* Còn có gì vô vị hơn so với việc gì cũng đều nhẹ nhàng, dễ như lật bàn tay? * Không có thất bại thì không có thành công. * Theo đuổi - thất bại - lại theo đuổi: lịch trình bi tráng của sinh mệnh. Phương án dự tính trước không thực hiện được mục đích mong muốn không đạt được; hoặc là một loại thực nghiệm, một nhận thức phát sinh sai lầm, hoặc trong cạnh tranh bị đối phương thắng, các việc như thế đều gọi là gặp thất bại. Không nghi ngờ gì, thất bại có thể làm cho người ta chán nản, làm cho người ta mất lòng tin và dũng khí, thậm chí từ đó ngã không dậy được nữa. Thất bại cũng có thể thôi thúc người ta phấn khởi, kích dậy quyết tâm và tài cán của người ta lớn hơn, từ đó thực hiện cuộc đời càng thêm huy hoàng. Bạn chọn cái trước hoặc chọn cái sau, trước tiên ở chỗ phương thức nhận biết và sức chịu đựng của bạn đối với thất bại. Nếu như bạn nhận thức sinh mệnh của mình là một sự tồn tại vững chắc, đem những cái suy nghĩ và tư tưởng thuộc cái ?suy nghĩ? này của bạn xem là ý nghĩa của bản thể mà đem hoàn cảnh bên ngoài, tất cả mọi cái của bên ngoài - những giày vò đối với sinh mệnh bạn, và những tàn phá đối với cuộc đời bạn - đều xem là một loại hư vô xa rời bản thể, một sắp đặt của thế giới, xem là dáng bộ mà thượng đế bày ra trước mắt bạn, bạn có thể vượt qua mọi khổ nạn kiểu bày đặt ra vốn hư vô này, thế thì thất bại trên thực tế không liên quan với bạn. Sức chịu đựng tâm lý của bạn vững vàng đủ để loại bỏ khỏi lòng bạn mọi sự việc mà người bình thường cho là thất bại. Bạn có thể xông ra khỏi vòng vây, không đắn đo thành bại được mất, kiên định đi lên phía trước, thế giới này trong khóe mắt của bạn sẽ có thể biến thành rất bé nhỏ, rất yếu ớt.
Nếu như xem một đời của con người là một quá trình, toàn bộ lịch sử của nhân loại cũng xem là một quá trình, như thế thì tất cả mọi thất bại từ to đến nhỏ, tính chất khác nhau, cũng giống như tất cả mọi thành công tất nhiên cũng tồn tại ở trong quá trình này. Trong quá trình này không có thất bại thì không có thành công. Bởi vì bất cứ một sự việc nào nếu như mặt đối lập của nó không tồn tại, thì bản thân nó sẽ không thể tồn tại - Mọi người đều việc gì cũng vừa lòng vừa ý, tất cả mọi việc đều thuận buồm xuôi gió không hề có vấp váp, thất bại thì thế giới này tồn tại còn có ý nghĩa gì nữa? Còn có gì vô vị hơn so với mọi việc đều nhẹ nhàng, dễ như trở bàn tay? Thất bại nhất thời trong cả quá trình nhân sinh của bạn có lẽ chẳng thấm vào đâu, cũng có thể thất bại bây giờ chính là kẻ mở đường của thành công sau này. Trong chiến tranh Hán Sở chẳng phải Lưu Bang đã mấy phen thua Hạng Võ, rồi cuối cùng giành được toàn thắng đó sao? Giá như không thể chịu đựng nhiều lần thất bại đó, Lưu Bang có lẽ nhiều lắm cũng chỉ là một Hán trung vương mà thôi. Thậm chí, bạn có thể nên đứng càng cao xa hơn một chút để nhìn lại mình và thế giới. Dù cho cả một đời của bạn đều thất bại, bạn đã trả giá toàn bộ đời người, còn xét theo toàn bộ lịch sử nhân loại, thất bại của bạn có thể có ý nghĩa quan trọng - bạn đã làm đá rải đường của những người sau này, làm bậc thang của những người về sau, người về sau có thể nhận được điều có ích từ thất bại của bạn, như thế thì sinh mệnh của bạn vẫn là huy hoàng, thất bại của bạn cũng là vĩ đại. Nhà toán học Anh thế kỷ 19, Charles Babaje đã đem tinh lực suốt đời và phần lớn tài sản của ông dùng vào việc thiết kế và chế tạo máy tính, nhưng mãi đến năm 1871, khi ông mất, máy tính mà ông mộng tưởng vẫn chưa thành công. Còn nguyên lý máy tính mà ông thiết kế, không nghi ngờ gì có giá trị khoa học quan trọng, chiếc máy tính đầu tiên ra đời vào những năm 30 của thế kỷ này, nguyên lý của nó tương tự với thiết kế của Babaje. Người sau này mới biết, trong lịch sử phát triển khoa học máy tính, Babaje thật ra không phải là người thất bại.
