Chương 4
Đang ngồi trong phòng làm việc, thì Khang nghe tiếng gõ cửa. Anh nói:
– Vào đi !
Cửa phòng bật mỡ, nhưng không phải là Quỳnh Hương hay một cán bộ của công ty, mà người bước vào là Thiên Kim.
Vĩ Khang nhướng mày:
– Em đến tìm anh à ? Hay tìm Vân Khánh? Sáng nay, nó ghé văn phòng giúp anh truy cập vài thông tin kinh tế cần thiết. Nhưng cách đây nửa giờ, nó đi với Kiên rồi.
Thiên Kim nói thẳng:
– Em không tìm Khánh. Em muốn nói chuyện với anh.
Vĩ Khang so vai:
– Muốn gì, em nên chờ anh ở nhà. Đang giờ làm việc, anh không muốn nhân viên của anh nghĩ sai về sếp của họ.
Thiên Kim cắn môi:
– Em xin lỗi. Em nghĩ anh là giám đốc, tiếp ai là quyền của anh. Lần sau, em sẽ không thế nữa.
Vĩ Khang hỏi:
– Em gặp anh có chuyện gì vậy?
Thiên Kim cắn môi:
– Em nghe mẹ nói, anh đã dẫn bạn gái về gặp ba mẹ anh. Chuyện đó ... có không anh Khang.
Vĩ Khang nhíu mày:
– Thật hay không, đâu liên quan gì tới em. Tự nhiên sao quan tâm tới việc riêng của anh vậy Kim?
– Anh có thể vô tình với em vậy sao? Trước giờ, anh coi em là gì của anh?
Ba mẹ anh chẳng phải đã hứa cùng ba mẹ em, hai nhà sẽ trở thành sui gia à?
Vĩ Khang nhếch môi:
– Người lớn nói gì là quyền của họ, còn anh lớn rồi, anh có tự do của anh.
Hạnh phúc của anh đâu thể do cha mẹ anh áp đặt.
– Nhưng bạn bè em, tụi nó luôn nghĩ anh yêu em.
– Ai nghĩ sao là quyền của họ. Riêng anh, anh luôn coi em như Vân Khánh.
Em đừng tự lừa dối bản thân em nữa. Chúng ta còn rất trẻ, mỗi người rồi đây sẽ tìm được hạnh phúc của mình, tình yêu của mình. Anh không thể làm khác. Anh xin lỗi, bây giờ anh không rảnh để nói chuyện với em, em về đi nhé.
Thiên Kim bặm môi:
– Em không tin anh bận đến mức không thể mời em uống ly nước.
Vĩ Khang thở dài:
– Tiếc rằng sự thật đúng như vậy. Anh sắp phảI chỉ đạo một cuộc họp quan trọng, tin hay không tùy em. Nếu làm lớn chỉ để hưởng thụ, thì công ty của anh sẽ sụp đổ mất.
Vừa lúc đó, Quỳnh Hương bước vào. Cô có vẻ khó chịu khi thấy Kim, nhưng vẫn cố giữ vẻ xã giao, lịch sự:
– Chào chị!
Thiên Kim chỉ gật đầu chứ không trả lời. Thái độ Kim trịch thượng, kiêu hãnh. Cô lặng lẽ quan sát Quỳnh Hương. Chắc hẳn Kim nghi ngờ “bạn gái” của Khang chính là cô thư ký xinh đẹp có bằng cấp học thức này.
Quỳnh Hương nói với Khang:
– Mọi người đang chờ anh ở phòng họp. Đã trễ năm phút rồI thưa giám đốc.
Vĩ Khang gật đầu:
– Tôi qua ngay đây.
Chờ Quỳnh Hương ra ngoài, anh quay sang Kim:
– Bây giờ em đã tin là tôi không nói dối em rồi chứ? Một bác sĩ tưong lai như em mà mặt mày như thế kia, nhìn vô bệnh nhân sẽ đau thêm đấy. Em về đi.
Hôm nào rãnh, ghé nhà anh, mình nói chuyện nhé.
Thiên Kim đành đứng lên. Ra hành lang, cô tưởng Khang sẽ tiễn cô ra cổng, nhưng anh đã đi như chạy lên trên lầu trên. Thiên Kim biết, trên đó là phòng họp của hộI đồng quản trị công ty, cô đành lặng lẽ ra về.
Thiên Kim không biết làm gì cho hết ngày nhàm chán. Thật ra Kim chọn ngành dược để học, không ngoài mục đích có được tấm bằng, sau này mở tiệm bán thuốc tây. Vì thế, ngoài bài hcọ ở trường, Kim hầu như không thích học hỏI, tìm tòi như những sinh viên khác. Giá như hôm đó, Kim đăng kí đi “Mùa hè xanh” chắc bây giờ cô không phảI ôm nỗI thất vọng như thế này.
