* Tất cả món nợ tinh thần đều có thể đổi thành hai chữ: "trách nhiệm". * Thời thế tạo anh hùng là xét từ tính tất nhiên phát triển sự vật, nhưng thời thế tạo ai thành anh hùng, đó lại là do tính ngẫu nhiên - bản thân người anh hùng cụ thể - quyết định. Món nợ tinh thần là khái niệm mượn danh nghĩa nợ vật chất mà sinh ra. Nợ món nợ vật chất dùng vật chất để trả, còn món nợ tinh thần chỉ có thể dùng tinh thần để trả. Vật chất có thể nhìn thấy sờ thấy, nhưng mắc nợ tinh thần chỉ là một sự tỉnh ngộ và cảm giác trong lòng bản thân bạn. Khi bạn cảm thấy áy náy, thấp thỏm không yên đối với những việc dưới đây, thì có nghĩa là bạn đã mắc món nợ tinh thần rồi. Ðược yêu chuộng và quan tâm của người khác, được sự cổ vũ và giúp đỡ của người khác, người ta gửi gắm hy vọng sâu xa đối với bạn, bạn lại không giành vẻ vang đã phụ lòng mong đợi của người ta đối với bạn. Người ta tín nhiệm bạn, tôn sùng bạn, chọn cử bạn, ủng hộ bạn, bạn lại lơi là cương vị công việc, không xứng chức vụ, làm cho người ta thất vọng. Ðã từng "hẹn biển thề non", mà ngày nay cô ta (anh ta) vẫn đang yêu đương quyến luyến bạn sâu sắc, bạn lại đi tìm nguồn vui mới khác đem vứt bỏ cô ta (anh ta). Việc vốn là thuộc phận sự của bạn, bạn có khả năng, có thời gian làm tốt nó, mà bạn lại không làm tốt nó. Sự việc bạn phải hoàn thành, bạn cũng có năng lực, có thời gian hoàn thành nó, mà bạn lại không hoàn thành. Sự việc vốn nên hoàn thành ngay ngày hôm nay, bạn lại kéo dài đến ngày mai. Sự việc vốn phải tháng này hoàn thành, bạn lại kéo đến tháng sau. ... Cũng giống như tất cả mọi nợ nần vật chất đều có thể chuyển đổi thành hai chữ "kim tiền", tất cả mọi món nợ tinh thần cũng có thể đổi thành hai chữ: "trách nhiệm". Mắc nợ tinh thần cũng chính là mắc nợ trách nhiệm làm người của bạn. Nỗi áy náy đối với tất cả mọi việc đều tập trung vào một điểm chính là áy náy về việc mình đối với một vài việc nào đó chưa đem hết trách nhiệm của mình nên đưa ra. Một người có thể không mắc khoản nợ vật chất, hơn nữa có thể trả hết nợ bất cứ lúc nào, nhưng rất khó không mắc món nợ tinh thần. Còn một hơi thở, trách nhiệm vẫn còn, bạn thường không có cách nào định liệu bạn lại không mắc khoản nợ tinh thần. Rất nhiều người đều mang theo di hận sâu sắc rời bỏ cõi đời, trong di hận đó có một bộ phận tương đối lớn là trách nhiệm chưa làm tròn, món nợ tinh thần còn chưa hết, linh hồn của anh ta ở trên trời sẽ có thể chưa yên. Không mang nợ vật chất, có thể làm cho cuộc đời người tốt đẹp, không mang nợ tinh thần có thể làm cho tinh thần người ta thoải mái, hai bên ảnh hưởng lẫn nhau, hai bên hợp nhau càng thêm tốt đẹp, nhưng phân lượng hai bên chiếm trong đời người có những sai khác rất lớn. Về đời sống vật chất thanh bần một chút, nhưng chỉ cần tinh thần bạn vui vẻ thoải mái, không oán không hận, đời bạn vẫn tràn đầy niềm vui sướng và hạnh phúc. Bằng không, dù cho lưng bạn dắt vạn quan, có thể được hưởng thụ đời sống vật chất cao cấp, nhưng món nợ tinh thần lại chồng chất, trong lòng đau khổ không yên cuộc đời bạn lại không có niềm vui sướng và hạnh phúc chân chính gì đáng nói. Hoàn trả và giải tỏa món nợ tinh thần như thế nào? Ðành