watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
06:57:1126/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Tập 8 - Nam Quốc Sơn Hà - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 11-30
Chỉ mục bài viết
Tập 8 - Nam Quốc Sơn Hà - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 11-30
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Trang 36
Trang 37
Trang 38
Trang 39
Trang 40
Trang 41
Trang 42
Trang 43
Trang 44
Tất cả các trang
Trang 1 trong tổng số 44

Chương 11a
Luận Về Chữ Lễ

Trinh-Dung chắp tay hành lễ với thầy đồ Trọng-San:
- Thưa thầy! Thầy là bậc khiêm khiêm quân tử, xin thầy dạy cho một điều: người quân tử có cần phải giữ lễ với kẻ thô lậu, tiểu nhân không?
Trọng-San nói với Quang-Minh:
- Quang-Minh, đức người quân tử như gió, đức của tiểu nhân như cỏ. Cho nên phàm làm người quân tử, phải dùng đức mà cảm hóa kẻ tiểu nhân. Lê cô nương dù ít học, nhưng con cũng phải giữ đạo, đừng để mất cái đức cung đi. Cô Trinh-Dung trách cứ ta đúng đấy.
Đoàn Quang-Minh vẫn bướng:
- Thưa thầy vâng. Nhưng con dám quả quyết rằng con mọi kia mà giải thích được chữ lễ, thì con xin quỳ gối gọi nó là sư mẫu.
Yến-Loan cung tay hướng thầy đồ Thái, rồi thầy đồ Trọng-San:
- Ở đây có hai thầy chứng cho. Con cũng xin thề rằng, nếu con không giảng được chữ leã trong Nho-giáo, thì con xin làm đầy tớ cho Đoàn huynh cả đời.
Trịnh Quang-Thạch cười nhạt nói với ông bà Thiết:
- Đấy nhá! Chính miệng con nặc nô này nó nói đấy nhá. Nếu nó thua, thì ông bà đừng có mà than thở.
Bà Thiết chắp tay cúi rạp người xuống:
- Bẩm lạy quan lớn. Dù nó thua hay nó được, mà quan lớn nhận nó làm tôi mọi, thì cũng phúc cho đời nó lắm đấy ạ!
Thầy đồ Thái nói với thầy đồ Trọng-San:
- Minh là học trò huynh. Đệ là học trò đệ. Bây giờ chúng ta thay phiên nhau hỏi chúng. Huynh hỏi Minh-Đệ. Đệ hỏi Quang-Minh. Cứ như thế, trong năm câu, nếu như ai trả lời đúng nhiều câu hơn, thì người đó thắng cuộc.
Trọng-San tuy là thầy Quang-Minh, nhưng ông lại là nhà Nho chính-thống, đem đạo thánh đi truyền cho thiên hạ. Nên dù Quang-Minh thắng hay Yến-Loan thắng ông cũng không bận tâm. Ai đọc nhiều, học nhiều, thì biết nhiều. Ai học ít, đọc ít thì bị thua. Thua thì lại tiếp tục học cho giỏi bằng người. Ông đáp:
- Vâng. Quang-Minh lớn tuổi hơn Minh-Đệ, vậy xin huynh hỏi y trước cho.
Thầy đồ Thái hướng Quang-Minh:
- Đoàn huynh! Cứ như Đoàn huynh biết thì chữ lễ có từ bao giờ? Ai là người định ra chữ lễ đầu tiên?
- Thưa thầy chữ lễ có từ thời Khổng-tử. Khi Khổng-tử chưa thành danh, mà đã được vị quan nước Lỗ là Trọng-tôn Cồ gửi hai người con đến học leã. Như vậy chính ngài là người định rõ thế nào là lễ.
Nghe Quang-Minh ứng đối sai lạc, thầy đồ Trọng-San thở dài, lắc đầu. Ông hy vọng Minh-Đệ cũng không hơn học trò mình. Ông hỏi Minh-Đệ:
- Lê cô nương, Quang-Minh trả lời có đúng không?
- Thưa thầy sai. Sai hoàn toàn. Đức thánh giỏi về lễ, không có nghĩa rằng ngài đặt ra lễ nghi đầu tiên. Chính ngài là người san định kinh Lễ, chứ không phải ngài đặt ra lễ. Nay kinh Lễ tuy mất, nhưng cũng còn một thiên Lễ ký. Ngài nói: Thuật nhi bất tác, nghĩa rằng ta chỉ thuật lại những gì của người xưa, chứ không sáng tác. Vì vậy lễ nghi của Nho gia vốn có từ trước Khổng-tử.
