền phu nhân, phu nhân với chúng tôi đều là đệ tử của giáo chủ, dĩ nhiên chúng ta phải trung với người. Khi thư tới, đương nhiên tôi phải trình người, việc gì phu nhân phải làm như thế?
Quỳnh-Hoa liếc con mắt sắc như dao nhìn Phạm-Dật:
- Thằng bé con kia, việc này không phải do Thư Huyền-kỳ chủ muốn thế, mà bởi luật lệ của bản giáo. Bọn mi mới nhập môn nên chưa biết đó thôi. Để ta giảng giải cho mi hiểu. Phàm khi đệ tử bản giáo hành sự, thì bất cứ thư tín gì, phải trình cho người có vai vế cao nhất đương trường giải quyết, chứ không phải ai muốn làm gì thì làm. Ở đây giáo chủ là đấng chí tôn, mà khi có thư tới, mi lại cầm lấy đọc, như vậy là vô phép nên Thư Huyền-kỳ chủ phải lấy thư trình giáo chủ.
Phạm-Dật, Kim-Loan dẫn đội cọp lên đường. Trước sau vợ chồng Xích kỳ chủ vẫn ngồi chung xe với chúng. Hai người không nói không rằng. Tới đồi một, nó ém đội hổ vào rừng, rồi sai dấu xe. Nó leo lên cây cao quan sát đồi số hai. Trên đồi số hai Vũ-Quang, Kim-Liên cùng cho ém voi, dấu xe, rồi leo lên cây quan sát. Trên đồi số ba, Hoàng-Nghi dàn ra: bên phải là Lý-Đoan, Ngọc-Liên, vợ chồng Huyền-kỳ chủ; bên trái Trần-Ninh, Ngọc-Hương, Quỳnh-Hoa; ở giữa Đông-Thiên, vợ chồng Hoàng-kỳ chủ với Hoàng-Nghi, Nang-chang-Lan.
Cả ba vùng đều dùng cờ phất lên báo hiệu cho nhau: dàn quân xong. Phạm-Dật nói với vợ chồng Xích-kỳ:
- Này sư huynh, sư tỷ! Sư huynh, sư tỷ theo học với giáo chủ mấy năm rồi?
Thư Xích-kỳ chủ dơ chín ngón tay lên. Kim-Loan lại hỏi:
- Năm nay sư huynh, sử tỷ bao nhiêu tuổi?
Xích-kỳ chủ chỉ vào vợ rồi chỉ vào ngực mình ý ra hiệu hai người bằng tuổi nhau, rồi dùng ngón tay viết chữ « tam thập nhất », tức ba mươi mốt tuổi. Kim-Loan lại hỏi:
- Theo giáo chủ thì sư huynh, sư tỷ tự nguyện cắt lưỡi phải không? Tại sao lại phải cắt lưỡi? Thiếu gì người không cắt lưỡi mà vẫn trung thành?
Xích phụ lắc đầu, thở dài, tỏ ý hối tiếc, rồi hai giọt nước mắt chảy dài xuống má. Phạm-Dật nghĩ nhanh:
- Trung gian vụ này e còn có điều chi huyền bí đây, ta cứ hỏi kỹ, may ra tìm được tin gì có lợi cho Đại-Việt.
Nó hỏi:
- Sư tỷ ơi! Chúng ta đều là người bị giáo chủ dùng võ công kiềm chế. Nay giáo chủ không có ở đây, tại sao sư tỷ không cho bọn đệ biết rõ tâm sự, may ra đệ có giúp được điều gì chăng?
Xích phụ dùng tay viết xuống đất kể:
- Giáo chủ bắt chúng tôi uống một thứ thuốc, khiến lưỡi cứng ra không nói được, ăn cũng không thấy mùi-vị gì. Nay mai giáo chủ cũng bắt cô cậu uống thuốc rồi thành tàn tật như chúng tôi. Cứ chờ đi.
Phạm-Dật ớn da gà, tuy vậy nó vẫn cố làm ra can đảm, an ủi xích phụ bằng ngôn từ thân mật:
- Nếu anh chị muốn, việc ở đây xong, chúng em sẽ nhờ tiên nương Thiếu-Mai hay Đại-từ Liên-hoa hòa thượng trị cho.
Xích-phu viết:
- Trị được hay không, cũng không cần thiết. Điều quan trọng là sao cho chúng tôi thoát khỏi tay lão, thoát khỏi cái độc Chu-sa huyền âm độc tố. Tôi nghe nói, ở Đại-Việt hiện có Hồng-sơn đại phu, đại hiệp Tự-An, phò mã Thân-thiệu-Thái, Lê-Văn đủ công lực giải độc tố Hồng-thiết giáo vĩnh viễn. Không biết có đúng không?
