watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
20:13:1728/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Dài > Nguyễn Ngọc Ngạn > Dòng Mực Cũ - Trang 9
Chỉ mục bài viết
Dòng Mực Cũ
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Tất cả các trang
Trang 9 trong tổng số 28


Chương 5

Từ sinh hoạt mờ ám trong những nhà hát ả đào, đã làm nảy sinh những nghề nghiệp phụ thuộc khác, dần dà có mặt trên phố Khâm Thiên. Chẳng hạn những phòng chữa bệnh hoa liễu không giấy phép, những gian buồng ngủ cho thuê vội vã, những động thuốc phiện cho khách đi mây về gió, những ông bà thầy bói chuyên giải đoán tương lai cho những cô đầu ế ẩm muốn tìm một cuộc đời mới, và sau cùng là những tay anh chị đảm nhận công tác bảo vệ nhà hát, tháng tháng bắt các cô đóng hụi chết mới cho các cô hành nghề.

Tuy thế, Khâm Thiên cũng được một lợi thế là thu hút khá đông giới văn nghệ sĩ, những nhà văn, nhà báo giầu tưởng tượng, như Vương Luân, dễ rung động với cảnh ngộ của người hồng nhan đa truân. Và vì vậy, hai chữ Khâm Thiên dần dần trở nên quen thuộc trong các tác phẩm văn học thời tiền chiến.

Vương Luân hỏi chủ nhà:

- Việc gì thế? Hễ làm được thì tôi làm ngay!

Người đàn bà tuổi gần bốn mươi, từng một thời nức tiếng nhan sắc, bây giờ mở nhà hát đi độ nhật mà cái nét mặn màvẫn phảng phất. Chị chớp mắt mấy cái rồi hỏi:

- Dạo này quan anh có hay gặp ông ký Đăng không, thưa quan anh?

Nghe nhắc đến tên người bạn thân của mình, Vương Luân hơi lúng túng, ông đáp:

- Lâu lắm tôi cũng chả gặp! Thế dạo này ông ký không ghé đây sao?

Chủ nhà thở dài va đáp:

- Vâng! Đi đâu mất biệt hơn nữa năm nay. Vì thế em mới phải phiền đến quan anh, vì biết quan anh là chỗ tri kỷ với ông ký. Năm ngoái, ông ký đến đây chơi với quan anh một bận dạo đầu năm, chắc quan anh còn nhớ? Sau ấy, ông ký đến đây một mình hai lần nữa. Rồi làtrốn biệt, chả thấy tăm hơi gì nữa!

Ông Luân gật gù thông cảm. Thông lệ ở nhà hát là khách đến phải nộp tiền trước rồi đào mới hát. Giá cả thì mỗi nhà hát mỗi khác. Chỉ có những khách quen mới không bị áp dụng những thủ tục này, nghĩa là hát xong mới moi tiền ra trả. Nhiều ông lợi dụng chỗ quen biết để thiếu nợ rồi có khi trốn đi luôn vì trả nợ không nổi. Nhưng đó là nói chuyện người khác chứ trường hợp ông ký thì chắc không phải như vậy, bởi Vương Luân biết bạn ông không nghèo đến nỗi phải bỏ trốn. Bạn ông vắng mặt vì một lý do khác mà ông không thể nói ra. Ông hỏi dò xét:

Thế ông ký có hẹn hò gì với chị không?

Người đàn bà cười buồn đáp:

- Quan anh hiểu lầm chúng em rồi! Có hứa hẹn gì đâu! Hay nói đúng ra là có gì đâu mà hứa hẹn! Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, ông ký nợ nhà hát chúng em hai chầu, hơn nữa năm nay không giả, cũng chẳng có nhời nào với chúng em! Cái Tuyết nó ngóng mỏi cổ từng ngày mà ông ký chả đến. Ông ấy còn nợ nó nhiều lắm, mà bố mẹ nó thì đang cần tiền chạy thuốc...

Chủ nhà ngưng lại một chút nhìn ông Vương Luân và Minh dò phản ứng. Vương Luân buột miệng nói:

- Thế mà tôi cứ tưởng... Hóa ra ông ấy thiếu nợ!

Chủ nhà tiếp:

- Vâng! Năm hết tết đến, em mới đánh bạo nhờ quan anh, hễ có dịp gặp ông ký thì nhắc hộ chúng em một tiếng!

Vương Luân thở dài một tiếng chia xẻ:

- Được! Hễ gặp, tôi sẽ nói hộ!

Rồi ông kéo Ming bước đi. Chủ nhà còn bước theo níu kéo thêm:

- Trăm sự nhờ quan anh giúp cho. Chúng em chả dám quên ơn!