Tại sao cô không thể vô tư, hòa đồng như Hồng Vân? Nhà Hồng Vân giàu hơn nhà Hồng Vân ấy chứ.
Thở dài, Thiên Kim rẽ về hướng nhà Vĩ Khang. NgườI mở cổng cho cô là bà Kiều.
Thiên Kim bối rối:
– Ủa! Dì Du đâu, sao bác phải mở cổng thế ạ?
Bà Kiều mỉm cười:
– Kim hả cháu? Chỉ mở cổng thôi, có gì nặng nề đâu. Thi thoảng bác muốn tự mình động tay động chân, cho nó giãn gân cốt ấy mà. Nào, mùa hè, cháu không đi du lịch đâu hả? Nào! Vô nhà nói chuyện bác nghe coi, cháu dự tính gì chưa?
Thiên Kim chua chát thầm trong bụng. Hình như bà Kiều đã quên mất, vài tuần trước đây, bà đã hứa gì với cô. Cô không tin, người con gái nào đó, thật sự đánh bật được cô ra khỏi suy nghĩ chọn lựa của bà Kiều.
Thiên Kim ngồi xuống xa lông, chỗ mà mọi khi tới đây, cô vẫn thường ngồi.
Bà Du bưng nước lên, vẫn là ly nước cam vàng sóng sánh, màu mà Kim yêu thích, tôn thờ nhất trong hàng chục gam màu.
Bà Kiều uống trà chậm rãi, bà cười cười khẽ hỏi Kim:
– Cháu thi tốt chứ?
Thiên Kim gật đầu, vẻ hơi kiêu hãnh:
– Dạ, cám ơn bác đã quan tâm. Cháu không học thì thôi, khi đã học, cháu rất ghét thua kém bạn bè. Cháu không thích người ta nói con gái nhà giàu chỉ giỏi chưng diện.
Bà Kiều tươi cười:
– Bác hiểu. Mẹ cháu luôn tự hào về cháu. Mẹ cháu đã đúng khi cho cháu thi ngành dược. Vân Khánh nhà bác, hồi đó học không bằng cháu, nó sợ thi rớt nên đâu dám thi Y. Con gái học ngành Dược, sau này mở nhà thuốc, vừa nhàn, vừa nhanh giàu.
Thiên Kim nói:
– Cháu cũng nghĩ thế. Ai làm gì còn sợ thua lỗ, riêng nhà thuốc thì một năm ngày, mỡ cửa ra lúc nào, có tiền vô lúc ấy, tết còn không được nghỉ ấy chứ.
Thiên Kim cười cười:
– Bác lo gì, sau này anh Khang cưới vợ, nếu bác muốn, cứ ép ảnh lấy một người học dược, bác có tiền, mở nhà thuốc lúc nào mà không được.
Bà Kiều chép miệng:
– Ôi ! Cháu nhắc đến Vĩ Khang, khiến bác thêm rầu. Thằng đó cứng cổ lắm.
Bác và bác trai dự tính chọn cháu về làm dâu, nhưng Vĩ Khang nó không chịu.
Bác buồn lắm. Bác không hiểu nó còn tìm đâu được người hơn cháu.
Thiên Kim run run:
– Bác! Cháu xin lỗi, thật ra cháu ... cháu vì lời nói của bác, cháu đã từ chối người đàn ông theo đuổi cháu, yêu thương cháu thật lòng. Cháu phải làm sao đây, thưa bác?
Bà Kiều nhẹ giọng:
– Bác sai rồi, cháu tha lỗi cho bác. Cháu còn trẻ, đừng huyễn hoặc mình vào cái không bao giờ là của mình, Kim ạ. Cháu được học hành tử tế, được may mắn sinh ra trong một gia đình giàu có, hơn ai hết, cháu cũng hiểu sẽ chẳng bao giờ có hạnh phúc khi hôn nhân do cha mẹ ép gả. Cháu xinh đẹp, rồi đây cháu nhất định gặp người đàn ông hơn hẳn Vĩ Khang nhà bác. Hãy thông cảm cho bác, dù tận đáy lòng, bác thật tâm muốn kết sui gia cùng mẹ cháu.
Thiên Kim cầm tay bà Kiều:
– Bác nói thật cho cháu nghe đi bác. Anh Khang đã đưa người con gái của anh ấy về nhà, phải không bác?
Bà Kiều trầm tĩnh:
– Cháu hiểu Vĩ Khang mà, nó luôn thận trọng trong tất cả mọi chuyện. Nó chưa nói gì về cô gái ấy, chỉ bảo, đó là bạn.
– Bác cũng không hỏi cô ta à?
– Bác tôn trọng Vĩ Khang. Bác chờ nó tự thông báo (bà Kiều nói dối).
Thiên Kim cắn môi:
– Cô ta ... thế nào hả bác?
– Cháu muốn biết về điều gì?
