* Biện pháp có hiệu quả hay làm nhất để phòng ngừa trí nhớ suy giảm sớm là ở chỗ có một cuộc sống có trật tự ngăn nắp. * Sáng tạo một khi đã dừng lại thì sinh mệnh sẽ có thể tự nhiên suy sụp. Trí nhớ giảm sút cũng là tượng trưng rõ rệt lão hóa của con người. Xem sách như mây bay nước chảy, lướt mắt sẽ qua đi, gấp sách lại trong đầu đều như trống không. Người thông thuộc chỉ mấy năm sau không nhìn đến đã nói không nổi tên chữ, nhiều nhất là chỉ có cảm giác quen mặt chữ. Lão hóa càng tệ hại hơn cả đến những người quen thuộc cũng nhận không ra nữa. Vài việc công vụ bình thường hoặc việc nhà, làm việc này thì quên việc kia. Số điện thoại thường dùng nhất cũng không nhớ, đến khi dùng đến phải đi tra sổ ghi chép. Ðôi khi cái sổ ghi chép ?phải gió? đó lại tìm mãi vẫn không thấy. Dù có ghi mã số vào khung ghi nhớ điện thoại, nhưng lại quên ghi ở nhóm thứ mấy. Trí nhớ chiếm vị trí tương đối quan trọng trong trí lực của con người. Phàm những người có trí nhớ kém không thể trở thành người có trí lực cao được. Nếu như trí nhớ của bạn suy thoái cũng có nghĩa là toàn bộ trí lực của bạn đang suy thoái. Như thế sẽ làm cho bạn thường thường rơi vào cảnh ngộ lúng túng và khó xử, mà còn trở thành nguyên nhân chủ yếu bị một số người trẻ nào đó khinh thường. Nếu như bạn vẫn còn trí nhớ mạnh mẽ thì trí lực của bạn cũng không thể kém đi, người khác cũng sẽ không coi thường bạn được. Trên thực tế, một người liên tục không ngừng làm việc lao động trí não, trí nhớ không dễ dàng suy thoái. M.T. Cicero người La Mã trong một bài văn đã từng viết một câu chuyện hứng thú của một nhà viết bi kịch lớn Sofocles khi già. Sofocles khi tuổi đã cao vẫn còn đang viết kịch bản, do ông chuyên tâm dốc chí vào việc sáng tác hý kịch, tỏ ra không hề quan tâm đến tài sản. Con cái của ông vì thế sợ tài sản bị mất mát, bèn đến tòa án kiện ông yêu cầu tòa án nhận định ông đã mất trí nhớ, tước đoạt quyền quản lý tài sản của ông sẽ giống như tập tục cấm những bậc gia trưởng không giỏi quản lý tài sản nắm giữ gia tài thông thường. Sofocles sau khi bị gọi đến tòa án không hề có một câu phản bác nào đối với những lời tố cáo của các con cái, chỉ tuyên đọc thẳng trước quan tòa kịch bản "Edibuse ở Cronos" ông vừa mới viết xong bản thảo, sau đó hỏi quan tòa: "Một người đã mất hết trí nhớ liệu có thể làm việc bằng lao động trí óc được không? Có thể viết ra được kịch bản này không?". Sau đó quan tòa phán định chức năng thân thể và đầu óc của ông, tất cả đều bình thường. Trí nhớ của con người là một cái cực kỳ phức tạp mà còn có vẻ thần bí, loài người đến nay chưa có khoa học nào có thể giải thích một cách hoàn toàn thấu triệt, vậy trí nhớ xét đến cùng là cái gì đây. Tại sao một sự việc phát sinh ở mấy mươi năm trước, sau đó cũng không hề được nhắc đến, lại vẫn làm cho người ta vẫn còn nhớ rõ ràng? Tại sao có động vật cũng có trí nhớ nhất định? Sự vật một khi đã in trên vùng phản xạ của não, thì có thể gọi ra lại, thật là không thể tưởng tượng nổi. Do lơ mơ không hay biết gì đối với những vấn đề này, khiến loài người cho đến nay vẫn chưa phát hiện ra bất cứ đường tắt nào để huấn luyện trí nhớ. Chỉ là để phòng ngừa hay quên, loài người từng phát hiện ra một số biện pháp thô thiển giúp nhớ một số việc nào đó. Ðương nhiên dùng những biện pháp này tiến hành huấn luyện đối với việc phòng ngừa trí nhớ của con người suy thoái sớm ít nhiều cũng có một vài tác dụng. Người ta đến lúc tuổi già, nhiều người đều chú ý đến việc rèn luyện thể lực con người, như đánh bi-a, đi dạo bộ, tập thái cực quyền, vung tay v. v... nhưng lại thường thường xem nhẹ tập luyện não lực. Lại không biết quan hệ giữa hai cái não lực và thể lực cũng bổ xung và thúc đẩy lẫn nhau. Thể lực suy giảm tất nhiên đẩy nhanh não lực suy giảm, não lực suy giảm cũng tất nhiên đẩy nhanh thể lực suy giảm. Ngược lại cũng vẫn đúng. Thể lực khỏe mạnh sung sức tất nhiên có lợi cho não lực khỏe mạnh sung sức, não lực khỏe mạnh sung sức cũng tất nhiên thúc đẩy thể lực khỏe mạnh sung sức, đồng thời làm chậm sự suy yếu của thể lực. Nếu như bạn hy vọng làm chậm lão hóa giữ được trí nhớ của thời trai