watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
20:22:2028/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Dài > Nguyễn Ngọc Ngạn > Dòng Mực Cũ - Trang 4
Chỉ mục bài viết
Dòng Mực Cũ
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Tất cả các trang
Trang 4 trong tổng số 28

Chương 2

Hậu quay sang nói nhỏ với em một câu rồi ưu tư bảo Trần Khải :
- Chị em chúng em có đứa nào biết đan biết may gì đâu ! Quanh năm chỉ cầm liềm cầm cuốc ! Mình còn không biết , dạy ai bây giờ ?
Trần Khải vội trấn an :
- Ta thuê người chứ ! Hai cô chỉ đứng ra thôi . Tôi sẽ gửi về cho cô một người thợ giỏi . Giỏi lắm ! Chị ấy từng mở lớp đan thiêu và may vá ở Hà Nội ! Hai cô cứ xin phép hai bác đi . Hễ hai bác đồng ý thì anh Tân sẽ đưa người về !
Cả hai chị em hiểu ra , hết sức cảm phục sự chu đáo của Trần Khải . Trần Khải kết luận :
- Trước mắt cứ như thế đã nhé ! Sáng mai , anh Tân với tôi về lại Hà nội . Tiện đây , tôi xin chào các cô , hẹn gặp lại dịp khác . Có thế nào thì các cô liên lạc ngay cho chúng tôi biết .
Duyên hỏi :
- Chúng em liên lạc với anh bằng cách nào ?
Trần Khải châm điếu thuốc mới . Cái bật lửa nhôm cũ kỹ của anh , đốt bằng dầu hôi , mỗi lần hút thuốc phải bật cả chục lần ở chỗ không có gió thì mới hy vọng cháy . Anh nhả khói rồi đáp :
- Các cô biết rồi mà . Anh Tân sẽ cho các cô biệt địa chỉ nhà trọ của chúng tôi ở Hà Nội … Thôi , chào hai cô !
Dứt lời , Trần Khải đứng dậy đi nhanh ra cỗng gặp Tân . Thái độ của anh dứt khoát lắm , không vướng bận một chút tình cảm riêng tư nào . Duyên không nói ra nhưng trong lòng rất cảm phục , vì rõ ràngTrần Khải từ hôm về đây , chả để ý gì đến hai chị em cô . Bất giác cô lại nhớ đến Minh và tự hỏi chẳng biết Minh bị giam ở đâu ? Trước kia , khi nghe Minh bị đuổi học vì phát truyền đơn chống Pháp , Duyên dửng dưng vì cho là dại . Bây giờ dấn thân vào đường cách mạng rồi , Duyên mới thấy Minh là một người dũng cảm .
Hôm sau , Trần Khải và Tân đi rồi , hai chị em xuống bếp bàn riêng với mẹ về ý định mở lớp đan thêu . Bà Lương mới nghe qua đã mắng :
- Chúng mày rồ hay sao đấy ? Vá cái quần rách còn chưa xong , đòi mở lớp dạy người ta may vá !

Hậu cặn kẽ trình bày :
- Anh Tân với anh Trần Khải khuyên chúng con mở lớp chớ không phải chúng con tự nghĩ ra được đâu mẹ à . Các anh ấy là người học rộng hiểu nhiều , biết nhìn xa , nên mới bảo chúng con như thế !
Bà Lương vốn nể con trai lớn , nhất là lại có Trần Khải cùng đồng ý nên bà dịu ngay cơn giận và hỏi lại :
- Thằng Tân nó bảo chúng mày như thế à ?
Hậu đáp :
- Vâng ! Anh Tân với anh Trần Khải đều bảo “Càng ngày người ta càng thích mỹ nghệ . Chả nhẽ cả đời hai cô cứ chân lấm tay bùn mãi hay sao ?”.
Bà Lương hài lòng với nhận xét của Trần Khải , tuy vẫn thắc mắc :
- Nhưng chúng mày học nghề đến bao giờ cho thạo để đủ sức dạy người khác ?
Hậu đưa mắt nhìn em , chia sẻ niềm vui vì bà Lương hỏi thế tức là bà đã xiêu lòng chấp thuận rồi . Hậu đáp :
- Chúng con mà dạy ai ! Mình chỉ mở lớp rồi thuê thợ giỏi về dạy ! Mình trông nom trả lương thợ , phần còn lại là của mình ! Anh Trần Khải sẽ giới thiệu thợ tận Hà Nội về giúp chúng con
Nghe nhắc đến Trần Khải , bà Lương buông xuôi . Thôi thì biết đâu đây chẳng là nhịp cầu để các con bà gặp gỡ người chồng tương lai . Con trai bà nay mai ăn học thành tài , quen biết nhiều người trong giới học thức . Hai đứa em gái của nó cũng cần vươn lên , thoát khỏi cảnh bùn lầy nước đọng . Bà từng nhắm hai thằng thanh niên cho hai đứa con bà thì nhất thời đều hỏng cả . Thằng Tuất đi lấy vợ bên kia sông , thằng Minh thì vào tù ! Biết đâu Trần Khải chả là người điền khuyết cho một trong hai thằng kia ? Bà bảo :
- Để tao nói qua với bố xem ý bố như thế nào ?

Hậu và Duyên cùng níu cánh tay của mẹ :
- Mẹ nhớ nói khéo hộ chúng con !
Bà Lương quay đi , lên nhà trên để lựa lời nói với chồng . Hậu chạy theo nài nì thêm :
- Nếu bố bằng lòng thì mẹ phải cấp vốn cho chúng con đấy mẹ nhé ! Hai chị em chúng con dốc hết hầu bao cũng chỉ được có mấy hào ! Con tính rồi . Vải vóc , kim chỉ , que đan , rồi phải đóng bàn để cắt quần áo . Đóng ghế cho học trò ngồi . Chắc cũng phải bỏ ra món tiền nhớn !
Bà Lương im lặng bước đi , không nói gì . Hai cô hồi hộp trông theo , lòng mừng khắp khởi .
Một tháng sau thì lớp dạy cắt may thành hình đúng như dự tính . Giá như không có tiếng nói của Tân thì khó lòng mà ông bà chấp nhận cuộc cách mạng táo bạo này . Nhà này , muôn đời nghề nông vẫn là truyền thống , có đâu lại đổi một khúc rẽ bất ngờ như vậy ! Chỉ nhờ Trần Khải và Tân thuyết phục , bà Lương mới bằng lòng xuất vốn ra cho hai cô con gái mà bà đang nóng ruột gả chồng . Trần Khải gửi về một cô giáo nữ công ăn ở ngay tại nhà Hậu . Cô tên là Thúy , tuổi gần 40 , góa chồng đã cả mười năm , được tổ chức kết nạp để lo công tác vận động phụ nữ . Hậu và Duyên thay nhau đi mời gọi bạn bè , rồi nhờ bạn bè níu kéo thêm người quen , tập trung đến lớp học . Những nhà nghèo quá thì Hậu lấy nửa tiền học phí hoặc có khi miễn phí hẳn cho họ theo lời khuyên của Trần Khải . Cái mục đích sâu xa của Trần Khải và Tân là tập họp được càng đông càng tốt . Tiếng đồng vang ra ở Hải Ninh , chị em phụ nữ kéo đến mỗi ngày một nhiều hơn . Trước học nghề , sau học chữ . Phần lớn các cô ban ngày phải đi làm ruộng hoặc những công việc thường lệ khác như trồng rau , nuôi lợn , cắt cỏ , dệt vải . Chỉ tối đến mới gặp nhau tại nhà Hậu .
Buổi đầu , Hậu và Duyên dạy chữ . Dần dần chính các học viên dạy cho nhau hoặc khi các cô ngồi may vá đan thêu thì một người đọc sách cho cả lớp nghe chung . Hậu và Duyên gần giống như hiệu trưởng và giám thị mà thôi !