Giống như người vốn chưa bị bệnh chốc đầu, không kiêng kị người khác chửi người chốc đầu, một người không sợ thất bại, không thể vì thất bại mà bắt phải phục, anh ta nói đến thất bại của mình thì giống như kể một câu chuyện. Bởi vì anh ta có sẵn tâm sức khỏe mạnh vượt qua mọi phiền não ưu sầu do thất bại gây nên, anh ta luôn nhìn thế giới bằng nụ cười. Thất bại mà không nản chí, thất bại mà không làm thay đổi nỗi vui của anh ta. Ðó là một loại hào phóng và tự tin ở tầng nấc sâu kín. Có sức mạnh của lòng tự tin này, thế giới sẽ luôn mỉm cười với anh ta. Nhà khoa học lỗi lạc, Tiến sĩ Wiliam Thomson trong Ðại hội của hơn 2000 khách có tiếng, từ khắp nơi trên thế giới đến chúc mừng ông làm nghề dạy học tròn 50 năm đã nói: "Có hai chữ có thể đại biểu cho việc phấn đấu của tôi nhất trên bước đường khoa học trong vòng 50 năm, đó là: thất bại!". Ðúng vậy, Thomson trong 50 năm trời không biết đã từng gặp bao nhiêu lần thất bại và trắc trở, mà kết quả của hàng loạt thất bại của ông là đã thiết kế thành công đường dây cáp ngầm đầu tiên ở đáy biển Ðại Tây Dương, có hơn 70 patient phát minh, được 250 trường và đoàn thể khắp nơi trên thế giới tặng đủ mọi loại danh hiệu vinh dự. Từ đó ta thấy, thất bại và thành công tịnh không có phân biệt tốt xấu rõ ràng, giữa hai cái không có sự ngăn cách rõ ràng, nhìn có vẻ như thất bại mà có thể lại thành công, nhìn có vẻ thành công mà lại có thể thất bại, trong thất bại có thể ẩn chứa thành công mà trong thành công có thể ẩn chứa thất bại. Do nhận thức của loài người đối với bản thân và vũ trụ là không có cùng tận, thường thường dẫn đến những cái mà nhiều người đã từng công nhận là thành công chính xác, về sau lại bị chứng minh là sai lầm, là thất bại, những cái đã từng bị coi là hoang đường, thất bại, về sau lại được chứng minh là đúng đắn, là thành công. Thuyết Ðịa tâm, Thuyết Nhật tâm, Thuyết Tương Ðối, thuyết Nguyên tử v.v..., những lý thuyết trong lịch sử học thuật đều kinh qua lịch trình như vậy. Theo đuổi - thất bại - lại theo đuổi, không những là lịch trình oanh liệt của toàn bộ lịch sử văn minh thế giới, cũng đồng thời là lịch trình bi tráng của mỗi một sinh mệnh cá thể. Chỉ có suốt đời không ngừng theo đuổi, đồng thời bao gồm cả thất bại và thành công thì đời người này mới có ý nghĩa. Ðúng vậy, có khi thất bại so với thành công càng có hấp dẫn đối với sinh mệnh. Ðừng nên tưởng là chỉ có thất bại mới làm cho người ta chán nản, làm cho người ta ngã lòng, làm cho người ta tinh thần sụp đổ, thành công cũng có thể làm cho người ta chán nản, làm cho người ta ngã lòng, làm cho người ta tinh thần sụp đổ như thế - Maslow đã từng gọi cái đó là chứng thần kinh thành công (neurosis of success). Trước khi mục đích và nguyện vọng chưa được thực