trẻ, khi đồng thời tập luyện thể lực chớ quên tập luyện não lực. Cả hai cái đồng thời tập luyện, bạn sẽ thu được hiệu quả gấp bội. Nhiều người đều nói bất kể bạn bao nhiêu tuổi, mỗi ngày mất độ 15 phút đến nửa giờ, ghi nhớ lấy mấy từ ngoại ngữ, hoặc ghi nhớ lấy một câu nói hay, là biện pháp tốt để tập luyện trí nhớ, cũng là biện pháp tốt để tập luyện toàn bộ não lực. Ðể ghi nhớ một sự việc nào đó, có ý thức lặp đi lặp lại và luôn nhắc đến nó, tức là định giờ ôn tập thì mục đích của bạn tất nhiên có thể đạt được. Không nên luôn cho rằng mình sắp sửa xuôi tay tạm biệt nhân gian mà phải luôn gửi gắm, hy vọng tốt đẹp vào ngày mai sắp sửa đến. Như thế sống có vui có buồn, trong buồn có vui, sẽ làm cho bạn vĩnh viễn sung sức nhanh nhạy với cảm thụ từ đó tăng cường não lực. Biện pháp hữu hiệu hay làm nhất để phòng ngừa trí nhớ suy giảm sớm là ở chỗ có một cuộc sống có trật tự ngăn nắp. Cuộc sống có tính trật tự thì không có cảm giác lộn xộn, không có cảm giác manh mối rối ren phức tạp, như thế mới thuận tiện cho việc ghi nhớ các sự việc mà chúng ta mong muốn ghi nhớ xẩy ra trong cuộc sống. Sẽ giống như gặp chỗ mỗi vòng nối của một dải xích buộc vào một vật gì đó, bởi vì là buộc vào chỗ có quy luật, khi chúng ta kiểm kê lại hồi ức thì manh mối rõ ràng, dễ dàng nhớ ra. Bằng không, sống không có quy luật, không có tính kế hoạch, hàng ngày bận bịu tíu tít, manh mối quá nhiều sẽ dễ dàng dẫn đến vứt bừa bộn, lúc thì quên cái này, lúc lại quên cái kia. Ðương nhiên, cuộc sống gọi là có kế hoạch, trật tự ngăn nắp quyết không phải là cuộc sống đơn điệu, rập theo một khuôn khổ, khô khan chán ngấy, cuộc sống như thế có thể làm cho chúng ta buồn phiền và nhạt nhẽo. Còn không ngừng đưa vào cuộc sống những hấp dẫn và kích thích mới mẻ, không ngừng thức tỉnh nguyện vọng và ý nghĩ mới, điều này cũng nên thuộc về một nội dung quan trọng trong kế hoạch của cuộc sống. Phương pháp căn bản làm cho cây sinh mệnh luôn luôn xanh tươi là ở chỗ sáng tạo, hãy để cho cây sinh mệnh không ngừng bài tiết ra những chất có hại, hấp thu vào chất dinh dưỡng mới mẻ dưới ánh sáng mặt trời và mưa gió. Sáng tạo một khi dừng lại thì sinh mệnh sẽ có thể tự nhiên suy sụp. Tất cả cơ thể, tất cả trí lực đều có thể theo nó tan rã. Còn có một số người tuổi tác cực cao, vẫn đầu óc sáng suốt, trí nhớ kinh người thì ở chỗ ông ta hàng ngày đều có quy luật làm cho sinh mệnh phơi phới phát ra được sức sống mới - sức sống sáng tạo. Người tuổi cao đi vào lĩnh vực sáng tạo như thế nào đây? Việc này kỳ thực chính là làm sao để cho sinh mệnh luôn tồn tại một cách có giá trị, đảm đương nổi một phần trách nhiệm mà mình phải có phần giá trị này của sinh mệnh đôi khi không nhất định phải sáng tạo ra một việc gì. Là một người tuổi cao, từ bề ngoài sinh mệnh của họ có lẽ không thể trực tiếp nhận ra ông ta hàng ngày đang sáng tạo ra cái gì mà là mới chỉ sự tồn tại tinh thần tự giác và trí nhớ của ông ta đối với sinh mệnh của mình, hơn nữa đem tinh thần tự giác và trí nhớ này hòa trộn vào trong cảm ngộ trách nhiệm đối với thế giới và đời người, ông ta từng giờ đều có thể đem sự tồn tại của mình xem là một loại tồn tại có trách nhiệm đối với thế giới và tự mình, xem là thắng lợi của sinh mệnh chiến thắng cái chết, từ đó mà tỏ rõ lòng tự tôn và sức mạnh nhân cách của ông ta. Ngược lại với điều đó, tự sát lại là một việc vứt bỏ đối với giá trị của con người, đùn đẩy và trốn tránh đối với trách nhiệm con người cần có. Cái gọi là nhìn thấu hồng trần thanh tâm quả dục, hoặc luôn cảm thấy mình, cái khối thịt này sớm muộn đều bị Thượng đế đặt lên cán cân của cái chết, dù nó nặng nhẹ bao nhiêu, dù nó chất lượng thế nào, tất cả đều không sao cả, việc này đều là sự vứt bỏ đối với giá trị của con người. Một khi đã vứt bỏ giá trị và trách nhiệm đạo làm người của con người thì cái sinh mệnh này đương nhiên sẽ trở thành cái xác không hồn. Trí lực của nó tồn tại hay không tồn tại đều không có ý nghĩa nữa. Xét đến cùng, phương thức sinh tồn này là một sự lãng quên sâu xa đối với bản thân sinh mệnh, trí nhớ đối với ông ta cũng liền mất đi ý nghĩa rồi. Sự sa sút nhanh chóng của ông ta cũng từ đó có thể suy ra. Khi chúng ta cảm thấy trí nhớ của mình suy thoái, đồng thời theo đó cảm thấy toàn bộ trí lực của mình đều đang suy thoái ghê ghớm, nếu chúng ta còn có thể cảm nhận được mức độ bi tráng này của sinh mệnh, thì sinh mệnh vẫn còn có hy vọng cứu vãn được. Hãy thức tỉnh lương tâm của mình, khẳng định trách nhiệm của mình để đem hết phần trách nhiệm kia của mình sẽ là tự cứu vãn sinh mệnh.