rằng món nợ tinh thần tập trung vào hai chữ "trách nhiệm", như thế thì hoàn trả và giải tỏa món nợ tinh thần cũng chính là bù đắp và đảm nhận trách nhiệm làm người. Bạn trên đường đời cần phải gánh vác hai trách nhiệm nặng nề: một là trách nhiệm đối với mình, hai là trách nhiệm đối với người khác. Khi bạn còn chưa đến với thế giới này, bộ mặt vốn có của bạn là gì? Tính quy định bạn phải trở thành loại nào đều không thể tồn tại, không có bất cứ ai hoặc bất cứ cái gì khác quy định sẵn bạn tồn tại ra sao, ngôn hành ra sao. Mà sau này bộ mặt mà bạn có, bạn trở thành một người như thế nào, bạn có một cuộc đời như thế nào, tất cả những việc này đều là do bản thân bạn chọn lựa. Mặc dù không có nghi vấn gì, hoàn cảnh xung quanh bạn đối với việc tạo nên cuộc đời của bạn đã phát sinh ảnh hưởng cực kỳ quan trọng, nhưng điều có tính quyết định vẫn là ở chính bạn. Bởi vì hoàn cảnh như nhau, thậm chí giữa anh em cùng sinh ra, đều có thể sinh ra cuộc đời khác nhau rất lớn. Tại sao bạn trở thành vĩ nhân mà không trở thành ăn mày? Tại sao bạn thành công mà không phá sản? Tại sao về sau bạn lại thua liểng xiểng? Ðều là kết quả do bản thân bạn chọn lựa. Bất kể thời thế tốt đẹp hoặc hiểm ác ra sao, xét đến cùng là bạn chọn thời thế mà không phải là thời thế chọn bạn. Cái gọi là thời thế tạo anh hùng là xét từ tính tất nhiên phát triển của sự vật, nhưng thời thế chọn ai để tạo thành anh hùng, đấy là do tính ngẫu nhiên - bản thân người anh hùng cụ thể - quyết định. Thời thế ba anh em Lý Thế Dân sống là như nhau, người con trưởng là Lý Kiến Thành và người con thứ ba là Lý Nguyên Cát vì âm mưu chiếm quyền không được nên bị chết dưới lưỡi dao của Lý Thế Dân, con thứ là Lý Thế Dân lại lên ngôi Hoàng đế, trở thành một vua hiền một thời. Kết cục như thế, quyết định bởi hành vi của ba anh em mỗi người khác nhau. Cho nên, bất cứ ai đều phải vì sự sinh tồn của mình và tất cả mọi hành vi của mình đảm nhận trách nhiệm, như thế mới không hổ thẹn với đời người, không hối hận, không có món nợ tinh thần mình có lỗi với mình. Ngoài trách nhiệm đối với mình ra, tất cả mọi hành vi của bạn còn phải có trách nhiệm đối với người khác. P.J. Sartre đã lớn tiếng kêu gọi mãi không chán: Tự do của người là chỉ tự do chịu trách nhiệm đối với người khác. Khi sáng tạo ra cuộc đời của mình, bạn đồng thời là đang phục chế lại một loại hình của con người. Trên thân thể của bạn, trong toàn bộ phương thức hành vi của bạn đồng thời ngưng kết toàn bộ nền văn minh nhân loại. Cho nên toàn bộ hành vi của bạn vừa phải có trách nhiệm đối với cá tính của mình, còn phải có trách nhiệm đối với toàn nhân loại: gánh vác trách nhiệm mở rộng và kéo dài nền văn minh nhân loại. Bạn là động vật có tính xã hội, bạn tuyệt đối không thể tồn tại độc lập, sự tồn tại của bạn cần phải dựa vào rất nhiều, rất nhiều người xung quanh bạn để tồn tại. Trái lại trong sự tồn tại của rất nhiều, rất nhiều người xung quanh bạn cũng tất nhiên có một phần dựa vào sự tồn tại của bạn. Bạn và người khác cùng tồn tại dưới hình thức bổ trợ lẫn nhau. Người khác có trách nhiệm đối với sự tồn tại của bạn, bạn cũng tất nhiên có trách nhiệm đối với