– Cháu xin lỗi ... nhưng cháu yêu anh Khang, cháu không giấu được cảm giác tò mò, lẫn ganh tỵ khi biết anh Khang đã dẫn cô ấy về nhà. Cháu muốn biết hình thức của cô ấy và có thể tất cả những điều khác, thưa bác. - Thiên Kim khôn khéo.
Bà Kiều điềm đạm:
– Bác không hỏi gia cảnh người ta, đó là việc tế nhị, lần đầu chưa thể đường đột cháu ạ. Hình thức cũng dễ thương, mạnh mẽ hơn cháu và Vân Khánh. Hình như con bé đang học đại học, nhưng bác không hỏi rõ học trường nào.
Thiên Kim thở dài:
– Con gái cá tính mạnh, bây giờ là mốt để chinh phục trái tim những người như anh Khang. Đàn ông họ thường không thích con gái đẹp quá, chưng diện quá, hoặc hiền quá. Vân Khánh gặp cô ta chưa bác?
– Gặp đầu mà gặp. Hôm đó tao về đến nhà chị ấy đã về từ lâu. - Giọng Vân Khánh chợt vang lên.
Bà Kiều quay lại:
– Ranh con ! Về nhà sao im re vậy, định nghe lén phải không?
Vân Khánh ngồi xuống bên Kim, cô cười:
– Con đâu có. Tại thấy Thiên Kim, con định hù coi nó giật mình không thôi.
Hè rồi, mày dự định đi đâu không Kim?
Thiên Kim buồn buồn:
– Tao chán lắm, hết còn hứng thú đi đâu nữa. Còn mày?
Vân Khánh so vai:
– Tao nhận lệnh của ông già, phải tới tổng công ty phụ việc cho anh Hai. Coi như tao đi thực tế ấy mà.
Bà Kiều đứng lên:
– Kim ngồi chơi, nói chuyện với Vân Khánh, bác đi công chuyện một chút.
– Dạ, Bà Kiều vừa đi khuất, Thiên Kim đã chất vấn Khánh:
– Mày không gạt tao chứ Khánh?
Vân Khánh cau mày:
– Ý mày muốn nói, chuyện anh Hai ấy hả? Ông trời thần ấy, làm gì cũng bất tử. Ổng đâu có nói trước sẽ dẫn ai về nhà đâu, nên tao không có gặp mặt chị ấy.
Vân Khánh vừa dứt câu, Thiên Kim đã dài giọng:
_ – Coi bộ mày khoái người ta rồi, phải không?
– Mày nói vậy là sao?
– Cách mày gọi người ta thân mật như thế, chứng tỏ tao chẳng còn chút hy vọng.
Vân Khánh cười lớn:
– Trời đất ! Mày có ấm đầu không vậy Kim? Người ta là bạn anh Khang, tao không gọi bằng chị, mày biểu tao phải gọi sao đây? Họ đâu giống tao và mày.
Nếu mày trở thành chị Hai tao thật, tao cũng khó kêu được mày bằng tiếng "chị Haí . Nó sao sao ấy, mày hiểu không Kim?
Thiên Kim buồn bã:
– Tao biết mày thương tao. Nhưng anh Hai mày cũng rất thương mày. Chẳng lẽ mày không thể dùng tình anh em, thuyết phục anh Hai mày giùm tao hả Khánh?
Vân Khánh cười nhẹ:
– Thì anh Khang cũng quý mày chớ bộ. Tại sao mày không làm được cái việc "mưa lâu thấm đất". Mày yêu anh tao tự mày phải tìm ra hướng đi chứ. Tao giúp mày được mọi chuyện, riêng chuyện tình yêu, tao đầu hàng.
Thlên Kim nói:
– Hồi sáng, tao có đến công ty của anh mày.
Vân Khánh kêu lên:
– Mày có gặp anh Khang không? Thiên Kim nhếch môi:
– Gặp mà cũng như không.
– Là sao?
– Bị mời nhẹ nhàng, lịch sự ra khỏi phòng chứ sao.
– Sáng nay, ảnh kẹt công chuyện, có thể mày đã đến không đúng lúc.
Thiên Kim bất chợt nói:
– Anh mày có con nhô thư ký “xinh” thiệt. Phải nó không, Vân Khánh?
Vân Khánh rùn vai:
– Quỳnh Hương thích anh tao, nhưng anh Khang không hợp týp người với Quỳnh Hương.
– Vậy sao tuyển làm thư ký?
– Trong công việc, anh tao luôn coi trọng người có năng lực. Quỳnh Hương rất giỏi về lĩnh vực kinh doanh. Anh tao và công ty rất cần những người như thế.
Thiên Kim đứng lên:
– Chỉ cần còn một chút hy vọng, tao cũng không bỏ cuộc đâu. Tao nhất định tìm ra đối thủ của tao là ai.
