watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
20:24:0528/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Dài > Nguyễn Ngọc Ngạn > Dòng Mực Cũ - Trang 3
Chỉ mục bài viết
Dòng Mực Cũ
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Tất cả các trang
Trang 3 trong tổng số 28

Chương 2


Thế là ngay buổi tối hôm ấy , cơm nước dọn dẹp xong , hai chị em xuống nhà kho đốt đèn , cài then cửa và bắt đầu học đánh vần ABC . Hậu cẩn thận bày sẳn mẹt đỗ đen bên cạnh , để nếu bất thần ông Lương có xuống thì sẽ tưởng là hai chị em đang nhặt sạn trong mẹt đậu . Hai cô vui lắm , có khi bật cười vì một mẫu tự hay một chữ viết phát âm ngộ nghĩnh , nhưng không ai dám cười to , sợ ông Lương trên nhà nghe thấy :
- O tròn như quả trứng gà
Ô thời có mũ , ơ thời có râu !
Thằng Hoàn thơ thẩn ngoài hiên , canh gát cho hai chị học . Cứ mỗi ngày vài chữ , các cô tiến bộ rất nhanh , nhờ ai cũng háo hức muốn đốt thời gian . Tân trở lại Hà nội , mỗi lần có dịp về thăm nhà đều mang cho hai chị em vài cuốn sách mỏng . Các cô chuyền tay nhau đọc lúc rảnh rỗi hoặc khi đã lên giương ngủ . Có khi bận công việc nhà thì một cô đọc lớn cho cô kia nghe .Song song với việc khuyến khích các em học chữ quốc ngữ , Tân cũng thường nói với các em về những tấm gương yêu nước , mở ra trong lòng hai cô gái quê một chân trời mới về xả hội hủ lậu cần phải cải tiến , về nam nữ bình đẳng trong các nước văn minh trên thế giới và nhất là về ách thống trị của Thực dân Pháp tại Việt Nam . Những tấm gương anh thư liệt nữ trong lịc sử , được Tân nhồi mãi vào đầu các em để cổ võ lòng yêu nước và sự gan dạ của phụ nữ . Tân đem câu chuyện lịch sử của chính nước Pháp : Cô Jeanne d’ Arc 17 tuổi , cầm quân chiến đấu chống lại nước Anh xâm lượt , để rồi cuối cùng dũng cảm nhận cái chết đau đớn là bị thiêu sống ở tuổi hai mươi . Ngày nay cô là nữ Thánh bổn mạng của cả nước Pháp !

Hậu và Duyên thấy rõ sự kỳ diệu của sách vở , của kiến thức . Mới chỉ một thời gian ngắn mà hai cô đã vươn cánh tay đi thật xa , đã mở tầm mắt ra thật rộng và bắt đầu chán ngấy cái đời sống nữ nhi thường tình trong vòng trói buộc chật hẹp của xã hội đầy lễ giáo vô lý . Hậu là người hăng hái nhất , luôn luôn thốt ra những lời phẩn uất đòi thay cũ đổi mới . Tân cứ nhắc mãi hai em là phải hết sức giữ gìn , bởi có nhiều người chưa làm được việc gì hữu ích thì đã bị bắt đi , khép tội tham gia “hội kín” , vào tù hoặc đày đi biệt xứ . Anh cẩn trọng bảo :
- Tai vách mạch rừng ! Lúc nào các em cũng phải đề phòng . Ngay cả người trong nhà cũng cần giữ gìn ý tứ . Thằng Hoàn 16 tuổi rồi nhưng tính tình còn lăng quăng lắm ! Đừng cho nó biết !
Lúc bấy giờ ở Hà Nội có nhóm trí thức trẻ gồm anh em Phạm tuấn Tài , Phạm tuấn Lâm cùng với Hoàng phạm Trân , đứng ra thành lập nhà xuất bản Nam Đồng Thư Xã trên tầng lầu căn nhà số 6 đường 96 , tức đường Trúc Bạch sau nầy . Đây vốn chỉ là căn gác trọ của Phạm tuấn Tài và Hồ văn Mịch , thuê của bà chủ nhà tên gọi bà Cơ , làm nghề bán cháo rong . Bà Cơ ở tầng dưới , nấu cơm tháng luôn cho những người ở trọ .
Phạm tuấn Tài lúc ấy đang là nhà giáo dạy trường Yên Thành . Còn Phạm tuấn Lâm là ký giả có bút hiệu Dật Công , cùng với Hoàng phạm Trân ký bút danh Nhượng Tống , đang viết cho tờ Thực Nghiệp Dân Báo ở Hàng Gai Hà Nội , Nhượng Tống sinh năm 1904 ở Nam Định , tuy không đỗ đạt khoa bảng nhưng sở học rát uyên thâm , nổi tiếng lúc 20 tuổi . Ông tổ vốn là họ Mạc , dòng dõi Mạc Đĩnh Chi . Từ vụ cướp ngôi của Mạc Đăng Dung , con cháu họ Mạc phần đông phải đổi thành họ Hoàng hay họ Phạm . Riêng ông thì lấy cả hai họ là Hoàng Phạm Trân ., chuyên phiên dịch các áng văn lớn của Trung Hoa , đồng thời sáng tác lịch sử tiểu thuyết cũng như chèo cổ .
Nằm trên bờ hồ Trúc Bạch , Nam Đồng Thư Xã nhanh chóng trở thành một thứ câu lạc bộ để mỗi thứ năm và chúa nhật , những thanh niên nặng lòng với thời thế , tự tìm đến gặp gở nhau bàn chuyện chính trị . Chính nơi đây đã xuất hiện những khuôn mặt đặc biệt làm nên lịch sử một thời nghịêt ngã của đất nước , như Nguyễn Thái Học , Phó Đức Chính , Hoàng Văn Tùng v.v. Những cuốn sách mỏng của Nam Đồng Thư Xã như : Bố Cái Đại Vương , Trưng Vương , Con Thuyền Khứ Quốc , Gương Thành Bại , Dân Tộc Chủ Nghĩa , Một Bầu Tâm Sự v.v. đã là những luồng gió cực mạnh thổi sâu vào tâm hồn giới trẻ thời bấy giờ , đánh thức lòng yêu nước của họ một cách mãnh liệt .
Việc làm của Nam Đồng Thư Xã tất nhiên không qua khỏi những cặp mắt cú vọ của mật thám . Cho nên nhà giáo Phạm Tuấn Tài bị thuyên chuyển lên tuốt trên tận vùng biên giới Tuyên quang . Nơi đây , dù thiếu phương tiện nhưng ông vẫn tiếp tục vận động kết giao những nhân tố mới , đồng thời cố gắng trở về gặp gỡ các đồng chí ở Hà Nội ít nhất mỗi tháng một lần .

Trong hàng ngũ sinh viên bị lôi cuốn bởi các tác phẩm của Nam Đồng Thư Xã , dĩ nhiên có cả Tân và Minh . Tân thường ghé qua đây mua sách . Đọc xong , anh tìm cách gởi về hoặc đích thân mang về Hải Ninh cho Hậu và Duyên .
Củng có khi Tân đưa cho các em cả những loại sách , loại báo được liệt kê vào hàng quốc cấm hoặc những tác phẩm của nhà Nữ Lưu Thư Quán từ Nam Kỳ đưa ra . Thứ nào hai cô cũng giành nhau đọc thật nhanh rồi bàn luận với khí thế bừng bừng trong tim . Hai chị em thích nhất truyện Trưng Trắc Trưng Nhị vì không ngờ từ thuở xa xưa mà phụ nữ đã dám cầm quân đuổi giặc .
Một buổi chiều mùa Xuân , cả nhà đang chuyển bị ăn cơm thì Tân từ ngoài cổng bước vào .
Bấy giờ , Hải Ninh vừa bước vào mùa đóng thuế thân . Tân về làng cũng vì lý do đó . Nói đúng ra thì không phải chỉ riêng Hải Ninh mà cả nước đều khổ sở vì thuế thân , thường diễn ra khoảng tháng ba tháng tư , nghĩa là ăn xong cái Tết Nguyên Đán thì người ta bắt đầu bước sang mùa thương khó . Thuế thân là thứ thuế đánh vào con người , giống như một món hàng . Đinh tráng tuổi từ 18 đến 60 , thuế thân đồng niên phải nộp là hai đồng rưỡi . Ngày trước còn phân biệt nội tịch và ngoại tịch , nhưng từ năm 1921 , thì đồng đều như nhau , hai đồng rưỡi ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ . Riêng Nam Kỳ là đất thuộc địa thì bảy đồng rưỡi . Lúc ấy mua một con trâu chỉ tốn có năm đồng .
Món tiền hai đồng rưỡi là một gánh nặng khá lớn đối với đại đa số dân nghèo quanh năm đi cày thuê . Cho nên cứ mùa thu thuế là cả làng bao phủ một không khí thê lương . Người ta chạy nợ , khất nợ , van nợ , sụt sùi khóc than như có đại tang . Thuế thân được quan Phủ quan Huyện giao khoán cho từng làng , nên Lý trưởng thường tự động tăng thêm những khoản phụ thu để đề phòng thiếu hụt và kiếm tiền riêng bỏ túi .
Buổi sáng hôm ấy , bà Lương đưa tiền cho Tân đi nộp thuế thân . Bà nhìn món tiền gần sáu đồng , hai suất của cha con , thở dài than :
- Hai năm nữa thì đến lượt thằng Hoàn . Suốt năm chạy vã mồ hôi ra mà chả đủ đóng sưu !