Hai người đi bộ dọc theo lề đường. Ngang qua một cửa hàng đông khách, Minh né hẳn xuống lòng đường vì thấy cha ông mù đang kéo nhị hát xẩm, giọng ca rất ai oán. Hai bố con nhà này cừ quanh quẩn làm ăn ở khúc đường này từ ngày Minh dọn đến, và Minh đã bố thí cho họ cũng khá nhiều lần vì tội nghiệp đứa con mới mấy tuổi. Bây giờ Minh đã bớt đi nhiều xúc động vì thiên hạ bảo cho anh biết, đứa trẻ không phải là con ông, mà chỉ là sự kết hợp thương mại mà thôi.

Đi thêm một quãng đường, Vương Luân hỏi Minh:

- Cậu biết ông ký Đăng không?

- Thưa biết. Đệ có gặp một lần ở nhà ông phán Quát! Thế mà tôi quên đấy.

Rồi Vương Luân hạ giọng nói nhỏ hơn:

- Đang việc ở tòa Bố, Đăng bỏ đi biệt tích. Lúc đầu, người ta bảo tôi là Đăng vào Sài Gòn lặp nghiệp vì có ông chủ mở hiệu ăn trong ấy phát tài lắm. Tôi tưởng như thế. Mãi về sau mới biết Đăng theo hội kín. Nghe nói bây giờ đang ở Hồng Kông...

Minh buột miệng vhen vào:

- Ở Hồng Kông thì chắc là Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội?

Vương Luân gật đầu:

- Tôi cũng chả rõ! Nhưng thời buổi này, phi Thanh Niên Cách Mệnh thì là Quốc Dân Đảng! Hội kín bây giờ chỉ có hai nhóm ấy là đáng kể!

Minh không muốn góp ý kiến vì muốn giấu hoạt động bí mật của mình. Anh biết rõ Vương Luân là người ít bận tâm đến thời cuộc, mặc dù ông là nhà báo, giao du rộng, kiến thức nhiều. Ngẫm nghĩ một chút, Minh hỏi thêm:

- Nhưng sao tiên sinh biết làông Đăng theo hội kín? Biết đâu ông ấy vào Sài Gòn lập nghiệp thật?

Vươgn Luân đáp ngay:

- Tại vì mật thám lôi vợ con ông ấy lên thẩm vấn mãi! Cả mấy người bạn thân cũng bị hạch sách suốt mấy tháng giời! Phán Quán cũng bị hỏi. May mà chúng nó không ngó đến tôi!

Rồi Vưong Luân phân trần giùm bạn:

- Đăng không phải là người tệ. Chắc là đi bất ngờ nên mới thiếu tiền nhà hát! Thư thả rồi tôi sẽ trả giúp món nợ ấy!

Cả hai củng im lặng. Rồi Vương Luân nhận xét bằng giọng ngậm ngùi:

- Đang sống một cách an lành, ăn chơi cũng thuộc loại có tiếng, thế mà bỏ hết, băng rừng vượt suối để đi tìm cách mạng! Hay thật!

Sau câu khen ngợi kín đáo ấy, hai người im lặng đi bên nhau, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng. Ngang qua rạp hát Vĩnh Lạc mới khai trương cách đây gần hai năm, Vương Luân tự dưng phát biểu một câu mà Minh thấy rõ là ông muốn giải tỏa mặc cảm trong lòng. Ông bảo:

- Muốn chống Tây, chả nhất thiết là cứ phải chui vào hội kín bỏ nhà lên rừng hoạt động. Mỗi người một cương vị, một hoàn cảnh. Viết báo thư như anh em mình cũng là một cách mà có khi còn hữu hiệu hơn là cầm súng bắn một thằng Tây! Cậu nghĩ có phải không?

Minh đáp cho qua chuyện:

- Vâng! Thì mỗi người một hoàn cảnh!

Về gần tới nhà Minh thì có chiếc xe kéo dừng lại mời. Vương Luân bắt tay Minh từ giã, nói vài lời chúc Tết rồi leo lên xe. Minh đứng nhìn theo một chút rồi thả bộ về. Từ xa, Minh giật mình nhìn thấy cái Nhi con bà dì, đang đứng chờ anh trước cửa. Anh bước nhanh lại. Cái Nhi lao tới và nói:

- Anh đi đâu, để em chờ mãi? May cho anh đấy! Anh mà về chậm một chút là em bỏ về rồi!

Dứt lời, Nhi cúi xuống nhắc cái giỏ mây chất đầy quà bánh trong đó. Minh sửng sốt kêu lên:

- Ôi chao! Sao mà cho anh nhiều thế này! Anh chả dám nhận hết đâu! Cô đem về bớt đi, nói là anh có lời cảm ơn dì và cả nhà!

Vốn tính hồn nhiên, Nhi cười và bảo:

- Mở cửa lên gác đi đã. Rồi em nói chuyện!

Minh đẩy cái cửa gỗ và đỡ cái giỏ cho Nhi. Lên lầu, cô lấy quà ra bày hết lên trên mặt bàn. Hai cái bánh chưng vuông, hộp mứt ngũ vị, một cân giò gói lá chuối, một lò chè bọc trong giấy kín đỏ và một chai rượu mùi. Quà Tết này thì hậu hĩ quá đối với một thanh niên độc thân quanh năm đạm bạc. Minh nhắc lại một lần nữa:

- Sao mà năm nay dì cho anh nhiều quá vậy? Mình anh ăn bao giờ cho hết! Đem về bớt đi. Anh chỉ xin dì cái bánh chưng thôi!