- Đúng! Trước kia, chỉ mình phò mã Thân-thiệu-Thái làm được việc đó, vì người luyện Hồng-thiết công. Nhưng sau này Hồng-sơn đại phu đã tìm ra phương pháp giải, dù không luyện Hồng-thiết công. Đại-hiệp Tự-An cũng tìm được phương pháp khác. Sau các ngài dạy cho phò mã Lê-Văn, Tự-Mai. Ngoài ra Mộc-tồn Vọng-thê, Đại-từ Liên-hoa hòa thượng cũng biết giải nữa, song không biết các ngài chế ra hay học của ai?
- Vậy chú em có quen thân với một trong các vị ấy chăng? Liệu chú có xin các vị ấy trị cho tôi chăng?
- Chúng tôi không thân với các vị đó. Nhưng tôi nghĩ, có hai người rất thân với bằng ấy vị, mà tôi có thể nhờ cậy được. Hai người ấy là Ỷ-Lan thần phi và Tín-nghĩa vương. Điều kiện là...
- Điều kiện nào chú mới giúp chúng tôi?
- Dễ thôi, anh chị giúp chúng tôi bình Chiêm. Sau đó khải hoàn về Đại-Việt, tôi sẽ lo cho anh chị. Có điều...
Đến đó ưng binh hú lên báo hiệu. Phạm-Dật vội leo lên cây cao quan sát: xa xa, một đội kỵ mã mang cờ Đại-Việt phi trước. Phía sau là đoàn kị binh Chiêm đang đuổi theo. Nó cầm tù và rúc hên một hồi báo động, để hổ binh ra lệnh cho đàn cọp im lặng.
Lát sau, đội kị mã Việt chạy qua, bụi tung bay mịt mờ. Đoàn kị binh này vừa đổ đồi, thì đoàn kị binh Chiêm đuổi tới. Phạm-Dật núp trên cây cao quan sát, rồi đếm. Đợi kị binh Chiêm vượt qua, Kim-Loan hỏi:
- Quân số hai bên ra sao?
- Mình khoảng nghìn. Chiêm khoảng ba nghìn, chia làm mười đội.
Tuy đối đáp với nhau, nhưng Phạm-Dật cũng vẫn dùng cờ chỉ huy chim ưng báo hiệu cho đồi hai, đồi ba. Tại đồi hai, Vũ-Quang, Kim-Liên theo dõi đầy đủ tín hiệu Phạm-Dật truyền cho. Khi viên kị binh cuối cùng của Chiêm vượt qua, nó mới phất cờ đỏ báo hiệu cho Hoàng-Nghi biết.
Đội kị-binh Chiêm hăm hở đuổi theo đạo kị binh Việt, đâu biết những gì xẩy ra ở phía sau? Khi chúng vừa leo lên lưng chừng đồi thứ ba, thì có tiếng trống thúc nhịp nhàng, tù và rúc xé tai, nhức óc. Đạo kị binh Việt lên đến đỉnh đồi thì dừng lại, dàn ra nghiêm chỉnh. Một tiếng pháo nổ đến đoàng trên không, từ hai bên rừng, những tiếng vi vu rít lên trên không, rồi hàng loạt tên bay tới. Hơn trăm kị mã Chiêm ngã lộn xuống đất. Những con ngựa chiến không người điều khiển hí lên inh ỏi, rồi lao vào rừng, lao xuống đồi, làm những kị binh Chiêm đi sau ùn lại. Loạt tên thứ nhì, rồi thứ ba bay tới, mỗi loạt hơn trăm kị binh ngã lộn xuống đất.
Nói thì chậm, nhưng những tiễn thủ Long-biên đều thuộc hàng cao thủ, cung của họ cứng, tên của họ dài, kình lực tên bay nhanh rít lên vo vo, thành ra đám kị mã Chiêm không nhìn rõ mà tránh né.
Viên tướng Chiêm kinh hãi, vội cho quân ngừng lại, ra lệnh tác chiến. Viên phó tướng vội nói:
- Trong phép dùng binh, kị nhất là dừng quân ở lưng chừng đồi, núi. Nếu có gì xẩy ra, thì tiến lên không nổi, mà lui lại thì địch quân đánh xuống, ắt bị tiêu diệt.
Viên tướng nói cứng:
- Quân ta đông gấp ba quân nó, thì nếu như nó đổ đồi, có khác gì tự tử không? Ta bị trúng phục binh bị tổn thất đôi chút có xá gì? Thôi được, tiến lên.