Vân Khánh lo lắng:
– Có cần phải thế không Kim? Ăn thua là nơi anh Khang kìa ảnh không yêu mày, thì sao chứ? Con gái tụi mình, tuổi xuân ngắn lắm, mày hiểu không Kim?
Thiên Kim kiêu hãnh:
– Anh mày càng tỏ ra lạnh lùng với tao, tao càng muốn khuất phục anh ấy.
Tao tin là tao làm được. Mày biết, khi tao đã muốn thứ gì dù khó mấy, tao cũng phải đạt được nó. Tình yêu ư? Bất quá hôm nay ảnh chưa yêu tao vì trước giờ tao và mày là bạn thân, anh Khang quen nhìn tao qua lăng kính có mày rồí. Từ nay, tao tự tách biệt, vậy nhé!
Vân Khánh đành tiễn Kim ra về mà ruột gan cô rối tung lên. Ai chứ Thiên Kim có tiền, nó sẽ dùng đồng tiền để tìm ra được San Trúc. Nếu biết Trúc yêu anh Hai, chắc chắn Kim sẽ tìm cách hại bằng được San Trúc. Không yêu được, nó cũng phá cho tan. Khánh phải làm sao nhỉ?
Nghe Vân Khánh kể chuyện, Vĩ Khang vỗ về em gái:
– Em đừng lo ! San Trúc không dễ bị người khác hại đâu.
– Anh đừng tự tin thái quá. Tính Thiên Kim háo thắng, nó dùng thủ đoạn hại người đấy. Em sợ khi biết San Trúc học cùng nó, mọi chuyện sẽ bị nó làm nổ tung lên.
Vĩ Khang cười nhẹ:
– Hiện tại trong một tháng tới đây, San Trúc được an toàn.
– Anh muốn nói, Trúc về quê à?
– Chính xác là San Trúc vừa đi chiến dịch "Mùa hè xanh" một tháng lận.
Vân Khánh hiểu ra, cô thở nhẹ.
– Vậy thì tốt rồi! Nhưng anh đừng quên báo để Trúc đề phòng. Biết đâu, Thiên Kim nổi hứng đi bất tử.
– Muốn làm sao được. Anh nghe San Trúc nói, lần này Đoàn trường Đại học Y tổ chức "Mùa hè xanh" ở La Ngà, vào phía sâu trong rừng Nam Cát Tiên lận.
Vân Khánh chớp mắt:
– Ôi? Như vậy có khác nào chuyến du lịch đi Cao nguyên hả anh Hai.
Vĩ Khang bật cười.
– Em lại tưởng tượng đi đâu thế hả? Tham gia chiến dịch tình nguyện, là phải cùng ăn, cùng ở với đồng bào dân tộc. San Trúc ham đi, vì cổ hy vọng sau chuyến công tác này, cổ sẽ tìm cho bộ sưu tập nghiên cứu thuốc Nam của cổ, có thêm những loại dược thảo quý hiếm còn tìm ẩn trong nhân gian.
Vân Khánh nói:
– Hèn gì chị San Trúc học giỏi hơn Thiên Kim cũng phải. Thiên Kim tham vọng làm giàu bằng con đường kinh doanh thuốc Tây. Nó chỉ cần học giỏi lý thuyết, nắm vững tên thuốc, để sau này bán thuốc không bị nhầm lẫn. Nó không hề có ý chí vươn lên như San Trúc.
Vĩ Khang trầm giọng:
– Phát hiện ra nét độc đáo của Trúc, anh thích cô ấy ngay từ cái nhìn đầu tiên. Trúc không làm thì thôi, làm việc gì, cổ cũng đam mê như nhau.
Vân Khánh nheo mắt:
– Nói thiệt cho em nghe coi, anh đã quen chị Trúc ở đâu thế. Phải tình cờ trong một lần ghé trường Y, thay vì đón cô gái như lời mẹ dặn, anh đã đổi lòng sang Trúc không?
Vĩ Khang so vai:
– Anh chưa bao giờ đến trường. Anh rất sợ Thiên Kim hiểu lầm, nên đâu có ngốc đưa đầu vô thòng lọng. Anh quen Trúc khi cô ấy rời học đường, hóa thân thành cô giáo dạy kèm. Vĩ Khang nhanh chóng tìm ra cách nói dối thích hợp.
Vân Khánh trón mắt:
– San Trúc đi dạy kèm nữa ư? Trời đất! Vậy thời gian đâu Trúc học bài, anh Hai?
Vĩ Khang thở dài:
– Hoàn cảnh tạo nên nghị lực cho con người ta, em ạ. San Trúc dạy kèm bé Hạnh. Từ một học sinh trung bình, để Hạnh vươn lên khá và giỏi môn Anh văn.
Mỹ Hạnh thương Trúc lắm. Ngoài ra, Trúc còn tranh thủ nhận hàng đi bán, nhưng chỉ thi thoáng thôi. Mỗi lần thế, kiếm vài trăm ngàn, nhưng cực lắm. Em mà thấy San Trúc bán hàng hả, đảm bảo, dù đang đắn đo với túi tiền của mình, em cũng sẽ mua đấy.