Tân chớp mắt muốn khóc . Anh rũ Hậu cùng đi để Hậu chứng kiến tận mắt cảnh thu thuế mà anh cảm thấy rất não lòng . Hai anh em bước ra đường , đã thấy dân làng tất tả ngược xuôi , mặt mũi ai cũng phờ phạc mệt mỏi . Từ sáng tinh mơ , tiếng trống ngũ liên giục giã đã vang lên ngoài sân đình tưởng chừng như không bao giờ dứt . Rồi mõ làng len lỏi đầu trên xóm dưới , cất vang cái giọng khàn đặc để lặp đi lặp lại cái lệnh của quan truyền xuống , mọi người phải sốt sắng mang tiền ngay ra đình làng , đừng để đáo hạn trương tuần sẽ đến tận nhà trói người lôi ra công đường .
Lúc Tân và Hậu ra tới nơi , đã thấy bên cạnh mấy lá cờ lớn bay phần phật trong gió , lý trưởng , phó lý , chánh hội , thư ký , khán thủ , tuần dinh , sốt ruột chạy đi chạy lại , mặt mũi đằng đằng sát khí . Đoàn người xếp hàng nộp thuế khá đông . Lý trưởng đích thân nhận từng đồng xu , bỏ vào tráp . Ông đếm kỹ lắm , chỉ sợ thiếu hụt thì cá nhân ông mất phần . Thư ký húy hoáy ghi sổ , thỉnh thoảng ngừng tay làm điếu thuốc lào và ngụm nước trà nạm sen bốc hơi ngào ngạt . Cứ lâu lâu tuần phiên lại giải về đình một hai người đàn ông thiếu thuế , hai tay trói giật cánh khỉ , bắp thịt sưng vù lên như gói giò lụa . Những tấm thân gầy gò ấy bị cột chung vào đám đông dân làng đồng cảnh ngộ đã bị trói ở cột đình từ mấy bửa nay . Mỗi lần thấy trương tuần giải một người bị trói đến , lý trưởng lại lắc đầu chán ngán vì như thế là lại thêm một người không có tiền nộp sưu . Ông đâu có muốn thế ! Đánh chửi chúng nó mãi cũng chán tay , mỏi miệng , chứ có lợi gì đâu ! Ông không nộp đủ chi tiêu toàn làng thì chẳng những ông mất ngoại bổng mà có thể còn bị bay chức lý trưởng !
Tân và Hậu đảo mắt nhìn quanh rồi nhập vào đám đông những kẻ may mắn xoay đủ tiền dâng cho lý trưởng . Nhận r a con ông giáo Lương vốn là chỗ quen biết , lý trưởng ngừng tay một giây để hỏi thăm lấy lệ rồi lại cúi ngay xuống kiểm tiền . Nhận đủ tiền rồi , lý trưởng mới phát cho Tân một tấm thẻ bằng giấy cứng màu xanh , chiều dài độ một gang , chiều ngang ba đốt ngón tay , trên đó ghi tên tuổi , quê quán và năm cấp thẻ . Rồi suốt năm đó , đi đâu cũng phải bọc theo trong người vì bất thần có thể bị trương tuần , đội xếp , lính khố xanh , chận xét . Không có thẻ là đi tù ngay ! Đặc biệt là ngay sau mùa thuế thì ở đầu chợ , cổng làng , các trạm canh gát mọc lên nhan nhản chỉ để xét thẻ thân . Lý trưởng trao thẻ và bảo Tân :
- Vật bất ly thân ! Đi đâu cũng phải giắt trong người . Không có là mang họa vào mình đấy !
Tân không nói gì , chỉ gật đầu rồi lui ra .
Hết người đóng thuế , lý trưởng rít hơi thuốc lào rồi than với phó lý :
- Mới chỉ được non một nữa ! Không khéo thì trễ hạn mất !
Phó lý kể công :
- Tôi vừa giục chúng nó đi lùng từng nhà , lùa hết ra đây !
Trong khi chờ đợi dân làng kéo đến , lý trưởng khệnh khạng bước lại chỗ đám người bị trói , diểm mặt từng người và mắng nhiếc inh ỏi . Trương tuần cầm gậy đi hộ tống hai bên , sẳn sàng nện xuống đầu những kẻ bướng bỉnh . Lủ trẻ vây quanh đăm đăm nhìn , có đứa ngồi xổm ngước lên , có đứa đứng cầm cu khoai luộc vừa ăn vừa dửng dưng xem người bị trói . Một thằng bé khoảng năm tuổi , mặc áo ngắn , dưới cởi truồng , từ đâu chạy lại trước đám người bị trói và hỏi :
- Bố ơi ! Bao giờ mới về ? Mẹ mới luộc lạc , có để phần cho bố đấy !
Lý trưởng quắc mắt khoát tay bảo :
- Xéo ngay ! Chỗ nầy là chỗ của chúng mày chơi đấy à ! Ông lại cho mỗi đứa một cây gậy bây giờ chứ lị !
Rồi ông nắm tóc một nạn nhân và gay gắt hỏi :
- Thằng nầy ! Mọi năm tao có bao giờ thấy mày thiếu thuế ! Sao năm nay mày lại đồ đốn ra là thế nào ?
Người đàn ông mặt xám ngắt , khổ sở đáp :
- Bẩm cụ Lý , con bị ốm mất hai tháng không làm ăn được gì được ! Con vừa khỏi thì lại đến lượt mẹ cháu liệt giường liệt chiếu ! Con dành dụm được bao nhiêu , dốc hết ra mua thuốc cho mẹ cháu mà vẫn chẳng khỏi !
Lý trưởng ngắt lời :
- ốm đau gì mày ! Mới hôm nọ tao nom thấy mày ngồi uống rượu ở cửa hàng thịt chó con mẹ Tình ! Mày còn chối nữa hay thôi ?
- Bẩm cụ Lý ! Oan cho con quá ! Con ốm thật ạ ! Cụ Lý đèn giời soi xét , cho con về con cố gắng chạy đầu nầy chạy đầu kia , được bao nhiêu con xin nộp cụ Lý .
Lý trưởng cắt ngang :
- Mầy nộp thuế cho nhà nước chứ có phải cho tao đâu mà kể lể ! Tao thức khuya dậy sớm , rát cổ bỏng họng vì lệnh trên chứ tao có tơ hào được của mày xu nào đâu mà mày xin với xỏ
Nạn nhân mếu máo tiếp :
- Bẩm , con cũng biết cụ Lý là cha mẹ của con dân , là đại diện của nhà nước . Nhưng cụ Lý trói con ở đây thì ….
Lý trưởng ngắt lời :
- Thì làm sao ? Tao ngần nầy tuổi , ngồi ghế lý trưởng đã gần mười năm , không nhẽ mắc lừa mày đấy chắc ? Tao trói mày ở đây , thì con vợ mày mới xót chồng mà lao đầu đi vay ! Chứ tao tha mày về rồi vợ chồng chúng mày lần lừa cho qua mùa thuế , chừng ấy tao giương mắt ếch lên mà nhìn chúng mày , chứ làm gì được nữa !
- Bẩm vợ chồng con không dám ạ !
Lý trưởng chấp tay sau đít , lững thững quay lại sân đình và bảo :
- Cứ đứng đấy ! Con vợ mày không mang đủ tiền sưu thì đừng có hòng tao cởi trói cho mày
Trên sân đình , ông thư ký vừa quay vào phía trong , cất tiếng gọi thằng mõ :
- Phành đâu ! Bưng cơm lên . Cụ lý với các cụ đói cả rồi !
Cảnh tượng ấy làm Tân quặn thắt trong ruột . Nhưng Hậu chỉ nhìn thấy hơi mủi lòng . Năm nào mà cô chả chứng kiến cảnh nã thuế ? Lâu dần thành quen , coi đó là chuyện đương nhiên không có gì phải xét lại . Tân kéo tay em gái và bảo :
- Thôi , về !
Khi đã xa hẳn sân đình . Tân mới uất ức nói :
- Tại sao thằng Tây nó sang đây chiếm nước mình , rồi bắt dân mình đóng thuế cho nó để nó mang về làm giàu cho nước của nó ? Chỉ tai vì dân mình yếu quá , hèn quá , nên nó mới ngang ngược như vậy !
Rồi cứ thế , Tân miên man dẫn giải , Hậu yên lặng lắng nghe , về đến nhà vẫn chưa dứt . Tân gọi cả Duyên ra đầu nhà , ba anh em ngồi đàm đạo dưới gốc cây bưởi , ai cũng say mê không biết mệt .