98. Khoảnh khắc đối mặt ánh tà dương
* Lúc này, khi đối mặt ánh tà dương, chúng ta mới phát hiện mình sắp bước vào buổi hoàng hôn của sinh mệnh. Do đó mà so với trẻ con càng lưu luyến sinh mệnh hơn, so với người trẻ tuổi càng không muốn xa rời cõi trần gian hơn. * Chúng ta đã chịu không nổi những kích động mừng rỡ và những ức chế bi sầu. Mặt trời ban mai tươi sáng đến như thế. Nó xuyên qua lớp lớp sương mù, xua tan giá lạnh, hiện ra sức sống bừng bừng, thậm chí hùng hổ dọa người. Ngọn lửa mặt trời ban trưa cay xè, không chút hiền từ treo cao ở giữa trời của thế giới. Nó không kiêng dè tất cả những gì ở xung quanh, chỉ phóng ra và soi chiếu đến tột bực. Mặt trời lúc gần tối đã thu lại mùi cay xè từ lâu, chỉ phóng ra vạn ánh ráng chiều phủ một lớp màu vàng óng trên mặt đất. Nó làm cho tất cả mọi thứ của thế giới bao gồm cả chính nó đều hiện ra hiền từ và giàu có đến như thế. Nó dập tắt tất cả mọi huyên náo và tranh đấu giữa trời đất, làm cho nhân gian bắt đầu đi vào hương thơm ấm áp và lặng lẽ. Ôi, ánh tà dương! Khi chúng ta đứng trên đầu núi, nhìn về mặt trời chiều như đang mỉm cười, vầng mặt trời chiều đã hoàn thành việc soi chiếu một ngày sắp sửa lặn xuống núi này, trong lòng chúng ta trào dâng lên niềm tự hào và lưu luyến chưa từng thấy. Lúc này, chúng ta tịnh không tưởng tượng quá nhiều tình hình mặt trời sau khi lặn xuống núi, chúng ta biết rằng nó sau khi lặn xuống núi vẫn như lúc soi chiếu cho chúng ta, đi soi chiếu cho người khác. Lúc này, chúng ta cũng không cần nhớ lại quá nhiều trong ngày này chúng ta đều đã làm được những gì, mặt trời rót những gì vào sinh mệnh của chúng ta, chúng ta từ trước đến nay đến với nhân gian, sống đến lúc này đây đã phát sinh những biến đổi như thế nào. Vĩ nhân trong loài người xét đến cùng có rất ít, rất ít, người ta đối với chúng ta, những người bình thường này không thể có hứng thú quan tâm mạnh mẽ. Do đó mà lúc này cần phải mượn người viết truyện hoặc những người tự mình viết truyện xét đến cùng là rất ít, rất ít. Hãy để cho sinh mệnh của quá khứ qua đi một cách bình yên. Thời gian tuy là quá khứ, nhưng theo thuyết ba loại người bất hủ trong sách "Xuân Thu tả truyện", người lập đức bất hủ, người lập công bất hủ, người lập ngôn bất hủ, có thể trong chúng ta có nhiều bạn đồng nghiệp là thuộc loại bất hủ rồi. Cho nên, lúc này tiến hành tự tìm hiểu sơ lược đối với sinh mệnh có lẽ có thể làm cho chúng ta được an ủi. Về phương diện lập đức, mặc dù chúng ta không giống như Khổng Tử, Mặc Trác, Giê su, làm cho người đương thời và người đời sau đều tưởng nhớ và ngưỡng vọng. Nhưng chúng ta cũng đã từng theo đuổi tín ngưỡng vĩ đại, đã từng tìm chân lý của cuộc đời. Linh hồn của chúng ta không hổ thẹn trước mặt chân lý, nhân cách của chúng ta cũng chưa từng bị vấy bẩn. Lúc sinh thời chúng ta cũng đã từng được người ta tôn kính, về sau này cũng sẽ có thể có người nêu chúng ta để làm gương. Về phương diện lập công, mặc dù chúng ta không giống như Prômêtê ăn trộm mồi lửa đem về cho nhân loại; không giống như Colombo phát hiện ra đại lục mới, không giống Washington tạo nên Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, vì người đương thời mở ra thế giới mới, vì lịch sử mở ra kỷ nguyên mới, vì người đời sau gieo xuống những hạt giống hạnh phúc khôn lường. Nhưng chúng ta cũng đã từng vì sự nghiệp tốt đẹp của nhân loại, vì hòa bình và tiến bộ của nhân loại đã từng phải rơi những giọt máu, mồ hôi và nước mắt, người đời sau khi kế tục sự nghiệp của chúng ta nhất định sẽ nhắc đến tên tuổi của chúng ta. Về phương diện lập ngôn, mặc dù chúng ta không giống như Hômerơ để lại sử thi huy hoàng, giống như Khuất Nguyên, Lý Bạch để lại những