Vân Khánh thở dài:
– Bây giờ em hoàn toàn hiểu lý do gì khiến anh không đến với Thiên Kim.
Mẫu người như San Trúc, quả là khó kiếm, đúng không anh Hai? Em vẫn còn chút thắc mắc nho nhỏ. Tại sao anh không đề nghị được giúp San Trúc nhỉ? Vài trăm hay một triệu đồng đối với anh em mình xài được bao lâu chứ?
– Em chưa hiểu Trúc nên mới hỏi anh câu đó. Trúc tự ái cao lắm. Cổ chưa hề nhận từ anh bất kỳ món quà nào. Đến nhà mình, cô ấy cũng lần lựa mãi. Trúc sợ ba mẹ đánh giá cô ấy quen anh chỉ để lợi dụng anh. Bây giờ ba mẹ ép anh cưới, anh dám cá, cổ không bao giờ chịu.
Vân Khánh bật hỏi:
– Tại sao? Yêu nhau đến hôn nhân là tình yêu chân chính, tại sao chị ấy không chịu chứ?
Vĩ Khang chậm rãi:
– San Trúc muốn mình có sự nghiệp trước khi lập gia đình.
– Con gái, quan trọng làm gì chuyện sự nghiệp lấy chồng. Có nghề trong tay như chỉ, lo gì thất nghiệp hả anh?
Vĩ Khang so vai:
– Bởi vậy mới là San Trúc. Anh không bao giờ áp đặt tình yêu của anh. Anh mong em hãy ủng hộ anh nhé.
Vân Khánh gật đầu. Dù sao cô vẫn thấy thắc thõm một nỗi niềm về đứa bạn thân của cô. Thiên Kim liệu học giỏi được không, nếu tách nó ra khỏi sự chỡ che vương giả của người lớn?
Hồng Vân vừa phụ San Trúc băm cây thuốc, vừa hỏi:
– Tao nghe Y Đam nói, già làng khó lắm, mày dùng cách gì để thuyết phục được ông, chỉ cho mày tìm những cây thuốc quý vậy?
San Trúc cười nhẹ:
– Thật ra đây chưa hẳn là cây thuốc quý đâu. Tao phải dùng đến “khổ nhục kế” mới lay chuyển được "cái tâm" đầy nhân ái trong thân cây đại thụ của buôn làng này. Không thể trách họ bảo thủ hay mê tín. Vì trước chúng ta là thời kỳ chiến tranh, rất nhiếu nhà nghiên cứu học đã đến vùng đất này, họ hứa hẹn rất nhiều, rốt cục chẳng hề làm được gì cho vùng đất xa thành phố này cả.
– Vậy còn mày?
– Tao hả? Ngoài việc dạy tụi nhỏ học, đi làm rẫy cùng các bà các chị, lên rừng hái củi với cánh thanh niên, hướng dẫn họ tạo cho mình một nguồn nước sinh hoạt sạch tách biệt hẳn dòng suối trong xanh nhưng cũng đầy độc tố ... tao chưa thể làm gì hơn.
Trầm giọng, cô thở dài:
– Bất ngờ hơn khi buôn làng chỉ cách thị trấn La Ngà hơn bốn mươi cây số, nhưng cuộc sống ở đây vẫn còn nhiều lạc hậu.
– Tụi mình chỉ có một tháng thôi, không đủ để làm được chuyện gì lớn hơn kế hoạch đoàn trường dự tính.
San Trúc nhẹ giọng:
– Tao biết chứ. Nhưng tao nhất định muốn những người lãnh đạo của tỉnh biết được sự thật cuộc sống người dân nơi đây. Mỗi năm, số giáo viên ra trường rất đông, cơ chế đổi mới đều được áp dụng đồng khắp, tại sao buôn làng này chưa có trường học? Học sinh muốn đến lớp phải đi xa năm, sáu cây số. Cha mẹ các em đều phải lo cái ăn cái mặc, thời gian họ đâu có để đưa đón con đến trường. Trẻ em gần cả trăm đứa, nhưng chỉ vài đứa con nhà khá giả được đến lớp. Tao nói thật, nỗi bức xúc trong tao lớn lắm. Nhưng đúng như mày nói, tự bản thân tụi mình thì không thể làm nổi điều gì.
– Ủa, các chị bác sĩ! Mấy chị ở đây mà nãy giờ cha em kiếm chị cùng khắp à.
Giọng H Bai vanglên, líu lo như tiếng chim.
Hồng Vân mỉm cười:
– H Bai cầm gì ở tay vậy?
H Bai cười, khoe một bên lúm đồng tiền thật xinh:
– Khoai lang nướng. H Bai cho hai chị nè. Ăn thơm cái miệng lắm đó.