Thầy đồ Trọng-San không ngờ kiến thức Yến-Loan lại rộng như vậy. Mỗi lời Yến-Loan nói ông lại gật đầu. Tuy học trò ông thua, nhưng ông giữ đạo Trung-dung, nên khi thấy một cô gái quê mà giỏi như vậy, ông lại vui vẻ. Ông thủng thỉnh nói:
- Câu đầu Quang-Minh đáp sai. Lê cô nương giảng đúng. Người thua rồi.
Tuy nói vậy, nhưng ông vẫn hy vọng vào câu khác, may ra Quang-Minh gỡ được. Ông hỏi Yến-Loan:
- Bây giờ tới lượt tôi hỏi Lê cô nương. Thế chữ Lễ để chỉ điều gì?
Yến-Loan đáp không suy nghĩ:
- Thưa thầy tối cổ chữ lễ dùng để chỉ việc cúng tế, có tính cách tôn giáo. Sau dần dần, gồm cả phong tục, tập quán như: quan, hôn, triều, sính, tang, tế. Rồi tới thời Khổng-tử thì còn có nghĩa là điển chương, hình pháp.
Quang-Minh lắc đầu:
- Bịa đặt! Bịa đặt! Xin dẫn chứng?
Yến-Loan cười khỉnh:
- Tôi xin dẫn chứng. Trong Tả-truyện chép:
« ...Tấn hầu bảo Nhữ Thúc-Tề « Lỗ hầu cũng giỏi về Lễ đấy nhỉ?”. Đáp « Đó là nghi thức, không thể gọi là lễ. Lễ để giữ nước, thi hành chính lệnh mà không mất lòng dân” (1).
Câu trên đã phân biệt nghĩa hẹp của lễ là nghi, tức là quan, hôn, tang, tế. Câu dưới nói rõ lễ là điển chương, luật pháp. Nhưng lễ khác với luật ở chỗ lễ có mục đích giáo hóa, ngăn ngừa tính ác, việc ác chưa xẩy ra. Còn luật pháp để trị cái ác đã xẩy ra rồi.
Ghi chú,
(1) Nguyên văn : Tấn hầu vi Nhữ-thúc-Tề viết: « Lỗ hầu bất diệc thiện ư lễ hồ?”. Đối viết: « Thị nghi dã, bất khả vị lễ. Lễ sở dĩ thủ kỳ quốc, hành kỳ chính lệnh, vô thất kỳ dân giả dã”.

Quang-Minh lắc đầu:
- Láo, ngụy biện.
Thầy đồ Trọng-San xua tay:
- Minh thua rồi, Lê cô nương giảng đúng. Lê cô nương thắng hai câu. Thế nhưng Quang-Minh lại bảo là sai, thì Quang-Minh thua một câu nữa. Bây giờ xin thầy Thái hỏi Minh.
- Đoàn huynh cho biết lễ nghĩa là gì?
- Thưa thầy trong Lễ ký đã định nghĩa trọn trong mấy chữ: Lễ là cái thực của nghĩa. (2)
Ghi chú,
(2) Nguyên văn : Lễ dã giả, nghĩa chi thực dã.
Minh-Đệ lắc đầu:
- Lễ không giản dị như vậy đâu. Lễ có rất nhiều nghĩa. Một là lễ dùng để làm phạm giới cho cung, cẩn, dũng.
Quang-Minh kêu lên:
- Bậy! Bịa đặt.
Minh-Đệ lại cười rất tươi hướng ông đồ Trần:
- Thưa thầy, xin thầy cho biết câu này do ai nói:
« Cung kính mà không có lễ thì phiền; cẩn thận mà không có lễ thì thành sợ hãi; dũng mà không có lễ thì thành ra loạn; chính trực mà không có lễ thì thành ra hấp tấp ».
- À, câu đó là của đức thánh Khổng. (3)
Ghi chú,
(3) Nguyên văn : Cung nhi vô lễ tắc lao, thận nhi vô lễ tắc tỷ, dũng nhi vô lễ tắc loạn, trực nhi vô lễ tắc giảo.
Mặt Quang-Minh đỏ như gấc, y gượng gạo:
- Cô nói lễ có nhiều nghĩa. Đây mới là một. Một không phải là nhiều? Vậy thứ hai, thứ ba, thứ tư là gì?
- Tôi đã trình bầy hết đâu? Nghĩa thứ hai của lễ do chính Khổng-tử nói: « chỉ kẻ bất nhân mới không có lễ ».
Quang-Thạch biết Yến-Loan nói kháy mình. Y hừ một tiếng:
- Mi khỏi nói kháy nữa. Nếu mi không dẫn chứng được nghĩa này, thì ta lột da đầu mi.
