* Anh ta hại người khác một ít, còn anh ta sẽ có thể hại mình nhiều hơn. * Nếu như thế giới này mọi người đều cùng bộ mặt, cùng lòng dạ đơn điệu như nhau, thế thì chúng ta không biết phải đau lòng biết bao nhiêu. Ðây là một câu chuyện có thật. Chỉ vì để giảm bớt những phiền phức không cần thiết, nên đã giấu họ tên thật của họ đi mà thay vào đó bằng cái tên khác. Bao Văn là một cán bộ chủ chốt, trình độ tương đối cao, khả năng tương đối giỏi của một đơn vị cấp tỉnh. Qua khảo sát của các bộ phận cấp trên chuẩn bị đề bạt trọng dụng và đã thông báo cho anh ta biết sắp sửa ra quyết định điều động. Ðồng nghiệp của Bao Văn là Lê Sơn Ngụy biết tin, liền lửa ghen tị bốc lên. Thế là thông đồng với mấy đồng nghiệp bình thường một lòng chỉ muốn ngoi lên nhưng chưa đạt nguyện vọng, thêu dệt nên mấy ?vấn đề? của Bao Văn. Tiếp đó Lê Sơn Ngụy năm lần bảy lượt đến cấp trên và nhà lãnh đạo báo cáo các vấn đề của Bao Văn và kiến nghị lãnh đạo đến những người này, người nọ (đồng nghiệp trong mạng lưới của Ngụy) điều tra xác thực. Vị lãnh đạo này quả nhiên đã theo lời của Ngụy làm cuộc ?Kiểm tra?, cộng thêm việc sợ phải đảm nhận trách nhiệm chính trị, do đó đã hủy bỏ lệnh điều động, gác việc của Bao Văn lại, sau đó vứt đó bỏ mặc. Bao Văn đối với việc này vẫn không hề hay biết, đối với việc lâu lâu không ra quyết định điều động cũng chỉ tưởng là cơ quan cấp trên về điều chỉnh nhân sự đã gặp phải phiền phức gì ngoài ý muốn, hoặc tạm thời thay đổi ý định, cảm thấy việc đó cũng không có gì lạ. Nhưng người ta đều lần lượt truyền tin đến tới tấp nói Bao Văn chưa được cấp trên điều động là do Lê Sơn Ngụy tố cáo lên cấp trên. Bao Văn không muốn tin đó là sự thật. Anh ta không có thù oán với Lê Sơn Ngụy, hơn nữa quan hệ thông thường vẫn được xem là tương đối tốt. Nhưng, Lê Sơn Ngụy có tật giật mình, một hôm anh ta không khảo mà xưng đã nói với Bao Văn: ?Tôi chỉ nói vấn đề của bạn trong phạm vi nhỏ, quyết không hề nói trước mặt lãnh đạo, tại sao bạn nói bạn chưa được điều động lên là do tôi đi tố cáo bạn?. Bao Văn lúc này mới bừng tỉnh ngộ. Trước đây anh ta chưa hề nghi ngờ Ngụy đi tố cáo, Ngụy vô hình trung đã bộc lộ mình một cách triệt để, chính là Ngụy ngấm ngầm phá rồi! Về sau qua chứng thực Lê Sơn Ngụy chính là kẻ vạch mưu và kẻ hành động tích cực ngấm ngầm mưu toan đối với Bao Văn. Bao Văn lúc này mới biết: Lê Sơn Ngụy bình thường rất thích xuất đầu lộ diện, Lê Sơn Ngụy bình thường quan hệ với mình rất tốt chính là một kẻ tiểu nhân ti tiện. Anh ta hầm hầm nổi giận từng muốn tìm hai người bạn nữa đánh Lê Sơn Ngụy một trận nên thân để dạy cho anh ta bài học, để anh ta biết mưu toan với người khác cuối cùng không có kết cục tốt. Bao Văn cuối cùng đã không làm như thế. Anh nghĩ, đau đớn của thể xác chỉ là