Trúc tắt máy. Hồng Vân tủm tỉm: – Không phải bồ mà tối nào cũng gọi điện thăm em. Mày khiến tao nghi quá! San Trúc cong môi: – Nghi cái đầu mày á. – Theo tao, mày nên yêu đại Vĩ Khang. Anh ấy thích mày. Đàn ông, họ không dại gì đặt cho con gái hy vọng đâu. Vĩ Khang nhờ mày đóng vai bạn gái của ảnh, chỉ là cái cớ, hiểu chưa ngốc? San Trúc rùn vai: – Tao mặc kệ anh ấy nghĩ gì. Tao vẫn là tao, không bao giờ tao quen con trai nhà giàu đâu. – Tại sao? San Trúc khàn giọng: – Vì bên cạnh họ còn cha mẹ, em út, và những người mẹ giàu thường coi con dâu nghèo như con ở. Tại sao tao phải cúi đầu trước những điều vô lý như vậy chứ? Tao không để ai khinh tao. Vì thế, tốt nhất đừng đến nhà họ ở. Nghe Trúe nói, Hồng Vân thấy mặc cảm trong Trúc rất lớn. Nó chỉ thật sự vô tư hồn nhiên khi ở giữa những người cùng hoàn cảnh như như nó. Hồng Vân luôn mong Trúc được được may mắn trong quãng đời còn lại rất dài của Trúc. San Trúc kết thúc tháng "Mùa hè xanh", cô không trở về trường, mà ghé nhà trọ để thu xếp về quê. Ba mẹ cô vừa gọi điện, nhắn cô về gầp. Từ Sài Gòn ra Phan Thiết cũng gần, nên buổi trưa hôm sau, Trúc đã có mặt ở nhà. Nam Tiến - đứa em trai kế Trúc vừa đi ngoài ao tôm về, gặp Trúc ngay đầu ngõ. Nam Tiến mừng rỡ: – Chị Hai! San Trúc nghẹn giọng: – Tiến! Lâu không gặp em, không ngờ em trai chị lớn quá rồi nè. – Chị Hai xách gì mà nặng dữ vậy? Đưa em xách phụ vô nhà cho. San Trúc đưa ba lô cho em, cô cười: – Có gì đâu em. Ngoài áo quần, sách vỡ ra, sinh viên nghèo như chị, đâu có tài sản gì đáng giá. Nam Tiến gọi vang vang khi bước chân lên hiên nhà: – Mẹ ơi ! Chị Hai về. Bà Thủy đang lủi húi nấu cơm dưới bếp, nghe tiếng Nam Tiến, bà vội vã chùi tay vô chiếc áo đầy mồ hôi, bà chạy lên rưng rưng: – San Trúc! Mẹ nhớ con quá. San Trúc ôm lấy mẹ, nghẹn ngào: – Con cũng nhớ ba mẹ lắm. Mẹ ốm quá. Mẹ đau gì không? Bà Thủy lắc đầu: – Mẹ vẫn thường. Công việc nó rút hết sức khỏe con người vậy đó con. San Trúc nhìn quanh: – Ba con và Hồng Trang đâu mẹ? – Ở ngoài ao tôm, chắc sắp về tới. Tiến ơi! Làm cho chị Hai con ly nước mát. Trưa nắng thế này, ngồi xe đò, mệt lắm hả con? – Dạ, con không sao, mẹ đừng lo cho con. Con dự định về nhà đợt này, khi vô, con sẽ dẫn Nam Tiến vào luôn. Con muốn nó làm quen cuộc sống Sài Gòn trước khi nhập học, mẹ à. Bà Thủy chép miệng: – Mẹ sợ .... em con không có hy vọng đi học tiếp nữa, con ạ. San Trúc ngỡ ngàng: – Tại sao ạ? – Chuyện gia đình rối ren lắm. Ba mẹ thật sự không biết xoay xở ra sao, nên định gọi con về, hỏi ý kiến con. San Trúc lo lắng: – Đã xảy ra chuyện gì hả mẹ? Mẹ không nói rõ ràng, làm sao con biết. Nam Tiến nhắc mẹ: – Mẹ! Chuyện nhà, từ từ nói mẹ ạ. Chị Hai chắc đói bụng rồi, mẹ để chị tắm rửa, ba con về tới là ăn cơm luôn. Bà Thủy vội cười gượng: – Ôi! Mẹ quên mất. Em con nói đúng đấy Trúc. Con vào tắm rửa đã. Chuyện đâu còn đó. San Trúc tắm và thay đồ xong thì ba cô và Hồng Trang về đến. Sau vài câu hỏi thăm con gái, ông Vương mệt mỏi ngồi ăn cơm. Thái độ của cha căng thẳng, khiến.Trúc linh cảm chuyện gì đó đang trút xuống gia đình cô. Cơm nước xong, Hồng Trang rửa chén đũa, Nam Tiến cũng lặng lẽ vào căn phòng nhỏ của mình. Ông Vương nói với vợ: – Bà pha giùm tôi bình trà nóng. San Trúc! Con lên nhà, cha có chuyện muốn nói với con ... San Trúc dạ nhỏ. Nhưng cô vẫn giành việc pha trà của mẹ. Đặt hai tách trà bốc khói thơm phức trước mặt cha mẹ, San Trúc từ tốn: – Thưa cha! Gia đình xảy ra chuyện gì phải không cha? Ông Vương mệt mỏi: – Chúng ta đang đứng trước nguy cơ mất nhà. Tôm bị bệnh, đang chết từng giờ. San Trúc bàng hoàng: – Cha! Không có cách chặn đứng nguồn bệnh của tôm hay sao? Ông Vương nghẹn giọng: – Hầu như cả thôn đều bị tình trạng này. Huyện đã cử cán bộ nuôi trồng thủy sản về giúp bà con tìm nguyên nhân gây bệnh. Tiếc là mọi việc đều quá trễ, con ạ. San Trúc nghẹn ngào: – Cha! Con giúp gì được gia đình ta lúc này ạ? Ông Vương rưng rưng: – Cha ... không đành lòng. Cha không muốn ép con. Con là niềm tự hào của cha. Nhưng ... dưới con còn hai em, chúng nó phải làm sao đây? Hồng Trang òa lên: – Cha ơi, đừng nghe cha! Con sẽ nghỉ học đi làm công nhân. Chị Hai nhất định phải học. Chị Hai không thể trở vê vùng đất này làm công việc của người đàn bà lạc hậu. Thà là con thất học.
Nam Tiến cũng bước ra: – Cha! Hồng Trang nói đúng. Hai năm nữa, chị Hai ra trường. Con tạm nghỉ học, ở nhà đi làm thuê nuôi cha mẹ. Cha, xin cha để chị Hai học tiếp. Ông Vương nghẹn đắng: – Cha hiểu tấm lòng hiếu thảo của các con. Nhưng chúng ta mất nhà, vẫn không thể trả hết nợ. Rồi ngày tháng tới, chúng ta ở đâu? San Trúc kêu lên: – Cha! Mọi người đang nói chuyện gì, xin hãy nói lõ ràng cho con hiểu. Tại sao các em phải nghỉ học. Con liên quan gì, thưa cha? Bà Thủy khóc lặng lẽ. Ông Vương xót xa: – Gia đình ta vay nợ ngân hàng số vốn ba mươi lăm triệu. Bây giờ tôm chết, kỳ hạn thanh toán tiền cận kề. Cậu Phú, con trai ông bà Kim Hoàng, chủ tiệm vàng ngoài thị xã muốn cưới con. Gia đình cậu ta sẽ trả nợ cho chúng ta và lo tiếp vốn để cha mẹ nuôi lại tôm. San Trúc bật dậy: – Phú “xì ke” nểi tiếng chơi bời trác táng cả thị xã này, cha lạ gì tính đàng điếm vũ phu của cha con ông ta, sao cha lại muốn con lấy hắn? Ông Vương thở dài: – Ba vì đường cùng con ạ. Bây giờ, mấy chục nhà phá sản, em con đậu đại học, nó là đứa con trai duy nhất, cha