Y định ra hiệu cho kị binh lại lên dốc đồi. Thình lình một hồi tù và rúc lên, trống thúc nhịp nhàng, rồi phía trước, đạo kị binh Việt đổ đồi. Viên tướng Chiêm cười lớn:
- Cho bọn bay tự tử.
Kị binh Chiêm vừa định dàn ra để ứng chiên, thì từ hông phải, một đội báo từ trên cây lao xuống. Chúng tru tréo lên, xông vào tấn công. Thoáng một cái, đạo kị binh Chiêm bị cắt làm đôi, giữa lúc hàng ngũ đang rối loạn, thì phía hông trái, một đội sói tru lên, rồi xông vào. Thế là tiền quân Chiêm bị cắt làm bốn. Phía trước, đội kị binh, đã đánh quặt trở lại.
Vì quân Chiêm dàn ra thành một hàng dài trên dốc đồi, nên viên tướng không thể ban lệnh phản công. Y định ra lệnh cho quân lui xuống chân đồi để ứng chiến, thì trên các ghềnh đá, trên các ngọn cây, những cung thủ xuất hiện, mỗi loạt tên buông ra, hơn năm trăm kị binh ngã ngựa. Kị binh Chiêm kinh hoàng thi nhau đổ đồi bỏ chạy, nhưng loạt tên rít lên, xé gió đuổi theo. Người ngã, ngựa dẵm lên người, hỗn loạn trên sườn đồi.
Hậu quân Chiêm rút xuống chân đồi, chưa kịp dàn ra, thì quân sĩ lại la hoảng, vì phía trái, một đội voi hùng hậu đã xông vào đánh cắt hậu quân làm đôi. Viên tướng Chiêm tỏ ra bình tĩnh. Y tập trung quân, phản công. Hàng ngũ chưa chỉnh xong, thì binh tướng Chiêm lại la hoảng, vì chúng thấy dọc con đường đi qua, trên các ngọn cây đều treo cờ ngũ hành. Hàng ngũ chúng dao động, gần như rối loạn. Phía trước, đội kị binh Việt xông thẳng vào giữa trận, bên trái đội báo, bên phải đội sói. Phía sau đạo tiễn thủ cướp ngựa của Chiêm, mỗi người đứng trên lưng một con ngựa, hướng đội hình Chiêm buông tên.
Hai viên chánh phó tướng Chiêm vừa dàn xong quân, y lên tiếng gọi:
- Ta muốn nói chuyện với tướng người Việt.
Y nói tiếng Việt rất rõ. Ba chiếc xe ngựa thủng thẳng tiến ra. Hoàng-Nghi nói với Đông-Thiên:
- Thưa giáo chủ, Chiêm có tới ba nghìn kị binh. Tuy ta loại được gần ngàn, nhưng với số hai ngàn còn lại, chúng thừa sức tiêu diệt bọn tiểu bối. Vậy xin giáo chủ, phó giáo chủ với các vị kỳ-chủ xông bào trận giết hết bọn tướng, bọn đội trưởng, chúng không người chỉ huy, thì ta có thể thắng chúng.
Đông-Thiên quay lại nói với em cùng các kỳ chủ:
- Hễ ta hô một tiếng thì các người xông vào nghe.
Hoàng-Nghi hỏi vên tướng Chiêm:
- Xin tướng quân cho biết cao danh quý tính?
- Ta ư? Ta tên...
Đến đó Đông-Thiên hú lên một tiếng dài, Hoàng-Nghi cầm cờ phất. Đội báo, sói tru lên lao vào đội hình Chiêm, đội tiễn thủ Long-biên đứng trên lưng ngựa lao về trước, tay buông tên. Đông-Thiên cùng đám kỳ chủ nhấp nhô mấy cái đã ông vào trận Chiêm. Cứ mỗi chiêu, là một tướng, một đội trưởng ngã ngựa. Quân hai bên hỗn chiến.
Đúng ra, nếu quân Chiêm bình tĩnh dàn trận chiến đấu, thì với đội thú ít ỏi, thêm nghìn kị binh Việt, không thể là đối thủ của họ. Nhưng vì họ bị phục kích bất ngờ, ngay loạt tên đầu hơn nghìn kị binh ngã ngựa, mấy trăm kị binh khác bị báo, sói làm bị thương. Hai là khi trận chiến vừa dàn ra, khai mạc; các tướng, các đội trưởng của của họ bị Đông-Thiên, Quỳnh-Hoa với các kỳ chủ xung vào trong quân, chỉ một hiệp là bị giết chết. Quân sĩ không người chỉ huy, hàng ngũ rối loạn, nên không còn quân khí. Thế là không ai bảo ai, binh tướng cùng bỏ chạy.