hiện, đối mặt với hàng loạt thất bại, người ta có thể tràn ngập hy vọng, thậm chí là vui vẻ thoải mái phấn đấu vì mục tiêu. Một khi giành được thành công, mục tiêu được thực hiện, anh ta rất nhanh đã có thể phát hiện ra hư ảo của mục tiêu này, thế là lâm vào thần kinh suy sụp, lâm vào tuyệt vọng, cho tới lúc mục tiêu mới sản sinh ra. Như vậy, dù cho gặp thất bại cũng có thể là việc tốt chứ không phải là việc xấu đối với bạn, cho nên có bậc cha mẹ thà để cho con cái của họ trong một lần thi cử nào đó thất bại; có huấn luyện viên thà để cho vận động viên của mình trong một lần thi đấu nào đó thua cuộc. Nguyên nhân chính là ở chỗ này đây. Quả vậy, có nhiều người chịu đựng nỗi thử thách, có thể từ thất bại đứng dậy, còn chịu không nổi kích thích của thành công, anh ta trước thành công hoặc đột nhiên cảm thấy trống rỗng, thất lạc, từ đó trở nên vô vị; hoặc vì thành công mà như phơi phới trong không trung, gật gù đắc chí, không nghĩ đến tiếp tục tiến thủ. Có người thậm chí vì thành công to lớn đến bất ngờ mà trở nên điên cuồng, ?chết vì vui? quá. Khi gặp thất bại, bạn phải giống như con chim hải yến bay lượn trên mặt biển trước lúc bão táp ập đến, kêu gọi bão táp đến càng mãnh liệt hơn. Trong thất bại bi thảm nặng nề, bạn sẽ rèn luyện được thêm kiên cường hơn.
62. Khoảnh khắc nảy sinh ý nghĩ trả thù
* Chúng ta có thể yêu mến người ghét chúng ta, nhưng không thể yêu mến người chúng ta ghét. * Căm ghét cũng có thể trở thành động cơ của sinh mệnh. * Thời gian là sức mạnh lớn mạnh nhất làm nhạt đi mối hận xưa. Xét theo ý nghĩa rộng nhất, báo thù là một tính cách bẩm sinh của con người. Một khi phải chịu nhục và tổn hại, lòng báo thù của con người tự nhiên nổi lên. Ăn miếng trả miếng", "đối chọi quyết liệt", "lấy gậy ông, đập lại lưng ông" - đây chính là trả thù. Ý nghĩ báo thù và hành vi báo thù của con người có thể tìm đến trẻ em và động vật. Trẻ em, sau khi bị đối phương cùng tuổi làm tổn hại không cần phải bất cứ ai gợi? ý, nó có thể ngay lập tức đưa ra hành vi trả thù, nhất là bé trai mạnh khỏe hoạt bát lại càng như thế. Ðộng vật cũng vậy. Ðộng vật không chỉ báo thù đối với đồng loại xúc phạm đến nó, mà còn báo thù cả với con người đã từng xúc phạm nó. Trong dân gian có rất nhiều truyền thuyết nói về các loại động vật như rắn, hổ, sư tử đã báo thù đối với người, trong đó có một số là chân thực. Báo thù thậm chí là một quy luật tự nhiên. Sự phá hoại của loài người đối với sinh thái tự nhiên như nước ngầm dưới đất khai thác quá nhiều, chặt phá gỗ trong rừng bừa bãi, thải quá nhiều khói bụi vào không trung, xả quá nhiều nước bẩn xuống sông biển, phế thải công nghiệp ngày càng trầm trọng v.v... đều có thể trở thành những lý do để tự nhiên quay trở lại báo thù loài người. Từ đó dẫn