Chỉ một thời gian ngắn , hai chị em Hậu được dân làng Hải Ninh âu yếm gọi là những cô giáo tiền phong chống nạn mù chữ . Ông Lương lúc đầu chẳng để ý , về sau cứ chấp tay sau đít , đi tới đi lui ngoài hiên và gật gù mỉm cười một mình . Ông cười khẩy , chua chát bảo vợ :
- Đúng là thời thế đảo điên , bà nhỉ ! Tôi học chữ Nho từ thuở lên bốn , thắm thoát mấy mươi năm giời . Thế mà tôi mở trường dạy học thì chỉ lèo tèo có vài đứa . Còn hai đứa chúng nó , cái Hậu với cái Duyên , chỉ vừa biết đọc biết viết , mà học trò kéo đến đông như kiến , không đủ chỗ ngồi !
Bà Lương thông cảm với nỗi đắng cay của chồng nên đáp cho qua chuyện :
- Thì tại vì vua xuống chiếu bãi bỏ chữ Nho , cho nên người ta phải học chữ quốc ngữ ! Thời bây giờ , đơn từ văn tự đều bằng chữ quốc ngữ . Không học thì đàng nào mà mò !
Phải nói rằng , lúc đầu ông Lương chỉ vì chiều vợ mà cho hai đứa con mở lớp cắt may . Nhưng dần dà khi thấy hai con dạy chữ quốc ngữ được dân làng nể phục thì chính ông lại rất hãnh diện . Hôm đi dự tiệc cưới của đứa cháu họ , ông tình cờ nghe các bà bảo nhau ở bàn bên cạnh :
- Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh ! Cái Hậu với cái Duyên nhà ông giáo Lương , chả biết học hành vào lúc nào mà bây giờ giỏi quá , dạy cho bao nhiêu người , xứng đáng nối nghiệp bố !
Lời nhận xét ấy làm ông rất hả dạ . Nhưng theo truyền thống của người Việt , ông không bao giờ khen các con , vì sợ chúng sẽ trở nên kêu ngạo !
Tân có dẫn Trần Khải về chơi tham quan một lần và cả hai cô cùng phấn khởi vì thành quả vượt cả sự dự kiến lúc ban đầu . Tuy vậy , Trần Khải vẫn căn dặn Hậu và Duyên phải cảnh giác , trong lớp tuyệt đối chưa cần đả động gì đến chuyện chống Pháp . Theo kinh nghiệm của Trần Khải thì cách tuyên truyền tuy xa xôi nhưng hữu hiệu , bao giờ cũng là nội dung chứa đựng trong những bài học tập mà thôi . Ây vậy mà lý trưởng Hải Ninh cũng thân hành tìm đến và lôu Hậu ra cật vấn . Hôm ấy , ông Lương đem theo Hoàn đi bắt mạch cho bệnh nhân ở làng bên cạnh . Bà Lương đi chợ huyện . ở nhà chỉ có hai chị em . Lý trưởng cầm gậy , gọi Hậu và Duyên ra , gay gắt hỏi :
- Chúng mày làm trò gì thế này ? Định làm loạn phải không ?
Hậu cứng rắn đáp :
- Ô hay , sao cụ lý lại nói thế ? Chúng cháu học may vá chứ có làm gì đâu ?
Lý trưởng tuổi ngoài bốn mươi , nhưng cả làng đều quen gọi là cụ . Ông nhìn vào lớp học , bắt gặp nhiều khuôn mặt quen trong làng . Ông hỏi :
- Học may vá sao lại có cả sách báo là thế nào ?
Hậu bình tỉnh đáp :
- Bẩm cụ lý . Chủ yếu là học may . Nhưng ai thích học chữ thì chúng cháu dạy luôn thể ạ !
Ông nhìn quanh khắp nhà và hỏi tiếp :
- Bố mẹ mày đâu ?
Duyên đáp :
- Bẩm , bố mẹ cháu đi vắng chiều mới về ạ !

Ông giơ cây gậy , dứ dứ vào mặt Hậu và dọa :
- Ai cho chúng mày mở lớp học mà không xin phép ? Tao nể ông giáo tao ngơ cho chị em chúng mày . Nhưng liệu hồn đấy ! Học may thì cứ học may , tao không cấm , miễn là đừng có léng phéng chuyện quốc sự . Hội kín bây giờ đang nổi lên khắp nơi ! Chớ có giở trò gì để tao phải ra tay ! Phép nước không vị tình thân ! Tao báo trước , mai kia có gì đừng trách tao !
Chị em Hậu cúi đầu vâng dạ cho qua chuyện . Ông lý khệnh khạng bước xuống sân và ra cổng . Cả lớp hồi hộp trông theo cho đến khi bóng ông khuất hẳn sau bụi tre . Ngay hôm sau , lý trưởng cho con gái đến ghi danh theo học . Hậu biết đó là âm mưu cài nội tuyến của ông , nhưng vẫn niềm nở mời cô gái vào . Hậu bảo Duyên :
- Có mặt nó càng tốt ! Mình sẽ được tiếng là ngay cả cụ lý cũng cho con đến học ! Từ từ rồi chị em mình sẽ vận động nó theo chúng mình !
Lý trưởng vừa ra khỏi cổng thì bà Lương ở chợ về . Bà buông cái thúng đựng vài thứ lặt vặt trên thềm , đi nhanh lại căn buồng đầu nhà , bây giờ đã biến thành lớp may vá của hai con . Hậu và Duyên đang theo dõi học viên tập viết thì bà Lương giơ tay vẫy Duyên ra hè . Hậu cũng chạy theo em , ra hẳn đầu nhà với mẹ . Bà Lương bảo Duyên :
- Lúc nãy ở ngoài chợ mẹ gặp bác Truyền gái . Bác ấy bảo riêng với mẹ là thằng Minh nó được thả rồi !
Duyên tròn mắt kêu lên một cách vui mừng :
- Anh Minh được thả rồi ! Bác Truyền chắc mừng lắm !
Bà Lương kể :
- Dạo ấy nó bị bắt vì tội rải truyền đơn . Nhưng may cho nó là có ông nhà báo nào đấy , người Pháp , đứng ra đỡ đầu , làm giấy bảo đảm cho nó . Vì thế nó chỉ phải tù có mấy tháng rồi được thả về . Chả là nó cũng viết báo , nên mới quen được ông tây này !
Duyên hỏi bâng quơ :
- Thế bây giờ anh ấy ở đâu hở mẹ ?
- Bác Truyền bảo với mẹ là tuy được thả , nhưng nó không về làng . Nó ở lại lụon dưới Hà Nội rồi nhắn bác Truyền xuống cho nó gặp . Bây giờ nó viết cả báo tiếng Tây . Giỏi thật !
Lời nhận xét của bà Lương làm Duyên nhớ lại có lần cô cũng đã nghe Tân khen ngợi Minh về nhiều điểm . Tân bảo :
- Minh nó gan dạ lắm ! Gan dạ nhưng không đến mức liều lĩnh . Gan dạ thì cũng đáng khen , chứ liều lĩnh thì chẳng những làm hại mình mà lắm khi liên lụy đến cả người khác !
Duyên tò mò :
- Thế Minh có hoạt động chung với anh em mình không ?
Tân cẩn trọng đáp :
- Hiện nay thì chưa . Nhưng anh vẫn có ý ấy . Chỉ chưa có dịp gặp nhau lâu để ngỏ ý . Tiếng là cùng học ở Hà Nội , nhưng khác trường , ít khi gặp nhau ! Nhất là gần đây , Minh bị đuổi học , anh cũng chả biết nó ở đâu mà tìm !