Liên tiếp mấy ngày , những lời mạnh mẽ của Tân đã nhanh cónh truyền màu nóng sang cho các em , Khi biết hai em đã có cái nhìn hoàn toàn đổi mới . Tân mới bằt đầu thuyết phục hai em gia nhập tổ chức của mình , đó là Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội .Hai cô khẳng khái nhận lời ngay . Thời ấy , tuyên truyền không cần giỏi , quần chúng vẫn sẳn sàng nghe theo bởi xã hội diễn ra trước mắt đầy dẫy những bất công . Đói nghèo và áp bức là hai môi trường tốt nhất để nãy sinh hạt giống cách mạng . Cả hai thứ ấy đang có sẵn chung quanh các cô . Tân chỉ việc vạch ra cho các em thấy , đổ hết tội cho thực dân và địa chủ , các em thấy hợp lý ngay . Chỉ cần đuổi thực dân , giết địa chủ , dẹp quan quyền , là tự khắc cuộc đời sẽ sung sướng . Hai cô như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài , nhất là Hậu , sẳn sàng cầm súng đi đánh Tây . Chuyện chồng con , mái ấm gia đình , không còn là một mơ ước đáng nghĩ đến nữa . Giả như bây giờ bà Cần có dẫn Tuất đến , chính thức xin hỏi cưới Hậu , cô cũng sẽ dứt khoát quay mặt đi . Lòng cô đang ôm những giấc mộng lớn . Trái tim cô không thể chỉ rung động vì một bóng người .
Có một sự thật lịch sự mà ai cũng nhận thấy là việc cụ Phan Bội Châu bị bắt và đưa ra xử án là một biến cố quá lớn lúc bấy giờ . Lớn bởi vì cụ là biểu tượng của tấm gương ái quốc , là hình ảnh vĩ đại trong lòng quần chúng đến nỗi Nguyễn ái Quốc phải chỉ điểm cho Tây bắt cụ để giành lấy thế độc quyền cho đãng mới thành lập của mình . Việc xử án Phan Bội Châu là một đề tài tranh luận sôi nổi từ mẫu quốc cha đến thuộc địa , từ những quan điểm chống thực dân cho đến cái nhìn của những người ủng hộ chế độ thuộc địa . Pháp căm thù , chỉ muốn xử tử cụ Phan Bội Châu , vì những hoạt động trước đây của Việt Nam Quang Phục Hội . Nhưng giết cụ thì chúng thấy bất lợi vì sẽ biến cụ thành một thánh tử đạo , như lời Phạm Quỳnh nhận xét . Thành ra Pháp đành giảm án , cho giam lỏng và chỉ định cư trú tại Huế .
Tuy nhiên , cũng chính nhờ việc cụ Phan bị bắt mà làng sóng yêu nước bừng bừng khởi dậy trong lòng thế hệ thanh niên Việt Nam trên cả nước , thúc đẩy họ sẳn sàng lao vào cuộc chiến chống Pháp . Chỉ tiếc rằng , giữa lúc khí thế cuồn cuộn như vậy thì chẳng có một đoàn thể quốc gia nào hiện diện , chẳng có một tổ chức chính thống nào có mặt để thu hút sự tham gia của những người nhiệt huyết . Duy nhất trên sân khấu chính trị lúc ấy chỉ có Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội của Nguyễn ái Quốc vừa ra đời và tung cán bộ đi vận động khắp nơi . Đó là một khoảng trống của lịch sử , tạo cơ hội cho Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội độc diễn tung hoành , lôi kéo biết bao nhiêu người trẻ như Tân , Hậu và Duyên đứng vào hàng ngũ của họ .
Kể từ hôm ấy , cuộc đời của Hậu và Duyên rẽ sang một khúc quanh mới . Nếp sống bình lặng của hai cô gái quê không còn nữa sau khi đã được trang bị một lý tưởng mà hai cô tin là rất cao cả . Trong một phút bồng bột , Hậu mơ màng bảo Tân :
- Làm cách mệnh mà chỉ đi tuyên truyền thì em chả thích tí nào . Có ai dạy cho em bắn súng , giao cho em khẩu súng lục , em sẽ vào tổ ám sát , đi giết Tây !