sự tồn tại của người khác. Không gánh vác nổi phần trách nhiệm này, bạn sẽ phải chịu tự khiển trách, cảm thấy mắc món nợ tinh thần. Hành vi của bạn muốn không thẹn với người khác, thì phải tận tâm tận chức vì người khác để cố gắng làm việc. Có trách nhiệm đối với mình và có trách nhiệm đối với người khác, hai bên đều có chỗ thống nhất nhau, đôi khi có trách nhiệm đối với mình trên thực tế chính là có trách nhiệm đối với người khác, còn có trách nhiệm đối với người khác cũng thường thường chính là có trách nhiệm đối với mình. Chỉ có cáng đáng nổi toàn bộ trách nhiệm làm người, bạn mới có thể thật sự hưởng thụ vui vẻ tinh thần, mà không thể có cảm giác mắc món nợ tinh thần.
77. Khoảnh khắc sản sinh tâm lý gặp may
* Quả thật Ông Trời không có mắt, không chiếu cố anh ta lấy một lần? * Chỉ có làm người thật thà, vứt bỏ tâm lí cầu may mắn, thận trọng thiết thực từng li từng tí mới có thể thu hái được trái ngọt của hạnh phúc. Vừa mơ ước thành công, mơ ước tương lai tốt đẹp, lại không muốn tuân theo quy luật tất nhiên phát triển của sự vật khách quan, không muốn trả giá lao động vất vả, trả giá cho cuộc đời, thế là ấp ủ tâm lý may mắn, ảo tưởng dựa vào một số nguyên nhân ngẫu nhiên giành thành công nhẹ nhàng ngon xơi. Ðây là một kiểu nhân sinh đáng buồn sống trong ảo giác. -Bạn hãy nhìn xem, kia là một người chỉ muốn dựa vào may mắn để thành công. Anh ta đang rụt cổ, lồng hai tay vào nhau, ngửa mặt lên trời, đang tưởng tượng ở đó: - Sẽ có một ngày tôi gặp được thời cơ mang lại. Nhiều người đã xem tướng cho tôi nói số mệnh của tôi rất tốt, trung niên có thể đại phát, cuối đời giàu có thoải mái. Người ta đều nói tôi là người có tướng tốt đến lúc đó vận may sẽ có thể đến. - Ðừng xem tôi tạm thời hiện nay chưa được. Kỳ thực chưa biết chừng tôi có thiên tài sáng tạo. Tương lai chưa chừng người Trung Quốc đầu tiên giành được giải Nobel lại chính là tôi. - Một ngày nào đó linh cảm đột nhiên xuất hiện, tôi sẽ có thể giành được thành công. Linh cảm sớm muộn đều sẽ lóe hiện lên trong đầu óc của tôi. - Có lẽ có thể có một nhân vật lớn nào đó sẽ tiến cử tôi, giúp tôi một tay, tôi sẽ có thể vượt lên trên mọi người. - Có lẽ có một ngày nào đó tôi gặp được khoản thưởng độc đắc, một vé thưởng mua hàng độc đắc, một tờ lịch năm mới có thưởng đặc biệt, chẳng phải là phút chốc đã phát giàu không? Hà tất phải gian khổ vất vả tích lũy từng xu từng đồng? - Chưa biết chừng một ngày nào đó có một kỳ tích nào đó xuất hiện, tôi sẽ có thể thăng chức rất nhanh sẽ có thể phất một khoản to. - Ông Trời có mắt, chắc sẽ chiếu cố tôi một lần. ... Nhưng, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, thời gian không phải một ngày đã qua đi. Anh ta từ lúc thiếu thời đến thời trung niên, chốc lát lại từ trung niên đến tráng niên, phút chốc lại từ tráng niên về già. Vận may mà anh ta mơ ước cho đến nay vẫn không thấy manh mối. Giải thưởng Nobel mà anh ta hằng mơ ước còn cách tên anh ghi đến mười vạn tám ngàn dặm, linh cảm mà anh ta mơ tưởng cũng vẫn còn chưa đến, nhân vật lớn mà anh ta mơ tưởng cũng còn chưa thấy tăm hơi, giải thưởng đặc biệt vẫn chưa từng gặp, kỳ tích vẫn cứ chưa xuất hiện. Quả