Nhi ngồi xuống mép giường, cầm tờ báo phe phẩy quạt mồ hôi. Quãng đường khá xa, cái giỏ nẵng trĩu làm ướt đẫm cả lưng áo. Cô nói:

- Mẹ em chỉ cho anh cái bánh chưng ngọt thôi! Bánh chưng nhà gói lấy, những thứ khác là của người ta biếu cho anh, không phải của mẹ em!

Minh tròn mắt ngạc nhiên:

- Người ta là ai? Sao lại cho anh nhiều quà thế này?

Nhi buông tờ báo, chậm rãi nói:

- Năm ngoái năm kia, em cứ nghe mẹ kể mãi về cái việc anh đứng ra bên vực chị Lụa ở Hải Ninh để làng khỏi bắt vạ chị ấy tội chữa hoang! Em đâm ra tò mò muốn gặp chị ấy mà chả cách nào gặp được. Bỗng dưng trưa nay chị ấy đến nhà em, đem quà Tết đến biếu anh!...

Minh sửng sốt ngắt lời:

- Thật không? Cô nói thật đấy chứ? Chị Lụa dưới Hải Ninh lên tìm anh?

Nhi gật đầu nhấn mạnh:

- Không thật thì giả ư? Em có biết chị ấy là ai đâu! Mẹ em biết, chứ em có mấy khi về làng mà biết!... Chị ấy đi với chồng, lên tìm anh. Em bảo anh không còn ở nhà em nữa...

Minh lại sửng sốt ngắt lời:

- Đi cới chồng? Chị ấy có chồng rồi ư? Lấy ai thế?

Nhi nói cho hết cái ý của mình:

- Em định đưa anh chị ấy lại đây gặp anh, nhưng chị ấy ngại. Chị ấy gởi quà lại nhà em rồi về Hải Ninh ngay! Chị ấy dặn đi dặn lại em là nhờ em gởi nhời cảm ơn anh!

Minh lặng thinh ngồi xuống ghế, nhớ lại cả một hoạt cảnh kỷ niệm hơn hai năm trước. Chờ Nhi nói xong, Minh nhắc lại:

- Có chồng rồi à? Lạ nhỉ! Hay anh chồng ấy chính là bố đứa bé?

- Vâng! Chứ còn ai nữa! Anh ấy xem ra cũng hiền lành, nhắc mãi là nhờ em gởi nhời cảm ơn anh! Hai người ngồi nói chuyện với mẹ em lâu lắm!

Minh mơ màng nhắc lại:

- Thế thì mừng cho chị ấy! Cô có biết chồng chị ấy là ai không? Người Hải Ninh hay người ở đâu?

- Chứ còn người ở đâu nữa? Nghe mẹ em bảo là con giai ông chánh tổng Hải Ninh mà lại!

Minh ồ lên một tiếng rồi nói:

- Thì ra là con trai cụ chánh tổng! Dạo ấy sao không xong ra nhận quách cho xong? Bây giờ mới nhận!

Minh bỏ dở câu nói, nhớ lại cái hôm chức sách Hải Ninh ngồi xử Lụa ngoài đình, cụ chánh đã lớn tiếng quát nạt Lụa chữa hoang. Không ngờ chính con trai cụ là thủ phạm! Cũng may nhờ có Minh phá đám, Lụa không phải khai tên người đã ngủ với Lụa.

Chứ giá hôm ấy Lụa tiết lộ ngay ở sân đình thì cụ chánh chỉ có nước độn thổ! Bất giác Minh mỉm cười và nói vu vơ:

- Như thế cũng hay! Hóa ra ngày ấy Minh không phải cứu chị Lụa mà là cứu con trai cụ chánh! Hay là cụ chánh ngày ấy đã biết rồi mà còn giả vờ xử án Lụa?

Nhi chen vào:

- Như thế thì chắc quà này là của ông chánh gởi biếu anh chứ chả phải của chị Lụa!... Mẹ em bảo là hai người lấy nhau, ông chánh không bằng lòng, nhưng họ cứ lấy. Ông chánh nổi giận đuổi con giai đi! Thành thử bây giờ anh chị ấy đem nhau sang làng bên ở!

Minh ngẫm nghĩ rồi đưa ra nhận xét:

- Có thể cụ chánh vì xấu hổ với xóm làng nên mới phải đuổi con. Nhưng cụ giàu lắm, thể nào chả chu cấp cho con. Không có vốn thì lấy gì đi nơi khác lập nghiệp!

- Nhi ngẩng lên hỏi:

- Anh chắc biết con giai cụ chánh chứ?