San Trúc dừng tay băm thuốc cô reo nhỏ:
– H Bai biết cha em tìm chị có chuyện gì không?
H Bai lắc đầu:
– Em không biết rõ, nhưng chắc là liên quan đến việc chị muốn mở cây cầu qua con suối cho tụi trẻ con đi học.
– Cha H Bai đang ở đâu?
– Dạ, ở nhà của già làng. Chị ăn khoai rồi hẵng đi.
San Trúc cười:
– Vừa đi vừa ăn, kiểu con nít hồi xưa, ăn thế ngon miệng hơn.
Hồng Vân so vai:
– Dân tỉnh lẻ tụi này luôn có những lối sinh hoạt thật tự nhiên, ngộ nghĩnh.
– Hồn nhiên vô tư ở chỗ đó, đấy bạn.
San Trúc đứng lên, cùng Hồng Vân trở sang nhà già làng. Dọc đường, Trúc gặp trưởng đoàn Phú. Phú đang cùng mấy bạn trai, phụ bà con phát hoang con đường xuống suối.
– Trúc đi đâu vậy? - Phú quan tâm.
San Trúc cười nhẹ:
– Già làng cho gọi em. Không biết ông có điều gì muốn dạy bảo. Tối nay, mình vẫn tập trung các em dạy văn nghệ hả, anh Phú?
Phú gật đầu:
– Vẫn theo kế hoạch đã bàn. Trúc nhớ hướng dẫn cả thanh niên trong buôn, cùng sinh hoạt cho vui. Cần gầy dựng phong trào, đến lúc chúng ta về, còn có người hướng dẫn tụi nhỏ.
San Trúc cười cười:
– Em hiểu ý anh rồi. Em đi trước nhé!
Đến nhà già làng, chưa kịp trèo cầu thang lên nhà rông, San Trúc đã nghe tiếng trưởng làng rổn rảng:
– Già làng nghĩ sao, tự nhiên đem cây thuốc gia truyến nói hết cho mấy người lạ thành phố. Già làng làm thế, Giàng sẽ trừng phạt già làng, trừng phạt buôn làng mình ... Rồi đây, con heo, con gà bị bắt hết, Giàng thu lại các con thú trên rừng, hạt lúa, hạt bắp trên nương, bắt chúng ta hết cái gạo ăn, cái rượu cần để uống ... Già cam lòng hay sao?
Già làng S Tiêng nói:
– Ta ngần này con trăng, ta biết Giàng muốn gì. Chúng ta dạy cách cứu người, đó là điều tốt, không bao giờ Giàng trừng phạt ta. Các thầy cô bác sĩ, họ giỏi hơn chúng ta. Chúng ta phải thay đổi thôi, trưởng làng ạ. Có cái thuốc bác sĩ cho, cái nóng, cái đau ở trẻ con, người già mới mau hết.
– Già làng tin họ quá rồi. Đất của buôn làng ta do Giàng ban tặng, ta không cho phép người lạ đào xới nó lên, động đất, Giàng giận, làm con heo, con gà chết hết, cây lúa, cây bắp không ra trái nữa. Tôi làm trưởng làng, tôi không muốn thấy con cái Giàng bị trừng phạt.
San Trúc cắn nhẹ môi. Không phải điềm tốt lành cho đoàn tình nguyện của Trúc rồi. Cô bước vào nhà rông, cúi đầu chào già làng, trưởng làng đúng phép của buôn làng.
Già làng S Tiêng chậm rãi:
– Cô bác sĩ đến rồi! Ngồi xuống, nói cho trưởng làng của tôi biết, chúng tôi phải làm gì để cuộc sống hết khổ?
San Trúc ngồi xếp bằng trước mặt già làng, cô lễ phép:
– Thưa già làng, thưa trưởng làng, cho phép cháu được thưa cùng già làng.
Chuyện làm đường, bắc cầu qua con suối nước sâu là việc cần thiết. Các em nhỏ, vào mùa mưa vẫn theo cha mẹ lên rẫy bằng con đường này, nhưng cây cầu tre đã quá cũ, nó có thể gãy bất kỳ lúc nào. Người lớn rủi té xuống suối, có thể lội vào bờ khi dòng nước hiền lành. Nhưng gặp khi mưa to, nước suối dâng cao, sẽ vô cùng nguy hiểm, không chỉ cho các em nhỏ, mà cho cả nguời lớn nữa. Xin già Làng và trưởng làng cho phép chúng cháu được bắc lại cây cầu khác.
Trưởng làng gắt lên:
– Chúng ta bao đời nay đều đi trên cây cầu đó quen như cái cây ngọn cỏ, Giàng che chở cho chúng ta, Giàng không có hại bọn trẻ con của làng S Tiêng này. Mấy bác sĩ đừng nói nữa. Phá cầu đau cái bụng Giàng, Giàng bắt tội dân làng S Tiêng chúng ta. Không được.