Phía sau, đội voi, báo, sói rượt bén gót.
Khi đạo binh Chiêm rút lên đỉnh đồi thứ nhất, thì một tiếng pháo nổ, một loạt tên bắn ra, hơn trăm kị binh ngã ngựa, rồi đàn hổ xông vào, đánh cắt làm đôi. Tiếng loa xướng lên bằng tiếng Chiêm:
- Quẳng vũ khí đầu hàng, bằng không thì bị thú ăn thịt.
Đám kị binh Chiêm trong cái kinh hoàng, chúng đều vứt vũ khí đầu hàng. Không một người nào chạy thoát.
Lúc mới gặp Long-biên ngũ hùng, anh em Đông-Thiên với mười kỳ-chủ Hồng-thiết thấy bọn Long-biên ngũ hùng chỉ là năm đứa trẻ, với bốn thiếu nữ, võ công bình thường... thì tỏ ra coi thường. Qua trận phục kích vừa rồi, y mới thấy rằng chúng là những chiến tướng tài ba, nào phục binh, nào tấn công, nào dàn quân, nào truy kích , chúng phối hợp với nhau rất nhịp nhàng. Đạo kị binh Chiêm mạnh như vậy, đông như vậy, mà chúng làm cho kinh hoảng, khiến quân khí mất hết, đến nỗi bị chết phân nửa, đầu hàng phân nửa. Y càng phục đội tiễn thủ hơn, vì mỗi lần buông tên, là mũi tên đều trúng giữa trán một binh Chiêm. Còn báo, sói, chỉ cắn kị binh, mà không cắn ngựa, thành ra số ngựa Chiêm chết không quá trăm con. Phía Việt thu được trọn vẹn mấy nghìn ngựa.
Phạm-Dật biết rằng, trong trận vừa qua, nếu không nhờ Đông-Thiên, Quỳnh-Hoa với mười kỳ-chủ ra tay đánh giết đám tướng soái, cùng đội trưởng Chiêm, thì anh em nó không thể thắng dễ dàng như vậy. Nó đưa mắt cho bốn em, rồi cùng hướng Đông-Thiên, Quỳnh-Hoa với mười kỳ-chủ:
- Bọn tiểu bối kính tạ ơn thần võ của giáo chủ với thập kỳ-chủ.
Đông-Thiên vuốt râu, gật gù đầu nhận lễ của Long-biên ngũ hùng.
Vừa lúc đó, có chim ưng mang thư tới. Phạm-Dật mở ra coi, rồi nói:
- Ngoài khơi, thủy quân Chiêm, Việt đang giao tranh, chưa phân thắng bại. Phía trước, quân của Trung-thành vương với Dư-Phi đang đại chiến với Chiêm, mình hơi bất lợi. Lệnh trên bắt chúng ta phải đánh cảm tử, chiếm thủy trại giặc, để làm bộ binh, thủy binh chúng kinh hoàng.
Đô-thống Trần-thạnh-Nhiên lắc đầu từ chối:
- Chúng ta vừa trải qua cuộc giao tranh, người, thú đều mệt mỏi, nhiều người bị thương. Ta hãy nghỉ quân nửa buổi đã.
Hoàng-Nghi lắc đầu:
- Giữa lúc hai đạo thủy, bộ đều trông vào ta để dành thắng lợi. Ta chỉ chậm một khắc, thì quân hai đạo kia chết hàng nghìn. Vì vậy dù có phải hy sinh hết đạo binh này, chúng ta cũng phải đánh gấp.
Nó ra lệnh:
- Chúng ta chấp nhận đánh cảm tử. Bây giờ sẵn tù binh Chiêm ở đây, ta lấy quần áo, vũ khí, cờ xí, lừa ngựa của họ, giả làm đội kị mã trở về lấy lương thảo. Còn thú thì ta nhốt trong xe đậy kín, nói là chở xác tử sĩ. Tất cả chúng ta đều im lặng, để cho mấy chị Kim-Loan, Kim-Liên, với hàng binh Chiêm đối đáp với binh canh. Đợi khi binh Chiêm mở cổng cho chúng ta vào trong rồi, thì ta mở cũi cho thú tràn ra đánh chiếm trại.