- Dạ, quân hầu khỏi đe dọa. Câu đó nguyên văn như sau: « Nhân nhi bất nhân, như lễ hà”. Ngài còn nói: Người ta sinh ra tính vốn trực. Như vậy con người càng tự nhiên thì càng có lễ. Ngài cực ghét bọn ngồi trên mà làm láo (xảo ngôn lệnh sắc). Nhưng ngài cũng định rõ: chất phác mà thiếu văn vẻ thì quê mùa. Văn vẻ mà thiếu chất phác thì rườm rà. (4)
Ghi chú,
(4) Nguyên văn : Chất thắng văn tắc dã. Văn thắng chất tắc xử.

Nàng hướng vào Quang-Minh:
- Nghĩa thứ ba của lễ là phải khoan hòa, không như luật pháp thì tàn bạo. Trong Đại-học đã dẫn lời ngài: xử kiện thì ta cũng xử như người, phải làm sao cho dân dừng kiện nhau mới là người cai trị giỏi. (5). Một nghĩa nữa của lễ mà Khổng-tử định nghĩa rằng phải thành thực, ngay thẳng trước hết. Luận-ngữ, thiên Bát-dật thuật: Tử-Hạ hỏi Khổng-tử rằng. Kinh-thi nói: « Miệng chúm chím cười tươi, mắt đẹp đẽ long lanh, trên nền trắng có bức họa đủ mầu » nghĩa là gì? Ngài đáp: « phải có sẵn nền trắng rồi sau mới vẽ thành bức họa ». Tử-Hạ hỏi tiếp: « thế là phải thành thực, trung chính rồi mới theo lễ ư? ». Ngài khen Tử-Hạ là hiểu được ý ngài. (6)
Ghi chú,
Nguyên văn :
(5) Thính tụng ngô do nhân dã, sử vô tụng hồ?

(6) Tử-Hạ vấn viết: Thi vân « Xảo tiếu thiến hề, mĩ mục phán hề, tố dĩ vi huyến hề ». Hà thị dã? Tử viết: Hôi sự hậu tố. Viết: Lễ hậu hồ? Tử viết: Khởi dư giả, Thương dã.

Cuộc tranh luận về chữ lễ giữa đệ nhất Thái-bảo trường Trung-nghĩa, được coi như văn hay chữ tốt bậc nhất trong vùng cùng với một cô gái quê, chỉ đọc thông văn tự; diễn ra trước mặt lý dịch trong làng Thổ-lội, cùng hơn trăm học trò. Rõ ràng Quang-Minh là người có học thức nhất, thì ngôn từ lại thô tục, cộc cằn; còn Yến-Loan trước mắt mọi người thì chỉ là một thứ rác rưởi, nhưng ngôn từ của nàng lời lời ôn nhu văn nhã, lý luận đanh thép. Ngay chính ông bà Thiết cũng không ngờ kiến thức con mình lại rộng bao la đến như vậy. Chỉ có một người duy nhất không ngạc nhiên, đó là thầy đồ Thái.
Thầy đồ Trần Trọng-San vốn là người quân tử, lại học nhiều, hiểu rộng, chỉ qua mấy câu đối đáp, thầy biết ngay sở học của học trò mình thua xa Minh-Đệ. Ông cung tay nói với thầy đồ Thái:
- Nhân huynh! Tính chung Lê cô nương đáp đúng ba câu, Quang-Minh đáp sai ba câu. Đệ công nhận kiến thức Quang-Minh thua Lê cô nương quá xa. Dù có tranh luận đến mấy nữa cũng vô ích mà thôi. Đệ là thầy Quang-Minh, đệ xin trân trọng nói với nhân huynh rằng Lê cô nương thắng, Quang-Minh thua.
Từ nãy đến giờ, bốn người bạn của Yến-Loan đứng nghe bạn đối đáp về Nho-học, họ quá kinh ngạc, vì trước đây kiến thức của năm người ngang nhau. Thế mà chỉ với hai năm xa cách, mà Yến-Loan đã bước những bước dài trên đường học văn, bỏ xa đệ nhất Thái-bảo trường Trung-Nghĩa.
Trinh-Dung bước ra, hướng Quang-Thạch xá một xá:
- Bẩm quân hầu, cháu là con gái, lại ít học, cháu có vài câu thắc mắc, mong quân hầu giải cho.
- Được cháu cứ hỏi.
- Thưa quân hầu.
Trinh-Dung lễ phép: Không biết trong trường Trung-nghĩa có dạy về đạo người quân tử cho môn sinh không?