bài thơ bất hủ, giống như Shakespeare, Tolstoi trở thành ngôi sao Bắc Ðẩu, giống Plato, Heygel, Vương Thuyền Sơn trở thành bậc Ðại sư mà ngàn thu bất hủ, giống Newton, Einstein trở thành nhà khoa học mang tính thời đại mà tiếng thơm muôn đời. Nhưng chúng ta cũng đã từng dấn thân vào sáng tạo, cũng đã từng để lại một số văn tự và trước tác, hoặc nghệ thuật, hoặc phát minh khoa học. Người đời sau sẽ tìm đến dấu chân phấn đấu của chúng ta. Nếu như chúng ta ở trong cả ba phương diện lập đức, lập công, lập ngôn đều tìm không thấy căn cứ của bất hủ, thì chúng ta cả một đời này hoàn toàn tầm thường không có gì lạ, thậm chí u ám không có gì sáng sủa. Sự than vãn lúc này đã quá muộn! Tất cả mọi việc đều đã qua, sinh mệnh của quá khứ không thể cứu vãn lại, chúng ta không có cách tái sinh sống lại thêm một lần nữa. Lúc này, khi đối mặt ánh tà dương, chúng ta mới phát hiện mình sắp bước vào buổi hoàng hôn của sinh mệnh, do đó mà so với trẻ con càng lưu luyến sinh mệnh hơn, so với người trẻ tuổi càng không muốn xa rời cõi trần gian. Toàn bộ lao động của chúng ta vốn cũng là vì tồn tại, lúc này mới phát hiện ra tất cả đều là lo toan vô ích. Lúc này mới nghĩ đến bất hủ là một chữ vinh quang biết bao, một mục tiêu thiêng liêng mà khó đạt tới biết bao. Lúc này mới nghĩ tới ?bất hủ? chỉ có thể gửi gắm trên các phương diện lập đức, lập công, lập ngôn của chúng ta. Hoặc chúng ta chỉ có thể trở thành bất hủ với ý nghĩa khác. Từ định luật vạn vật bất diệt tìm thấy một tia ánh sáng. Nếu hiểu theo thuyết bất hủ xã hội của Hồ Thích, thì mọi người chúng ta đều là bất hủ cả. Hồ Thích cho rằng: Tôi thật ra không tồn tại độc lập, mà là có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp khăng khít với vô số cái tôi nhỏ bé, liên hệ khăng khít với toàn xã hội, toàn thế giới, với quá khứ và tương lai của thế giới cũng đều có liên hệ nhân quả. Từ những nguyên nhân trước, những nguyên nhân của vô số cái tôi nhỏ và những nguyên nhân của vô số loại thế lực khác đã hình thành một bộ phận của tôi. Tôi, cộng thêm đủ mọi nguyên nhân của trước đây, nguyên nhân của hiện tại truyền đi tiếp sẽ tạo thành vô số cái tôi nhỏ bé của tương lai. Cái tôi nhỏ bé của quá khứ, cái tôi nhỏ bé của hiện tại và cái tôi nhỏ bé của tương lai vô cùng, sẽ đời đời truyền cho nhau, lớp lớp tích đọng lại, như dòng nước chảy xiết, cuồn cuộn mãi mãi không ngừng - hình thành nên cái ta lớn. Cái tôi nhỏ bé có thể bị mất, nhưng cái ta lớn lại vĩnh viễn bất diệt. Cái tôi nhỏ bé có chết, còn cái ta lớn thì vĩnh viễn không chết, vĩnh viễn bất hủ. Cái tôi nhỏ bé mặc dù có thể chết, nhưng tất cả mọi việc làm của mỗi một cái tôi nhỏ bé, tất cả mọi công đức tội ác, lời nói hành động, bất kể là to nhỏ, sai đúng, thiện ác, từng cái từng cái đều lưu giữ lại trong cái ta lớn. Cái ta lớn lại trở thành "tấm bia ghi công trạng, lời biểu dương cái tốt, bản phán quyết tội trạng, thụy pháp xấu mà con cháu dù hiếu từ hàng trăm đời không thể sửa đổi được" từ xưa đến nay. Bởi cái ta lớn vĩnh viễn bất hủ, cho nên mọi sự nghiệp, nhân cách, cử chỉ hành động, ý niệm, công lao, tội lỗi của tất cả cái tôi nhỏ cũng đều vĩnh viễn bất hủ". Thuyết "bất hủ" của Hồ Thích bao hàm việc chọn hướng cả hai giá trị thiện ác, mà không phải là như thông thường chúng ta nói bất hủ chỉ chọn có hướng thiện. Cho nên khi chúng ta suy ngẫm lại lịch trình của sinh mệnh như thế, có lẽ buồn vui pha mỗi thứ một nửa, có lẽ chỉ có vui mừng tự an ủi mà không có bi thương, có lẽ chỉ có riêng bi thương mà thôi. Chỉ xem xét mọi việc làm của một đời này của chúng ta xem ra sao. Song lúc này, chúng ta đang đứng trước khoảnh khắc của ánh tà dương để tiến hành một lần tự phán xét và nghĩ lại những điều ?hủ và bất hủ?, đối với bản thân chúng ta để xét, thì hầu như đã không có giá trị nhiều nữa. Bất kể là bất hủ của điều thiện cũng như là bất hủ của điều ác, đều đã qua rồi! Không lấy vật làm vui, không lấy mình làm buồn, đáng là trạng thái tâm lý đẹp nhất của giờ phút này của chúng ta. Chúng ta đã từng chịu đựng không nổi những kích thích mừng rỡ và những ức chế của sầu bi. Công tội đúng sai, người đời sau tự nhiên sẽ có người bình luận, hãy để cho lịch sử kết thúc thôi nhé! Lúc này, chúng ta chỉ có đang thực tế đứng trước ánh chiều tà, đang tắm gội trong ráng chiều vàng óng, hưởng thụ giờ phút đẹp đẽ nhất, kích động lòng người nhất của Mặt Trời.