Nó nói nhỏ vào tai Kim-Loan, Kim-Liên mấy câu. Hai cô bèn cho gọi một đội trưởng kị binh Chiêm chuyên vận tải lương thảo lại, rồi ôn tồn nói:
- Nhà ngươi mới đầu hàng, các tiểu tướng quân nào có thể tin bọn người hàng thực hay hàng giả? Nên các tiểu tướng quân muốn đem người cho cọp ăn thịt. Trong năm mươi người đây, hôm nay ta đem mười người cho hổ ăn thịt, vậy ai tình nguyện?
Tên đội trưởng rét run. Y đáp:
- Xin cô nương nói dùm với các tiểu tướng quân rằng chúng tôi thành thực đầu hàng, không hề giả dối. Xin các tiểu tướng quân tha mạng bọn tôi, mà bắt ngựa cho hổ ăn thịt, thịt ngựa ngon hơn thịt người nhiều.
Kim-Liên lắc đầu:
- Người nói vậy thì ta tin vậy, nhưng ta nghĩ các người phải làm một cái gì chứng tỏ lòng ngay thẳng, thì các tiểu tướng quân mới tin. Người tên gì?
- Tiểu nhân tên Yan Đà-lị-tha.
Y chỉ đội quân của y:
- Chúng tôi xin đi tiên phong cùng với các tiểu tướng quân đánh lại quân Chế-Củ.
- Vậy thì được rồi. Lát nữa chúng tiến đánh thủy trại của Lê-phúc-Huynh. Vậy người dẫn binh đội của người theo tiền quân, giả lệnh của tướng chỉ huy kị binh, trở về trại lĩnh cỏ khô cho ngựa. Sao cho chúng ta vào được trại, bấy giờ chúng ta đánh chiếm trại. Nếu sự thành công, thì chúng ta cho các người về với vợ con, hoặc nếu các người muốn, chúng ta cho các người nhập ngũ làm quân Việt.
Đà-lị-Tha mừng rỡ, chắp tay lậy rối rít:
- Tiểu nhân là đội trưởng thường phụ trách lĩnh lương thảo ở thủy trại, binh tướng gác trại đã quen mặt. Tiểu nhân xin đi tiên phong.
- Được, chúng ta tin lời người.
Hoàng-Nghi đưa con mắt nhìn Trần-thạnh-Nhiên, rồi tiếp:
- Từ đây đến thủy trại Chiêm không xa. Ta chia quân làm ba. Một đạo đánh cảm tử, xông vào giữa trại, rồi đánh thốc ra bờ biển. Một đạo tiếp theo đánh dọc bờ biển thủy trại về Bắc. Một đạo đánh dọc bờ biển thủy trại về Nam. Sau khi chiếm được thì đốt trại liền. Khói lửa bốc lên, khiến đạo bộ binh, thủy binh Chiêm kinh hoàng. Vậy...
Nó cầm cờ phất lên ra lệnh:
- Anh Phạm-Dật, chị Kim-Loan lĩnh hai trăm tiễn thủ, đội hổ, ba trăm kị binh, cùng năm mươi hàng binh Chiêm, giả làm quân Chiêm đi lĩnh lương thảo. Khi vào được trại, ta đánh cảm tử, xuyên trại ra bờ biển. Anh Vũ-Quang, chị Kim-Liên lĩnh hai trăm tiễn thủ, đội voi, ba trăm kị binh tiếp theo, đánh quặt lên Bắc. Chú Lý-Đoan, cô Ngọc-Liên, lĩnh một trăm tiễn thủ, đội báo, ba trăm kị binh, tiếp theo, đánh quặt xuống Nam. Chú Trần-Ninh với cô Ngọc-Hương, lĩnh ba trăm kị binh, đội sói tiến ra bờ biển, chiếm, đốt hết những chiến thuyền Chiêm không dự chiến, đậu ở bến.
Nó nói với Trần-thạnh-Nhiên:
- Còn đô thống với tôi đem trăm kị binh với đội khỉ đi treo cờ ngũ hành khắp trên đường chúng ta đi. Để khi bộ binh Chiêm bại chúng chạy về, sẽ nghi ngờ có phục binh mà không dám đi vào.
Trần-thạnh-Nhiên lắc đầu:
- Tôi nhận lệnh của Dư tướng quân dụ địch chạy men theo bờ biển, chứ không được lệnh đánh thủy trại. Vả tôi là đô thống, không phải tuân lệnh một thiếu niên chưa có chức tước gì. Tôi không thể chia kị binh cho người khác xử dụng.