- Biết! Anh Phú chứ ai! Hơn anh độ hai tuổi. Anh ấy thì hiền lành thật, khác hẳn tính bố... Nghĩ cũng thương cụ chánh, sáu người con chỉ có mỗi anh Phú là con giai. Bao nhiêu hy vọng đặt vào đấy! Không ngờ lại phải lòng chị Lụa đã có chồng có con rồi!

- Nhưng chị ấy còn đẹp lắm. Em mới gặp lần đầu mà em đã giật mình. Hai con mà như thế thì hiếm lắm! Mẹ em bảo là chắc dạo này có của, nên ngày càng đẹp ra! Đã chắc gì cưới người còn con gái mà được như vậy! Em thấy anh chị ấy có vẻ hạnh phúc lắm!

Minh nhấn mạnh:

- Cô biết tính anh mà! Anh luôn luôn chống lại mọi thủ tục khắc khe của các cụ, trai tơ không được lấy gái góa! Thích ai thì cứ lấy, tại sao lại cấm con trai không được lập gia đình với người đã có một đời chồng?

Bàn xong câu chuyện hấp dẫn, Nhi nhìn ra cửa sổ rồi đứng dậy từ giã:

- Em phải về đây! Bao nhiêu việc ở nhà! Tết, anh nhớ lại nhà em chơi ở luôn ba ngày Tết cho vui! ở đây một mình buồn chết!

Minh đưa Nhi xuống thang gác và bảo:

- Anh gởi lời cảm ơn dì. Tết thể nào anh cũng lại mừng tuổi cả nàh!

Nhi đi rồi, Minh chạy sang bên kia đường, ngồi nói chuyện với lão Sửu. Anh định bụng Tết năm nay, đến nhà vui xuân với ông Sửu, anh sẽ đem theo tất cả món quà mà Lụa vừa tặng cho anh.

Tối ba mươi Tết, Minh đang sửa soạn bàn thờ để cúng giao thừa thì nghe có tiếng chân người bước nhanh lên gác. Cái cầu thang gỗ ọp ẹp lâu ngày, nên dù bước đi có rón rén đến đâu, cũng không tránh được tiếng động. Tay đang bưng đĩa mứt ngũ vị, Minh đặt vội xuống bàn và đứng im chờ đợi. Anh cố đoán xem ai đến thăm anh vào lúc năm cùng tháng tận này. Dù sao đây cũng là một niềm vui trong lúc cô quạnh. Minh đợi không lâu vì chỉ trong chớp mắt đã nghe tiếng gõ cửa. Minh an tâm vì biết chắc không phải mật thám. Theo kinh nghiệm ngừơi đi trước kể lại cho anh thì trước nhất, mật thám bắt người thường không đi một mình, mà luôn kéo theo cả bọn đến vây từ tứ phía. Thứ hia, bước chân mật thám cũng không bao giờ nhẹ nhàng, rón rén, và không gõ cửa từ tốn. Chúng chỉ đập cửa một tiếng rồi đạp tung cánh cửa xông vào. Sau cùng, mật thám thường ra tay bắt người vào lúc nữa đêm về sáng khi nạn nhân đang say sưa ngủ, chứ ít khi đến bắt khi ngoài đường còn nhiều người qua lại.

Vừa tháo then cửa, Minh cừa cẩn thận hỏi :

- Ai đấy?

Bên ngoài đáp nhỏ:

- Mở cửa Minh ơi! Tôi đây!

Nghe giọng nói quen quen, Minh hé cánh cửa và giật mình nhận ra Viên. Minh vẫn biết Viên là người hoạt động hết sức tích cực ở Thành Bộ, nhưng anh không ngờ ngay cả đêm 30 Tết, khi mọi người đang chuẩn bị cùng gia đình đón giao thừa thì Viên vẫn còn lặn lội đi làm công tác cách mạng quên cả tháng ngày. Ý nghĩ ấy làm Minh hết sức cảm phục. Anh nhìn Viên, nói như reo:

- Trời ơi Viên! Mời anh vào! Có việc gì mà anh tìm tôi vào giờ này?

Viên dáo dác nhìn xuống cầu thang như sợ có kẻ đang theo dõi. Rồi anh lách nhanh vô và ấp úng nói:

- Có việc gì đâu! Lại thăm cậu thôi!

Viên tự động ngồi xuống mép giường. Dưới ánh đèn mờ, Minh nhận ra ngay những nét lo âu trong đôi mắt Viên, trên khuôn mặt nhợt nhạt và dường như toàn thân anh đang rung lên vì xúc động. Phải chăng Viên vừa bị mật thám Pháp rượt bắt và anh đã thoát hiểm trong đường tơ kẻ tóc? Minh tự hỏi rồi khép cửa, cài then và kéo ghế ngồi đối diện Viên. Vừa ngồi xuống, Minh lại đứng lên ngay để rót nước mời khách. Anh có bộ tách cũ chỉ còn ba chiếc và cái ấm ủ đã rách lòi cả bông ra ngoài. Anh bưng cóc nước trao cho Viên, từ tốn nói:

- Anh uống tạm! nước chè pha từ sáng, chắc đã nguội hết rồi!