không thể nhìn nó suốt ngày phơi nắng ngoài ruộng muối, làm thuê cho lò nấu nước mắm. Cha xin lỗi ... Nhưng quả thật cha cũng không muốn đẩy con vào gia đình ấy. Cha khổ tâm lắm con ạ. San Trúc cắn môi: – Hàng loạt gia đình bị tôm bệnh, con nghỉ là nhà nước sẽ cho ta một lối thoát. Nhà nước không có bắt dân đến con đường cùng. Con không cãi lời cha, nhưng thà cha bắt con nghỉ học, con đi làm, lấy tiền phụ cha trả nợ chứ con không lấy anh ta đâu. ÔngVương nói: – Dù nhà nước gia hạn, nhưng chúng ta không còn tiền, thì làm sao cải tạo lại ao hồ, rồi tiền đâu mua con giống? San Trúc trầm tĩnh: – Ngày mai con sẽ vào lại Sài Gòn, cha cho con vài ngày suy nghĩ, được không cha? Ông Vương chưa kịp trả lời, Hồng Trang ôm vai ôm rưng rưng: – Cha, ừ đi cha. Chị Hai vô Sài Gòn tìm cho con và anh Tiến việc làm thêm, tụi con sẽ cố gắng kiếm tiền phụ cha mẹ. Cha đừng nhận lời ông bà tiệm vàng. Con nghe người ta nói, ông Phú ấy bị si đa đó cha. Bà Thủy kinh hoàng: – Lạy trời! Chuyện này con nghe ai nói vậy Trang? Hồng Trang nói: – Tại cha mẹ ít ra nguài, chứ chuyện ông Phú nghiện xì ke, cả thị trấn ai còn lạ gì. Ba mẹ hắn mỗi lần mắng chửi, không cho tiền, hắn đều hù dọa dùng bơm tiêm chích vào ông bà ấy. Vậy là ông bà Kim Hoàng phải cho hắn. Người như thế chỉ sống với ma chứ ai dám lấy hắn. Cha! Thà cả nhà mình dựng chòi sống ngoài ruộng, chứ cha đừng bắt chị Hai con lấy hắn, cha nhé! Bà Thủy lắc tay ông: – Các con nói phải đó ông. San Trúc của chúng ta lấy đâu không được người đàng hoàng. Ông đừng lo lắng quá, kẻo sau này ân hận vì đẩy con vào đường chết. Ông Vương lặng lẽ đứng lên. Ruột gan ông rối như tơ vò. Ông đã giấu vợ con, lén lấy trước của vợ chồng ông Hoàng 10 triệu đồng để mua lại giống tôm mới. Bây giờ ông phải làm sao? San Trúc vốn kiên cường là vậy, nhưng gặp cảnh nhà thế này, cô thật bó tay. Cha mẹ suốt đời lam lũ, vất vả, cho chị em cô ăn học, nhìn tới nhìn lui, cả xã chỉ duy nhất nhà cô có con được học hành đến nơi đến chốn, dù nhà nhà cô nghèo nhất xã. Ngày Trúc được báo điểm đậu đại học, cả xã mừng cho cô. Cả xã gom góp gạo tiền, của ít lòng nhiều, để cô vào Sài Gòn nhập học. Công ơn ấy cô chưa làm được gì để trả nghĩa cho làng xóm. Cô vẫn dặn lòng, phải học thật giỏi để mai này trở về quê, phục vụ chữa bệnh cho bà con nghèo ở quê cô. Vậy mà ... ông trời, lẽ nào Trời lại trừng phạt cô? San Trúc đến nhà thờ. Cô thèm được đứng trước đức mẹ, được nghe đức mẹ dạy cô điều lành. Cô lang thang trong giáo đường, nhớ về thời thơ ấu của mình, tối nào cô cũng đến ngôi nhà thờ cổ kính của xã, để hát thánh ca. Cô là đứa gái ngoan đạo, xinh đẹp nhất xóm đạo, được mọi người quý mến. Đi