- Có, không những dạy, mà còn dạy rất kỹ.
- Thế bẩm quân hầu, chỉ học để biết, hay là còn phải thực hành?
- Tri thì phải hành chứ!
- Như vậy cháu thấy dường như trong trường không dạy về tam cương, ngũ thường thì phải.
- Bậy nào, đó là điều sơ tâm. Môn sinh nào cũng học cả.
- Bẩm quân hầu.
Trinh-Dung cười rất tươi: Anh Đoàn Quang-Minh dường như là đệ nhất nhân trong đám môn sinh của quân hầu, tất văn võ kiêm toàn, mà sao chưa học ngũ-thường.
Quang-Minh nhăn mặt:
- Đạo làm quân tử, Đoàn mỗ có chỗ nào thiếu sót đâu mà tiểu cô nương phải thắc mắc?
- Có, tôi thắc mắc rất nhiều. Trong ngũ thường bao gồm nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Thế nhưng ban nãy anh thiếu lễ, là mất một trong ngũ thường. Bây giờ mất chữ tín là mất hai thường. Như vậy tôi cho rằng trường Trung-nghĩa chỉ dạy có tam thường thôi.
- Tại sao cô bảo ta không biết về chữ tín?
- Đoàn huynh là đấng quân tử, lại là đệ nhất nhân của trường Trung-nghĩa. Không biết Đoàn huynh có nhớ câu quân tử nhất ngôn không? Hay định làm tiểu nhân tam ngôn, tứ ngôn, thất bát ngôn? Trước khi thi văn, Đoàn huynh đã hứa rằng, nếu Đoàn huynh thua thì phải bái chị Yến-Loan làm sư mẫu. Vây bây giờ chính thầy của Đoàn huynh công nhận Đoàn huynh thua. Đoàn huynh tính sao đây? Nếu Đoàn huynh không chịu bái chị Yến-Loan làm sư mẫu cũng được. Ở đây có đầy đủ lý dịch, dân chúng trong làng. Họ sẽ đi nói khắp nơi rằng Trung-nghĩa chỉ dạy có tam thường thôi. Vì đệ nhất Thái bảo không biết chữ lễ, chữ tín.
Yến-Loan nói mỉa:
- Ngũ-thường, mà mất lễ, với tín, thì không biết đạo người quân tử sẽ thành đạo gì nhỉ? Nho như thế là nho tiểu nhân, cẩu nho mà thôi.
Quang-Thạch muốn cứu học trò, y lấp liếm lời thề của Quang-Minh, nên y quát:
- Quân tử hay tiểu nhân ta không cần bàn với mi. Ta đến đây với mục đích hỏi tội mi về vụ mi dám đánh công sai của ta. Mi có chịu trói hay không?
- Không! Xin quân hầu cho đứa con gái quê mùa này biết nó đã phạm tội gì mà ngài muốn trói nó?
Quang-Thạch hừ một tiếng:
- Trọn đời ta xông tên, đột pháo, đội nắng dầm mưa, lăn mình vào chỗ chết, nhưng chưa từng có kẻ nào dám hoạnh họe ta. Nay mi chỉ là đứa nhãi con, mà cũng đòi lý luận với ta ư? Ta nói cho mi biết rằng có lệnh của quan Tể-tướng, Gia-viễn quốc công truyền rằng: mi thuộc thành phần bất hảo, phải bắt giam mi lại đợi khi hoàng thượng du hành trở về mới thả ra. Ta chỉ biết tuân lệnh của người.
- Thế thì lệnh của quan Tể-tướng đâu, tôi muốn được xem trước khi chịu trói.
- Ta nhận lệnh trực tiếp từ ngài.
- Tôi không tin. Tôi không để cho ai trói tôi vô lý.
Quang-Thạch cười nhạt:
- Mi tưởng mi học được mấy cái múa, rồi coi thường thiên hạ hẳn? Ta nói cho mi biết, hồi mi thắng Đoàn Quang-Minh ở Kinh-Bắc là do mi dùng độc chất, khiến kinh khí của y bế tắc. Hôm nay ta để y dần vào xác mi cho mi biết ngoài bầu trời này còn có bầu trời khác.
Y quay lại bảo Quang-Minh:
- Con hãy ra túm cổ con mọi kia về cho sư phụ.
Yến-Loan cười nhạt:
- Hơn năm trước, tôi đã đấu với Đoàn huynh tại dinh An-vũ kinh-lược sứ. Đoàn huynh thua rồi. Bây giờ Đoàn huynh lại muốn đấu nữa hay sao?