Trong khi Hoàng-Nghi ra lệnh, thì ngoài khơi, tiếng trống thúc, tiếng quân reo, tiếng pháo nổ, cùng khói bốc lên mịt mờ. Nó nhìn về phía Tây, nơi hai đạo bộ binh đang giao chiến, tiếng ngựa hí, tiếng trống thúc muốn át hẳn tiếng nó nói. Lòng nó nóng như lửa đốt. Nó nói với Thạnh-Nhiên:
- Đô-thống! Hãy bỏ ra ngoài tỵ hiềm, cùng anh em chúng tôi đánh cảm tử để cứu hai đạo thủy bộ của ta.
Mặt Thanh-Nhiên lạnh như tiền:
- Đánh giặc thì tôi sẵn sàng, chứ đánh theo lối tự tử đó thì tôi không đồng ý. Tôi phải cho quân nghỉ một vài ngày đã.
Phạm-Dật nổi cáu nói với anh em:
- Thôi, chúng ta đành dùng thú binh, với tiễn thủ đánh cảm tử vậy.
Đông-Thiên hỏi:
- Còn chúng ta? Chúng ta làm gì?
Hoàng-Nghi cung tay:
- Về kế hoạch thì đệ tử định. Nhưng về thần võ thì xin đại giá giáo chủ với các kỳ-chủ trổ thần oai cho. Xin nhị vị Xích-kỳ giúp anh Phạm-Dật; nhị vị Lam-kỳ giúp anh Vũ-Quang; nhị vị Huyền-kỳ giúp Lý-Đoan; nhị vị Bạch-kỳ giúp Trần-Ninh; đại giá giáo chủ, phó giáo chủ, nhị vị Hoàng-kỳ theo giúp đệ tử.
Nó nói với Trần Thanh-Nhiên:
- Tất cả tù binh, vũ khí, lừa ngựa bắt được của Chiêm xin nhờ đô thống giữ dùm.
Rồi nó phất cờ ra lệnh tiến quân.
Phạm-Dật, Kim-Loan cùng trăm tiễn thủ, năm mươi hàng binh Chiêm đi theo Đà-lị-Tha, đánh xe chở đàn hổ hướng trại Chiêm, kéo cờ Chiêm thủng thẳng mà đi. Phía sau là đội của Vũ-Quang, Lý-Đoan, Trần-Ninh. Tới cổng doanh trại Chiêm, viên đội trưởng giữ cổng thấy Đà-lị-Tha thì hỏi:
- Yan, tình hình ra sao?
- Ta thắng lớn, tướng quân lệnh cho ta về lĩnh cỏ khô, lúa cho ngựa đây.
- Đúng kỳ, mai mới là ngày lĩnh cỏ, sao hôm nay người đã về lĩnh?
- Sau trận chiến khủng khiếp, ngựa đói, ăn hết số cỏ mang theo, nên ta phải về xin lĩnh thêm.
- Được rồi!
Y vẫy tay ra hiệu cho binh canh mở toang cổng trại. Đà-lị-Tha cùng năm mươi quân canh vào trước, phía sau là xe chở hổ với Phạm-Dật, Kim-Loan với đoàn tiễn thủ, từ từ tiến thẳng ra phía sau trại. Kho cỏ nằm về phía Bắc trại, mà Đà-lị-Tha lại đi ra phía bờ biển, khiến viên đội trưởng gác cổng kinh ngạc chỉ tay về phía Bắc gọi:
- Yan, người lầm rồi, kho cỏ ở phía kia mà!
Đến đó đội binh của Vũ-Quang đã tới, đang vào cổng trại. Viên đội trưởng canh cổng thấy có sự khác lạ, y hỏi:
- Các người là ai? Tại sao lĩnh cỏ mà không mang xe, lại xua voi đi?
Kim-Liên trả lời:
- Sao người ngu thế, hiện quân Việt đầy khắp núi rừng, mà chở lương thảo đi khơi khơi thì bị cướp hết, nên chúng ta mang voi đi hộ tống.
Viên đội trưởng thấy Kim-Liên là đàn bà, y định hỏi nữa, thì véo một tiếng, một mũi tên trúng giữa óc y. Y ngã lộn xuống đất. Phạm-Dật cầm tù và rúc lên, đội binh của Vũ-Quang xua voi đánh về hướng Bắc. Hổ binh mở cửa xe, xua hổ đánh thẳng ra bờ biển. Phía sau, đội binh của Lý-Đoan, Trần-Ninh cũng vừa tới. Bốn đội nhanh chóng tràn vào doanh trại, rồi phóng hỏa, khói lửa bốc lên ngút trời.