thật là ông Trời không mắt, không chiếu cố anh ta lấy một lần? Ðúng thế, Ông Trời quả thực không có mắt, vĩnh viễn cũng không thể đi chiếu cố anh ta được. Chúng ta nếu như có chút lòng nhân từ, nên hét cho anh ta một tiếng to thức tỉnh giấc mộng hoàng lương của anh ta... Ðương nhiên, mọi người đều khát vọng tốt đẹp. Không ngừng theo đuổi tương lai tốt đẹp bản thân chính là một cách làm đẹp. Mọi người đều ít nhiều có một chút năng lực tưởng tượng. Giống như bạn, tưởng tượng ra hàng loạt giấc mộng đẹp đẽ kia, hàng loạt ảo giác kia, một tòa ảo cảnh kia, một đám mây ở tận chân trời kia, thực ra là rất dễ dàng, hầu như mỗi người đều tưởng tượng ra được. Song, ảo mộng mãi mãi chỉ là ảo mộng, nó quyết không thể thay được sự thật. Bạn còn một ngày không tỉnh ngộ ra, không chịu hành động, thì sẽ còn một ngày bạn chỉ có thể ở lại trong ảo mộng, đi theo đuổi mơ tưởng hão huyền của bạn. Có lẽ bạn đã từng theo đuổi giá trị đứng "nhai đại trước cửa hàng thịt" để thỏa mãn tuy không được thịt nhưng được khoan khoái dễ chịu phải không? Có lẽ bạn bằng lòng ôm hôn cuộc đời tự tê liệt, tự lừa gạt này chăng? Thế thì bạn sẽ mãi mãi, mãi mãi sẽ ăn bánh vẽ cho đỡ đói, mãi mãi yêu theo kiểu Plato nhé! Ðiều đó chẳng phải là còn đau khổ hơn nhìn thẳng vào hiện thực chăng? Ðương nhiên những thứ mà bạn tưởng tượng ra, đều có khả năng ngẫu nhiên thực hiện. Nhưng bạn nên biết rằng, tất cả mọi cái ngẫu nhiên đều nằm trong cái tất nhiên, chỉ có điều là trong tất nhiên mới có thể nhìn thấy ngẫu nhiên, mà bạn lại vừa khéo là vượt qua tất nhiên trơ trọi một mình chọn thẳng ngẫu nhiên. Ðây chẳng phải là bạn đang làm trò đùa đối với sinh mệnh của mình, phải không? Trong tất cả mọi việc may mắn của bạn, cái gọi là thiên tài hay đại loại như linh cảm, thậm chí đến tính ngẫu nhiên cũng không tồn tại. Một phần mười của thiên tài là linh cảm, chín phần mười là máu và mồ hôi, đây là một đạo lý mà mọi người đều biết. Gorki nói có vẻ văn học một chút, song cũng rất là thực tế. Ông nói: "Cái trời phú cho người giống như một đốm lửa, vừa có thể tắt ngúm, cũng có thể bùng cháy. Mà phương pháp làm cho nó bùng cháy lên thành một ngọn lửa hừng hực thì chỉ có một - đó là lao động, lao động nữa. Thiên tài chính là lao động". Bạn hãy xem, nhà danh họa Liêpin cũng có cảm nghĩ như thế. Ông nói: Cái gọi là linh cảm, chẳng qua là lao động ngoan cường mà giành được phần thưởng. Trersepski mang giọng châm biếm đã nói với những thanh niên: Linh cảm là một người khách không thích đến thăm những anh chàng lười biếng. Nhà thơ vĩ đại Heinrich Heine cảm khái muôn phần nói với chúng ta: Người ta đang ba hoa khoác lác những cái trời phú và linh cảm ở đó, còn tôi lại giống như người thợ kim hoàn đánh dây chuyền đang chăm chú lao động đem những chiếc vòng nhỏ xíu nối lại với nhau một cách khéo léo. Bạn có tin chăng? Các vị như Heine nói trên đều là những bậc thiên tài một thời, thiên tài của họ bắt nguồn từ sự cần mẫn, từ lao động, từ máu và nước mắt ngưng kết nên. Bạn chỉ có thể chăm chỉ cố gắng giống như họ, hao tổn máu và nước mắt to lớn giống như thế, mới có khả năng trở thành thiên tài. Thiên tài, linh cảm quyết