99. Khoảnh khắc đi đến kết thúc cuộc đời
* Chính là do khúc nhạc bi thương tế truy điệu vong linh, mới làm nổi bật lên vẻ vô cùng trang nghiêm và vĩ đại của bản giao hưởng của sinh mệnh. * Mặt trời lạnh lẽo đang nhảy nhót lần cuối cùng ở tít chân trời phía Tây, đang đi về sườn núi phía bên kia để đi ngủ rồi. Lúc mới đầu tôi đến với nhân gian, tôi khóc người ta cười; đến nay khi tôi vĩnh biệt nhân gian, tôi cười người ta lại khóc. Từ trong từng tiếng cười tiếng khóc này tôi đã thể nghiệm được một cuộc đời hoàn toàn mỹ mãn - Cuộc đời của tôi đối với bản thân tôi thật ra không có quá nhiều giá trị để nói. Giá trị của cả đời tôi chỉ ở chỗ đem lại cho người khác niềm vui và hạnh phúc. Cái chết của tôi thật ra không tạo nên đau khổ đối với bản thân tôi, chỉ là một loại giải thoát và hồi quy. Cái chết của tôi chỉ để lại cho những người sống - người thân và bạn bè của tôi những niềm nhớ nhung và luyến tiếc. Tôi đang mỉm cười đi về Thiên quốc. Tôi, một đời không hổ thẹn với Trời, không hổ thẹn với Người, cho nên khi ánh sáng của cái chết sẽ bao trùm lên tôi, thật ra tôi không vì tiếng khóc của người khác mà động lòng. Ngoài một chút tình lưu luyến lúc ẩn lúc hiện ra, trong lòng tôi phẳng lặng như tờ. Khi tôi sống đã đủ, giới tự nhiên đã tặng cho tôi món quà cuối cùng - cái chết này, hãy để cho tôi an giấc mãi mãi ở cung tẩm dưới đất. Tôi bằng lòng đón nhận lời kêu gọi kích động lòng người này, nhắm đôi mắt lại không chút bận lòng, chờ đợi tiếng chuông vang của Thiên quốc. Tôi biết, trong nhân gian cái bình đẳng vĩ đại nhất, triệt để nhất, chính là sinh ra và chết đi. Muôn vật sinh ra, muôn vật chết đi đều không thể chống lại được, không thể ngăn cản được. Trước cái sinh và cái chết muôn vật đều bình đẳng. Sinh so sánh với chết, giá trị của cái chết thông qua giá trị của cái sống thể hiện ra một cách gián tiếp. Chính là vì cái chết mới đột nhiên làm nổi bật lên giá trị của sinh mệnh, mới tỏ rõ sinh mệnh là đáng quý biết bao. Chính là do ánh sáng của cái chết mới làm nổi bật lên ánh sáng của sinh mệnh. Chính là do khúc nhạc bi thương tế vong linh mới làm nổi bật lên vẻ vô cùng trang nghiêm và vĩ đại của bản giao hưởng của sinh mệnh. Nếu như không có cái chết, sinh mệnh còn có ý nghĩa gì nữa? Pofuva trong sách "Mọi người đều phải chết" đã tô nặn nên Fuxưca bất tử. Fuxưca đã từng trải 600 năm phong vân, trước mắt ông chỉ nhìn thấy kẻ đi người lại, mặt trời lên rồi lại lặn, ông ta vẫn không chết, vĩnh hằng cùng với thời gian, thế là ông không có thời gian. Vì ông sinh mệnh vĩnh viễn tồn tại, do đó trên thực tế sinh mệnh đối với ông chẳng có ích gì, ông cũng như không có sinh mệnh. Beatlivi từ chối tình yêu của Fuxưca, đã nói với ông ta một câu đủ để cho loài người chúng ta ngẫm nghĩ mãi mãi: "Ðã đành Ngài có thể sống bằng sinh mệnh của hàng ngàn hàng vạn người, như thế thì Ngài hãy vì những người khác bỏ ra một chút hy sinh, thì có đáng là cái gì?" - Không có cái chết, loài người không thể phát hiện ra giá trị. Ðương nhiên, không có sinh sống thì muôn đời giống như một đêm dài, đó không phải là sự tồn tại mà chúng ta có thể tưởng tượng được. Khi ánh sáng của cái chết bao trùm lên chúng ta, chúng ta thực tế không có lý do để lo sợ và khủng khiếp. Cái chết đối sinh mệnh mà xét không nghi ngờ gì nữa là một việc tuyệt đối và tất nhiên. Chỉ cần chúng ta nghĩ đến đã là đặt mình vào trong việc tuyệt đối, vào trong việc tất nhiên, chúng ta còn lo sợ gì nữa? Con người ta chỉ có khi phải chọn lựa mới có lý do lo sợ, chỉ sợ sai lạc. Cái chết đối với chúng ta là cõi đi về không có chọn lựa nào khác, chúng ta bằng lòng cũng thế mà không bằng lòng cũng thế, vui vẻ cũng thế lo buồn cũng thế, dù thế nào cũng phải bước vào cửa chết cả. Nếu như bạn biểu hiện một dáng vẻ đáng thương hại, chứa chan hàng lệ, nơm nớp lo sợ, thê thảm không dám bước vào cửa. Ðã bước vào rồi vẫn