Già làng trầm giọng:
– Trưởng làng đừng có giữ mãi cái không tốt nữa, được không?Ta suốt đời không ra khỏi buôn, ta lạc hậu đã đành. Trưởng làng được ra cái thị trấn La Ngà, được thấy cái xe hơi, xe máy chạy ầm ầm, có sao đâu. Bầu trời thị xã La Ngà và bầu trời trên đầu buôn làng S Tiêng ta, không phải là một mái che à. Ta đồng ý để các cán bộ giúp buôn ta làm đẹp cái buôn này. Ta mong khi ta chết, con cháu ta đã có cái điện, có cái ti vi để mà coi. Cán bộ Trúc, cứ nói mọi người làm đi.
San Trúc mừng rỡ:
– Cám ơn già làng! Cháu sẽ thông báo cho anh em trong đoàn. Ngày mai, người thị trấn sẽ về xây kè hai bờ suối. Tiền vật liệu, đoàn chúng cháu sẽ bỏ ra.
Bây giờ chúng cháu xin phép ạ.
San Trúc không chờ phản ứng của trưởng làng, cô đi như chạy về căn nhà đóng quân của đoàn. Trưởng nhóm tình nguyện của trường đại học Y là anh Điền, đang ngồi nói chuyện với mấy người bên nhóm Đại học Kinh tế, Đạì học Sư phạm. San Trúc hơi ngại, trước những ánh mắt bạn bè đang nhìn cô, như cười.
Điền vẫy tay:
– San Trúc, vô đây uống nước đã em!
San Trúc cắn môi:
– Em có chuyện muốn thông báo với anh.
Ngọc Anh - sinh viên khoa hóa, trường Đại học Sư phạm, nheo mắt cười cười:
– Cần tụi này biến không Trúc?
San Trúc so vai:
– Không đâu. Em muốn tham khảo ý kiến của tất cả mọi người. Già làng đã đồng ý cho chúng ta giúp họ làm cây cầu mới.
Điền bật lên:
– Vậy thì tốt quá rồi ! Đúng là Trúc, chuyện gì Trúc cũng thuyết phục được họ.
Hoàng Vân chậm rãi:
– Vấn đề là chúng ta có được bao nhiêu kinh phí kìa?
San Trúc thở hắt ra:
– Chúng ta phải tự túc tất cả.
Ngọc Anh tròn mắt:
– Trời đất! Em có vì chút hư danh hão mà hứa hẹn bậy không Trúc? Làm một cây cầu đâu phải ít tiền. Chúng ta làm gì có kinh phí cho chuyện lớn này?
San Trúc từ tốn:
– Bên nhóm em đã bàn bạc, của ít lòng nhiều, mỗi người góp một ít chị à.
Ngọc Anh vẫn nói:
– Cũng như muối bỏ bể mà thôi. Chúng ta, có năm mươi hai người, nếu quyên góp thì được bao nhiêu? Phần lớn chúng ta đều là sinh viên nghèo ... Bất quá góp được vài chục ngàn một đứa, nhiêu đó không đủ tiền thuê xe chở vật liệu nữa là ...
San Trúc chưa kịp nói, Hồng Vân đã xen vô:
– Em xin góp hai triệu. Đây là tiền mẹ em cho để thích gì mua nấy. Nhưng ở xó rừng này có gì để xài đến tiến. Biết có những phát sinh ngoài ý muốn thế này, em đã xin mẹ thêm vài triệu.
San Trúc nhẹ giọng:
– Em tính rối. Chúng ta kêu thợ về xây hai bờ kê suối bằng chính những viên đá dưới khe, chỉ tốn tiền mua xi măng và cát thôi. Cây cầu sẽ là những cây gỗ tốt, do dân làng góp lại, đóng thành chiếc cầu. Như thế kinh phí không tốn nhiếu, mà chúng ta cũng làm được một việc có ích cho dân nơi đây.
Nghiệm - Sinh viên trường Kinh Tế gật đầu:
– San Trúc nói có lý lắm, tính toán cũng xuât sắc nữa. Nhóm kinh tế xin được góp một phần.
Ngọc Anh cười cười:
– Mọi người cùng làm, chẳng lẽ chê dân Sư phạm chúng tôi "hàn sĩ", không cho đóng góp? Tôi nhất định thay mặt Sư phạm, ngày mai sẽ nói rõ số tiền chúng tôi có được.
San Trúc reo lên:
– Vậy thì khỏi lo rồi. Ngày mai, anh Điền chịu khó ra thị xã, kêu một, hai công thợ và mua xi măng, cát đem về. Mọi người sẽ phát hoang bờ, moi đá xếp sẳn, chờ thợ. Vậy nhé!