tạm thời, ở ngoài mặt da, không thể làm thay đổi lòng dạ ti tiện của kẻ tiểu nhân; còn mình lại có nhiều việc đứng đắn phải làm, tại sao phải đem thời gian và tinh lực lãng phí vào trong việc vô vị này! Hãy để cho kẻ ti tiện chịu sự tự giày vò trong lòng, nếu như anh ta còn có một chút lương tâm. Phàm người ngấm ngầm toan tính người khác mà lại mãn nguyện, có thể anh ta có được một trận đắc ý: Như thế nào? Tôi lên không được, bạn cũng không thể lên được, tôi bảo bạn không lên được là bạn không thể lên được mà. Nhưng điều vui vẻ đáng thương này không thể kéo dài, nó sẽ rất nhanh chóng có thể tiêu biến và nhạt đi theo dòng thời gian. Sau đó, sự trống trải trong lòng và ngơ ngác vẫn tồn tại như cũ. Tổn thất lớn hơn của anh ta là ở chỗ: trước mặt người khác anh ta đã bộc lộ lòng dạ tiểu nhân của mình, lại trước mặt lãnh đạo đã bộc lộ lòng dạ của kẻ tiểu nhân. Mặc dù lãnh đạo tạm thời tiếp nhận ý kiến của anh ta, nhưng bất cứ một người có tư duy bình thường đều có thể nhận thức được một người vì đố kị mà đi tố cáo người khác quyết không thể là người tốt, cũng quyết không thể trọng dụng anh ta. Anh ta đã bộc lộ lòng dạ của kẻ tiểu nhân trong số đông đồng nghiệp ở đơn vị, đồng nghiệp tự nhiên sẽ xem thường anh ta. Việc không tín nhiệm của cấp trên và sự khinh bỉ của đồng nghiệp sớm muộn anh ta sẽ cảm nhận được. Một khi có cảm giác này sẽ là lúc trong lòng anh ta không yên và không chịu nổi. Phàm một người bằng lòng tiêu phí thời gian và tinh lực vào việc mưu toan hại người khác, anh ta không thể giành được thành tựu gì chân chính trong sự nghiệp. Trước tiên cảm giác yên tĩnh của tâm lý anh ta tất nhiên bị phá vỡ, con người một khi không giữ được yên tĩnh trong lòng, mà tràn đầy nỗi bất an và khó chịu thì liệu còn có thể làm nên việc lớn gì được chăng? Phàm là người ngấm ngầm mưu toan người khác đều là ghen tị người khác, hòng chuyển cái tốt mà người khác có thể được thành cái được của anh ta. Lòng tham lam của kẻ tiểu nhân này thường thường làm cho anh ta ngược lại lại tổn hại đến những cái mà mình có thể có được. Có thể anh ta vẫn còn nhất thời giành được thành quả của người khác, nhưng xét đến cùng việc ?chiếm đoạt? này đều là rất có hạn. Ða số trường hợp là người khác bị anh ta phá hủy một ít, còn anh ta lại sẽ phá hoại mình nhiều hơn. Thậm chí có lúc anh ta bề ngoài phá người khác, trên thực tế có thể về hiệu quả khách quan thì người khác không mảy may bị tổn hại, mà chỉ có làm tổn hại bản thân anh ta. Người ngấm ngầm mưu toan người khác phần lớn đều lòng dạ đê tiện, ?muốn làm gái điếm lại muốn dựng cổng chào?, không dám công khai vật lộn và cạnh tranh với người. Anh ta muốn phá hoại người khác lại không có dũng khí công khai phá hoại người khác, không dám đấu trận trực diện. ẨN NÁU