Duyên quay sang nhìn chị bằng ánh mắt thán phục . Duyên cụng hăng lắm , nhưng chưa bao giờ trong đầu nãy ra ý nghĩ táo bạo là cầm súng giết người . Phụ nữ làm cách mệnh , theo ý cô , chỉ là công tác nội trợ , giao liên hoặc vận động trong giới buôn thúng bán mẹt là phù hợp hơn cả . Tân bảo Hậu :
- Công tác nào cũng quan trọng cả . Nhưng đoàn thể sẽ tùy theo khả năng của từng người mà phân công .
Rồi Tân dặn dò hai em một số công việc phải làm , nhấn mạnh nhiều lần cái nguyên tắc căn bản là phải hết sức bí mật . Sáng sớm hôm sau , trời còn mờ sương , anh đã vội vã trở lại Hà Nội .
Một hôm , ông Lương đứng xếp lại những lọ thuốc đặt trên cái kệ dài đóng vào vách . Tủ thuốc bắc của ông so với những ông thầy thuốc khác thì thuộc loại nghèo , thiếu rất nhiều thứ . Lâu lâu ông lại phải kiểm tra để nếu cần thì đổ ra phơi vì sợ ẩm mốc . Ông vừa mở hủ táo tàu , bốc một nắm đưa ra chỗ sáng thì tình cờ trông qua cửa sổ , thấy Hậu ngồi đọc sách dưới gốc cây bưởi đầu nhà . Ông sửng sốt quăng nắm táo vào lọ và chạy lao ra . Ông giằng cuốn sách và gay gắt hỏi :
- Mày học chữ quốc ngữ từ bao giờ ? Ai cho phép mày học ? Quân nầy láo !
Hậu đã chuẩn bị sẳn sẽ có ngày hôm nay nên đứng dậy khoanh tay đáp :
- Thưa bố . Con học từ hai năm nay . Anh Tân dạy chúng con . Cả hai chị em chúng con cùng học !
Mặt ông tái mét , cằm bạnh ra , hai mắt đỏ ngầu tức tối . Ông cúi xuống , lật trang bìa , nhìn cái tựa “Quận hẻo” thì lòng bớt giận phần nào , bởi đó chính là sách của Nam Đồng Thư Xã . Ông hỏi :
- ở đâu ra những thứ nầy ?

Hậu đáp :
- Sách cũ của anh Tân , đem về cho chúng con mượn .
Ông Lương không nói gì , trả lại cuốn sách cho Hậu . Khi quay đi , ông dặn :
- Công , dung , ngôn , hạnh là chính ! Học ăn học nói , mai kia về nhà chồng người ta khỏi khinh ! Con gai học chữ , con gái học nết , nghe chửa ?
Ông nói như thế là vì tự thâm sâu , ông không thấy con gái biết đọc biết viết thì có lợi gì . Hậu mừng rỡ cúi đầu im lặng . Giả như đó là một cuốn tiểu thuyết thì Hậu sẽ lãnh ngay mấy cái tát . Nhưng loại sách nầy , ông Lương không đến nỗi chống đối nên ông tha . Hậu vội chạy ra tìm Duyên và kể lại . Cả hai cùng hết sức vui mừng vì từ nay sẽ không phải nơm nớp lo sợ ông bố bắt gặp . Tuy vậy , Hậu vẫn dặn :
- Bố không đánh tức là bằng lòng rồi ! Nhưng mình vẫn phải kín đáo !
Một ngày cuối thu , sau khi đã nắm vững tinh thần của hai em , Tân đưa về một người bạn học có cái dáng rắn rỏi vả đầy nghị lực . Tân giới thiệu với cha mẹ , nói dối rằng người bạn ghé chơi để mượn Tân mấy cúôn sách . Ông Lương chỉ đáp lễ xã giao , nhưng bà Lương thì mừng thầm trong bụng . Hai cô con gái , chưa có bến nào chờ đợi . Biết đâu người bạn của Tân chẳng là con rể tương lai của bà ! Bà hy vọng như thế nên vội vã thúc giục các con áo quần chỉnh tề hơn mọi khi và dặn cả hai phải hết sức giữ gìn ý tứ trước mặt người lạ . Bà nhắm hướng đó nhưng không biết hai con bà lại nhắm hướng khác , nhất là Hậu . Chờ dịp thuận tiện , nghĩa là lúc ông bà Lương đi vắng cả . Tân mới gọi hai em ra đầu nhà , đứng dưới gốc cây bưởi và long trọng giới thiệu người bạn từ Hà Nội về , Tân nói :
- Đây là anh Trần Khải , bạn học của anh . Vì anh hay nhắc đến hai cô nên anh Trần Khải muốn về gặp . Hôm nay , nhân dịp bố mẹ đi vắng , anh để anh Trần Khải nói chuyện với các cô . Anh ra cổng đứng . Nhỡ bố mẹ về bất ngờ hay có ai đến thì anh sẽ ho lên mấy tiếng làm hiệu !
Dứt lời , Tân quay nhanh đi . Hai cô thấy hồi hộp lạ thường . Hồi hộp vì trong đời chả mấy khi dám đứng nói chuyện với người con trai lạ nơi vắng vẻ như thế này . Và hồi hộp hơn nữa là vì linh cảm thấy người bạn của anh mình từ Hà Nội về đây chẳng phải đơn thuần để mượn sách hoặc vì tò mò muốn làm quen với một trong hai cô , mà vì một sứ mạng nào đó cao cả hơn nhiều . Trần Khải nhìn quanh , thấy một khúc cây khô khá lớn nằm sát bờ tường , anh chìa tay và bảo :
- Hai cô ngồi xuống cho đở mỏi chân !