Quang-Minh cười nhạt:
- Hôm ấy mi dùng độc chất thắng ta. Ta không phục. Vả mi thắng ta một năm trước, không có nghĩa mi thắng ta cả đời. Hôm nay là ngày ta phục thù đây.
Quang-Thạch bảo Quang-Minh:
- Tại sao phải nói với con mọi này nhỉ? Đập vào xác nó cho rồi.
Quang-Minh dạ một tiếng, rồi y bái tổ, đứng thõng tay, đưa mắt nhìn Yến-Loan:
- Ta lớn tuổi hơn mi, mi ra tay trước đi.
Yến-Loan đưa mắt quan sát đối thủ, vì rõ ràng hôm ở Kinh-Bắc, bản lĩnh của nàng không làm bao, mà nàng thắng y dễ dàng. Rồi mấy hôm trước, nàng điểm huyệt bắt y như bắt ba ba trong rọ. Thế mà sao hôm nay y lại cả gan đấu với nàng?
Yến-Loan hít một hơi, nàng vận khí phát chiêu Đông-hải lưu phong trong Đông-a chưởng pháp tấn công. Vì nội công của nàng là nội công âm nhu, nên không có gió. Quang-Minh cười nhạt, y tung mình lên cao, rồi đánh xuống một chưởng. Vèo một tiếng, hai chưởng chạm nhau. Yến-Loan kinh ngạc vô cùng, vì chưởng lực của y mạnh gấp bội hôm y đấu với nàng ở miếu thổ thần. Nhất là nội công của y hoàn toàn khác với nội công hôm trước.
Quang-Minh chuyển tay một cái, y đã phát chiêu thứ nhì. Yến-Loan lại dùng chưởng Đông-a đấu với y. Đấu được hơn năm mươi hiệp, nàng nghĩ thầm:
- Nếu như hôm đấu ở miếu thổ thần, mà y có bản lĩnh như hôm nay, thì mình không phải là đối thủ của y. Cũng may hôm rồi sư phụ, sư mẫu thu mình làm đệ tử, dạy mình biết bao nhiêu bản sự. Ừ, lạ một điều, lần này y dùng một thứ nội công, chiêu số hoàn toàn khác với những lần trước. Hay là y mới được cao nhân nào dạy thêm?
Đứng ngoài quan sát trận đấu, mặt Quang-Thạch cau lại thực khó coi. Ký ức giúp y nhớ lại trận đấu ở chùa Từ-quang với một nhà sư trẻ tuổi. Hôm đó nhà sư đã dùng một thứ võ công giống hệt võ công của Yến-Loan hôm nay. Chiêu số là chiêu số Đông-a, trong khi nội công là nội công Mê-linh. Y nghĩ thầm:
- Hay con mọi này là học trò của nhà sư đó? Biết đâu hai đứa không học cùng một thầy?
Đấu được hơn trăm hiệp, Yến-Loan nghĩ thầm:
- Mình thực đoảng. Từ hôm sư phụ dạy võ công Mê-linh cho mình đến giờ, mình chưa hề xử dụng qua. Bây giờ mình phải thử xem.
Nghĩ vậy, thình lình nàng đổi chưởng pháp. Bộp mot tiếng hai chưởng chạm nhau, Quang-Minh bật lui đến năm bước. Y chưa lấy lại được bình tĩnh, thì Yến-Loan đã đánh tiếp một chưởng nữa. Y vung tay đỡ, người bay tung về sau, mặt nhăn nhó tỏ vẻ đau đớn vô cùng. Yến-Loan đã có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, nàng phóng liền hai chưởng nữa. Quang-Minh đỡ được một chưởng. Đến chưởng thứ nhì, y bật tung lên cao, rồi rơi xuống đất nằm thẳng cẳng.
Quang-Thạch xẹt tới vung chưởng tấn công Yến-Loan, để cứu Quang-Minh. Yến-Loan cười nhạt, nàng trở về với chưởng Đông-a. Hai chưởng chạm nhau. Bộp một tiếng, Quang-Thạch tỉnh ngộ:
- Thì ra thằng trọc con hôm trước cũng chính là con mọi này. Hỡi ơi, mình thực ngu. Bây giờ mình chỉ còn một cách vờ rút lui, rồi dùng số đông thắng y thị mà thôi.
Nghĩ vậy y quát lên một tiếng, rồi nhảy lùi lại, miệng hô:
- Khoan!
Yến-Loan thu chiêu nhảy lùi lại. Quang-Thạch hỏi ông bà Thiết:
- Này, vợ chồng gã kia. Các người là dân trong ấp của ta, mà không biết dạy con, để nó vô lễ như thế này, thì ta sẽ chặt đầu vợ chồng mi, rồi tịch thu điền sản. Mi có biết không?