Nghe Tân nhắc đến Minh với lòng quí mến , tự dưng Duyên càng thấy cảm phục hơn và cô dự định , nếu có dịp Minh về làng và ghé thăm thầy Lương như thông lệ , thì chính Duyên sẽ mạnh dạn khơi chuyện và rủ Minh gia nhập Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội .
Chị em Hậu ngồi trong nhà mát , nhả nắng rất mau , chỉ vài tháng da dẻ trắng hông , ai cũng tấm tắc khen . Nhưng lớp học chỉ kéo dài được hơn nữa năm thì giải tán . Lúc nầy , tổ chức VNTNCMĐCH đã phát triển mạnh ở nhiều nơi , cơ sở hạ tầng đã đông và đoàn viên đã cũng khá nhiều . Những người như Hậu và Duyên hoàn toàn chỉ vì lòng yêu nước mà dấn thân chứ không biết gì về con đường vô sản mà tổ chức này vẫn cố tình giấu mặt .
VNTNCMĐCH được Nguyễn ái Quốc thành lập tại Quảng châu năm 1925 do chỉ thị của đệ tam quốc tế , nhắm vào thành phần các kiều dân lưu lạc tại đây . Họ sẽ được Liên Bang Xô Viết huấn luyện về phá hoại , rồi gửi về nước để gây khó khăn cho chính phủ Pháp . Như vậy , tự căn bản , VNTNCMĐCH đã mang tính quốc tế chứ không phải một tổ chức thuần túy của dân Việt . Tuy nhiên , vì khéo che đậy và giỏi khai thác lòng phẩn uất của quần chúng với thực dân và quan lại , tổ chức này đã thu hút khá đông đảng viên nhiệt tình , chẳng hạn như Tân và hai chị em Duyên , Hậu .
Chỉ có điều oái oăm và mỉa mai là , trong khi Tân cuồng nhiệt hô hào đánh Tây , kêu gọi hai chị em đứng vào hàng ngũ VNTNCMĐCH để chống Pháp , thì chính anh lại không biết lãnh tụ của anh là Nguyễn ái Quốc đã bán đứng cho Pháp cái người mà Tân hằng ngưỡng phục vì kiên trì chống Pháp không mệt mõi , đó là cụ Phan Bội Châu năm ngoái ở Thượng Hải . Cụ Phan tin Nguyễn ái Quốc cũng là người yêu nước , mang cùng lý tưởng chống ngoại xâm , nên đã đến gặp Nguyễn ái Quốc ở một địa điểm thuộc tô giới của Pháp . Nguyễn ái Quốc báo trước cho mật thám Pháp . Cụ Phan sa lưới , Nguyễn ái Quốc vừa loại một đối thủ , vừa được Pháp cho một số tiền khá lớn . (Đụ má thằng cáo già Hồ chí Minh “Tám Hà đánh máy tới đây thấy HCM tư cách không đáng một con chó ghẻ nên bực mình chửi đổng …..Sorry !!”) . Mà chẳng phải riêng cụ Phan , biết bao nhiêu chiến sĩ quốc gia , đặc biệt là đảng viên Quang Phục Hội , đều bị Nguyễn ái Quốc và Lâm đức Thụ bán cho mật thám Pháp , trừ những ai chấp nhận bỏ đảng của mình để gia nhập vào đảng của Nguyễn ái Quốc . Hành vi gian xảo của lãnh tụ VNTNCMĐCH , những đoàn viên như Tân , như Hậu không thể nào biết được . Thành ra cái nhiệt tình tuổi trẻ đã bị lợi dụng và lèo lái theo con đường bất chính ngay từ thuở ban đầu !
Lịch sử là một sân khấu bao la , trên đó hàng hàng lớp lớp diễn viên nối tiếp xuất hiện . Có những người thênh thang bước lên sân khấu chính trị một cách dễ dàng , để đón nhận mọi thứ hào quang dành cho một lãnh tụ may mắn.

Có những người cả một đời gian khổ đấu tranh vẫn không tới đích , đành âm thầm ôm mối hận gục ngã giữa đường . Loại người này thì thời nào cũng đông vô kể , chính phái cũng như tà phái . Lại có những người nhờ hoàn cảnh đưa đẩy mà trở thành khuôn mặt vĩ đại , được phe nhóm của mình ca ngợi cả về đạo đức cũng như tài năng . Nguyễn ái Quốc là một trong những người ấy . . Nhìn vào thời niên thíêu của ông thì có thể nói ông là kẻ cơ hội chủ nghĩa , thời thế tạo anh hùng , hoặc lạc đường … vào lịch sử !!
Nguyễn ái Quốc là con thứ ba của cụ phó bảng Nguyễn sinh Huy , nguyên quán Nghệ an , làm tri huyện ở Bình Định . Thuở nhỏ Nguyễn ái Quốc có tên là Nguyễn sinh Côn hoặc Nguyễn tất Thành , đậu bằng tiểu học ở Thừa Thiên và vào học ở trường Quốc học được hai năm . Năm 1910 , lúc Thành 18 tuổi thì ông huyện Huy bị cách chức vì say rượu đánh chết người , phải bỏ vào miền Nam . Thành theo cha vào SaiGon rồi xin làm bồi bếp dưới tàu thủy của Pháp . Tháng 9 năm 1911 , tàu tới cảng Marseile , Thành làm đơn xin vào Ecole Coloniale tức trường Thuộc Địa của Pháp để mong tiến thân bằng đường hoạn lộ khi trở về cố hương . Thành cẩn thận lấy thêm cái tên tây là Paul Thành để dễ được trường Thuộc Địa chiếu cố . Theo thủ tục thời bấy giờ , muốn được vào trường Thuộc Địa để làm nhân viên phục vụ chính phủ Pháp sau này , thì đơn xin phải được chính phủ Đông Dương duyệt xét trước rồi mới gửi về mẫu quốc . Nguyễn tất Thành không đi qua con đường ấy nên bị bác đơn . Paul Thành tiếp tục nghề thủy thủ , ngày ngày phụ bếp trên tàu , lênh đênh nay đây mai đó
Thêm gần mười năm lêu bêu , Paul Thành có dịp gặp gở nhiều nhân vật tên tuổi trong lúc tình hình thế giới thay đổi không ngừng . Một trong những biến cố có ảnh hưởng lớn đến tâm trí Thành là việc Quốc Tế Cộng Sản thành hình ở Nga năm 1917 với chiêu bài “cách mạng vô sản” . Cũng khoảng thời gian ấy , ở Việt Nam diễn ra nhiều biến động như vua Duy Tân rời kinh đô năm 1916 , Phan Xích Long nổi dậy ở Sài gòn năm 1916 , cuộc khởi nghĩa của Trịnh Văn Cấn , Lương Ngọc Quyến , Trần Trung Lập , bị Pháp dẹp tan năm 1917 . Rồi hàng chục ngàn thanh niên Việt Nam được Pháp mộ sang Âu châu để đánh Đức trong thế chiến thứ nhất , làm những người đang sống ở Pháp cũng phải suy nghĩ nhiều về thân phận thuộc địa !
Giữa lúc ấy , những sinh viên du học hoặc đã thành tài tại Paris nhưng vẫn nặng lòng đối với đất nước , như Phan Văn Trường , Nguyễn Thế Truyền , Nguyễn An Ninh , đều đứng vào hội Yêu Nước Đông Dương và ngã dần theo khuynh hướng xã hội . Nguyễn tất Thành tuổi đã trưởng thành , có cơ may gặp gỡ những khuôn mặt đấu tranh với kiến thức rộng rãi và nhiệt tình có thừa như luật sư Phan Văn Trường , để dựa vào nhóm trí thức ấy , đưa tên tuổi mình ra ánh sáng .
Vốn liếng ngoại ngữ của những người như Phan Văn Trường , Nguyễn Thế Truyền , cũng giúp Nguyễn tất Thành có được những bản thảo lưu loát và hùng hồn để trình làng với chính giới Pháp lúc bấy giờ . Cái tên Nguyễn ái Quốc khai sinh từ đấy , trở thành một thanh niên hội đủ những tiêu chuẩn lý tưởng của tầng lớp cách mạng vô sản . Xuất thân lao động , làm bồi trên tàu cả chục năm , lại có chữ nghĩa và lý luận vững vàng , xứng đáng để được quốc tế công sản xử dụng trong việc gieo hạt giống cách mạng sau này tại Việt Nam . Thôi thì đành vậy ! Xin vào trường thuộc địa để làm công bộc cho Tây mà Tây không nhận thì bây giờ đành làm người hùng chống Tây cũng được !