đến nhiệt độ tăng lên, nắng hạn liên miên, đất bị xói mòn, bão tố, mưa axít tăng nhiều, nạn côn trùng tăng v.v... "Ở HIỀN GẶP lành, ở ác gặp ác". Giết người phải đền mạng, điều đó ai ai cũng đều biết. Bất kể là hành vi báo thù xuất phát từ lợi ích quần thể công khai phát ra đối với kẻ thù hay là ý nghĩ báo thù sản sinh ra từ việc bảo vệ sự tôn nghiêm nhân cách của cá nhân, chỉ cần người báo thù đã từng là bị động, là kẻ bị xúc phạm, người bị xâm lược, người bị nhục, thì hành vi báo thù hoặc ý nghĩa báo thù của họ đều có tính chính nghĩa ở mức độ nhất định. Cho nên, báo thù, trên thực tế đã thành cơ sở của loài người chế định luật hình. Luật hình hầu như là hình thức công khai để người ta thực hiện báo thù, báo thù cũng rõ ràng chính là tâm thái nội tại chấp hành luật hình. Hình thức của cách dùng công khai thực thi trừng phạt đối với kẻ ác, để kẻ ác nhận được ?ác báo?, có thể làm cho kẻ ác vì sợ sự trừng phạt của pháp luật mà thu bớt hành vi độc ác lại, hoặc sau khi anh ta đã thực thi hành vi độc ác thì trong lòng không yên, lo sợ hoảng hốt, điều đó đối với việc giữ gìn trật tự xã hội, giữ gìn văn minh và tiến bộ của loài người đều có giá trị quan trọng. Còn thủ tiêu hành vi báo thù, không nghi ngờ gì nữa là dung túng cho kẻ ác. Dừng lại ở tầng nấc này để hiểu, báo thù là sản vật cần có của xã hội. Xét từ khía cạnh cá nhân, sau khi chịu nhục nhã lớn, chịu tổn thương nặng nề, ngoại trừ những kẻ hèn yếu, ngoại trừ những kẻ yếu bóng vía và bất lực ra, có mấy ai không nẩy sinh ý nghĩ báo thù? Trên đời có mấy ai lấy đức để báo oán? Suoromen nói: "Không trả mối hận xưa là quang vinh của con người", trên đời liệu thật sự có mấy người "quang vinh" như thế? Tônstôi nói rất thực tế: "Chúng ta có thể yêu mến người ghét chúng ta, nhưng không có cách gì yêu mến người chúng ta ghét". Yêu là động cơ của sinh mệnh, ghét cũng có thể trở thành động cơ của sinh mệnh. Báo thù đối với kẻ mình ghét cũng có thể kích dậy lòng phấn chấn của con người. Việt vương Câu Tiễn, Văn vương Cơ Xương đều là những điển hình vì căm ghét mà thành sự nghiệp. Nhưng, điều chúng ta đáng phải thận trọng lựa chọn, thận trọng phân biệt là ý nghĩ báo thù khác nhau và phương thức hành vi thực hiện báo thù khác nhau. Sau khi bạn sản sinh ý nghĩ báo thù, bạn chuẩn bị dùng phương thức ra sao để thực thi hành vi báo thù? Giữa cá nhân với nhau vì trả thù mối hận xưa mà trực tiếp dùng vũ lực hoặc các phương pháp khác thực thi báo thù, đây là sự việc của xã hội nguyên thủy dã man. Sau khi loài người đặt ra pháp luật, bước vào xã hội văn minh, thì không cho phép phương thức báo thù ngấm ngầm trực tiếp này tồn tại nữa, mà phải thông qua hình thức chế tài pháp luật để giúp bạn đạt đến mục đích "trả thù". Cho nên, khi bạn