Điền cười:
– Trúc mỗi lúc mỗi khiến anh bất ngờ, hèn gì thầy Giang luôn dặn anh, phải nghe theo ý kiến của Trúc. Em có bị trưởng làng đuổi không?
San Trúc cười nhẹ:
– Cũng nên thông cảm cho họ. Người dân tộc họ vốn tin tưởng ở thần linh, ý thức ấy ăn sâu vào máu họ lâu lắm rồi. Bây giờ chúng ta đến, bắt họ phải thay đổi, quả là điều rất khó. Người dân tộc sợ nhất là bị Giàng nổi giận, hay trừng phạt. Cũng may, em thuyết phục được già làng.
Điền mỉm cười:
– Chính xác là nhờ vào cái hôm San Trúc cứu mấy đứa nhỏ thoát khỏi cơn sốt xuất huyết. Nếu không, có trờI sập cũng khó lay được cái rễ bám sâu trong tim óc già làng.
Hoàng Vân gật đầu:
– Nhắc tới việc ấy, Vân còn sợ. Anh Sơn, mọi ngày ở khoa em, ảnh nổI tiếng là ngườI xử lý mọI việc chuẩn xác. Vậy mà hôm ấy, không hiểu ma xui quỷ ám gì, ảnh bắt mạch sai tùm lum. May sao San Trúc kịp về đúng lúc. Chỉ bằng vài chén thuốc lá mọc sẵn xung quanh rẫy, San Trúc đã đẩy lui được cơn sốt. Chứ không, chờ được anh Điền đem thuốc đến chích, không biết tình hình tệ thế nào nữa?
Hồng Vân cũng nói:
– Bởi vậy, già làng mới chịu chỉ cho San Trúc cách hái lá thuốc trên rừng chữa những bệnh như bị rắn cắn, rít cắn, té gãy chân, trật khớp. Lần này về Sài Gòn, ba lô của San Trúc tha hồ nặng.
San Trúc cười gượng:
– Thôi, cho ta hai chữ bình yên đi bạn. Ngày mai, khi khởi công, em nghĩ, để tôn trọng phong tục buôn làng, chúng ta cũng nên kiếm con gà và ít trái cây để cúng thần linh. Ở quê em, mỗi khi xây nhà, đào giếng, người ta vẫn hay làm thế.
Điền gầt đầu:
– Việc này giao cho nhóm các cô giáo trường Sư phạm đảm nhận. Được chứ Ngọc Anh?
Ngọc Anh cười nhẹ:
– Tất nhiên là không có vấn đề gì.
San Trúc nói:
– Chị nên hỏi chị chủ nhà mua một con gà. Nhớ hỏi kỹ, họ thường cúng loại gà nào nhé.
Ngọc Anh bật cười:
– Nhỏ này, coi vậy cũng tinh thần dân tộc" quá nhỉ!
San Trúc chỉ cười, cô đứng lên, cùng Hồng Vân trở về nhà của mình.
Buổi tối, San Trúc nhận được điện thoại của Vĩ Khang (Tất nhiên là phải nghe ké di động của Hồng Vân).
Vĩ Khang hỏi:
– Anh đây, em đang làm gì vậy Trúc?
Giọng Trúc bình thản:
– Ngày mai, tụi em bắt tay vào việc làm một cây cầu, nó rất ý nghĩa với người dân ở đây, nên em rất bận. Còn anh?
Khang trầm giọng:
– Anh xin lỗi nhé, nhưng không thể nói dối lòng mình. Anh nhớ em, Trúc ạ.
Giá như anh không kẹt công việc, anh sẽ lên trên đó với em. Ngày trước, anh thích lang thang trên các vùng thảo nguyên,bạn bè gọi anh là "chàng du mục lãng tử". Bây giờ, cái chức danh quyền lực kia, nó trói chặt anh, đôi lúc khiến anh mệt mỏi vô cùng. Em thì sao?
San Trúc cười nhỏ:
– Em hả? Chưa hề biết nhớ thương ai, kể cả anh. Tất nhiên một thoáng bất chợt nào đó, Trúc nhớ thành phố Sài Gòn, nó là nơi khởi đầu cho tương lai của Trúc. Và tất nhiên Trúc không quên những buổi đi bán đồ dạo, Trúc đã gặp anh.
Cô cười nhẹ:
– Dù rất ít, có những đêm không ngủ được, Trúc lại nhớ đến màn kịch giả làm bạn gái của anh và tự chế giễu mình.
Vĩ Khang nói:
– Có nhớ đến nhau, nghĩa là đã dành cho nhau chút tình cảm. Anh sẽ chờ, Trúc ạ.
Trúc muốn nói :
"điên vừa thôi anh Khang" nhưng cô kịp dừng lại, khi anh nói tiếp:
– Mẹ anh hỏi thăm em đấy, nhớ giữ gìn sức khỏe nhé. Anh không dám lạm dụng thời gian vàng ngọc của em nữa đâu. Ngủ ngon nhé!