Bà Thiết chạy tới trước mặt Quang-Thạch quỳ gối xuống rập đầu binh binh:
- Bẩm quan, con đã từ nó rồi. Nó không còn là con của con nữa. Xin quan cứ giết chết nó đi.
Yến-Loan nghĩ rất nhanh:
- Bây giờ mình chịu cho chúng trói, thì chúng sẽ giết mình để rửa nhục, rồi chúng cũng giết cha mẹ mình sau. Sự thể đã ra thế này, âu là mình bỏ chạy, thì chúng còn gờm mình mà không dám hại cha mẹ mình. Nhược bằng chúng giết cha mẹ mình, thì mình cũng còn giữ được cái thân mai hậu để trả thù.
Nghĩ vậy, nàng chỉ tay vào mặt Quang-Thạch:
- Này, Trịnh thái giám. Mi tự thị rằng trường Trung-nghĩa của mi đào tạo ra những bậc văn mô vũ lược. Những gì là Tam-anh, Thất-hùng, Bát-tuấn, nhưng cuối cùng cũng bị người con gái quê mùa như ta đả bại, bại cả văn lẫn võ. Ngay chính bản thân mi, mấy tháng trước, bị ta lột mặt nạ mãi quốc cầu vinh, rồi đánh cho đau đớn đến phải kêu cha gọi mẹ. Hôm nay, mi dẫn bọn học trò tôm, học trò tép của mi đến đây hòng uy hiếp ta. Uy hiếp ta không được, mi uy hiếp cha mẹ ta ư?
Nàng ngừng lại một lát rồi tiếp:
- Mi được phong là Trung-nghĩa đại tướng quân, mà mi đi nhận vàng của Thái-tử Tống là Tần-vương để chia rẽ võ-lâm Đại-Việt, chia rẽ hậu cung triều Lý, rồi chờ khi quân Tống sang đây, mi sẽ làm nội ứng cho giặc. Như vậy mi còn xứng đáng là trung, là nghĩa nữa không? Được, mi có giỏi, hãy cứ động đến cái lông, sợi tóc của song thân ta mà xem, ta sẽ đánh Hồng-chung tố cáo mi giữa triều đình, liệu toàn gia mi có khỏi bị tru di hay không? Ta sẽ đi Thiên-trường, tố cáo mưu gian của mi với phái Đông-a. Đại-hiệp Tự-An, Kinh-Nam vương sẽ giết toàn gia mi đến con gà, con chó cũng không sót.
Lời tố cáo của Yến-Loan làm Quang-Thạch phát run. Từ thầy đồ Thái, thầy đồ San cho tới hương dịch đều kinh hoàng về những gì Yến-Loan nói. Nàng tiếp:
- Hiện giờ trên từ mi cho tới tên Quang-Minh, con Minh-Can, nếu không có thuốc giải của ta, thì chỉ mấy hôm nữa sẽ chết. Chính mi biết thế, mi định dùng số đông đến áp chế ta để có thuốc giải. Nhưng mi lầm. Ta nói cho mi biết, mi không có quyền bắt ta.
Nàng móc tấm thẻ bài trong túi ra đưa cho Quang-Thạch, rồi cười:
- Chắc mi muốn biết ta học võ công của ai mà hạ được mi phải không? Đây, mi hãy coi cái này thì biết rằng ta là đệ tử của vua bà Bắc-biên. Sư mẫu ta cho ta tấm thẻ bài. Người dặn rằng, trong thế gian này, kể cả đức vua cho tới Tể-tướng, khi người nào biết ta có tội chỉ có thể mách sư mẫu ta, để người trừng phạt ta, mà không có quyền bắt ta. Mi có gan thì bắt ta đi! Ta thách đấy.
Quang-Thạch không cần cầm lấy thẻ bài. Y chỉ liếc nhìn qua, tấm thẻ bằng ngọc xanh biếc, từ kích thước, cho đến mầu sắc, y đã từng thấy nhiều lần. Vì vậy y phát run. Y chưa kịp có phản ứng gì, thì Yến-Loan đã tung mình lên cao, rồi phóng ra đường mất hút.