Sau khi Nguyễn ái Quốc gia nhập Công Đoàn Liên Thuộc Địa do Đảng Cộng Sản Pháp lãnh đạo , tháng 6 năm 1923 , ông được đưa sang huấn luyện về kỷ thuật làm cách mạng tại Mas-cơ-va . Năm sau , Nguyễn ái Quốc với cái tên mới là Lý Thụy , đi theo phái đoàn Mikhail Borodin qua Quảng châu , đóng vai thư ký kiêm thông dịch viên của đặc sứ Nga bên cạnh chính phủ Tôn Dật Tiên . Rồi từ đó , Nguyễn ái Quốc ở lại và thành lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội , tiến đến Đông Dương Cộn Sản Đảng sau này .
Cái khôn của Nguyễn ái Quốc là trò chơi hư hư thực thực , thiên biến vạn hóa , đổi thay tên tuổi và lý lịch như chong chóng , khiến chẳng ai biết ông là ai . Lúc thì ông tự phao tin ông đã chết . Lúc lại tái xuất giang hồ , đến nỗi chính các cơ quan an ninh và tình báo thực dân còn bị lừa . Với sự hỗ trợ đắc lực của các đàn em thân tín , ông đã tự tạo cho ông một huyền thoại để lôi kéo biết bao người đi theo con đường của ông . Thậm chí tôn vinh ông như một thần tượng ! Những thanh niên đầy nhiệt huyết như Tân và hai cô em gái làng Hải Ninh , có thể coi như đại diện cho cả một thế hệ tuổi trẻ đang bị lôi cuốn vào con đường cộng sản chỉ vì Nguyễn ái Quốc khéo khai thác khát vọng giành độc lập cho xứ sở .
Lớp học của hai chị em , lúc đầu ai cũng đoán , giỏi lắm là thu hút được trên dưới mười cô gái làng , không ngờ bốn tháng sau đã có đến hơn ba mươi người . Bàn ghế không đủ , các cô gặp đâu ngồi đấy . Trên giường , dưới đất , bật thềm , thành cửa sổ , chỗ nào sử dụng được là lấn chiếm hết . Hậu dặn đi dặn lại với mọi người là đối với bên ngoài , cái danh xưng chính thức vẫn là “tổ dạy nghề” . Việc học chữ không nên nhắc đến , mặc dù cả làng đều biết . Thời buổi này , nhà nước bảo hộ vô cùng đa nghi , nhìn đâu cũng thấy kẻ thù sắp làm loạn ! Cho nên việc tập trung đông đảo như thế này khó lòng mà thoát khỏi sự chú ý của mật thám .
Những cuốn sách có nội dung yêu nước , những bài báo gợi ý đấu tranh , lúc đầu Hậu và Duyên còn cho học viên truyền tay nhau xem . Về sau , hai cô cẩn thận giấu hết , chỉ trích dẫn vài đoạn sâu sắc nhất để đọc cho cả lớp viết chính tả . Từ khi Nhung , con gái lý trưởng Hải Ninh đến ghi danh vừa học may vừa học chữ , thì tài liệu học tập cũng như đề tài thảo luận lại càng bị giới hạn tới mức tối đa , bởi Hậu không thể biết được Nhung đến học thật hay làm tai mắt cho bố !

Một hôm , Tân từ Hà nội về , bảo hai em đóng cửa lớp học sau khi đã móc nối được một số cảm tình viên nòng cốt trong làng để có thể sử dụng khi cần đến . Hậu phân vân nói :
- Lớp học đang đông , tại sao lại giải tán hở anh ?
Tân cắt nghĩa :
- Anh Trần Khải có bàn với anh . Anh ấy cũng tiếc lắm , nhưng thấy là không nên duy trì . Thế nào các cô cũng bị bắt . Kinh nghiệm ở những chỗ khác , hễ thấy tập trung đông thanh niên là thể nào cũng bị theo dõi và cuối cùng bị bắt hết . Thành ra nên tránh trước đi thì tốt hơn !
Hậu vẫn không hài lòng :
- Lúc nào chúng em cũng cảnh giác . Lại có cả cái Nhung , con cụ lý theo học . Lúc đầu chúng em còn sợ nó làm tai mắt cho bố nó . Nhưng sau này , nó thay đồi hẳn , đứng về phía chúng em . Thế thì tại sao phải đóng cửa ? Cụ lý đâu có lý do gì mà bắt chúng em được !
Tân kiên nhẩn phân bua :
- Chính vì có con gái lão lý trưởng mà anh mới đề nghị cô đóng cửa . Người xưa có câu là “sơ bất gián thân” . Cái Nhung nó có thân với các cô đến đâu thì cũng chẳng bằng tình cha con . Ngộ nhỡ bố nó xui nó giấu một nắm truyền đơn trong lớp , rồi cho người đến bắt hai cô thì làm thế nào ! Thôi thì đóng cửa , quay về nghề làm ruộng cho người ta khỏi chú ý đã . Rồi từ từ mình lại tính !
Hai chị em đành miễng cưỡng gật đầu , mặc dầu trong lòng tiếc hùi hụi .

Lớp cắt may giải tán được ít lâu thì Tân đưa người của tổng bộ về làm lễ kết nạp Hậu và Duyên . Buổi lễ đơn giản ở đầu nhà . Hai chị em lần lượt giơ tay đọc lời thề và từ đó chính thức trở thành người của đoàn thể . Hai tiếng Cộng sản được nhắc đi nhắc lại nhiều lần với cái lý tưởng cao đẹp là đánh Tây và san bằng bất công xã hội . Tuy nhiên , hai tiếng ấy đối với chính quyền cũng như quần chúng thời bấy giờ , vẫn còn là cái gì kỳ bí , ghê rợn mà Hậu và Duyên không được quyền nhắc đến công khai . Giờ này họ chỉ là đoàn viên của Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội mà thôi . Với Hậu và Duyên lúc này , cứ đuổi được Tây là mãn nguyện rồi . Hậu được chỉ thị làm bí thư chi bộ Hải Ninh , chi bộ chỉ có hai người là Hậu và Duyên . Hậu hứa với tổng bộ là sẽ phát triển đảng viên trong số những học viên mà Hậu tin rằng đã đứng hẳn về phía Hậu .
Một buổi chiều , lý trưởng khệnh khạng chống gậy đến nhà Hậu . Lúc ấy , hai chị em đang gánh nước dưới ao lên , tưới những luống rau mới trồng . Nhìn thấy lý trưởng , lại có cả trương tuần đi theo , Hậu và Duyên cùng tái mặt vì đoán chắc có đứa nào đã tố giác hai chị em chính thức tuyên thệ vào hội kín . Điều này vô lý quá bởi chỉ có bốn người biết là Tân , Hậu , Duyên và đồng chí đại diện Tổng bộ . Hậu nói nhỏ với em :
- Dù lão hạch hỏi đến đâu cũng dứt khóat không nhận !
Duyên khẻ gật đầu . Lý trưởng đi thẳng lại vườn rau . Hai chị em vội buông thùng nước , làm ra vẽ bình thản , cất tiếng lớn :
- Chào cụ lý ạ ! Cụ đến tìm bố mẹ cháu có viện gì không ạ ?
Lý trưởng hách dịch đáp :
- Tao không tìm bố mẹ chúng mày ! Tao tìm chúng mày chứ gặp ông bà giáo làm gì ? Tao hỏi chúng mày : Lớp may vá đang đông học trò sao lại nghỉ ? Chúng mày định giở trò gì nữa đây ?
Hậu thở phào nhẹ nhõm . Câu hỏi của lý trưởng chứng tỏ ông chưa biết gì về việc hai chị em gia nhập hội . Hậu thoải mái đáp :
- Bẩm cụ lý , chúng cháu có giở trò gì đâu ? Chẳng qua vì bố cháu thấy người ra vào ồn quá , nên bảo cháu giải tán ! Với lại mẹ cháu tiếc mấy sào ruộng bỏ hoang , chả có người làm , nên bắt chúng cháu nghỉ !
Lý trưởng gật gù :
- Nghĩa là chúng mày quay về làm ruộng ?
Duyên chen vào :
- Vâng . Chúng cháu không làm ruộng thì biết làm gì mà sống ?
Lý trưởng hài lòng nói :
- Được ! Nhưng nghe tao bảo đây này : Bận sau , hễ muốn mở lớp học , bất cứ là lớp học gì , cũng phải xin phép tao trước . Tao thuận thì mới được làm . Phép nước bây giờ nghiêm ngặt lắm , không phải chuyện đùa ! Bất tuân là tao gông cổ hết . Nghe chửa ?
Hai chị em chưa kịp đáp thì trên hè có tiếng nói của ông Lương :
- Ông lý sang bao giờ thế ? Mời ông lên nhà uống cốc nước đã !
Lý trưởng quay lại đáp :
- Ông giáo ! Tôi vừa sang , nhưng vội lắm phải đi ngay . Tôi chỉ hỏi hai cháu mấy câu !
Rồi ông vừa bước lại thềm vừa than :
- Ngày nào cũng công văn trên tỉnh trên huyện gửi xuống , nhắc nhở về hội kín . Thời buổi bây giờ giặc giã trà trộn khắp nơi , ông giáo nên bảo ban các cháu , đừng để kẻ lạ dụ dỗ , có ngày khổ vào thân ! … Thôi , tôi về đây !
Dứt lời , lý trưởng ngoắc tay gọi trương tuần rồi cùng bước ra cổng !
Hai chị em nhìn theo cái dáng oai vệ của lý trưởng khuất dần ngòai ngõ . Hậu thở phào nhẹ nhõm , nhìn Duyên cười rồi tiếp tục tưới nốt mấy luống rau còn lại .
Hai tháng sau , tổng bộ yêu cầu mở một quán nước ở đầu làng để làm chỗ liên lạc . Hậu xin phép mẹ , nhưng bà Lương nhất định không cho , vì với bà , con gái đang tuổi lớn , ngồi bán quán chỉ để người ta chọc ghẹo chứ chả có lợi ích gì . Bà bảo :
- Già như tao , bất đắc dĩ chẳng biết làm gì thì mới mở quán nước ! Chúng mày mười chín hai mươi tuổi đầu , thiếu gì việc mà phải ngồi phơi mặt bên lề đường ? Giỏi lắm ngày bán vài bát nước , chả bõ !
Hai cô đành vâng lời mẹ , bỏ ý định mở quán nước . Cuộc sống lại bình thường như cũ . Tân trở về Hà nội . Hậu và Duyên quay lại với đồng ruộng nhưng lúc nào cũng tìm dịp vận động quần chúng , đặc biệt là trong giới phụ nữ nông thôn .