bị làm nhục và tổn hại, kẻ xâm phạm đạt đến mức độ phải bị pháp luật trừng phạt, bạn sản sinh ý nghĩ báo thù thì không có gì là sai, nhưng cần phải dùng pháp luật để giải quyết, nhờ pháp luật để bạn ?báo thù? mới được. Nếu như ngấm ngầm báo thù thì chính là bạn đã xem thường pháp luật, đã phủ định pháp luật. Ở ÐÂY, CÓ thể cần phải có chút nhẫn nại, không thể ngay tức khắc trực tiếp trút hận thù của bạn. Song, sự nhẫn nại này là văn minh. Mất kiểu văn minh này thì hành vi báo thù ngấm ngầm trực tiếp thường thường dễ phạm pháp luật, bạn sẽ có thể bị trừng phạt của luật pháp như nhau. Như thế bạn sẽ có thể để cho kẻ xúc phạm bạn chiếm được hai lần thuận lợi: Một là nó đã xúc phạm bạn. Hai là bạn vì báo thù trực tiếp đối với nó nên bị pháp luật trừng phạt. Khi chúng ta nẩy sinh ý định báo thù, nên tự hỏi mình: Sự tổn hại của đối phương đối với tôi quả thật đã đến mức độ cần phải trả thù chưa? Có đủ lý do trả thù và giá trị trả thù chưa? - Những việc cãi cọ nhau vụn vặt trong cuộc sống, những va chạm, tổn thương kiểu vô ý hoặc hiểu nhầm nhau hoặc những phê bình chỉ trích chính đáng hoặc không thỏa đáng trong công tác hoặc những bất đồng trong quan hệ gay gắt nào đó v.v... đều là những việc không đáng cho bạn canh cánh bên lòng. Gặp các việc đại loại như thế, chỉ có khoan hồng rộng lượng, tha thứ đối phương mới là phương thức xử thế của kẻ trí - Rộng lòng tha thứ người mới là đạo của người quân tử. Thời gian là sức mạnh lớn nhất làm nhạt đi mối hận xưa, thời gian thậm chí có thể biến thù địch thành bạn bè. Chúng ta vốn đang sống trong hiện tại, đang hướng tới tương lai, còn tất cả của quá khứ - bao gồm tất cả mọi loại oán thù đều theo dòng thời gian trôi mà qua đi mãi mãi. Cho nên chúng ta không cần phải đinh ninh nhớ mãi những điều không thoải mái của quá khứ, nhớ mãi những thù oán giữa những người nào đó, không cần phải luôn tính toán chi li chờ cơ hội để trả thù một việc gì đó với ai, ở nơi nào đó. Chúng ta có thể để cho người đã từng làm thương hại chúng ta tự xám hối (có thể có một ngày nào đó anh ta vì lương tâm cắn rứt mà dẫn đến sự bất an và buồn rầu của tâm linh), còn không nên vì sự không thoải mái vui vẻ của quá khứ mà tự giày vò mình. Ðương nhiên, nếu như tâm tính bạn thanh cao mà về các mặt tài hoa, năng lực và thanh danh đều cao hơn hẳn người làm phương hại bạn, thì bạn sẽ đều không căm ghét nổi đối với bất cứ ai. Bạn có thể vì quá quý trọng mình mà không nghĩ tới việc căm ghét bất cứ ai - bao gồm cả những người đã từng làm phương hại bạn dẫn đến ý nghĩ trả thù kia không bao giờ xẩy ra.
63. Khoảnh khắc bỏ lỡ cơ hội
* Không có một người thắng lợi nào tin theo cơ hội. * Cơ hội ở ngay bên cạnh bạn, ở ngay trước mắt bạn, bọc ngay trong sức mạnh nhân cách của bạn.