Vừa nói , anh vừa tiến lại trước . Hai chị em dè dặt bước theo . Hậu bấm vai Duyên , Duyên đưa mắt nhìn Hậu . Cả hai thấy không tiện ngồi vì tất cả đều mặc váy lơ lững tới bắp chân mà dĩ nhiên bên trong cái váy không có gì khác nữa . Làng Hải Ninh , hay đúng ra là gần như cả nông thôn miền Bắc ngày ấy , đàn bà con gái đều mặc váy , đi chân đất , ngoại trừ ở các thành phố lớn đang dần dần thay đổi . Một số phụ nữ tân tiên chuyển sang mặc quần và quấn tóc trền , nghĩa là dám giã từ cái khăn đen truyền thống . Váy thời ấy may bằng vải thô , loại ba hào một chục vuông , mua về nhuộm củ nâu trứơc rồi dìm xuống bùn cho biến thành màu đen , nhưng là loại đen mốc , mới mặc lần đầu trông như đã cũ rồi . Loại nầy các bà các cô mặc quanh năm , ờ nhà hoặc đi lao động . Chỉ có ngày Tết hoặc hội hè đình đám mới thay váy lĩnh cho hợp yếm đào và áo cánh trắng hoặc mầu sặc sỡ .
Thấy hai cô đứng yên , Trần Khải ngồi xuống trước . Hai cô nhìn nhau rồi khép nép ngồi sát vào nhau , xa hẳn Trần Khải đến một thước . Trần Khải moi trong túi áo gói thuốc Mélia jaune , loại thuốc lá bình dân của Pháp đang trở nên rất thịnh hành ở Việt Nam lúc ấy .
Trần Khải cẩn thận nhìn quanh khu vườn như sợ có ai rình rập . Rồi anh hắng giọng và nhập đề bằng vài câu khen ngợi tinh thần ái quốc của hai chị em , trước khi trình bài về tình hình đất nước . Nói chung thì những điều này , Tân đã nói nhiều rồi , Trần Khải chỉ lập lại một cách vắn tắt mà thôi . Rồi Trần Khải điểm qua các tổ chức chống Pháp từ Cần Vương , Đông Kinh Nghĩa Thục , các cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên , Yên Bái , Bãi Sậy , phân tích tại sao những tổ chức đó đều thất bại . Từ đó , Trần Khải dẫn vào Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội do Nguyễn Aí Quốc lãnh đạo , là tổ chức yêu nước , có kế hoạch đánh đuổi thực dân Pháp , sẽ đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi.
Trong khi phân tách tình hình và nhắc qua đến các đòan thể đấu tranh chống Pháp , Trần Khải đã cố tình không đề cập đến một đảng cách mạng đang bộc phát như sóng cuộn lúc ấy là Việt Nam Quốc Dân Đảng . Năm 1928 có thể nói là giai đoạn vàng son nhất của Quốc Dân Đảng , hiểu theo nghĩa có sức hấp dẫn mãnh liệt quần chúng . Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội vẫn tung cán bộ hoạt động tích cực , nhưng toàn miền Bắc gần như bị lu mờ vì Quốc Dân Đảng , cũng như ở miền Nam , Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội bị khựng lại vì sức hút của đạo Cao Đài mới được khai sinh năm 1926 .

Trần Khải là một đảng viên được học tập , được huấn luyện và trang bị đầy đủ kiến thức về cách mạng vô sản , đi theo đường lối đệ tam quốc tế , hướng về Liên Bang Xô Viết vĩ đại . Nhưng trong giai đọan này , Trần Khải không dại gì mà thuyết giảng về những điều phứt tạp đó . Chủ yếu chỉ là khai thác nhiệt tình yêu nước của những người trẻ tuổi bồng bột như Hậu và Duyên mà thôi . Chính lãnh tụ Nguyễn ái Quốc của Trần Khải , năm 1925 khi thành lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội tại Quãng Châu , đã khẳng định rằng , chưa thể tuyên truyền chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam được , bởi lý do không ai hiểu Cộng sản là gì cả ! Hai năm sau , tại Mạc tư Khoa , Nguyễn ái Quốc còn nhắc lại nhận định ấy . Chẳng hạn , theo học thuyết Mác-xít thì hai tiếng “vô sản” có nghĩa là giai cấp công nhân làm việc trong các nhà máy , nhưng không chiếm hữu tư liệu sản xuất , cho nên luôn bị chủ nhân bốc lột . Chính giai cấp công nhân , tức những người vô sản đó , sẽ đứng lên làm cách mạng .
Đưa vào hoàn cảnh thực tế của Việt Nam thì giới vô sản còn quá ít , gần như không có thì đúng hơn , vì làm gì có nhà máy ! Tuyệt đại đa số quần chúng chỉ là bần cố nông mà thôi . Như vậy thì lực lượng cách mạng vô sản , hiểu theo nghĩa Marx và Lénine , kể như không có tại Việt Nam . Cách tuyên truyền hay nhất lúc này chỉ là đem kẻ thù thực dân Pháp ra làm mục tiêu để huy động quần chúng mà thôi . Rồi từ đó sẽ lái họ vào con đường đệ tam quốc tế .
Những người như Hậu và Duyên , có thể nói là đại diện cho cả một thế hệ thanh niên Việt Nam đầu thế kỷ 20 , đang sôi sục căm thù Pháp , nên tổ chức nào kêu gọi là sẳn sàng tham gia ngay , không cần biết gì về lý thuyết hay chủ trương của tổ chức đó .
Trần Khải kết luận :
- Hai cô là những phụ nữ đầu tiên ở làng này giác ngộ cách mệnh . Rồi đây , Hải Ninh sẽ hãnh diện có hai cô là lá cờ đầu đi tiên phong để mở đường cho chị em phụ nữ !
Hậu và Duyên ngượng ngùng cúi xuống , mặc dầu trong lòng rất hãnh diện vì tin rằng mình sẽ nối gót những bậc anh thư như Trưng , Triệu . Trần Khải động viên hai cô bằng cách nhắc đến phong trào đấu tranh của công nhân đồn điền cao su trong Nam , đang trên đà thắng lợi . Anh kể tên một số phụ nữ ở trong đó , đã nêu cao tấm gương can đảm , ngang nhiên chống lại sự áp bức của cai phu , dù bị đàn áp dã man . Những cái tên rất lạ , chẳng biết có thật hay không , nhưng cũng làm Hậu và Duyên nức lòng ngưỡng phục .