Dòng đời cứ lặng lẽ trôi . Mọi chuyện vẫn diễn ra êm ả trong làng Hải Ninh thì bỗng một hôm ông giáo Lương được thư của nhà trường gửi về , cho biết Tân đã bỏ học cả tháng trời . Tin ấy như một gáo nước lạnh hắt vào mặt ông bà Lương . Chỉ có Hậu và Duyên đóan chắc Tân đã được doàn thể giao công tác đi xa . Còn ông bà Lương thì thấy cả một lớp mây đen trùm xuống gia đình . Ông Lương thay đổi hẳn tính nết , suốt ngày bẳn gắt bực bội . Tân đang là niềm hãnh diện của cả nhà , bỗng dưng biến mất khỏi trường học . Bà Lương khóc hết nước mắt , bỏ ăn bỏ ngủ cả mấy ngày , rồi cùng Duyên xuống tận Hà nội dò la tin tức . Dĩ nhiên chẳng ai biết Tân đi đâu . Hỏi thăm cả sở Cẩm cùng các nhà giam , đều không thấy tên Tân . Trần Khải ở trường , biết mẹ con Duyên lên tìm Tân . Nhưng anh cũng lánh mặt , không muốn bà hỏi lôi thôi . Ngày ngày ở nên mẹ , Duyên đau đớn xé gan vì tiếng khóc thảm sầu và những lời than trách của mẹ . Cô chỉ biết lựa lời an ủi chứ không thể nào cho mẹ biết tin tức về Tân . Hai mẹ con thất thểu trở về làng . Bà Lương đi lễ chùa khấn vái , nhờ bao nhiêu thầy bói dò tìm xem Tân còn sống hay đã chết , nhưng đều vô ích . Cả nhà lúc nào cũng bao phủ cả một màu tang ngất trời .
Đã thế , lý trưởng lại khệnh khạng vát batoong đến tận nhà hạch hỏi vì nhà trường tình nhi Tân theo hội kín , báo cho sở Cẩm và sở Cẩm thông tri về địa phương , bắt lý trưởng phải điều tra .
Hôm ấy , cơm chiều vừa dọn ra hè thì lý trưởng nghênh ngang bước vào cổng và lên tiếng ngay từ dưới sân :
- Ông giáo có nhà không ?
Năm cái đầu cùng giật mình trông ra . Ông Lương , bà Lương cùng buông đũa đứng dậy . Hậu thì bưng ngay mâm thức ăn xuống bếp , Duyên bưng nồi cơm chạy theo . Dẹp bữa ăn là vì cả nhà biết sẽ phải tiếp khách lâu và hơn thế nữa , vì bửa ăn quá thanh đạm , chỉ có dĩa rau lang luộc chấm tương , thêm quả cà nén thái mỏng để ăn chung với nước rau luộc . Chẳng phải riêng gia đình ông Lương , mà hầu hết mọi người đều không ai muốn cho ai thấy mình ăn uống quá đơn giản !
Ông Lương bước xuống thềm đón khách :
- Ông lý vào chơi sơi nước ! Có việc gì mà ông lý phải lặn lội đến vào giờ này ?
Đối với ông Lương , lý trưởng có phần nể nang , chứ gặp người khác mở mồm ra là ông quát mắng ngay , dù thật sự nhiều khi chẳng cần phải lớn tiếng . Dường như có một thói quen của chế độ phong kiến là hễ đã đóng vai quan quyền thì bắt buộc phải hống hách ! Cho nên dân làng ít khi được nghe ông lý nói chuyện bằng giọng bình thường .
Lý trưởng theo ông Lương vào nhà , dựng cây gậy sát vách , tự động kéo ghế ngồi và nói :
- Cậu Tân đang học , bỏ đi đâu , ông giáo biết không ?
Ông Lương biết mình không thể giấu được chuyện Tân bỏ học , nên đành khai thật :
- Tôi với bà nhà cũng đang nẫu ruột vì nó cả tháng nay ! Nào có biết nó đi đâu ! Nhà tôi lên tận Hà nội tìm thì nghe bảo là nó đi hát cô đầu rồi mê mẩn , bỏ học luôn !
Lý trưởng nhìn ông Lương ngờ vực rồi hỏi tiếp :
- Thế từ hôm bỏ học đến bây giờ , cậu ấy có về lần nào không ?
Ông Lương lắc đầu chán nản :
- Có thấy tâm hơi gì đâu , ông lý ?
Lý trưởng kết luận :
- Ông giao với tôi là chỗ quen biết , cho nên tôi chả muốn nói nhiều . Nhưng phép nước thì tôi phải làm ! Ông giáo nên bảo cậu ấy , tuổi trẻ nhiều khi nông nổi . Ăn học thành tài mà ra giúp nhà giúp nước , chứ nghe theo người ta dụ dỗ mà đi làm giặc thì rồi có lúc hối không kịp
Dứt lời , ông lý đứng ngay dậy , không để ông Lương kịp phân trần :
- Thôi , tôi về đây ! Ông giáo nhớ những lời tôi dặn . Đừng để về sau khó nhìn mặt nhau !
Nữa năm sau , bà Lương hoàn toàn tuyệt vọng , ông Lương như người á khẩu , ít mở miệng nói năng , suốt ngày chỉ đăm chiêu ngồi trong nhà nhìn mong lung ra sân , mặt mũi phờ phạc , ruồi đậu mép cũng không thèm đuổi . Cũng giống như đa số các bậc cha mẹ trên cả nước , ông Lương luôn luôn quí con trai hơn con gái , bởi con trai nối dòng , con gái sẽ về nhà khác . Huống chi ông chỉ có hai người con trai mà Tân thì thông minh tuấn tú , vượt hẳn thằng út Hoàn suốt ngày nghịch ngợm . ở Hải Ninh , con trai cùng cở với tuổi Hoàn , lắm đứa đã có vợ . Riêng Hoàn thì vẫn chỉ say mê thả diều , trèo cây bắt tổ chim hay xuống ao câu cá . Ông Lương thấy rõ chỉ có Tân là nối được nghiệp nhà , làm rạng rỡ dòng họ Vũ của ông ở Hải Ninh . ấy thế mà tự dưng niềm hy vọng ấy lại biến mất . Ông như tê liệt cả nửa người vì không biết ăn biết nói thế nào với xóm làng ! Có lúc buồn quá , ông đã phải thốt ra với vợ :
- Thà nó chết quách đi , tôi với bà còn biết là nó chết ! Đằng này nó đi như thế thì cũng như đã chết , mà mình lại không biết nó chết ở đâu !
Nghe những lời cay đắng ấy , bà Lương chỉ biết cúi đầu gạt lệ .
Một buổi chiều nhá nhem tối , cả nhà vừa ăm cơm xong . Hậu và Duyên đã dọn mâm xuống bếp . Ông bà Lương còn ngồi lại trên hè uống nước xỉa răng . Thằng Hoàn vào buồng lấy guốc xuống ao rửa chân trước khi lên giường . Trăng thượng tuần đã xuất hiện thấp thoáng sau ngọn tre , nhưng vì trời còn mờ sáng nên cái lưỡi liềm màu vàng ấy chưa rõ nét . Duyên từ dưới bếp cầm cây đèn dầu lên đặt trước mặt bố mẹ rồi vào nhà bưng cái điếu bát ra cho ông Lương theo thói quen mỗi khi ăn tối xong . Vừa đặt điếu xuống chiếu , cô giật mình ngẩng lên , mở to đôi mắt nhìn ra cổng vì có bóng người vừa bước vào . Lý trưởng lại đến hoạnh họe bố mẹ cô chăng ? Chắc không phải , vì lý trưởng có thói quen hễ vào nhà ai là lớn tiếng ngay từ ngoài cổng ! Cô từ từ đứng dậy , há mồm chờ đợi . Cả ông Lương và bà Lương cũng vừa trông ra . Bóng người đàn ông thất thểu bước một cách xiêu vẹo . Duyên đăm đăm theo dõi rồi ấp úng kêu lên :
- Mẹ ơi ! Bố ơi ! … Ai như anh Tân con ! … Đúng rồi , mẹ ơi ! Anh Tân con về !
Cùng với câu nói ấy , Duyên chạy lao ra và hét lên :
- Anh Tân , mẹ ơi ! Chị Hậu ơi ! Anh Tân về !
Thằng Hoàn từ dưới ao nghe tiếng Duyên , quăng cả guốc chạy vọt lên la lớn :
- Anh Tân còn sống ! Bố ơi ! Anh Tân còn sống ! Mẹ ơi ! Anh Tân chưa chết !
Bà Lương lật đật đứng dậy chạy ra , làm đổ cả bát nước trà , loang trên mặt chiếu . Bà ôm lấy Tân , nước mắt lập tức trào ra . Bà nghẹn ngào kể :
- Con về đấy ư ? Con đi đâu mà không nói năng một lời , để cả nhà mỏi mắt tìm con ? Bố con vất vả trăm chiều , con mới được như ngày nay ! Sao nỡ làm bố mẹ chết đi sống lại khổ sở mấy tháng giời hở con ?
Giọng bà bi thảm , tắc nghẹn trong cổ không nói thêm được nữa . Bà dứt lời thì Hậu cũng ra tới , nhìn anh khẻ gật đầu . Mặt Hậu bình thản hơn mọi người , bởi trước sau Hậu vẫn tin là Tân thoát ly theo chỉ thị của tổ chức chứ có chết chóc gì đâu !
Sau cái phút xúc động ban đầu , mọi người mới nhận ra sự đổi thay lớn lao ở Tân . Trước hết , anh mặc bộ Âu phục nhàu nát bằng vải nội hóa . Điều này chưa hề thấy ở Tân . Mọi lần từ Hà nội về , Tân luôn luôn mặc áo dài , quần trắng và đội nón trắng . Ơ nhà thì mặc quần áo ta , cũng màu trắng , giống kiểu pyjama nhưng đơn giản hơn . Đây là lần đầu tiên anh mặc áo sơ-mi , quần tây , và vì vậy lúc nãy Duyên cứ ngờ ngợ mãi , không nhận ra được khi anh bước vào cổng .