"Không có cơ hội", "lỡ cơ hội rồi" - tất cả những người thất bại đều có thể dùng nó làm lời bào chữa cho thất bại của họ. Hầu như thành bại của đời người chỉ ở chỗ cơ hội có hay không. "Có cơ hội hay không" Cơ hội là có. Cánh cửa của cơ hội đều mở toang một cách công bằng đối với bất cứ mọi người. Cơ hội như là Nữ thần sinh mệnh, nắm chặt nó, điều khiển nó, dẫn dắt theo xu thế phát triển, biến đổi khác nhau theo thời gian, bạn sẽ là người thành công. Mặc cho số phận sắp đặt, mặc cho chìm nổi hưng suy, mặc cho cơ hội xuất hiện hoặc tiêu biến, bạn đều không hay không biết, không tranh không đấu, bạn chính là một kẻ ngây ngô dại dột, thành công và thất bại đối với bạn đều không có ý nghĩa, thế giới này đối với bạn cũng vẫn là một màu xám xịt. Coi thường số phận, coi thường thời thế đổi thay, bạn vẫn là một kẻ bướng bỉnh thậm chí hành động ngang ngược, bạn chính là cố ý thả mặc cơ hội, kết cục đời người của bạn có thể là vừa bi thảm, vừa cô đơn vắng vẻ. - Lời khuyên răn nổi tiếng nhất của Tôn Trung Sơn: ?Dòng triều thế giới cuồn cuộn, người thuận chiều thì phát đạt, kẻ ngược chiều sẽ diệt vong?, hành vi quần thể cũng thế, hành vi cá thể cũng vậy. Machiaweili trong ?Bàn về quân vương? đã viết: Có thể điều hòa sự cố gắng của mình vào trong thời thế biến đổi không lường hay không là mấu chốt quyết định quân chủ thắng bại. Hài hòa thống nhất với thời thế là vô cùng khó khăn. Loài người phần nhiều không thể làm thay đổi bản tính của nó, nhất là không thể tuyệt đối vứt bỏ cách làm thành công trước kia của họ, vì vậy rất nhiều người đều rơi vào trong nỗi bất hạnh không thể cùng điều hòa với thời thế biến đổi khôn lường. Vì thế Machiaweili kết luận như sau: ?Số phận dễ thay đổi, còn bản tính của con người thì khó thay, cho nên khi hai cái hợp nhau, con người gặp thời gặp vận; một khi hai cái ngược nhau thì người sẽ xúi quẩy?. Cơ hội, vòng quái lạ của số phận luôn luôn chụp vào đỉnh đầu của bạn, bạn không thể nói là nó không có. Cho nên có người nói: Không có ai không gặp được cơ hội tốt, chỉ là nhiều người chưa tóm được nó mà thôi. Nhưng, cơ hội vốn là không có. Bất kể lúc nào, bất kể ở nơi nào, chúng ta đều chưa từng được trông thấy một thứ gọi là cơ hội, cả đến có thể dùng tay để tóm lấy nó. Ai đã từng nghe nói ?tôi chính là cơ hội, bạn lại ôm chặt lấy tôi nhanh?? Người ta thường thường hay lải nhải mãi không thôi về cái ?cơ hội? này, nó vốn chỉ là một khái niệm không hình không bóng, không màu không sắc, mà không phải là một vật thật. Trên thực tế nó đối với bất cứ ai - người thành công, kẻ thất bại, người lỗi lạc, kẻ tầm thường đều không tồn tại. Nietzsche có câu danh ngôn: Không có một người thắng lợi nào tin theo cơ hội. Lý giải cơ hội là có và cơ hội là không có ra sao, điều đó mâu thuẫn thống nhất ở chỗ nào? Câu trả lời tồn tại trong từng trang lịch sử của loài người, tồn tại trong từng kinh nghiệm của loài người. Mặc dù cánh cửa của cơ hội đối với mỗi người đều đang mở toang một cách công bằng. Nhưng nó chỉ chung tình với những người luôn luôn chăm làm, những người không ngừng cố gắng, những người dám thách thức với số phận. Cơ hội thường xuyên chiếu cố họ, không có cơ hội thì họ có thể tạo cơ hội. Còn tất cả những người ham muốn an nhàn, những người suốt ngày suy nghĩ lung tung ngồi chờ đợi thời cơ - ví như người nông dân cắm sào chờ nước đều là người bị cơ hội vứt bỏ, những người này luôn luôn không