Bao nhiêu binh tướng thủy bộ của Chiêm đã xuất trại, ra hai mặt trận thủy bộ hết, chỉ để lại những binh tướng bị bệnh, và khoảng hơn nghìn quân coi kho, thì địch sao lại với các đội thú với đội tiễn thủ? Không đầy một giờ, doanh trại Chiêm đóng dài trên mười dặm bị bao trùm trong biển lửa, binh tướng đều đầu hàng hết. Long-biên ngũ hùng tuyệt không ngờ mình lại thành công mau thế. Khi Vũ-Quang đánh tới khu nhà tù, nó ra lệnh cho voi phá cửa, rồi sai lùa tù nhân ra. Nhà tù tuy nhỏ, mà giam tới hơn hai nghìn người. Nó nhờ Kim-Loan, Kim-Liên, Ngọc-Liên, Ngọc-Hương phân loại tù. Hầu hết là tù nhân Việt-kiều, bị Chiêm nghi ngờ nổi dậy giúp quân Đại-Việt, nên bị bắt giam. Chợt Vũ-Quang chú ý đến một đám tù nhân, trông mặt hơi quen quen. Nó quay lại hỏi Kim-Liên:
- Em xem, những người này sao coi quen quá?
Kim-Liên nhìn theo tay Vũ-Quang, nàng kêu lớn:
- Nội giáo Vọng-hương! Đây là những thanh niên năm nữ nội giáo trang Vọng-hương nhà em. Họ đi theo vợ chồng Trần-Bình, Võ-xuân-Loan cướp voi của ta.
Hình ảnh những tượng binh chết phơi thây trên bình nguyên Tư-dung là một mối hận vô bờ bến của Long-biên ngũ hùng. Trần-Nghi hú lên một tiếng, ra lệnh cho đoàn chó sói bao vây lấy đám này. Vũ-Quang cũng nhận ra vợ chồng Trần-Bình đang cúi gầm đầu xuống, để che dấu mặt. Nó ra lệnh trói bọn này. Võ-xuân-Loan nói với Kim-Loan, Kim-Liên:
- Loan ơi! Dù gì thì cháu với ta cũng người đồng hương với nhau. Cháu cứu ta với.
Vũ-Quang cười nhạt:
- Thế còn mấy chục tượng binh phơi thây ở Tư-dung thì mi tính sao đây? Phen này ta sẽ cho hổ, báo gặm từng miếng thịt của mi ra để báo thù.
Hoàng-Nghi cùng Đông-Thiên đã trở về. Bọn trẻ xúm vào hỏi tình hình trận chiến giữa Trung-thành vương với quân Chiêm. Hoàng-Nghi tường trình công việc:
- Đại giá giáo chủ, phó giáo chủ với phu phụ Hoàng-kỳ chủ xử dụng bọn khỉ treo cờ dọc khắp con đường từ doanh trại đến mặt trận. Chúng tôi càng tới gần mặt trận, thì tiếng quân reo, ngựa hí càng lớn. Tôi leo lên cây cao quan sát, thấy đạo quân phía Nam của mình đánh lên đang có vẻ thắng thế. Còn đạo quân của tả-lãnh vệ đại tướng quân Dư-Phi trực diện với quân Chiêm đang giằng co nhau. Quân Chiêm núp sau những chiến lũy kiên cố dùng cung tên bắn ra. Quân Việt thì có hai đạo Long-dực tả và hữu, đạo Thần-điện tả, bốn nghìn kị binh với một trăm thớt voi. Quân Việt xung phong trước sau có tới mười lần trong hai ngày, mà không phá nổi chiến lũy. Thấy quân mình mệt mỏi, Dư tướng quân ra lệnh tạm lui binh, thì kị binh, tượng binh từ trong chiến lũy tràn ra đuổi theo. Đau một điều là trong đó có cả đội voi của mình bị vợ chồng Võ-xuân-Loan nộp cho Chiêm.
Nó ngừng lại để thở, rồi tiếp: Tôi bàn cùng giáo chủ, giữa lúc quân Chiêm đang đuổi theo quân Việt, chiến lũy còn không quá trăm người canh gác, ta bất thần vào đánh chiếm lấy. Tuy chỉ có trăm võ sĩ với đoàn khỉ, nhưng nhờ võ công của giáo chủ cùng các vị kỳ chủ cao siêu đến không tưởng được, chúng tôi giết trăm quân canh trong một vài khắc, rồi chiếm những cổng chính chiến lũy, cho đóng cổng lại. Chúng tôi sai treo cờ Việt la liệt khắp nơi, sau đó ngồi chờ. Tôi viết thư báo cáo tình hình cho tướng quân Dư-Phi.
Lý-Đoan suýt xoa:
- Mình chỉ có mấy cao thủ với trăm chiến sĩ, nếu mấy vạn quân Chiêm trở về thì sao?