Nhưng Duyên không nhận ra được là đúng , bởi Tân gầy rộc đi , má hóp lại , râu mọc lởm chởm , nước da tái mét , hai quầng mắt trũng sâu xuống làm anh già hẳn như người ốm đói lâu ngày . Hậu và Duyên , hai người hai bên dìu anh lên lề , đặt ngồi xuống chiếu . Hai cô tự hỏi , không hiểu Tân làm cách nào mò về được đến nhà , vì toàn thân anh đang run lẩy bẩy . Bà Lương đau xót hỏi :
- Con ốm phải không ? Để mẹ bảo các em nấu cháo cho con nhé ?
Tân run run đáp :
- Con không đói . Mẹ cho con xin cái chăn . Giời rét quá !
Dứt lời , Tân tựa mình vào góc cột, hai hàm răng đánh vào nhau lách cách . Bây giờ cả nhà mới biết là Tân đang bị sốt rét nặng bởi ngoài trời còn hâm hấp nóng mà chỉ riêng anh thấy lạnh . Bà Lương sợ hãi quay đầu nhìn vào nhà gọi chồng :
- Ông ơi ! Ông làm gì trong ấy ? Con nó bị sốt rét ! Ông ra bắt mạch , cắt thuốc cho con . Nhanh lên ông ơi !
Ông Lương ngồi trong phòng khách , không thèm lên tiếng . Ông đã bỏ vào nhà ngay từ lúc vừa nhìn thấy Tân . Ông giận ứ lên cổ , định ngồi thở một chút rồi trói Tân vào cột nhà , lấy roi tự tay ông đánh cho hả giận ! Nhà này phải có gia phong , không phải theo Tây học rồi muốn làm gì thì làm , muốn đi đâu thì đi !
Ngoài hè , bà Lương và hai cô con gái dìu Tân vào buồng , căn buồng vẫn bỏ trống từ ngày Tân đi . Bà Lương cho Tân nằm xuống , đắp chăn lại . Rồi bà chạy ra gian giữa năn nỉ chồng
- Tôi van ông ! Ông giận con thì ông cũng chờ con nó khỏi bệnh đã , rồi ông muốn đánh mắng thế nào tôi cũng chịu ! Nó đang lên cơn sốt rét ! Ông nỡ ngồi mà nhìn hay sao ?
Hậu và Duyên cũng đứng thập thò ở cửa buồng , nhìn ông Lương chờ đợi . Ông vẫn ngồi yên , bàn tay đặt trên bàn run run theo nhịp thở dồn dập . Bà Lương nắm tay ông giật mạnh :
- Đi ! Ông lấy thuốc cho con nó uống !
Ông quát lên :
- Cho nó chết đi ! Tôi không muốn nhìn thấy mặt nó nữa !
Bà Lương biết chồng nói thế cho hả giận thôi chứ bố nào không thương con . Bà tha thiết nhắc lại :
- Con nó trót dại thì ông dạy dỗ nó ! Nhưng nó lên cơn sốt rét . Ông là thầy thuốc , chữa cho bao nhiêu người , chả nhẽ nhìn con ốm mà ông dửng dưng ! Ông thương tôi , tôi xin ông một lần này thôi !
Ông Lương thở mạnh , nuốt giận bảo :
- Luộc ngay cho nó hai quả trứng gà đã ! Sốt rét ngã nước thì phải ăn trứng gà luộc , đồng thời bắc nồi cháo hoa để ăn dần .
Suốt đêm hôm ấy , bà Lương chạy ra chạy vào , đặt bàn tay lên trán Tân để xem nhiệt độ , mặc dù việc đặt tay như thế chẳng giúp ích gì cho người bệnh . Bà bảo Hậu pha nước nóng cho Tân tắm rồi thay bộ quần áo khác vì bộ đồ của Tân đã bốc mùi chua loét sau bao nhiêu ngày lăn lóc bụi đường . Bà Lương đi ngủ rồi thì đến lượt Hậu và Duyên vào ngồi bên anh . Chờ anh tương đối tỉnh táo sau bát cháo nóng , Hậu hỏi :
- Anh ốm thế này , làm thế nào mà về được đến nhà ?
Tân thấy trong người đã khá hơn rất nhiều , nở nụ cười mệt mỏi nói :
- Có người đưa anh về . Đến cổng làng thì họ để anh vào làng một mình vì sợ trương tuần bắt gặp , hỏi han lôi thôi !
Rồi Tân ngồi lên , sốt sắng hỏi hai em về hoạt động của chi bộ Hải Ninh . Rõ ràng Tân không quan tâm đến tình trạng sức khỏe của mình mà chỉ lo lắng cho bước đi của VNTNCMĐCH . Hậu thắc mắc về thời gian vắng mặt vừa qua , anh có vẻ ngần ngừ không muốn tiết lộ . Duyên giục hai ba lần Tân mới đáp :
- Tổng bộ định đưa anh sang Quảng Châu , nhưng mới đến biên giới thì được tin Tưởng giới Thạch đã bắt giữ một số người của mình ở bên ấy . Anh được lệnh nằm lại chờ . Một tháng sau thì lên cơn sốt rét rất nặng , uống thuốc gì cũng chả khỏi . Đến khi thấy anh không thể nào đi được nữa , tổng bộ mới bảo anh về chữa bệnh . Khi nào khỏi thì liên lạc lại để nhận công tác mới .
Những điều này , trên nguyên tắc Tân không được tiết lộ dù là với các đồng chí . Nhưng vì tình cảm ruột thịt anh mới nói ra cho hai em biết tình hình phía bên kia biên giới . Tuy vậy , anh vẫn giấu cái tin Nguyễn ái Quốc bị trục xuất khỏi Quảng Châu và Hồ tùng Mậu cùng hàng loạt đồng chí bị công an Tưởng giới Thạch giam giữ . Trung Hoa vốn là địa bàn hoạt động của các nhà cách mạng Việt Nam , nhưng tình hình chính trị và ngoại giao thay đổi bất thường . Chính phủ Dân quốc đôi khi cần lấy lòng Pháp , đã bán đứng ngay tổ chức đấu tranh Việt Nam trên đất họ .
Giọng kể của Tân bị đứt quãng nhiều lần như người đuối sức sau cuộc chạy đua đường trường . Những cơn sốt cứ ập đến mỗi ngày mấy lần , làm toàn thân anh cứ run lên bần bật . Cả nhà nhìn Tân rớt nước mắt , nhưng anh vẫn cười . Ông Lương nguôi giận , hốt thuốc cho con . Tiếc rằng thuốc ông chả công hiệu , Hậu đi tìm mua kí-ninh cho anh , cũng chẳng chửa dứt được cơn bệnh sốt rét . Nước Sơn-la , ma Vạn-bú ! Nữa năm chui rút trên rừng , thuốc men đã không , mà dinh dưỡng cũng thiếu , Tân như người kiệt sức , không chống chọi n?i với tử thần . H?u và Duyên , ngoài tình anh em còn có tình đồng chí , mỗi ngày đi làm về đều vào ngồi bên giường nhìn anh đau xót . Tân mà mất đi thì Hậu và Duyên sẽ như những người đi trên mặt đường bằng phẳng , bổng bị hụt chân thụt xuống hố sâu , bởi đường hoạt động cách mạng của hai cô còn quá non , rất cần có Tân hướng dẫn . Lắm khi sau cơn sốt rét , Tân trở lại tỉnh táo như chẳng có bệnh gì cả , nếu khuôn mặt và toàn thân anh không quá sa sút . Một hôm Tân bùi ngùi bảo hai em :
- Trong các truyện Tàu bố thường kể cho anh em mình nghe , thì bố thích nhất là truyện Tam quốc chí , anh cũng thích nhất là Tam Quốc . Chu Du là đại tướng của Tôn Quyền , trước khi chết có để lại lá thư , trong đó Chu Du chỉ giận mình là chưa làm được việc gì đã vội nằm xuống . Thật ra thì Chu Du đâu có chết trẻ ! Lúc Chu Du chết đã 36 tuổi rồi . Anh mới là người đáng giận cho số phận của mình , năm nay anh mới hai mươi hai . Anh chưa giết được thằng Tây nào mà đã biết mình sắp chết …