không phải sản phẩm của tưởng tượng, quyết không phải may mắn mà thành. Còn đối với cái gọi là trúng vé độc đắc mà bạn tưởng tượng ra, không loại trừ có ngẫu nhiên này tồn tại. Nhưng đó là việc ngẫu nhiên hiếm có biết bao! Bạn chẳng lẽ bằng lòng gửi gắm lý tưởng của mình vào tia hy vọng mỏng manh một phần mấy chục vạn đến một phần mấy chục triệu hoặc một phần trăm triệu thậm chí một phần mấy trăm triệu chăng? Bạn không cảm thấy quá khôi hài và buồn cười chăng? Cho dù bạn trúng vé thưởng độc đắc, giành được khoản tiền lớn ngoài ý muốn, ngoài việc vì tăng được một chút tài sản, nhất thời kích động hưng phấn một hồi ra, còn có ý nghĩa gì khác nữa? Chẳng lẽ toàn bộ giá trị, toàn bộ ý nghĩa của cuộc đời bạn chỉ ở chỗ được một chút tài sản do may mắn ngoài ý muốn này chăng? Còn có linh hồn của bạn, tinh thần của bạn nữa, đặt để ở nơi nào? Cái giành được do may mắn đó liệu có thể làm cho linh hồn của bạn thăng hoa được không? Một cái thân xác mà linh hồn uể oải thì hạnh phúc ở đâu? Không nên ngụy trang nữa. Phần lớn những người đem cuộc đời gửi gắm vào may mắn đều là lười biếng. Ðã lười biếng lại còn thèm muốn ước mong quá cao, ngọn nguồn của bi kịch của nó chính là tại chỗ này. Chỉ có làm người thật thà, vứt bỏ tâm lý cầu may mắn, thận trọng thiết thực, từng ly từng tý mới có thể thu hái được trái ngọt của hạnh phúc.
78. Khoảnh khắc sản sinh tư tưởng chán nghề
* Người luôn luôn chán nghề mình làm, xưa nay chưa hề hình thành nổi ưu thế và sở trường của mình. * Thà theo đuổi một nghề để đào tạo sâu, đừng ham nhiều mà cả hai đều hỏng. Trong những người đến cùng mà một việc cũng không thành, phần nhiều là những người "đứng núi này trông núi nọ", làm việc nào chán việc đó. Trong nhân viên của một công ty, một cơ quan, những người không xứng đáng với chức vụ, thường bị người ta quở trách, "bị riềng" cũng phần nhiều là những người chán nghề nghiệp của mình. Những người này hầu như có bệnh chán nghề nghiệp như là một cố tật. Anh ta luôn cảm thấy nghề nghiệp mình đang làm là kém nhất trong tất cả mọi nghề nghiệp. Không tốt bằng nghề khác. Anh ta khi làm thầy giáo cảm thấy nghề thầy giáo là nghề kém nhất, hàng ngày hít thở bụi phấn, mà còn là cửa nha môn uống nước lã. Bạn nhìn thấy người ta là nhân viên ngân hàng ngồi trong phòng có điều hòa nhiệt độ không khí, thoải mái biết mấy. Hơn nữa hàng bó tiền lớn đều từ tay họ đi chẳng đến nỗi nghèo như giáo viên. Anh ta khi làm nhân viên ngân hàng, lại cảm thấy nhân viên ngân hàng là nghề tồi nhất, hàng ngày giống như một cái máy, chỉ ÐÁNH BẠN VỚI MẤY CHỮ SỐ Ả Rập và giấy bạc, chẳng có ý nghĩa gì. Bạn nhìn thấy người ta là nhà báo nghênh ngang biết mấy, luôn được đi đây đó, đến đâu cũng được đón như thượng khách. Khi anh ta làm nhà báo lại cảm thấy nhà báo là nghề kém nhất. Chạy đông chạy tây, cuộc sống không ổn định, không có quy luật, hàng ngày viết được một mẩu bài báo, gió vừa thổi qua đã bay đi không biết đâu mà tìm. Bạn xem người ta là biên tập vĩ đại biết mấy, từng quyển, từng quyển sách đồ sộ do tay anh ta biên tập ra, có quyển còn có thể lưu truyền đến trăm đời sau. Khi anh ta làm biên tập, lại cảm thấy biên tập là nghề