TRONG NGẤM NGẦM ÐỂ VẠCH ÂM MƯU NGỤY kế, cuối cùng đã gánh lấy sự sợ sệt bị người ta phát hiện, bị người ta khám phá ra. Việc đó lại trở thành một ám ảnh trong tâm linh của anh ta, cắn xé sinh mệnh đáng hổ thẹn của anh ta. Sau trận này, Bao Văn cảm thấy mình thực tế cao thượng hơn Lê Sơn Ngụy rất nhiều, cảm giác này làm cho anh ta thấy không giận nổi đối với Lê Sơn Ngụy, anh ta chỉ thấy thương hại Ngụy, nhiều nhất cũng chỉ có một chút khinh thường Ngụy mà thôi. Bao Văn suy nghĩ, nếu như đi giận một con người tiểu nhân ti tiện là bạn đang lãng phí cái "giận" này đôi khi có thể kích phát được tình cảm ý chí của con người. Một kẻ tiểu nhân ti tiện chỉ có thể ngấm ngầm mưu toan bạn, thực tế khó có thể kích phát được lòng nổi giận, nổi cáu của bạn. Đôi lúc ngẫm nghĩ lại có thể cảm thấy có chút buồn cười. Cuộc sống thật phong phú muôn màu muôn vẻ, đủ mọi kiểu nhân sinh, đủ mọi kiểu thi thố làm cho chúng ta hởi lòng hởi dạ. Nếu như thế giới này mọi người đều cùng khuôn mặt, cùng lòng dạ đơn điệu như nhau, thì chúng ta không biết phải đau lòng biết bao nhiêu. Bao Văn không đau lòng. Về sau mỗi khi nhìn thấy Lê Sơn Ngụy, vẫn như xưa gật đầu với anh ta. Khi Lê Sơn Ngụy nhìn thấy Bao Văn cũng gật chào, anh ta không biết đoán ra sao. Anh ta có thể nghi ngờ Bao Văn trong động tác gật đầu với anh ta như hôm nay ẩn chứa vẻ trào phúng và khinh bỉ, không giống với cái gật trước đây. Ðược cái may là Bao Văn chưa vì việc tố cáo của Ngụy mà bị vấp váp điều gì. Anh vẫn như trước đây cần cù tận tụy làm việc, lãnh đạo và đồng nghiệp vẫn nhìn anh ta như những ngày trước đây. Mấy người mới đầu bị Lê Sơn Ngụy lôi kéo nêu "vấn đề" Bao Văn cũng có phần e thẹn, trong đó có một người nói với Bao Văn: -"Anh từ nay về sau nên đề phòng Lê Sơn Ngụy một chút nhé!" Bao Văn chỉ mỉm cười. Bao Văn nghĩ, mặc dù có người ngấm ngầm cản trở, làm cho bạn vấp ngã mạnh , kỳ thực cũng chẳng sao. Bạn bò dậy, đập phủi đất bụi bám trên mình vẫn là một anh hùng. Kẻ ngấm ngầm quấy phá vẫn là một con gấu chó. Bạn chỉ cần mở to mắt nhìn, nhớ kỹ đặc điểm tướng mạo của anh ta, biết được dấu hiệu của kẻ lòng dạ không ngay thẳng. Về sau đề phòng anh một chút sẽ là rất cần thiết. Bạn vẫn hướng về phía trước đi theo con đường của bạn.
59. Khoảnh khắc bản thân ở vào hoàn cảnh ác liệt
* Phẩm chất xấu có thể bộc lộ trong hạnh phúc, phẩm chất tốt đẹp nhất cũng chính được hiện rõ trong nghịch cảnh. * Vĩ nhân sở dĩ vĩ đại chính là ở chỗ họ đã vượt qua thảm họa, đã chiến thắng hiểm trở. Du thuyền trên mặt hồ gió im sóng lặng, chẳng cần dùng đến nhiều kỹ xảo và kinh nghiệm hàng hải lâu năm. Chỉ có khi mặt biển bị những cơn giông tố làm nổi giận, đùng đùng cuộn sóng, dựng đứng như núi, tàu thuyền lâm vào tai nạn hủy diệt, người ngồi trong tầu