Tân vẫn nở nụ cười héo hắt dù lệ trào trong khóe mắt . Hậu nắm chặt bàn tay anh , mím môi để khỏi òa lên khóc lớn . Duyên cũng gục vào vai chị rồi ngẫng lên trấn an Tân :
- Anh đừng nói dại ! Anh cố uống thuốc , nghỉ ngơi , thế nào cũng khỏi !
Hậu cũng tiếp lời em :
- Anh đừng làm chúng em sợ ! Anh phải sống đến ngày đuổi được giặc Pháp !
Tân tội nghiệp hai em , không nói nữa . Hậu lấy cho anh cốc nước , loại nước đặc chế của ông Lương nấu bằng cái siêu sắc thuốc bắc mà ông bảo là thuốc bổ chống suy nhược . Ông Lương bảo uống thì Tân cứ uống chứ thật ra anh chẳng thấy chút công hiệu nào .
Hai hôm sau , Hậu và Duyên đang cuốc đất ngoài bãi ngô thì thằng Hoàn chạy ra gọi . Chị em tất tả bỏ về . Vừa tới cổng đã nghe tiếng khóc của bà Lương từ trong buồng vọng ra . Hai chị em hốt hoảng đưa mắt nhìn nhau và cùng chạy lao vào . Quả nhiên , bà Lương nhìn ra , nghẹn ngào nói trong tiếng nấc :
- Hậu ơi ! Duyên ơi ! Anh Tân con chết rồi ! Khổ thân tôi chưa !
Hậu quăng cái nón ở cửa . Duyên buông cái thúng trên thềm , bàn tay lấm lem nắm lấy vai chị . Rồi cả hai chạy lại , quì xuống bên giường , nhìn Tân nằm cứng đơ trên giường , phủ tấm chăn mỏng tới ngực . Da mặt xanh xao , hai má hóp xuống và miệng hơi há ra , trông Tân như một người lớn tuổi , chẳng còn dấu vết gì của một thanh niên mới ngoài hai mươi tuổi . Hậu gục xuống ngực Tân , nức nở khóc lớn :
- Anh ơi ! Sao anh nỡ bỏ chúng em đi sớm thế ! Ôi giời cao đất dày ơi , sao nỡ cướp mất anh tôi !
Duyên cũng lăn ra nền đất , nghẹn ngào khóc theo , trong khi cậu út Hoàn ngồi cúi đầu ở chân giường . Chỉ có ông Lương không vào buồng . Ông ngồi lặng thinh như pho tượng ngoài phòng khách , mắt ông mở trừng trừng nhìn ra sân . Thương con xé ruột , nhưng ông vẫn giận con đang học hành thì bỏ lên rừng để chuốc lấy căn bệnh hiểm nghèo . Giận con , rồi ông lại giận cả chính ông là thầy lang mà không chữa nổi cho con thì thiên hạ còn trông mong gì ở ông nữa !
Hàng xóm nghe tiếng khóc , lác đác vài người hiếu kỳ chạy qua thăm hỏi . Bấy giờ ông Lương mới miễn cưỡng đứng lên để đón khách . Bà Quán bên kia bờ ao là người chạy qua trước tiên . Con trai đầu lòng của bà tên là Kiết , cùng lứa tuổi với Tân , thuở nhỏ vẫn đi chơi chung rất gắn bó . Mãi đến gần đây , khi Tân lên tỉnh học , hàng rào giai cấp mới làm cho con bà dần dần xa cách người bạn láng giềng cũ . Xa cách vì nhà Kiết nghèo hơn nhà Tân đã đành , mà nhất là vì Kiết thất học trong khi Tân đã theo đến bậc cao đẳng , đường danh vọng tương lai chưa biết sẽ leo tới cỡ nào !
Bây giờ nhìn Tân nằm chết trên giường , bà Quán cảm động nhớ lại bao nhiêu lần Tân đã từng sang ngồi đánh đáo với con bà , chia nhau từng củ khoai , mẫu sắn . Khóc cười vốn là bệnh hay lây , cho nên bà ngồi thụp xuống bên bà Lương rồi nước mắt lập tức trào ra và bà nghẹn ngào nói :
- Khổ thân ! Cậu Tân hiền lành thông thái thế mà giời chả thương !