chết không nhắm mắt, mở to miệng ra, làm cho những người đang sống nhìn thấy dáng bộ xấu xí đáng sợ của bạn, lúc này còn khổ biết mấy nữa? Người ta chỉ có thể xót thương kết cục của bạn không được trọn vẹn, cho rằng bạn vẫn còn tham lam không biết chán. Người ta có thể tiếc cho bạn vẫn đem cả lòng tham đi đến Thiên quốc. Sao không êm ả nhắm đôi mắt lại, mỉm cười để vĩnh biệt Nhân gian? Sao không vẽ lên một Dấu Chấm Hết cho việc kết thúc một sinh mệnh. Cái chết cho dù đáng sợ, cũng nhất định không đáng sợ hơn ý thức hám trường sinh bất tử và nhất định không chết. Bạn chỉ cần nghĩ đến trên đời không có một người trường sinh bất tử cũng đã đủ ngấm ngầm diệt bỏ quyết tâm không chết của bạn. Lo sợ của cái chết cũng có thể theo đó mà tan thành mây khói. "Kinh Thánh" đã khuyên răn người đời: Vì bạn đến từ đất bụi, sẽ vẫn phải trở về với đất bụi. Sisairo xem cái chết nhẹ nhàng như người vứt bỏ một cái bọc quần áo. Ông nói: "Tuổi già là màn chót của đời người, khi chúng ta sống đã đủ, chúng ta nên tránh tiếp tục sống thêm, để tránh cảm thấy chán ngấy cuộc sống". Triết học của Trung quốc đã gọi sự kết thúc sinh mệnh là "Ðại quy" - Người có sống, người có chết, chẳng qua có nghĩa là sinh mệnh, vật chất trong vũ trụ tồn tại dưới hình thức khác mà thôi. Cái chết, sự kết thúc của sinh mệnh, chỉ là vật chất sinh mệnh chuyển đổi thành một dạng khác, bắt đầu một quá trình vận động khác của vật chất. Sinh mệnh bản thân là một bộ phận của vũ trụ, từ vũ trụ đến, tất nhiên lại quay trở về vũ trụ.? Người và vũ trụ là thể cùng thông nhau. Ðiều này phải chăng đã trực tiếp khêu gợi lên lý thuyết toàn thông tin vũ trụ nhân thể đương đại? Trang Tử cho rằng người chết cũng giống như ?bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trôi đi?, cho nên ông ta mới có thể sau khi vợ chết gõ chậu để hát. Tất cả mọi tôn giáo đều theo đuổi cảnh trong sáng sau khi chết. Ðạo Cơ đốc theo đuổi Thiên quốc bất tử, linh hồn quy thuận vào Thượng đế. Ðạo Phật theo đuổi "đại triệt đại ngộ", viên tịch cõi Niết Bàn. Ðạo Giáo theo đuổi "thân xác thăng thiên", mọc cánh thành Tiên. Ðạo I-xlam tín ngưỡng sau khi chết sống lại, đều được Thánh A La triệu về. Trọng thị hay coi thường đối với cái chết cũng thể hiện trong táng lễ dân gian, nhiều táng lễ dân gian đều cử hành trong không khí vui vẻ thoải mái, xem việc chết theo lẽ tự nhiên như là ?việc vui? giống như việc cưới xin và sinh con cái, đều gọi nó theo một tên chung là ?việc hiếu hỉ?. Dân tộc Duracaxư ở Indonesia gọi người chết là con của Tiên bị giáng trần. Họ tin tưởng chắc chắn linh hồn của người chết sẽ trở về đến Trời hoặc núi Linh Sơn, do đó nên không khí táng lễ cực kỳ vui vẻ, những người tham dự táng lễ đều mang những đồ trang sức cực kỳ hoa lệ, giống như chào mừng một ngày hội họ vừa múa vừa hát và mở tiệc mừng rất lớn và hậu hĩnh, chúc mừng người chết được vinh dự trở về Thiên quốc. Tất cả mọi người đều tuyệt đối không được phép lộ ra dáng vẻ bi thương, mà phải mặt mày hớn hở. Lương Thấu Minh, một nhà Nho cuối cùng ở Trung quốc khi hấp hối sắp xa Nhân gian, đã nói với những người đứng vây quanh giường ông: "Tuổi thọ ở dương gian của tôi đã hết, không cần phải miễn cưỡng. Thuận theo ý trời, tốt nhất chớ băn khoăn. Các người đều có công việc, nên mỗi người đi làm việc của mình thôi!" - Ðã nói lời tạm biệt với Nhân gian như thế, tự nhiên lịch sự và hào hùng biết bao nhiêu! Cũng tỏ rõ sinh mệnh là viên mãn biết dường nào! ?Mặt trời lạnh lẽo đang tiến bước cuối cùng ở phía chân trời phía Tây, đang đi về phía bên kia sườn núi để đi ngủ. Màn đêm buông xuống, một đêm dài đằng đẵng bắt đầu. Mộ chí của nhà Triết học Suolun đã cáo thị với người ta, khi ông đi về Thiên quốc, ông hy vọng có truy điệu và khóc lóc của người thân và bạn bè đi theo ông. Ông muốn tìm được niềm an ủi cuối cùng ở đây. Chúng ta hình như càng tán thưởng mộ chí của Ainieuxư: Không cần rơi nước mắt kính chào tôi, Không cần truy điệu trước linh hồn tôi.
23- Khoảnh khắc cảm thấy không biết giao tiếp