Chuyện mộ phu cho các đồn điền Nam Kỳ cũng như Cao Miên hoặc các thuộc địa Pháp ở nơi xa xăm như Nouvelle Calédonie , Hậu và Duyên đã nghe dân bàn tán nhiều và Tân cũng có một lần nói qua với các em . Chẳng những chỉ nghe nói , hai cô còn biết rõ một số người ở Hải Ninh đã đăng ký ra đi . Đó là một chính sách lớn của thực dân Pháp nhằm mua công nhân bản xứ với giá rẻ mạt để sống trong những điều kiện lao động cực kỳ vất vả . Dù bao nhiêu tin đồn bất lợi , mà Pháp vẫn thành công trong việc mộ phu là bởi vì đời sống của người dân Việt lúc ấy , nhất là ở nông thôn miền Bắc , quá nghèo đói và bất công , đến nỗi người ta sẳn sàng chấp nhận tha phương cầu thực . Người Việt Nam vốn có truyền thống sống bám lấy mảnh đất quê hương , khó lòng rời xa mồ mả tổ tiên , thế mà nay đành phải giã từ là bởi vì ở lại thì có khi cả nhà cùng chết đói . Những nhân viên mộ phu nổi tiếng như René Bazin , chỉ riêng năm 1927 , một mình gã đã tuyển được tới 18.000 dân phu ở miền Bắc để cung cấp cho các công trường , đặc biệt là đồn điền Dầu Tiếng của công ty Michelin . René Bazin cũng như những tên mộ phu khác , ăn tiền huê hồng từ mười đến hai mươi đồng trên mỗi đầu người tuyển được , cho nên họ hết sức sốt sắng và dùng đủ mọi thủ đoạn để lôi kéo càng đông người ghi danh thì càng tốt . Nên nhớ hai mươi đồng là một số tiền rất lớn , bởi một suất thuế thân hàng năm chỉ có hai đồng rưỡi mà nhiều người chạy không nổi , đành chấp nhận bị trói , bị đánh và vào tù ngồi ! Những bản thông cáo mộ phu dán khắp nơi , có những điều khoản thật hấp dẫn mà người đang đói khó có thể cưỡng lại . Chẳng hạn chỗ ăn , chỗ ở , áo quần , thuốc men đều miễn phí , lại còn được trả lương từng ngày . Chỉ cần bấy nhiêu thôi , người ta đã ùn ùn kéo nhau đi . Đi để thoát bước đường cùng hiện tại , sống cũng như chết ! Rồi khi vào đến đồn điền ấy , giấy tờ tùy thân bị tịch thu hết , đời sống nơi rừng thiêng nước độc ngập tràn muỗi sốt rét và nhất là điều kiện lao động bị đàn áp dã man , lúc ấy mới biết cái khổ thì đã muộn rồi , không trốn đi đâu được .

Cuộc sống đồn điền nói chung , khắc nghiệt quá đến độ chính những nhà văn , nhà báo người Pháp phải lên tiếng tố cáo mạnh mẽ . Nhờ vậy , ngày 25 tháng 10 năm 1927 , toàn quyền Varenne đã phải ký nghị định qui định công nhân đồn điền chỉ phải lao động một ngày 10 tiếng và mỗi tuần được nghỉ một ngày . Trước đó thì họ hoàn toàn sống cuộc đời nô lệ , tính mạng nằm trong bàn tay vô nhân đạo của chủ và cai . Năm 1926 , có gần đến năm ngàn mộ phu liều mạng trốn khỏi đồn điền , vì không chịu đựng nổi đời sống nông trường . Những người đào tẩu này chấp nhận những hậu quả khủng khiếp sẽ xảy đến nếu bị bắt vì giấy tờ tùy thân không còn nữa .
Chính vì những phẩn uất thường trực của công nhân , đồn điền cao su đã là mãnh đất mầu mỡ để Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội gài người vào tuyên truyền ngay từ những đợt đầu . Những tổ đảng lan ra rất nhanh vì bản chất công nhân đồn điền vốn đã mang tính vô sản , lại cùng bị bốc lột dã man như nhau . Trần Khải kể :
- ở đồn điền cao su Dầu Tiếng , người của ta là chị Nguyễn thị Kim đã lãnh đạo anh chị em công nhân , chống lại cai thợ . Chị Kim năm nay mới 22 mà kiên quyết đấu tranh đến cùng . Bước đầu , chị ra sức vận động công nhân đình công . Chúng cho cai thợ tay sai ra đánh đập . Chị Kim liền tự nguyện tuyệt thực . Chị tuyệt thực đúng một tuần thì chúng phải nhượng bộ ! Ngày thứ ba thì chị đã ngất đi , phải đưa vào nhà thương cấp cứu !
Duyên ghé tai hỏi Hậu :
- Tuyệt thực là gì hở chị ?
Trần Khải đáp thay Hậu :
- Tuyệt thực là tự mình nhịn ăn để phản đối một điều gì bất công !
Duyên gật đầu nhưng trong lòng không tán thành phương thức này vì cô có tính mau đói . Nhịn một bửa đã khổ lắm rồi , huống chị nhịn cả tuần !
Cuối cùng , Trần Khải hỏi :
- Bấy giờ có ai gọi hai cô đi làm cách mệnh , hai cô có dám đi không ?