Thấy có người vào thăm , bà Lương và chị em Hậu lại càng khóc lớn hơn . Bà Quán nói vài lời phân ưu cho đúng thủ tục rồi quay ra phòng khách , lặp lại cũng câu đó với ông Lương trước khi tất tả trở về để thông báo cho hàng xóm biết bản tin nhà ông Lương có tang , theo thói quen truyền miệng rất nhanh ở thôn quê . Ngày mai , lũ con bà sẽ tự nguyện chạy sang phụ giúp , chẳng hạn xúm nhau đào huyệt giùm cho tang gia . Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau , huống chi nghĩa tử là nghĩa tận , gia đình nào cũng tự cảm thấy có trách nhiệm với người chung quanh khi họ cần đến .
Bà Quán về rồi , ông Lương lại lui vào ngồi xuống chỗ cũ , im lặng uống trà . Khá lâu ông mới gọi thằng Hoàn , bảo nó đi mời ông lý trưởng tới chứng nghiệm làm giấy khai tử . Rồi ông nhẩm tính theo âm lịch , lựa một ngày thích hợp nhất để an táng đứa con trai đầu lòng . Người mình luôn luôn có những điều tin tưởng rất kỳ dị : đã chết rồi , tức là xui tận mạng , thế mà khi chôn vẫn phải chọn “ngày lành tháng tốt” chả hiểu để làm gì !
Cái chết của Tân tuy có làm cho chị em Hậu đau xót nhưng không vì thế mà nhụt chí , nhất là Hậu đang làm bí thư chi bộ .
Chôn cất Tân được một tuần thì Trần Khải từ Hà nội về , lấy cớ viếng mộ người bạn thân , nhưng kỳ thực để gặp riêng Hậu . Ông bà Lương nhìn thấy Trần Khải , lại òa lên khóc lớn vì thương con . Bà Lương sụt sùi nói :
- Nom thấy cháu , bác lại đứt ruột vì nhớ thằng Tân nhà bác ! Đang học hành , chả biết nghe lời ai dụ dỗ , bỏ lên rừng để đến nông nỗi này ! … Ôi ! Con ơi là con !
Trần Khải mừng vì thấy rõ ràng ông bà Lương không hề biết chính Trần Khải này đã đưa Tân vào hội kín . Anh nói vài lời phân ưu rồi bỏ đi ngay vì sợ tang quyến hỏi han lôi thôi . Anh về đây chỉ để bảo Hậu từ nay đừng liên lạc trực tiếp với tổng bộ nữa vì đang bị mật thám theo dõi . Mọi sinh hoạt của chi bộ Hải Ninh đều do Hậu tự quyết định . Hậu sẽ nhận chỉ thị từ tỉnh bộ mà người trung gian là ông Quảng có hiệu bán thuốc lào ở thị xã . Khi chia tay , bên ngôi mộ mới đắp của Tân , Trần Khải bùi ngùi bảo :
- Anh Tân không may mất sớm . Tổ chức mất một đoàn viên tích cực , tôi mất một người bạn chí cốt . Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội đang mở rộng hoạt động trên đà thắng lợi . Nhưng tất nhiên , càng mở rộng thì càng dễ bị theo dõi . Từ nay , tôi không về đây được nữa , mà cô cũng không liên lạc với tôi . Từ hôm anh Tân bỏ học , tôi bị nhà trường gọi lên chất vấn mấy lần ! Nhà trường đã ghi tên tôi trong sổ đen !
Hậu chưa kịp nói gì thì Trần Khải nhìn Hậu , run run nói tiếp :
- Chả biết bao giờ tôi mới gặp lại cô ! Nhưng dù ở đâu , tôi cũng … không quên cô . Chúc cô công tác tốt !
Hậu cảm động đáp :
- Em cảm ơn anh . Anh cứ tin tưởng ở em ! Anh Tân em , trước khi mất , cũng đã bảo em : Đã chọn con đường cách mệnh thì phải theo cho đến cùng , đừng để nữa đường gãy gánh như anh ấy !
Nói câu cuối cùng , Hậu rươm rướm nước mắt . Trần Khải vội lảng sang đề tài khác để động viên Hậu :
- Đành rằng ai cũng tiếc thương anh Tân , nhưng cách tiếc thương hay nhất là cô và cô em phải nối tiếp công việc dở dang của anh ấy . Từ nay đến cuối tháng , cô cố tìm cách lên thị xã gặp anh Quảng , hiệu thuốc lào Vĩnh bảo , nằm ngay ở phố chính . Đấy là cơ quan của tỉnh bộ .
Hậu lau nước mắt quả quyết :
- Vâng . Không phải chờ đến cuối tháng . Sáng mai hay chậm lắm là sáng ngày kia , em sẽ lên .
Trần Khải hài lòng nhắc lại :
- Cô nhớ là hiệu thuốc lào Vĩnh Bảo , anh Quảng sẽ đón cô ở đấy !
Hậu nhỏ nhẹ đáp :
- Em nhớ rồi ! Anh cứ an lòng !
Chiếc nón cối màu trắng đục đang cầm trong tay , Trần Khải đội lên đầu . Khu nghĩa trang buổi chiều quạnh hiu trong không gian vắng lặng . Xa lắm mới thấy một người dắt trâu vào làng trên con đường độc đạo chia đôi cánh đồng làng . Trần Khải ngó quanh rồi bất chợt nắm lấy bàn tay của Hậu và nhắc lại lời dặn dò cũ :
- Thôi , tôi đi cô nhé ! Chả biết có gặp lại nữa hay không ! Chỉ xin cô vững lòng bền chí . Đường cách mệnh gian khổ lắm , nhưng tôi tuyệt đối tin tưởng ở cô và chi bộ xã Hải Ninh !
Dứt lời , Khải buông tay Hậu và quay đi , lầm lũi tiến lên dốc đê , không hề nhìn lại lần nữa . Hậu đứng trông theo cho đến khi bóng anh mờ dần trong sương chiều .Trện đường về nhà Hậu cứ miên man nhớ lại cái thái độ và cử chỉ của Trần Khải lúc đứng bên ngôi mộ và cảm phục sự dứt khoát của Trần Khải . Cái lúc Trần Khải nắm tay Hậu , cô cứ ngỡ thế nào Trần Khải cũng nói vài lời tình tự hoặc hứa hẹn . Hóa ra không ! Anh chỉ quan tâm đến công tác của đoàn thể . Còn chuyện cảm xúc cá nhân thì có lẽ đã chết hẳn từ lâu trong lòng Trần Khải . Hậu tự nhủ với lòng mình là sẽ noi theo tấm gương vằng vặc của Trần Khải , gạt hết mọi vướng bận riêng tư để hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng đất nước !

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 294
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com