. Trở ngại ngôn ngữ chắc chắn là kẻ thù lớn trong giao tiếp giữa người với nhau. . Một người có nhân cách đẹp, đức tính cao thượng sẽ được khắp nơi chào đón. Bạn cảm thấy mình không biết giao tiếp, đại thể trên hai tiền đề như sau: Một là cảm thấy bản thân mình không biết nói năng. Hoặc mồm miệng ấp úng, nói lời không rõ ràng, âm điệu nặng nề, tiếng địa phương quá nhiều, người khác nghe không hiểu. Hoặc là bạn dứt khoát là nói chẳng nên lời, ít nói. Hai là bạn thật ra không có khiếm khuyết trên, mà lại hay nói, nói năng xuất chúng, tài hoa ngang ngược. Nhưng bạn không thể hấp dẫn được người khác, người ta đều không muốn giao tiếp với bạn. Bạn thường chỉ có thể sống một mình. Bạn nhiều nhất cũng chỉ có thể vì quan hệ công tác, vì bạn có giá trị được người ta lợi dụng mà có vài người đi lại giao tiếp với bạn, ngoài đó ra bạn luôn là một kẻ cô độc một mình. Ðấy là vì sao? Bạn suy nghĩ? hoài mà vẫn không có lời giải. Việc giao tiếp giữa người với nhau chủ yếu dựa vào giao tiếp của ngôn ngữ. Trở ngại ngôn ngữ chắc chắn là kẻ thù lớn của việc giao tiếp giữa người với nhau. Ngôn ngữ sẽ đem bạn định nghĩa là bạn, còn tôi định nghĩa là tôi, sự khác biệt của bạn và tôi, sự khác biệt của bạn với anh ta, hầu như chính là sự khác biệt của ngôn ngữ. Sự tồn tại của bạn hầu như chính là sự tồn tại ngôn ngữ của bạn. Việc đi lại của bạn với người khác, hầu như chính là sự đi lại của ngôn ngữ của bạn với ngôn ngữ của người khác. Những người câm chính cũng dùng ngôn ngữ câm để giao tiếp. Nếu như không phải là người có ngôn ngữ, thì con người không biết sẽ trở thành một động vật như thế nào nữa. Thiếu ngôn ngữ, loài người thật sự chẳng có cái gì. Khi giao tiếp với người khác, biết sử dụng ngôn ngữ, có thể ăn nói đĩnh đạc, thao thao bất tuyệt, nói lia lịa, mà lại nhanh nhảu dí dỏm, bỗng chốc làm cho người ta không nhịn được cười, bỗng chốc lại làm cho người ta đăm chiêu suy nghĩ. Bạn sẽ có thể khét tiếng một vùng nhận được quan hệ quần chúng không ngờ tới. Bạn sẽ trở thành trung tâm trong đám đông người. Hễ là người lạc quan nói khỏe, người ta đều muốn giao tiếp với anh ta, vui vẻ đã lôi kéo anh ta lại cùng nhau. Còn một người ưu sầu ít nói, thì người ta chẳng muốn đến gần. Người hay nói có thể làm cho cảnh tượng lạnh lẽo ấm áp hẳn lên, sôi động lên tạo nên bầu không khí vui vẻ hài hòa. Còn đối với một người ít lời, không biết nói thì sẽ hoàn toàn ngược lại. Có người nói: Huấn luyện không thể thiếu để trở thành người thượng lưu là nói ra những lời nói đẹp đẽ và lịch sự. Kỳ thực, có thể nói trực tiếp hơn: Chỉ có những người trước tiên có sẵn ngôn ngữ của những người thượng lưu mới có thể trở thành một người thượng lưu. Bất kể xưa nay, trong và ngoài nước, người biết nói đều nhận được sự yêu thích của mọi người. Thời Xuân thu chiến quốc và thời Nam Bắc triều Ngụy Tấn ở Trung Quốc, một cuộc nói chuyện tuyệt vời làm cho người ta kinh ngạc, có thể tức khắc làm cho giá trị của một người được nâng lên gấp trăm nghìn lần, làm thay đổi địa vị xã hội của ông ta: Dương Âm tài nói chuyện, âm điệu tuyệt vời, hòa hợp lại hay, những người đã được nghe, không ai không tôn kính và sợ hãi. Quy Nhan Phụ hiểu biết một ít tiếng Hồ, đi sứ sang Tây vực đã thuyết phục nổi Hồ Sư Tử về cống dâng, do có công được tấn thăng làm Thái thú Hà Ðông. Những thí dụ như thế không sao kể hết. Khi đi lại với người khác, cùng một ý nghĩ như nhau, dùng ngôn ngữ khác nhau diễn đạt ra, có thể sinh ra hiệu quả hoàn toàn trái ngược. Bạn là tinh nhanh, đối phương vừa ý vui vẻ, thích đi lại giao tiếp với bạn, thậm chí tán thưởng bạn; bạn là khù khờ, đối phương giận dữ, buồn rầu, từ chối không đi lại giao tiếp với bạn, thậm chí chửi mắng bạn. Thời trung thế kỷ, phương đông có một Quốc vương ban đêm nằm mơ thấy mình răng bị rụng đầy cả miệng, hôm sau vào triều hỏi các quan giải mộng. Quan giải mộng A nói: "Bẩm Quốc vương, mộng này ngụ ý tất cả mọi người thân của Ngài đều sẽ chết trước Ngài, không có một ai có thể thoát." Quốc vương nghe xong không vui, tiếp đó giận dữ bèn lệnh cho người đánh A 100 gậy. Quan giải mộng B nói: "Bẩm Quốc vương, mộng này ngụ ý Ngài so với tất cả mọi người thân của Ngài đều trường thọ và có phúc hơn"?. Quốc vương nghe xong gật