- Thì mình đành tử chiến vậy.
Hoàng-Nghi tiếp: Cũng may, lúc đó khói ở thủy trại Chiêm bốc lên mờ mịt. Quân Chiêm kinh hãi, vội ngừng lại rút về chiến lũy. Nhưng khi tới gần, chúng thấy cổng chiến lũy đóng, cờ Đại-Việt treo la liệt. Chúng vội ngừng lại quan sát. Mấy viên tướng Chiêm xua một đội voi tiến tới cổng chiến lũy. Đội voi đó chính là đội voi của mình. Tôi đứng lên bờ cổng trại, phất cờ ra lệnh cho voi quay ngược lại đánh quân Chiêm. Đoàn voi nhận được lệnh của chủ tướng, chúng rống lên bất tuân lệnh quản tượng, lao vào đội hình quân Chiêm. Phía sau quân của tướng Dư-Phi đã trở lại. Quân Chiêm rối loạn hàng ngũ, cùng đánh dạt về phía Bắc để thoát thân. Hiện chúng bị cắt làm ba làm bốn. Tôi bắt tay được với tướng Dư-Phi. Một mặt ông cho đuổi theo tàn quân Chiêm, một mặt ông viết thư sai chim ưng chuyển tin cho Tín-nghĩa vương, để vương đem quân chặn đầu bắt đám quân Chiêm rút về vùng Bố-chánh.
Kể xong, Hoàng-Nghi hỏi:
- Tình hình tại đây ra sao?
Phạm-Dật vẫy tay:
- Tốt đẹp.
Phạm-Dật cho đánh trống thu quân. Mọi việc vừa hoàn tất thì từ ngoài khơi, hơn mười chiến thuyền Chiêm đang từ từ tiến vào quân cảng. Hoàng-Nghi sai ưng binh cho mười chim ưng bay ra tuần thán, rồi nó hô lớn:
- Phải cẩn thận. Dàn trận chuẩn bị tác chiến.
Các đội thú được dàn ra dọc bờ biển, núp vào những mỏm đá, những bức tường đổ. Đội tiễn thủ Long-biên chia nhau phục rải rác trên khắp quân cảng. Long-biên ngũ hùng cũng ẩn thân theo quân mình.
Phạm-Dật nói với Đông-Thiên, tay chỉ vào sau căn nhà cháy mất nóc:
- Xin đại giá giáo chủ cùng chư vị kỳ-chủ tạm ẩn vào sau bức tường kia. Hễ thấy bọn anh em chúng tôi thất lợi thì tiếp cứu.
Một là Đông-Thiên không biết gì về quân sự, hai là mấy ngày qua, y đi theo Long-biên ngũ hùng, y thấy đây là những thiếu niên cực kỳ thông minh, yêu nước, được huấn luyện rất chu đáo về hành binh, bố trận. Cho nên y để mặc bọn Phạm-Dật điều động. Trong lòng y, y nghĩ:
- Muốn làm vua Chiêm, muốn thống lĩnh tộc Việt, ta không thể dựa vào võ công cao cường, mà phải dùng tới quân sự. Dùng quân sự ta phải có tướng giỏi, bằng không cũng vô ích. Làm sao ta đào tạo được những thiếu niên như thế này, mới mong thành công. Ta cần quan sát bọn này hành sự, để biết thêm về dụng binh.
Vì vậy y im lặng theo sự điều động của Hoàng-Nghi, rồi cùng em gái với đám kỳ-chủ ẩn thân vào phía sau căn nhà cháy. Ngoài khơi mười chiến thuyền Chiêm vẫn lù lù tiến vào quân cảng, đang tìm cách ép vào bến. Đoàn chim ưng đang bay tuần tiễu, bỗng lượn một vòng, rồi từ từ đáp xuống mấy cột buồm. Hoàng-Nghi hơi nghi ngờ, nó nói hỏi Phạm-Dật:
- Anh thấy sao?
- Chim ưng của mình, không dễ gì ai sai phái được. Nay nó không bay tuần tiễu, mà đậu thế kia, thì có thể là trên chiến thuyền cũng có người biết chỉ huy chim ưng. Ta thử gọi chim ưng về xem.
Ưng binh vâng lệnh phất cờ gọi chim ưng về. Đoàn chim ưng thấy hiệu lệnh của chúa tướng vội cất cánh bay về. Ưng binh làm hiệu hỏi chúng, rồi trình:
- Thưa tiểu tướng quân, chiến thuyền kia là của mình.

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 166
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com