thuyền hết hồn hết vía sợ hãi vạn phần, thì khả năng hàng hải của trưởng tàu thuyền mới có thể được thử thách. Ðây là ý đại khái của một buổi nói chuyện của Tiến sĩ Malton. Khi bạn ở vào tình trạng kinh tế quẫn bách, đời sống gặp khó khăn, sự nghiệp ảm đạm, bạn hãy nghĩ đến những lời này, chỉ có lúc như vậy mới có thể tự phát hiện mình, bạn là một trang nam tử dũng cảm kiên nghị hay là một kẻ yếu hèn, một con hổ giấy nói đến hổ là đã hết hồn hết vía? Thời loạn xuất hiện anh hùng. Tất cả mọi anh hùng hào kiệt trong lịch sử đều xuất hiện trong phong ba bão táp. Nói chung, một cuộc đời kiệt xuất đều sản sinh trong những khó khăn trắc trở trùng điệp, sản sinh trong cảnh đời vô cùng ác liệt. Những nơi ấm áp mặt trời tỏa chiếu, ở chốn mâm bát ngổn ngang, cốc chén lộn xộn tràn ngập tiếng hát tiếng cười, ở trong màn the xanh đang mẩn mê trong lạc thú, quyết không thể nung đúc nên một cuộc đời kiệt xuất. Loài người lại phải đối mặt với một đạo lý trái ngược, một khó khăn không giải quyết nổi. Bởi vì ai không theo đuổi tốt đẹp, ai không khát vọng ấm áp? Còn một khi bạn có hết tất cả một cách quá dễ dàng, thì mọi tâm tính tốt đẹp: Vĩ đại, kiệt xuất và thanh cao tao nhã đều sẽ dần dần rời khỏi bạn ra đi, linh hồn và phẩm cách sẽ dần dần bị bạn lãng quên. Ðịnh mệnh đời người phải cố gắng phấn đấu. Phải không ngừng đẩy xô đá mà lên núi, phải phá núi mở đường không bao giờ hết, phải không nghỉ ngơi theo đuổi mặt trời. Dù cho bạn đã biết rõ ràng Kuafu vì theo đuổi mặt trời đã chết khát giữa đường hóa thành rừng hoa đào, bạn vẫn phải đi theo đuổi mặt trời. Ðối mặt với thảm họa, bạn không thể dừng lại, bạn mà dừng lại kết cục có thể càng ảm đạm hơn. Ðây phải chăng là nỗi đau lớn và oanh liệt của loài người? Hoặc cũng là cái vĩ đại và kiệt xuất của loài người ở chỗ đó? Quan hệ của đời người với hoàn cảnh ác liệt quả thực là như vậy đó. Cuối cùng bạn nhảy vào thứ quyến rũ nào? Nhảy vào nơi ấm áp! Có lẽ đó chỉ là một ảo tưởng, một ngôi lầu cao ở thành phố, một giấc mộng vĩnh viễn khó mà thực hiện được. Nếu như bạn mê mẩn với nó, cầu xin với nó, bạn sẽ sa ngã vào nơi vực thẳm không phương cứu chữa. Chiến thắng hoàn cảnh ác liệt! Dùng trí tuệ của bạn, dùng tinh thần cần cù chịu khó của bạn cải thiện hoàn cảnh sáng tạo ra cuộc sống lý tưởng. Sinh mệnh của bạn sẽ trong quá trình sáng tạo được nhân rộng ra và phát huy. Chỉ cần bạn kiên trì đến cùng, bạn cuối cùng sẽ chiến thắng gió to sóng dữ, tránh được đá ngầm vượt tới bờ phía bên kia cần đến. Sự khác biệt của hai cái chỉ ở chỗ thái độ đối với quá trình: cái trước là hòng tránh quá trình mà thẳng tới giành lấy kết quả, còn cái sau là xem quá trình nặng hơn kết quả. Kết cục cũng chỉ là: không trải qua tám mươi mốt gian nan thì đừng hòng thành chính quả, đừng