đầu, tiếp đó vui mừng khôn xiết bèn lệnh cho người thưởng B 100 đồng tiền vàng. Ý tứ của hai quan đoán mộng A và B đều hoàn toàn như nhau, nhưng khi diễn đạt dùng lời lẽ không như nhau, đã được hai kết quả hoàn toàn ngược nhau. Ngôn ngữ một điều kỳ diệu biết bao nhiêu! Nhưng, trong đời sống quả thực cũng có sự thực như thế này tồn tại: Có một số người đích thực biết khéo nói, giỏi biện bạch, mồm mép dẻo quẹo, nói lên tiếng nói kêu leng keng, giống như xe chạy xuống dốc, kỹ xảo ngôn ngữ có thể gọi là ở trên hết, nhưng chính lại là quan hệ quần chúng không tốt. Vì sao? Trong giao tiếp giữa người với người, việc sử dụng ngôn ngữ không những chỉ là một vấn đề kỹ xảo và thao tác, điều quan trọng còn ở chỗ nội dung của ngôn ngữ và thành ý. Bạn muốn thực hiện quan hệ nhân tế (tức quan hệ giữa người với người) thành công, cần phải làm cho nội dung ngôn ngữ của bạn ôn hòa lương thiện, tràn ngập tình cảm tốt đẹp, mà còn phải tràn ngập lòng chân thành của bạn nữa. Không thể tùy tiện dùng lời ác độc để làm hại người khác (bất kể người đó là ai), không thể nhạt nhẽo vô vị, không thể làm điệu xảo trá. Nếu không thì, bất kể bạn kỹ xảo và thao thác phong phú bao nhiêu cũng không thể làm cho đối phương giao tiếp thích lắng nghe, không thể có cách nào thực hiện được mục đích giao tiếp của bạn. Ngôn ngữ thắm đượm tình người lương thiện và tốt đẹp, thậm chí còn có công hiệu làm trong lành và mỹ hóa bầu không khí giao tiếp, tuyệt vời đến khó tả nữa. Trong biển người mênh mang cũng còn tồn tại hàng loạt những người vụng về lời nói nhưng nhân duyên cực tốt. Anh ta có thể giống như nam châm thu hút nhiều người xung quanh vui vẻ đi lại, giao tiếp với anh ta. Tôi có quen một bạn trẻ lời nói cứ ngắc ngứ, đến nỗi anh ta và cả người khác đều cảm thấy rất rõ khả năng nói năng của anh ta rất tồi. Từ nông thôn vào đại học, học nghiên cứu sinh, làm việc ở thành phố trước sau đã hơn mười năm, vẫn cứ nói một giọng tiếng địa phương, nếu không phải là người đồng hương thì không tài nào hiểu nổi. Hầu như anh ta chẳng có cách nào nói chuyện được ở những nơi công cộng. Ðôi khi nói chuyện vui với người khác, còn cần vợ ở bên cạnh để phiên dịch - dịch những tiếng thổ âm thành tiếng phổ thông, trở ngại về ngôn ngữ này không thể không được xem là khá nặng nề. Nhưng quan hệ quần chúng của anh ta lại cực kỳ tốt, bạn đồng nghiệp ai ai cũng thích anh ta, trẻ con trong cơ quan đều rất thích và chơi với anh ta, các bạn học cũ đều rất muốn cộng tác với anh ta. Ðó là vì sao? Một loại ngôn ngữ khác của anh ta - tác dụng của ngôn ngữ động tác. Người ta từ một nụ cười của anh ta, từ khuôn mặt hồn nhiên vui vẻ của anh ta, từ một động tác thân thể nho nhỏ của anh ta, từ những cách đối nhân xử thế của anh ta khi cộng tác, đều nhận ra tinh thần thân ái, hòa nhã và vui vẻ của anh ta, do đó đã lôi cuốn được sự gần gũi của nhiều người. Anh ta đã dùng ngôn ngữ động tác và tinh thần tốt đẹp để bù đắp lại những khiếm khuyết của ngôn ngữ trên cửa miệng của mình. Từ đó ta thấy, tinh thần của một người trong giao tiếp nhân tế có ý nghĩa quyết định then chốt. Một người phẩm cách tốt đẹp, đức hạnh cao thượng sẽ được chào đón khắp nơi. Còn một người chỉ toan tính cá nhân mình, không hề quan tâm một tí chút đến người khác, tất nhiên sẽ bị phỉ nhổ khắp mọi nơi. Cho nên, khi phát hiện thấy mình không biết giao tiếp, cho dù bạn học nghệ thuật giao tiếp tinh thông bao nhiêu, nếu như không từ nhân phẩm và đức hạnh nâng cao mình lên, thì vẫn chẳng giúp được việc gì. Bạn thấy phàm là những người tư lợi, bụng dạ hẹp hòi, ghen tỵ, không bằng lòng tốn thời gian làm việc hộ người khác, không thích những cái thoải mái của người lớn tuổi đều là những người đóng cửa ngồi trong nhà, không thể có bạn bè, không thể nhận được sự giúp đỡ của bạn bè. Bất kể tài năng của anh ta to lớn đến đâu, năng lực mạnh đến đâu, khả năng nói năng tài giỏi đến đâu, cũng không thể thu hút được bạn bè. Yêu mến người khác, giúp đỡ người khác, lấy thành tâm thành ý đối xử với người, thì mọi người đều muốn giao tiếp với bạn. Trong giao tiếp bạn cũng sẽ có thể dần dần trở nên khôn khéo hơn.