chán, cô quay về ngồi dưới chân tượng đài chúa. Linh mục Lành bước đến, nhìn cô, ân cần: – Con có điều gì bứt rứt, phải không Maria Trúc? San Trúc cúi đầu: – Vâng! Thưa cha, con muốn cha cho con một lời khuyên. Lòng con giờ đây tối tăm không chút ánh sáng. Cha Lành hiền từ: – Con nói đi! – Trình cha! Là gia đình con và rất nhiều gia đình ở xóm nàym đang lâm vào cảnh hoạn nạn. Cha Lành trầm tĩnh: – Phái con muốn nhắc đến vụ tôm bệnh, chết hàng loạt ở ngoài đồng không? San Trúc cắn môi: – Dạ. Thưa cha, chính là việc đó.Tôm chết, mọi gia đình bị vỡ nợ, nhà cửa sẽ bị mất. Cha mẹ con muốn con lấy chồng để có tiền trả nợ. – Con đang học kia mà, và nhà nước đâu để dân phải màn trời chiếu đất. Người mà cha mẹ con muốn lấy là ai?
San Trúc bật khóc: – Trình cha? Anh ta là người ngoại đạo, ở ngoài thành phố Phan Thiết là con trai chủ tiệm vàng. Nhà anh ta rất giàu, họ đồng ý cho cha mẹ con cả trăm triệu để trả nợ và làm vốn. Cha con muốn con nghe lời. Con bỏ học tuy con rất tiếc, nhưng con sẵn sàng hy sinh để hai em con được tiếp tục đến trường. Nhưng thưa cha, anh ta là người hư hỏng, anh ta sa đà nghiện ngập, con làm sao sống được với con người đó, thưa cha. Cha Lành thở dài: – Lạy chúa lòng lành! Xin chúa hãy ban phước cho con cháu của người. Con hãy nói rõ cùng cha mẹ con. Cuộc đời con, không thể bị thiêu hủy trong cuộc hôn nhân tội lỗi với con người phàm tục nhơ nhuốc ấy. – Nhưng thưa cha ... Giọng cha Lành âm trầm: – Maria Trúc! Chúa mong con người sống và thương yêu nhau bằng trái tim nhân hậu. Cha biết con hiếu thảo, nhưng chuyện này hệ trọng một đời người. Cha nhân danh cha, con và thánh thần, chúng ta là bề tôi của chúa, hãy can đảm và kiên cường để vượt qua khó khăn. Cha tin là con làm được, vì con là Maria Trúc, là thánh nữ của đức mẹ, con nhất định không được buông xuôi số phận. San Trúc cúi đầu: – Thưa cha, con biết rồi. Con hứa sẽ làm đúng điều cha hướng dạy con. Kính cha, con về san Trúc rời nhà thờ. Buổi chiều Xóm Đạo, người ta bắt đầu đi lễ tối. San Trúc đi ra bãi, nơi có những ao tôm. Giờ này, các vùng ao đều nhấp nhoáng ánh đèn. San Trúc gặp cha con chú Tư râu - Em họ của cha cô. Hòa Ân, con gái chú Tư kêu lên: – Ôi ! Phải chị Trúc không? San Trúc cườì nhẹ: – Con chào chú ! Hòa Ân, lâu không gặp, em lớn hơn Hồng Trang nhà chị rồi. Chú Tư cười: – Cháu mới về hả Trúc? – Dạ. Con về hồi đầu chiều. Thím Tư và mấy em khỏe không chú? – Ừ, Thì lúc nào cũng như thế cháu à. Mai cháu qua nhà chú thím ăn cơm chơi một bữa nhé. San Trúc chậm rãi: – Dạ, nếu còn ở nhà, con hứa sẽ sang chú. Ông Tư kêu lên: – Mới về tới, cháu đã tính đi luôn hay sao Trúc? – Dạ, cháu ... đang phân vân