có cơ hội. Dù cho cơ hội ngẫu nhiên đến họ cũng không hay không biết, để cho nó lướt qua. Cơ hội đại khái có chỗ giống như linh cảm của con người, có hay không có linh cảm sản sinh ở nơi bạn, thì có hay không có tích lũy tri thức, kinh nghiệm lâu dài và chuẩn bị tâm lý đón nhận nó. Như nhà học giả thời Minh-Thanh là Lục Phù Ðình có nói: "Trong nhân tính (tính người) đều có "tỉnh ngộ", cần phải bỏ công sức ra không ngừng thì đầu tỉnh ngộ mới trỗi dậy - Như trong đá đều có lửa phải gõ đập mãi không thôi thì ánh lửa mới xuất hiện?. Cơ hội đến, xem như bình thường, thành công như rất dễ dàng, trái lại rất gian nan, không trải qua cái lo lắng của người giẫm lên sắt nát mà giầy thì không có, đâu có không mất công sức mà có được" Chỉ có "bỏ công bỏ sức không ngừng", "gõ đập mãi không thôi", thì cơ hội mới có thể mỉm cười với bạn. Những người có thành tựu sự nghiệp lớn thường thường không phải là những con cưng của số phận, ngược lại là những đứa trẻ nghèo hèn vốn không có cơ hội, họ dựa vào bản thân mình để sáng tạo ra cơ hội. Lincoln sau khi được nhà trường dậy học không đầy một năm đã phải lao mình vào công việc để mưu cầu sinh tồn, lại trở thành Tổng thống xuất sắc của Mỹ - Mao Trạch Ðông, con trai một nông dân sinh tại một thôn ở vùng núi hẻo lánh lại thành tinh anh của nhân loại. Trên thế giới có bao nhiêu nhà buôn kếch xù, họ vốn xuất thân từ nơi ngõ hẻm. Cơ hội chỉ tồn tại trong sáng tạo. Alecxanđrô sau khi đánh thắng một trận, có người hỏi ông: ?Giá như có cơ hội, ông có muốn lại tấn công vào một thành ấp nữa không?" Ông nghe xong liền hét lên: ?Cơ hội nào? Ðâu có cơ hội? Ta đã sáng tạo ra cơ hội!? Bất kể lúc nào bạn vừa không phải than vãn sinh ra không gặp thời, không có cơ hội, càng không phải than vãn lỡ cơ hội. Thành công đối với bạn, bất cứ lúc nào đều không phải là quá muộn. Bạn biết Morse 41 tuổi mới bắt đầu hứng thú với khoa học, ông lại trở thành nhà phát minh điện báo. Nhà phát minh xe lửa Stephenson 17 tuổi thoát khỏi nạn mù chữ! Hoàng-Phủ Bật lúc 20 tuổi mới bắt đầu nghiên cứu học vấn, đến khi trung niên thì mắc bệnh thấp khớp mới bắt đầu đi sâu nghiên cứu y học lại trở thành một danh y thời Ngụy Tấn. Chỉ cần bạn phấn đấu không mệt mỏi, cơ hội ở ngay bên cạnh bạn, ở ngay trước mắt bạn, ẩn ngay trong sức mạnh nhân cách của bạn. Cũng giống như quả dưa hấu to lớn đã ẩn náu trong cái hạt dưa hấu nhỏ bé này. Nếu như bạn luôn luôn thở vắn than dài, buồn trời oán người, kêu ca không có cơ hội, hối hận đã bỏ lỡ cơ hội, thì bạn sẽ có thể vĩnh viễn đặt mình ở bờ bên kia của cơ hội, cơ hội vẫn luôn cách ly với bạn, bạn chỉ có thể để tiêu phí những năm tháng đáng tiếc dưới gầm trời xám xịt nặng nề. Nếu như bạn luôn luôn suy nghĩ lung tung, hòng mong ngóng có một ngày nào đó vận may sẽ đột nhiên đến với bạn thì sự chờ đợi này có thể suốt đời đi theo bạn cho mãi tới lúc cùng bạn đi vào nấm mồ mới thôi. Nếu như bạn luôn tưởng là cơ hội ở nơi khác, ở tận nơi xa vời, cơ hội ở trên thân người khác, như thế thì bạn có thể thường để ngắt một bông hồng ở nơi xa xôi mà giẫm nát những bông cúc ở dưới chân. Ðến phút chót bạn vẫn là một cái làn không. Xét đến cùng, tất cả mọi hối hận "bỏ lỡ cơ hội" của bạn, tất cả mọi kêu ca ! không có cơ hội? của bạn đều không có chút ý nghĩa gì cả. - Cơ hội luôn luôn có, bất cứ lúc nào bạn đều có thể gặp được nó; cơ hội vốn là không có, chỉ có thể chính bạn sáng tạo ra nó.