hòng nhận được chân kinh. Hãy vứt bỏ ước vọng hão huyền và những ý nghĩ ngông cuồng, không lẩn tránh thảm họa, không trực tiếp theo đuổi những ảo mộng vốn không có cách để thực hiện. Hãy nhìn thẳng vào cuộc đời ảm đạm, chiến thắng nó. hãy nhìn thẳng vào lưỡi lê vấy máu đẩy nó đi. Ðây cũng là một loại hình của cuộc đời. Cuối cùng họ giành được thắng lợi, ôm ấp được huy hoàng, ảo mộng cũng có thể biến thành hiện thực. Nghèo hèn đáng thương, nhưng danh vọng vẫn thành. Hãy xem một loạt cuộc đời kiệt xuất dưới đây: Nhan Hồi, người học trò được Khổng Tử ưa thích nhất, một giỏ cơm, một bầu nước, ở trong ngõ hẻm, người khác không chịu nổi nỗi buồn thương đó, nhưng Nhan Hồi cũng không thay đổi nguồn vui đó. Tônstôi, Ðácuyn, Niutơn, Nhạc Phi, Phạm Trọng Yêm, Hải Thụy, Nhiếp Nhĩ, họ đều là những người mất cha mất mẹ lúc chưa đầy 4 tuổi, đã từng chịu nỗi cay đắng gian nan của cuộc sống, lắt lay trong vô vàn gian khổ ở lớp tận cùng của cuộc sống, cuối cùng mới chiến thắng hoàn cảnh ác liệt, có được cuộc đời huy hoàng. Anđecxen, nhà viết chuyện nhi đồng nổi tiếng thế giới sinh ra trong một gia đình thợ giày nghèo khó. Cha ông thường bị thất nghiệp, dựa vào mẹ giặt quần áo thuê cho người khác để duy trì sinh kế. Khi ông mới sinh, ở trong nhà không có nổi một chiếc giường, cả nhà ngủ trên một chiếc giá gỗ để gác quan tài! Do nghèo khổ, Anđecxen không có cơ hội đi học, khi mười tuổi vẫn còn đang lang thang trên đường phố Copenhagen thủ đô Ðan Mạch. Khi Saiwantix viết "Tanjiehede", nghèo đến nỗi không có tiền mua giấy viết bản thảo. Wirieligh trong cuộc sống cầm tù 13 năm đã viết nên cuốn "Lịch sử thế giới" nổi tiếng khắp thế giới. Luthơ khi bị cầm tù tại Vathbur, đã dịch "Kinh Thánh" ra tiếng Ðức. Từ đó ta thấy, những cuộc đời kiệt xuất đa số xuất thân từ những gia đình nghèo khổ bần hàn. Hành vi kiệt xuất của họ cũng phần nhiều đi kèm với hoàn cảnh hiểm nghèo. Cho nên, ?Kinh Thánh. Tân ước? đã gợi ý người ta thông qua nghịch cảnh để giành hạnh phúc. Á THÁNH (Mạnh Tử) đã khẩn thiết khuyên răn người đời: ?sống trong gian nan khổ cực mà chết trong yên vui?. Có nhà học giả và nhà khoa học vĩ đại dùng ngôn ngữ như vần thơ đã viết: Mọi hạnh phúc tịnh không phải không có buồn phiền, còn mọi nghịch cảnh cũng quyết không phải không có hy vọng. Bức tranh thêu đẹp nhất là dùng một đóa hoa sáng đẹp lồng vào bối cảnh ảm đạm mà tuyệt nhiên không phải là dùng đóa hoa ảm đạm làm nổi bật bối cảnh sáng đẹp. Cũng như phẩm chất xấu có thể bộc lộ trong hạnh phúc, phẩm chất tốt đẹp nhất cũng chính được hiện rõ trong nghịch cảnh. Nhiều nhân vật vĩ đại trong lịch sử cũng chỉ có đến lúc, ngoại trừ dũng khí và lòng kiên nhẫn của chính họ ra, không còn có cái gì khác, đến lúc tai họa lớn sắp giáng xuống đầu, sắp tới chỗ tuyệt địa cần phải tìm ra cái sống từ cõi chết, mới hiện rõ ra nhân cách vĩ đại và sức mạnh không gì chống đỡ nổi của họ. Vĩ nhân sở dĩ vĩ đại chính là ở chỗ họ đã vượt qua thảm họa, đã chiến thắng hiểm trở. Ðời người sở dĩ tồn tại có ý nghĩa cũng là ở chỗ đời đã vượt qua đối với thảm họa và chiến thắng đối với hiểm trở.