Viên run run đỡ ly nước, đưa lên miệng uống cạn một hơi. Viên nhìn Minh ái ngại. Ngay từ lúc Viên bước vào, Minh đã cảm thấy có chuyện gì bất thường, bởi tuy cùng hoạt động trong Thành Bộ, nhưng giao tình giữa Minh và Viên không gắn bó lắm, vì Minh làm công tác độc lập. Viên lại rất bận với chi đoàn công nhân, nếu không vì lý do đặc biệt nào đó thúc đẩy thì Viên không đến tìm Minh trong đêm 30. Minh dè dặt hỏi:

- Anh đến tìm tôi, chắc có việc gì? Xin anh cứ cho biết!

Viên khẽ gật đầu rồi đưa mắt nhìn quanh nhà dù đã biết Minh sống chỉ có một mình. Minh mở to mắt hồi hợp nhìn Viên. Viên chìa cái ly không ra trước mắt Minh và nói nhỏ:

- Cậu cho tôi xin cốc nước! Tôi khát quá!

Uống cạn tách thứ nước thứ hai, Viên mới nhập đề:

- Cậu cho tôi ở tạm đây đêm nay, được không?

Minh gật đầu:

- Được chứ anh! Anh ở đến bao giờ chả được! Nhưng có việc gì thế? Anh làm tôi lo quá!

Im lặng một chút, Viên mới đáp lời:

- Tôi giết thằng Bazin rồi! Vừa mới giết xong!

Minh há hốc mồm, trợn mắt nhìn Viên, khá lâu mới nhắc lại:

- Anh bảo sao? Anh vừa giết thằng Bazin? Thằng mộ phu René Bazin?

Viên ngước nhìn Minh, khẽ gật đầu. Trong lòng Viên đang tràn ngập những cảm giác phức tạp vàa hỗn độn. Một mặt, anh hãnh diện đã trừng trị được một tên thực dân quái ác. Nhưng mặt khác, anh lại sợ vì biết đâu nay mai mật thám sẽ tìm ra anh!

Minh lặng người một lúc rồi mới rót cho Viên cốc nước nữa. Anh kéo ghế lại sát trước mặt Viên và chớp mắt nói:

- Tôi nghe bảo, anh có xin lệnh Tổng Bộ, nhưng Tổng Bộ không cho phép!

Viên ngượng ngùng đáp:

- Đúng là anh Học không cho phép. Nhưng giữa lúc Thanh Niên Đồng Chí Hội đang ráo riết vận động lấy tình cảm quần chúng, nếu Quốc Dân Đảng chúng ta không làm một cái gì để đáp lại lòng mong mỏi của đồng bào thì chúng ta sẽ mất lợi khí tuyên truyền. Đồng bào đang căm thù thằng René Bazin. Các đồng chí đại diện cho chi đoàn công nhân đều thúc giục tôi thanh toán nó. Tôi làm việ này hoàn toàn là vì đảng!

Minh cãi:

- Anh làm vì đảng, nhưng đảng không cho phép, sao anh vẫn làm! Anh là ủy viên Thành Bộ mà anh cãi lời đảng trưởng, anh cãi lời Tổng Bộ. Nhỡ mai kia anh nhân danh Thành Bộ, ban bố ra mệnh lệnh, có đồng chí nào cãi lệnh anh lúc ấy anh xử trí như thế nào?

Viên không biết trả lời ra sao, đành cúi đầu ngồi yên. Anh nhớ lại lúc được kết nạp, anh đã long trọng tuyên đọc lời thề gồm bốn điều: " Tuyệt đối trung thành với Đảng. Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh Đảng. Tuyệt đối giữ bí mật của Đảng. Tuyệt đối hy sinh cho công việc của Đảng. Nếu trái lời thề, tôi xin chịu tội tử hình"! Anh đã vi phạm điều thứ hai, bất tuân mệnh lệnh của đảng trưởng Nguyễn Thái Học và Tổng Bộ!

Minh đứng dậy, tiến lại cửa sổ trong xuống con đường vắng khách bộ hành qua lại. Những chiếc xe kéo thưa thớt chạy vội vã trong đêm trừ tịch. Lác đác từ xa, đã nghe thấy tiếng pháo nổ lẻ tẻ như muốn tóng khứ thật nhanh năm con Rồng đầy sóng gió để đón chào Xuân Kỷ Tỵ với hy vọng sẽ an bình hơn.

Minh đứng suy nghĩ một lúc, rồi quay lại ngồi xuống chỗ cũ. Bằng tình đồng chí, Minh đổi giọng hiền hòa hơn:

- Anh Viên ạ! Đằng nào chuyện cũng xảy ra rồi. Thôi thì cứ tạm gác lại, tạm quên đi, xem như việc của năm cũ, không bận lòng nữa. Anh ở đây đón Tết với tôi. Tôi chỉ có một mình, chẳng ai chú ý tới. Anh ở đây là tiện hơn cả! Từ từ rồi nghe ngóng thế nào!