rất tồi. Người làm dâu trăm họ, tâm huyết một đời của mình dốc đổ vào người khác. Sách là do tác giả viết, ai người ta thèm để ý đến cái anh thợ biên tập? Bạn hãy nhìn người ta... Ðã đành anh ta luôn chán ghét nghề nghiệp của mình, sự kém cỏi biểu hiện nghề nghiệp và thành quả nghề nghiệp của anh ta cũng do đó có thể thấy được rồi. Anh ta luôn không an tâm công việc của mình, từ không biết nghĩ đến việc đi sâu vào nghiệp vụ, nâng cao năng lực nghiệp vụ của nghề nghiệp mình đang làm, càng không biết nghĩ đến phát triển mình trên cương vị công tác này như thế nào. Anh ta xưa nay vẫn chỉ lấy thái độ ứng phó với việc vặt được giao làm theo kiểu "một ngày làm Hòa thượng thì đánh chuông một ngày", không sinh động hoạt bát, rệu rã mỏi mệt, hoặc là tư tưởng không tập trung, "người ở bên Tào, lòng ở bên Hán", lúc nào cũng chờ đợi cơ hội ở nơi khác có chỗ nào trống, một khi phát hiện ra anh ta sẽ nhảy qua. Sau khi nhảy sang có thể cũng được khoảng ba hôm hào hứng, sau ba hôm lại bắt đầu chán nản, bệnh cũ lại mắc lại. Anh ta bất kể là ở chỗ nào, bất kể làm nghề gì, đều là thuộc hàng loại ba. Bơ phờ, buồn bực không vui. Như thế, anh ta không thể có bất cứ thành tựu xuất sắc nào. Trên thực tế, những người luôn luôn chán nghề mình đang làm từ trước đến nay sẽ không hình thành nổi ưu thế và sở trường của mình, anh ta không biết mình rốt cục nên làm gì, do đó anh ta không có mục tiêu theo đuổi rõ ràng nào cả. Một đời người cứ lơ mơ như vậy trôi đi một cách tầm thường chẳng có tài cán gì. Nếu bạn thuộc hạng của những người này, cần phải sửa lại quan niệm và hành vi của bạn, không thể đồng bọn với loại người này được, bạn phải nên trái ngược với những người này làm một người trọng nghề và vui với nghề nghiệp. Ðặc điểm nổi bật nhất của người trọng nghề và vui với nghề là làm nghề nào, yêu nghề đó, đi sâu vào nghề đó. Bất kể trong lĩnh vực của nghề này anh ta cuối cùng có thể giành được thành tựu to lớn hay không, nhưng do anh ta yêu chuộng nghề nghiệp của mình, cho nên trên cương vị công tác anh ta luôn luôn cần cù, tận tụy, trung thành với chức vụ, hơn nữa làm vui vẻ thoải mái. Chỉ ở điểm này thôi, chúng ta cũng có thể phán đoán được những người trọng nghề và vui nghề dễ dàng giành được thành tựu sự nghiệp tương đối lớn. Bất cứ một người nào dưới ảnh hưởng của tâm trạng vui vẻ thoải mái đều tỏ ra có trí lực và thể lực cao hơn so với dưới ảnh hưởng của tâm trạng chán nản buồn phiền, cho nên thành tích công tác của người trọng nghề vui nghề phần lớn đều có thể cao hơn những người chán nghề của mình. Nhưng, khi bạn phát hiện mình quả thực không thích nghi với công việc đang làm trước mắt, cảm thấy có ưu thế và sở trường của mình trên một ngành nghề khác nào đó, vì thế mà muốn nhảy sang, thay đổi nghề nghiệp, đi làm việc mà bạn thích và lại hợp với bạn làm, đây là một sự chọn lựa hoàn toàn sáng suốt. Căn cứ vào sở trường của mình, dứt khoát điều chỉnh lại mình như thế thì so sánh với những người chán nghề nghiệp là hoàn toàn khác. Việc sau là không có mục tiêu, mà bạn là có mục tiêu theo đuổi rõ ràng. Việc sau không có hoặc chưa phát hiện ưu thế và sở trường của mình, còn