Xa giá Chương-thánh Gia-khánh hoàng-đế đến chùa Pháp-vân vào ngày rằm. Hộ giá nhà vua có quan Vạn-thảo quốc-công Dương Bình. Hồi nhà vua còn là thái-tử thì Dương Bình được cử làm Thái-phó dạy học. Nên khi nhà vua lên ngôi, thì Dương Bình trở thành thái sư tước phong tới Quốc-công. Nay Dương quốc công tuổi cao, xin về hưu để hành y đạo cứu người. Tuy nhiên, trong dịp nhà vua hành hương chùa Pháp-vân, Quốc-công cũng hộ giá, hầu chăm sóc bệnh cho ngài. Ngoài ra còn có Thượng-Dương hoàng hậu, ba công chúa Thiên-Thành, Động-Thiên, Thiên-Ninh với hai Phò-mã. Thái-bảo Lý Thường-Kiệt chỉ huy toàn bộ thị-vệ, cung nga, thái giám theo hầu.
Kể từ hôm rằm, mỗi ngày chư tăng làm một tuần chay. Hằng ngày, vào buổi trưa, trước giờ Ngọ, là nhà vua lại sai đem cơm nắm, xôi, oản, khoai, ngô cùng những thực vật cúng Phật, cúng cô hồn để chính tay ngài phát chẩn cho dân nghèo. Ăn mày, kẻ khó khắp nơi, nghe tiếng, ùn ùn kéo về chùa.
Hồi đầu thì chỉ có người nghèo tới xin bố thí. Nhưng sau, người ta tò mò muốn biết long nhan của nhà vua ra sao, nên cũng xếp hàng khất thực. Lại có người mang xôi, mang hoa quả tới dâng nhà vua, để nhà vua phát chẩn. Nhà vua trang phục như một cư sĩ, đích thân trao tận tay phẩm vật cho đám người bần khổ. Quan thái-bảo Lý Thường-Kiệt, quan tổng lĩnh đạo Ngự-long là hữu-thiên ngưu vệ thượng tướng quân Dư Phi, quan tổng lĩnh đạo Đằng-hải là Tả-thiên ngưu vệ đại tướng quân Ngô Thường-Hiến 0 luân phiên theo hộ giá.
Vì chùa có lệ không thể cho nữ tín chủ ở lại, nên Thượng-Dương hoàng hậu, cùng các phi tần theo hầu phải đóng hành doanh ở dinh Trung-nghĩa đại tướng quân, Siêu-loại hầu. Trịnh Quang-Thạch cho các thanh nữ trong trang ấp của y thay nhau chầu hầu nhà vua cùng hoàng-hậu, hy vọng xem trong đó có người nào là Hằng-Nga giáng thế không.
Đến ngày thứ ba mươi, nhà vua cùng Thượng-Dương hoàng-hậu đang phát thực phẩm cho kẻ khó, thì có người ăn mày liệt hai tay đến trước nhà vua:
- Này ông ơi, ông có phải là vua không?
Nhà vua đáp:
- Đúng, ta là vua.
- Thế vua là gì? Có nhớn hơn Lý-trưởng không?
Dư Phi đáp thay vua:
- Lớn hơn nhiều lắm lắm.
- Bằng ông tiên chỉ không?
- Hơn nữa.
- À, như vậy là bằng ông chánh tổng hẳn?
Dư Phi chỉ lên trời:
- Nhỏ hơn trời một chút.
- Như vậy là ông trời con.
Thượng-Dương hoàng-hậu cau mày đáp:
- Vua là con trời, do trời sai xuống hạ giới cai trị trăm họ. Vua là chúa tể tất cả mọi người trong nước, có quyền cho ai sống thì được sống, có quyền bắt ai chết thì phải chết.
- Tưởng gì, chứ vậy thì vua không khác chi tên đồ tể giữa bầy lợn, bầy gà. Người đồ tể muốn cho con lợn, con gà nào sống thì được sống, muốn bắt con nào chết thì phải chết. Ối! Tôi không tin, vì người ta đồn ông Vua này tốt lắm.
Thượng-Dương hoàng-hậu quát :
- Mi biết cái gì mà nói? Mi có câm cái mõm đi không?
Người ăn mày cũng không vừa:
- Vậy mà người ta bảo vua là người có phúc trạch nhất thiên hạ. Phúc thì có hai phần, một phần do tiên tổ để lại, một phần do mình tích lũy thêm. Hôm nay vua đi cầu siêu, cầu có con, tìm Hằng-Nga, mà lại đem cái người thất đức, vừa mở miệng ra là gấu ó như quỷ A-tu-la, thì làm sao mà đắc phúc nhỉ?
Hoàng-hậu chỉ mặt người ăn mày:
- Thị vệ đâu, đem tên này ra chém tức thì về tội đại bất kính.
Viên thái giám già, lĩnh chức Chi-hậu nội nhân Nguyễn Bông là người hầu cận Hoàng-hậu từ khi tiến cung. Y đứng cạnh đó, nghe Hoàng-hậu ban chỉ, y định gọi thị-vệ bắt người ăn mày.