Viên thở phào ngẩng đầu lên nhìn Minh thầm ngỏ ý cảm ơn. Minh hỏi:

- Anh ăn gì chưa? Có đói không? Gác hết mọi chuyện, anh với tôi đón giao thừa! Cỗ nhà nghèo! Có cái gì! Mình ăn cái nấy!

Vừa nói Minh vừa lấy bánh chưng và chai rượu mùi bày ra bàn. Viên cũng đứng dậy, cố nở nụ cười để vui với bạn trong giờ phút tống cụ nghinh tân, mặc dầu trong đầu anh vẫn còn đang hết sức hoang mang. Minh rót rượu ra hai cái cốc, rủ Viên nâng ly, cùng uống cạn. Chất men thấm nhanh, mấy phút sau, cả hia đều thấy lâng lâng một cảm giác dễ chịu. Với óc tò mò cố hữu của một nhà báo, Minh đột ngột quay lại đề tài cũ, hỏi Viên:

- Đầu đuôi như thế nào, anh kể cho tôi nghe đi!

Viên buông đũa, đốt điếu thuốc rồi chậm rãi nói:

- Tôi kể cho cậu nghe vì cậu vừa là đồng chí, vừa nhà báo. Mai kia nếu tôi có mệnh hệ nào thì...

Minh ngắt lời:

- Anh chỉ nói dại!

Viên gật đầu nhấn mạnh:

- Tôi nói thật đó!... Nếu chẳng may tôi bị bắt, bị địch thủ tiêu hoặc phải hy sinh tính mạng cho Đảng thì cậu phải ghi lại những điều tôi kể với cậu hôm nay, để người sau biết được tường tận!... Cậu còn nhớ hôm nọ tôi có dẫn một đồng chí đến đây, giới thiệu với cậu...

Minh ngắt lời:

- Anh Lân phải không? Tôi nhớ mà!

Viên gật đầu. Anh dụi điếu thuốc cháy dở vào tàn thuốc, rồi ngẩng lên kể.

... Chiều nay, 30 Tết, Ủy Viên Thành Bộ Hà Nội Nguyễn Văn Viên, hẹn hai đồng chí Nguyễn Văn Lân và Nguyễn Đức Lung đến chợ Hôm, tức ngã 3 phố Huế và phố Hàm Long, nằm trong khu vực phía Đông Nam Hà Nội, Nguyễn Đức Lung còn có cái tên gọi thân mật là Ký Cao, để phân biệt với Ký Con, tức Đặng Trần Nghiệp cùng làm việc ở Khách Sạn Việt Nam. Đặng Trần Nghiệp người nhỏ bé, dáng thư sinh trắng trẻo, con ông thợ kim hoàn ở phố Hàng Bạc Hà Nội. Năm 28 tuổi nghiệp vào bán hàng cho hiệu Gô-Đa. Hai năm sau, 1928, gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng, làm thư ký tại Khách Sạn Việt Nam. Vì dáng dấp nhỏ bé và ít tuổi nêm các đồng chí gọi là Ký Con. Sau này, Khách Sạn Việt Nam bị giải tán, Ký Con phụ trách ban ám sát của Đảng, chuyên trừng trị những kẻ phản bội Đảng theo Pháp. Mật thám Pháp treo giải thưởng 5000 đồng cho ai bắt được Ký Con. Thời ấy một đám nhà quê chỉ tốn khoảng 15 đồng! Người Việt trung lưu mỗi năm có lợi tức khoảng 168 đồng. Như thế đủ biết vai trò của Ký Con quan trọng đến mức nào dưới mắt mật thám Pháp. Trở lại buổi hẹn quan trọng tại phố Huế chiều 30 Tết giữa ba đồng chí Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Văn Lân, và Nguyễn Đức Lung Ký Cao. Phố Huế vốn trước đây là con đường thiên lý để lính chạy trạm, đưa tin tức và lệnh lạc từ triều đình Huế ra Thăng Long và ngược lại. Còn chợ Hôm có nghĩa là chợ chiều, chuyên bán những thứ mà buổi sáng ế ẩm còn đọng lại. Chợ họp trên khúc đường quanh co, ban đầu chủ yếu là các bạn hàng từ thôn quê mang gà vịt bán cho các trại lính hoặc bỏ mối cho các chợ lẻ để phân phác khắp nơi trong nội thành. Vì vậy khúc đường ấy còn có tên gọi là Dốc Hàng Gà Chợ Hôm. Về sau chợ họp suốt cả ngày, trở nên khu thị tứ sầm uất, nhưng người ta vẫn giữ cái tên khởi đầu là Chợ Hôm bởi mọi người đã quá quen với cái tên đó.