Nói chuyện với Tân thì Hậu bạo mồm lắm . Nhưng gặp người lạ , cô lại quy về với bản năng rụt rè cố hữu của phụ nữ . Cô phân vân suy nghĩ rồi hỏi lại :
- Chúng em muốn lắm chứ ! Nhưng chúng em cả đời chỉ biết làm ruộng . Buông cái cuốc cái liềm ra thì có biết gì nữa đâu mà làm cách mệnh ?
Trần Khải từ tốn đáp :
- Ai cũng làm cách mệnh được ! Mỗi người một chỗ đứng , một công tác . Chỉ cần quyết tâm thôi !
Duyên cười :
- Cách mệnh có cần người nấu cơm thì chúng em xin xung phong !
Trần Khải cũng cười theo và xòe bàn tay :
- Chẳng hạn như thế . Đấy cũng là một công tác , một nhiệm vụ cách mệnh !
Rồi hắn nghiêm mặt nói thêm :
- Hai cô phải suy nghĩ cho thật kỹ . Làm cách mệnh cực khổ lắm . Tây nó mà bắt được là nó tra tấn , đày ra Côn Lôn , có khi còn bị chém đầu nữa !
Hậu nắm chặt bàn tay , nói cứng :
- Em không sợ ! Anh cứ giao công tác đi . Em nhận ngay !
Trần Khải gật đầu rồi tiến xa hơn :
- Nhiệm vụ cách mệnh có khi đòi hỏi phải thoát ly . Nếu tổ chức cần , hai cô có dám thoát ly hay không ?
Hậu lại đáp ngay :
- Em sẳn sàng !
Duyên bấu vào vai chị và hỏi nhỏ :
- Thoát ly là thế nào hở chị ?
Trần Khải đáp :
- Thoát ly là bỏ cha mẹ , bỏ hết anh em họ hàng . Khi tổ chức giao công tác , không được giao cho ai hết . Khi nào hoàn thành công tác , tổ chức cho phép , thì bấy giờ mới trở lại với gia đình ! Hai cô có làm được không ?

Hậu và Duyên cùng đáp :
- Chúng em làm được ! Anh cứ giao công tác đi !
Trần Khải hài lòng gật đầu . Tuy chỉ mới gặp thoáng hai cô có một lúc mà anh đã nhận ra ngay cô chị là Hậu lúc nào cũng hăng hái hơn , mặc dù so với Duyên thì Hậu có thân hình mảnh khảnh , gầy hơn cả Duyên lẫn Hoàn . Trần Khải chậm rãi giảng :
- Các cô có tinh thần cao , nhưng cần kiên nhẫn , không thể nóng nảy được . Phải kiên nhẫn và phải kín đáo . Một mình mình đánh Tây , không đánh nổi nó đâu . Phải mọi người cùng đánh , cả nước cùng đánh mới được . Cho nên trước tiên cần phải tổ chức quần chúng , mà muốn tổ chức quần chúng thì phải giáo dục quần chúng cho họ hiểu . Chẳng hạn nếu không nhờ anh Tân giáo dục thì chính bản thân hai cô cũng vẫn bằng lòng với cuộc sống đầy bất công và áp bức , chứ làm gì có tinh thần cách mệnh như bây giờ !
Rồi Trần Khải gợi ý hai cô nên xây dựng một tổ học nghề cho phụ nữ trong làng . Chẳng hạn mở lớp dạy đan thêu và may quần áo đàn bà . Lúc này phong trào mỹ nghệ đang lên cao , các cô gái quê rất ưa thích những kiểu quần áo lạ mắt mang tính thị thành . Trần Khải bảo Hậu :
- Cô nên nói khéo với hai bác , nhất là mẹ cô . Nhà này cũng rộng rãi , có thể lấy một buồng làm lớp học . Ta qui tụ chị em phụ nữ cho đông đảo , trước dạy nghề , sau dạy chữ . Rồi từng bước mở rộng , dạy chữ quốc ngữ cho cả dân làng , ai cũng cần biết đọc biết viết . Dân ta mù chữ thì thằng Tây dễ cai trị mà bọn cường hào ác bá cũng dễ bốc lột . Nếu nâng dân trí lên cao , rất khó có ai bắt nạt được ! Vả lại , người ta có đọc được , thì chúng ta mới chuyển tài liệu cho họ để từ từ giáo dục họ về lý tưởng cách mệnh !
Chưa gì Hậu và Duyên đã thấy khó khăn rồi bởi cả hai chưa hiểu rõ cách bố trí của Trần Khải , hay nói đúng hơn là của Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội , tiền thân của Đảng Cộng Sản Đông Dương sau này . Họ luôn luôn len lỏi vào giới bình dân , ít học , nghèo đói và bị áp bức , xây dựng từng nhóm nhỏ dưới danh nghĩa tốt đẹp như hôi tương tế , nghiệp đoàn thợ thuyền , lớp dạy nghề .v.v. Hãy cứ gom người lại đã , rồi từ từ tuyên truyền cách mệnh . Chủ trương ấy quả thật đã gặt hái được nhiều thành công ở những quốc gia nhược tiểu . Đảng Công sản Pháp thành lập đã lâu nhưng đảng này không bao giờ nắm được chính quyền bởi lẽ xã hội pháp có tự do dân chủ . Ngược lại ở những xã hội chậm tiến , cộng sản rất dễ thắng thế , không phải vì họ có tài lôi kéo quần chúng mà vì chính quần chúng đã chán ngấy hoặc đang căm phẫn những bất công mà họ phải chịu đựng hàng ngày . Đó là cái tình thế mà CS biết lợi dụng để đạt thắng lợi . Lớp cắt may mà Trần Khải đề nghị với chị em Hậu , chính là cái nôi đầu tiên mà hắn muốn thiết lập ở làng này để thu hút phụ nữ . Trần Khải cũng nói qua về đấu tranh giai cấp , nhưng quan điểm của anh , hay đúng hơn là quan niệm của Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội (VNTNCMĐCH) lúc bấy giờ chưa để lộ tính sắt máu và tàn ác với người giàu như sau này , khi đảng Cộng sản Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề phong trào cải cách ruộng đất của Mao Trạch Đông sau năm 1949 . Nói chung , Cộng sản rất khôn khéo trong giai đoạn đấu tranh , nhưng sẽ lộ bộ mặt cực đoan khi đã nắm chính quyền , vì nhìn đâu cũng thấy kẻ thù !


HOMECHAT
1 | 1 | 249
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com