60. Khoảnh khắc bị bạn bè thân thích ruồng bỏ
* Trên đường đời, tình hữu nghị là quan trọng, việc hiểu biết và ủng hộ của bạn bè thân thích là quan trọng. * Quyết không thể dựa mãi vào sự chi viện không hoàn lại của bạn bè thân thích. Người ỷ lại lâu dài đến cuối cùng về tình cảm phần lớn đều bị ruồng bỏ. Người phương Ðông chúng ta trọng luân lý đạo đức, trọng quan hệ nhân luân, coi trọng tình hữu nghị giữa bạn bè thân thích. Vì thân thích, có người có thể lao vào nơi nước sôi lửa bỏng; vì tình hữu nghị, có người có thể bỏ mình cho trọn vẹn điều nhân. Ngược lại, nếu bạn đối với bạn bè thân thích quá thờ ơ, người ta sẽ chỉ trích bạn là ?không nhận lục thân?, ?bất nhân bất nghĩa?. Dưới bối cảnh văn hóa này, giữa bạn bè thân thích đã diễn ra rất nhiều kịch vui giữa người với nhau. Ðồng cam cộng khổ và thuận hòa vui vẻ. Song, giữa bạn bè thân thích cũng từng có rất nhiều bi kịch từ thân thích thành kẻ thù, từ bạn bè thành kẻ địch phát triển đến mức đả kích lẫn nhau, tàn sát lẫn nhau. Bạn đặt vào trong quan hệ nhân luân như thế, có lẽ bạn được tài trợ của bạn bè thân thích, sống chan hòa với bạn bè thân thích, làm mọi việc sẽ thông suốt dễ dàng. Có thể bạn quan hệ với bạn bè thân thích xa lánh hoặc bị họ ruồng bỏ, thậm chí rơi vào vị trí bạn bè thân thích đều xa lánh, đi một bước không nổi. Bất kể bạn đóng vai trò gì trong xã hội, bất kể bạn tồn tại ở một hoàn cảnh nhân sinh ra sao, tóm lại là trên đường đời, tình hữu nghị là quan trọng, sự hiểu biết và ủng hộ của bạn bè thân thích là quan trọng. Bất kể là từ nhân tố tinh thần để xét hoặc là từ nhân tố vật chất để xét không có cái nào không như vậy cả. Tục ngữ có câu: ?Người để mất nhân tâm là mất thiên hạ?. Trong sách ?Tả truyện? có nói ?Chúng bạn đều xa rời, khó có được cứu giúp?. Nếu như bạn đã bị phần lớn bạn bè thân thích ruồng bỏ, như thế thì tìm lại sự hiểu biết và ủng hộ, tìm lại tình thân và tình hữu nghị, để những cái bị mất được tìm lại được, như thế là cách tốt nhất. Bị phần đông bạn bè thân thích ruồng bỏ, không nằm ngoài hai lý do: Một là bản thân bạn nhân phẩm không tốt, bạn chỉ muốn vớt vát được cái lợi từ bạn bè thân thích mà mình thì một cái lông không chịu mất, hoặc bạn chỉ là vì lợi ích của mình mà bất chấp tất cả để lợi dụng bạn bè thân thích, cả đến ngấm ngầm quấy rối, tổn hại đến lợi ích của bạn bè thân thích; hoặc bạn căn bản là một người tồi, chỉ đáng bị người khác coi thường và ruồng