Đi dọc Phố Huế, cả ba người tới trước căn nhà số 110, gần ngã ba con đường nhỏ tên là Maribel, đứng lảng vãng xa nhìn vào đó. Đó là căn nhà của Germanei Carcelle, cô gái Pháp lai Việt xin đẹp, nhân tình của gã thực dân mộ phu René Bazin mà Viên đã theo dõi cả tháng nay. Germaine là nhân viên bán hàng hiệu Gô-Đa, một cửa hàng nổi tiếng thuộc công ty Lucia chuyên bán các tạp phẩm nhập cảng từ bên mẫu quốc. Gô-Đa nằm trên phố Tràng Tiền mà người dân Việt quen gọi là phố Tây bởi phố ấy hầu như chỉ dành riêng cho Pháp với những sinh hoạt tài chánh quan trọng, tượng trưng cho sự phồn thịnh của thực dân. Những ngân hàng, những khách sạn, những tiệm ăn, những rạp hát, những công ty nhập cảng ô-tô và xe đạp, những cửa hàng bách hóa sang trọng, đều nằm tại đây để phục vụ nhu cầu kiều dân Pháp. Cũng chính tại phố Tràng Tiền này, căn nhà số 3 mang tên Poinsard et Veyret, chuyên nhập cảng kim khí, máy móc, là nơi Nguyễn Văn Viên đứng bán hàng từ mấy năm nay. Từ chỗ Viên làm, đi bộ thêm vài chục căn nữa trên phố Tràng Tiền, đến căn nhàsố 58 là tư thất của tên mộ phu René Bazin mà tối nay Viên dự trù sẽ thanh toán. Để khời sự kế hoạch này, Viên tính toán rất chu đáo. Anh được biết trong kho hàng củaPoinsard et Veyret có cất giấu một số vũ khí và anh quyết định lấy cắp một khẩu súng lục với mấy viên đạn, giao cho Lân tập bắn để dùng cho buổi hẹn hôm nay. Viên biết rõ nhà Bazin . Nhưng phố Tràng Tiền là nơi đô hội, Pháp kiều quá đông mà cảnh sát sắc phục cũng như mật thám lúc nào cũng đi tới đi lui, không thể ra tay được. Rất may là cứ mỗi buổi chiều, sau khi hết giờ làm việc, Bazin thường xuống phố Chợ Hôm thăm người tình, có khi ở lại ăn cơm tối, khuya mới mới về. Biết rõ đường đi nước bước như thế, chiều nay Viên hẹn hai đồng chí đến chờ từ lúc nhá nhem tối.

- Chiều 30, bạn hàng vắng dần. Hầu như ai cũng vội vã trở về chuẩn bị đón giao thừa. Đối diện căn nhà của Germaine phía bên kia đường, sát ngã ba phố harmand, có cái miễu nhỏ nắm dưới gốc cây già, chiều nay khói hương nghi ngút bốc lên. Quanh năm ở đó có những ông bà thầy bói ngồi trên chõng đoán số cho khách hiếu kỳ cầu vận may. Năm cùng tháng tận, một số bạn hàng còn nán lại, gieo quẻ cuối cùng trong năm Thìn để hy vọng một tương lai tốt đep hơn sang năm Tỵ.

Cây si già cằn cõi âm u, ngôi miếu nhỏ khói hương trầm mặc, khách đứng ngồi rãi rác xem bói, vài gánh hàng rong bày biện trước miếu, tất cả góp chung lại thành một cảnh sinh hoạt khá nhộn nhịp, rất thuận tiện cho ba đồng chí Lân, Lung, và Viên đứng trà trộn để nhìn sang nhà của nhân tình Bazin. Ngay từ lúc mới tới, Viên đã nhận ra chiếc xe ô-tô màu xanh đậm của Bazin đậu phía bên kia đường, từ trong nhà cô Germaine có thể trong thẳng ra mồn một. Gã tài xế đứng thơ thẩn trên lề,, cạnh đầu xe, phì phèo hút thuốc. Nhìn nét mặt điềm tĩnh đến lạnh lùng của Lân, Viên ghé dặn dò Lân mấy câu rồi thả bộ sang căn phố bên cạnh miễu. Đó là tiệm thuốc lào khá lớn. Anh toan bước vào, nhưng thấy trong hiệu không có ai, anh lại đi thẳng, đưa mắt lơ đãng nhìn hai bên đường, cố trấn áp nỗi xúc động trong lòng. Lâu lâu, anh liếc nhìn Lân và Lung đứng bên cạnh miễu, khẽ gật đầu mỉm cười ra vẻ bình thản để hai đồng chí yên tâm.

Trời tối dần, người cũng thưa dần. Thời gian dường như trôi qua quá chậm. Khoảng 8 giờ, Viên trở lại sau miễu bên cạnh hai đồng chí, sốt ruột vì Bazin vẫn chưa ra. Nguyễn Văn Lung rút trong túi áo ra, cái phong thư có đóng dấu hãng tàu Bạch Thái Bưởi, cầm sẵn trên tay.