chú ạ. Ông Tư hỏi tới: – Cháu buồn chuyện cha cháu hứa gả cháu cho con trai ông chủ tiệm vàng ngoài Phan Thiết à? San Trúc ngạc nhiên: – Chuyện này, chú cũng biết hả chú? Ông Tư chép miệng: – Cha cháu, chuyện gì lớn nhỏ lại chả kể chú nghe. Tất cả cũng bởi vụ ao tôm thất bại mà ra. Cha cháu, ổng đau lòng lắm. Chú biết rõ, ổng thương cháu cỡ nào, nhưng mọi việc vỡ lở cả rồi. Cháu đừng trách cha cháu, tội nghiệp. San Trúc nắm tay ông Tư râu: – Chú ... chú nói vậy là sao? Chuyện gì vỡ lở ạ? Ông Tư thở dài: – Thì việc cha cháu thấy tôm chết hàng loạt, đau lòng, cha cháu đã không còn bình tĩnh, ổng ra thành phốvay nóng tiền của tiệm vàng Kim Hoàng. Vay 10 triệu đồng về mua tôm giống thả xuống. Cha cháu không xử lý lại nước ao, thả đại tôm xuống, kết quả sau hơn một tháng, đợt tôm đang lớn chờ ngày xuất ao tiếp tục chết. Tiền vay nóng, 1 triệu một ngày lãi s ngàn đồng, 10 triệu một ngày đóng lãi s0 chục ngàn. Bốn mươi ngày, số tiền lên tới ba triệu hai trăm ngàn. Chú hỏi cháu, tôm chết thì tiền đâu trả lại họ? San Trúc rã rời: – Trời ơi! Sao tự nhiên cha cháu lại vay lãi nặng thế chứ? Ông Tư buồn rầu: – Gần bốn mươi gia đình ở xã Hàm Mỹ đều đi vay nóng như cha cháu, và tất cả đang ở bên bờ vực phá sản. Nhà nước không xiết nhà thì người cho vay lãi bên ngoài cũng không tha cho chúng ta. Và cũng không biết từ ai, thằng con trai ông bà Kim Hoàng biết cha cháu có con gái đang học ở Sài Gòn, nên thằng quỷ ấy đòi cha mẹ nó, hỏi cháu cho nó. Điếu kiện thì cháu biết rồi đấy. San Trúc nghẹn đắng: – Nghĩa là nếu cháu không bằng lòng, ông bà Kim Hoàng sẽ cho người đến nhà cháu đòi nợ, hả chú? Ông Tư gật đầu: – Giá như thằng đó chịu làm ăn như thằng em nó cũng tồt. Đằng này nó đổ đốn lắm. Lạy chúa? Nếu cháu lấy phải nó, coi như cuộc đời cháu sa chân vào địa ngục rồi. San Trúc cầm tay Hòa Ân: – Cháu cám ơn chú đã cho cháu rõ sự thật. Bây giờ cháu phái về nhà gặp cha cháu. Hòa Ân, cố gắng học nghe em! Hòa Ân rơm rớm nước mắt. – Em nghỉ học rồi chị Trúe ơi. Năm ngoái mẹ em đau liên miên. Em phải đi nuôi mẹ ở bệnh viện cả tháng trời. Sau này vế nhà, thầy giáo xin cho em được học tiếp, nhưng nhà em không còn đủ sức để lo chuyện học của em, em đành nghỉ học để phụ cha em. Em tính vào năm học tới, em sẽ lên thành phố Phan Thiết học bổ túc ban đêm chị ạ. Thời buổi này, học hành dở dang, không sao ngóc đầu vượt qua số phận nổi, chị ơi. San Trúc ngậm ngùi nhìn theo dáng đi nặng nề của chú Tư và phía sau người cha, là đứa con gái mới 16 tuổi đầu, đã già dặn còm cõi như cô gái tuổi hăm cốn, hăm lăm trên Sài Gòn. Đến bao giờ người dân nghèo nơi vùng cát mặn mòi nắng gió và mưa bão của Trúc mới hết khổ đây?