Nhà Vua phất tay ra hiệu ngừng lại:
- Để cho người ta nói.
Người ăn mày vẫn tỏ vẻ không sợ:
- Này ông Vua, cái bà nói năng như A-tu-la kia là ai vậy? Tôi trông tướng, dường như bà có điều gì uất ức đến vài chục năm nay mà chưa giải được, vì vậy trong lòng bà oán hận không ít. Thân bà tuy đứng cạnh ông Vua, mà lòng e lại không chí tình với ông. Ôi! Hoàng-hậu là mẫu nghi thiên hạ, là cội phúc của giòng giống nhà vua sau này mà như thế ư?
Nhà vua trao cho y một phẩm oản, với quả chuối. Người ăn mày nói:
- Tay tôi bị tê. Ông vua đút cho tôi ăn được không?
Nhà vua chỉ tảng đá gần đó:
- Người ngồi xuống đây, trẫm đút cho mà ăn.
Nhà vua đưa oản đút cho người ăn mày. Y cắn oản ăn ngon lành vô cùng. Trong khi đó Thượng-Dương hoàng hậu bực mình nhìn đi nơi khác. Sau khi cho người hành khất ăn hết phẩm oản, với quả chuối, nhà vua còn bưng bát nước vối đưa lên miệng cho y uống. Uống xong người ăn mày cung tay:
- Vật bố thí không bằng cung cách bố thí. Từ tiền cổ đến giờ, dù vua Hùng, vua An-Dương của Đại-Việt; dù Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang của Trung-quốc cũng không có vị nào lại nhân từ thương dân như bệ hạ. Đức trạch này, nhất định bệ hạ sẽ gặp lại Hằng-Nga, và sau đó Hằng-Nga sẽ sinh cho bệ hạ hai hoàng nam. Trong hai hoàng nam ấy, thì một là Thanh-Y đồng tử, một là Tiên-Đồng con vua Xích-Đế. Sau này hai vị đó sẽ làm lên những sự nghiệp kinh thiên động địa, hiển hách cho Đại-Việt.
Ngay từ lúc thấy người ăn mày, nhà vua đã biết đây là dị nhân, nhưng ngài vẫn vui vẻ, xem dị nhân định làm gì. Trong khi đút oản, chuối cho dị nhân, ngài thấy rõ ràng một tay y nắm lấy huyệt Thái-khê trái, một tay án vào huyệt Thận-du phải của mình. Một luồng nội lực cực kỳ hùng hậu, chính đại quang minh tuôn vào người ngài như thác đổ, như băng tan. Ngài nghĩ thầm:
- Người này là ai mà nội lực Tiêu-sơn lại mạnh đến như thế? Ta tưởng trên đời này chỉ chị Bảo-Hòa, Bình-Dương cùng anh Thiệu-Thái mới luyện đến trình độ tối cao mà thôi. Y còn trẻ, mà sao thiền-công Tiêu-Sơn coi bộ muốn ngang với quốc-sư Huệ-Sinh?
Nhà vua hỏi:
- Xin dị nhân cho biết cao danh quý tính?
- Danh ư? Tính ư? Tôi chẳng có. Hoặc giả bệ hạ muốn gọi, xin cứ coi tôi như con chó, con mèo, hay con trâu, con bò cũng được.
Nói rồi người ăn mày xá nhà vua, thủng thẳng bỏ đi. Hoàng-hậu đưa mắt cho Chi-hậu Nguyễn Bông. Y theo sát sau lưng người ăn mày. Tất cả những hành động của người hành khất không qua được mắt được Vạn-thảo quốc-công Dương Bình với thái-bảo Lý Thường-Kiệt. Dương Bình hỏi nhà vua:
- Tâu bệ hạ, vì vị tiểu sư phụ đó đã dồn thiền-công Tiêu-Sơn vào người bệ hạ quá nhiều, xin bệ hạ vận khí theo vòng Tiểu chu-thiên, để hòa hợp với nội công Tản-viên.
Nhà Vua kinh ngạc:
- Dị nhân đó là một vị tăng ư?
- Tâu bệ hạ đúng vậy. Vì thần thấy người đội cái mũ vải che kín hết đầu, lại hơi có mùi hương, thì biết là một vị tăng. Có điều vị tăng này còn quá trẻ, mà sao Thiền-công đã cao đến trình độ như vậy? Trên đời, thần chỉ thấy bồ tát Minh-Không, với phò mã Thân Thiệu-Thái là luyện tới mức này mà thôi. Thần e Quốc-sư Huệ-Sinh cũng không bằng.

Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 544
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com