Phong bì ấy chỉ đựng có một trang giấy viết mấy hàng kết án Bazin , nhưng dùng giấy tờ của công ty Bạch Thái Bưởi để Bazin chú ý vì họ Bạch lúc ấy là một nhà doanh nghiệp lừng lẫy mà cả Pháp lẫn Việt đều nghe danh .danh . Bạch Thái Bưởi nguyên là họ Đỗ , con nhà nghò ở Hà Đông , làm nghề bán hàng rong nuôi mẹ . Nhờ được một người nhà giàu họ Bạch nhận làm con nuôi và cho đổi họ , lớn lên Bạch Thái Bưởi làm thư ký cho hãng buôn Pháp , gây dựng vốn liếng rồi lao vào khai thác hầm mỏ và tàu thủy , trở thành nhà thưong mại tài tình bậc nhất của người Việt vào đầu thế kỷ .

Ba người đang thì thầm nói chuyện thì bên kia đường , Bazin từ trong nhà nhân tình bước ra , đội chiếc mũ đen lên đầu , tiến lại xe . Gã tài xế vội vàng quăng điếu thuốc , chạy lại mở cửa sau . Cô Germaine thì đứng thập thò trong khung cửa , đưa tay vẫy Bazin . Lập tức Viên vỗ nhẹ vào lưng Nguyễn Đức Lung.

Lung chạy lao qua đường . Trước khi chui vào xe , Bazin còn quay lại chào người yêu . Lung đến trước mặt , trao chiếc phong bì và nói bằng tiếng Pháp :

- Thưa ông ! Có người gửi cho ông bức thư này !

Bazin ngơ ngác đỡ lấy , bốc ngay ra xem . Bên này đường , Viên lại vỗ vai Nguyễn Văn Lân , lập tức Lân chạy vụt qua , tay phải thò vào ngực , cầm sẳn khẩu súng . Viên cũng chạy theo sang để hỗ trợ tinh thần và để phòng có gì trục trặc . Vừa lúc ấy , chủ tiệm thuốc lào kế nhà Germaine đem bánh pháo khá dài ra trước sân châm đốt . Lát đát xa xa cũng bắt đầu vang vọng tiếng pháo đêm trừ tịch . Trời mờ tối , Bazin còn đang trố mắt đọc lá thư thì Lân đã đến trước mặt rút súng bắn thẳng vào mặt Bazin . Gã té quị xuống , Lân bắn bồi thêm hai phát nữa rồi mới bỏ đi . Phố xá ít ai nghe được tiếng súng vì pháo vẫn nổ ran . Chỉ có cô nhân tình kêu rú lên và bỏ chạy vào nhà , khép chặc cửa lại . Gã tài xế thì mặt tái mét , không biết phản ứng thế nào , đành luống cuống mở cửa xe chui vào ngồi chết cứng trước vô-lăng .

Thi hành xong nhiệm vụ , cả ba chạy thụt vào con đường nhỏ hai bên còn là bãi đất trống tăm tối với ao hồ chằng chịt . Con đường nhỏ ấy Pháp đặt tên là Harmand , tên của một vị bác sĩ Pháp từng đại diện Pháp ký hòa ước với triều đình Huế năm 1873 . Ba đồng chí chia tay nhau ở khúc đường này , mỗi người đi một hướng khác nhau . Riêng Nguyễn văn Viên thì chạy lại Thôn Giáo Phường , tới nhà một đồng chí ở Phố Goussard , tức Chợ Đuổi , thay bộ quần áo khác , để đề phòng có người đã nhận diện được Viên lúc thi hành bản án . Bộ quần áo ấy ,Viên được đồng chí Lê Thành Vỵ gói lại và quăng xuống hồ . Sau khi thông báo cho Lê Thành Vỵ biết đầu đuôi câu chuyện , Viên bỏ đi ngay vì Vỵ là một nhân vật nổi tiếng của Quốc Dân Đảng , có mặt bên Nguyễn Thái Học từ ngày thành lập Nam Đồng Thư Xã . Tư gia của Lê Thành Vỵ từng dùng làm hội trường khai sinh Việt Nam Quốc Dân Đảng đêm lễ Noel năm 1927 . Lê Thành Vỵ cũng là người góp phần mượn vốn để khai thác khách sạn Việt Nam , đồng thời chính anh cũng đứng tên xin giấy phép cho thuê phòng trọ và bán rượu khai vị tại khách sạn . Nói chung Lê Thành Vỵ là một nhân vật nổi tiếng , giữ thế công khai và hợp pháp để làm việc cho đảng , bởi thế Viên thấy mình không thể nán lại , có thể gây nguy hiểm cho cả hai người . Minh sống một mình trong xóm Khâm Thiên , ít ai chú ý . Với mật thám Pháp , Minh là một bóng mờ chưa bị theo dõi . Pháp chỉ biết Minh là một nhà báo đấu tranh cho độc lập , nhưng có thể chưa biết Minh là đảng viên Quốc Dân Đảng , tạm thời đến đó là an toàn hơn cả !

 

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 226
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com