bạn thì hoàn toàn rõ ràng ưu thế và sở trường của mình. Nếu như ở một nơi nào đó hoặc trong một đơn vị nào đó vì quan hệ nhân sự, bởi vì cảm thấy mình chưa được trọng dụng hoặc có tài mà không phát huy được, làm việc không thoải mái trong lòng mà muốn nhảy sang một ngành kỹ thuật cao hơn, đây có thể cũng là một cách chọn lựa đúng đắn, sáng suốt, điều này càng khác với những người chán nghề, người sau là chán nghề nghiệp mình đang làm, còn bạn thật ra không phải là chán nghề mình đang làm, chỉ là chán cái địa phương này, đơn vị này, sau khi nhảy sang nơi khác bạn có thể vẫn làm nghề nghiệp vốn có của mình. Nếu như bạn đích thực sản sinh cảm giác chán nghề, cũng không có mục tiêu theo đuổi rõ ràng, không có sở trường và ưu thế nổi bật, thế thì hãy nhìn thẳng vào hiện thực, cứ rèn luyện lòng kiên nhẫn trong ngành nghề này, bồi dưỡng nên hứng thú, hình thành ưu thế và sở trường, đây là quyết sách đẹp nhất của bạn. Hứng thú, ưu thế và sở trường thật ra không phải vừa sinh ra đã có, mà chỉ có thể hình thành trong thực tiễn. Không ai vừa sinh ra đã thích làm nhà báo, không ai vừa sinh ra đã có ưu thế và sở trường làm nhà báo, mà chỉ có thể trong cuộc sống làm nhà báo dần dần hình thành. Hứng thú, ưu thế và sở trường, cả ba cái đó có thể cùng ảnh hưởng nhau, cùng bổ ích cho nhau. Thời gian bạn dùng lòng kiên nhẫn làm một nghề nào đó càng lâu, bạn lại có sở trường làm việc này, từ đó sẽ có thể sản sinh hứng thú đối với nghề nghiệp, do đó hình thành ưu thế của bạn về phương diện này. Trái lại, một khi bạn hình thành được ưu thế của mình ở một phương diện nào đó thì hứng thú của bạn đối với nghề đó sẽ càng thêm sâu đậm, từ đó sở trường của bạn làm việc này sẽ càng thêm nổi bật. Vấn đề chủ chốt hàng đầu là ở chỗ lòng kiên nhẫn của bạn. "Lòng kiên nhẫn tức thiên tài" - nhà văn Pháp Buphâng đã nói như thế. Nếu như bạn thiếu lòng kiên nhẫn đó, một khi chán và dễ dàng thay đổi nghề, như thế hứng thú của bạn, sở trường và ưu thế của bạn có thể vĩnh viễn không thể hình thành, bạn sẽ có thể vĩnh viễn hời hợt, chán tất cả. Kiềm chế nông nổi, huấn luyện kiên nhẫn, có lẽ là biện pháp tốt kiềm chế cảm giác chán nghề. Fuloupai viết tiểu thuyết, có khi một tuần lễ chỉ có thể viết được 2 trang, có khi 6 tuần lễ chỉ viết được 25 trang, có khi 2 tháng chỉ có thể viết được 27 trang. Việc này cần lòng kiên nhẫn biết mấy! Không có lòng kiên nhẫn này, thì sách "Baofali phu nhân" mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử văn học Pháp có thể ra đời được chăng? Thà theo đuổi một nghề để đào tạo sâu, đừng ham nghi với mình rồi thì phải trau dồi cho tinh thông, phải phát triển, quyết không thể giữa chừng vứt bỏ một cách nhẹ nhàng. Bằng không thì hết chán cái này lại chán cái kia, nhảy sang phải chán lại nhảy sang trái, chạy đông chạy tây khắp nơi, đến cuối cùng cái gì cũng không biết, việc gì cũng làm không nên, há chẳng đáng buồn sao! Bài thơ thương hại người ngu của Tống ứng Tinh, nhà khoa học đời Minh, có thể có tác dụng nhắc nhở chúng ta, ông đã viết:
Một đời ta có được bao lăm? Ðọc sách thì thôi đọc binh thư. Suy Nam nghĩ Bắc chi thêm mệt, Ðứng trước gương soi thấy đã già.