bỏ. Ðây là một cuộc đời cần tự mình phủ quyết, tự mình thiết kế lại. Giữa con người với nhau, bất kể thuộc quan hệ nhân luận như thế nào, về phương diện lợi ích vật chất hoặc tinh thần, mô thức ổn định cân bằng tất nhiên là lợi ích đều có dính dáng đến, tinh thần đều bổ trợ lẫn nhau. Nghĩa là sự hỗ trợ về vật chất làm cho có phúc lợi cùng hưởng, có rủi ro đều gánh chịu, hoặc về mặt tinh thần giành được sự thỏa mãn của các bên. Bạn muốn có được lợi ích thì cần phải có sự trả giá tương ứng - hoặc trả ra trước khi bạn được, hoặc trả ra sau khi bạn được. Giữa bạn bè thân thích, tình trạng một bên phải trả ra hoặc một bên thu được đều không thể duy trì quan hệ hữu nghị thân tình lâu dài, chân chính. Quan hệ bạn bè thân thích này, đôi lúc chỉ là sợ dư luận xã hội, nể mặt và hư vinh, bề ngoài đi lại giao tiếp, nhưng trên thực tế tịnh chẳng có tình nghĩa gì để nói nữa. Bạn cần phải nhận rõ thực chất của việc ?xã giao? này, quyết không thể dựa vào sự viện trợ không hoàn lại của bạn bè thân thích lâu dài được. Người ỷ lại lâu dài, đến cuối cùng về tình cảm phần lớn đều bị ruồng bỏ. Ðương nhiên, bản thân việc theo đuổi hai lợi ích vật chất và tinh thần cũng có thể bổ xung cho nhau. Giữa bạn bè thân thích, về phương diện vật chất một bên chi ra không đòi hỏi phải hoàn lại hoặc nói hoàn toàn cho đối phương, có lẽ anh ta về phương diện tinh thần đạt được một sự an ủi và thỏa mãn, đạt được lòng tự say sưa của đức tính tốt đẹp, cao thượng và từ đó tìm được sự cân bằng tâm lý sau khi chi bỏ lợi ích vật chất ra, do đó rất vui vẻ.
Còn tiền đề của sự cân bằng này phải là phía được cấp, được cho có tình cảm tốt đẹp: thành thực, lương thiện, khiêm tốn hoặc cần cù tiết kiệm giản dị. Bằng không, nếu như người được cấp, được cho làm bộ giả dối, thổi phồng nói khoác, hoặc lợi dụng người khác, phung phí xa hoa, như thế thì một khi người chi ra phát giác được mình bị lợi dụng, những thứ mình chi ra không được thực hiện một cách bình thường giá trị của nó, thế thì tâm lý của người chi ra lập tức sẽ có thể phát sinh nghiêng ngả, phá vỡ cân bằng và ngay lập tức ngừng chi. Quan hệ hữu nghị? thân tình trước đây cũng có thể theo đó bị đoạn tuyệt. Nếu như bạn thuộc người được cho, người được viện trợ này, với tình cảnh này bị ruồng bỏ sẽ là hợp lý. Lúc này, bạn phải hiểu sự ruồng bỏ này. Ðây là do phẩm cách của bạn không đứng đắn gây nên. Xoay chuyển cục diện lúng túng này chỉ ở chính bản thân bạn, tu dưỡng đức tính của mình, nâng cao năng lực sinh tồn của mình, tăng cường ý thức tự lập, dựng lại hình ảnh của bạn để đạt đến mục đích làm thay đổi cách nhìn của người khác đối với bạn. Việc này cần phải tổ chức lại mình một cách lâu dài không mệt mỏi. Nhưng chỉ cần giữ nó được lâu mãi, cuối cùng bạn có thể ra khỏi cảnh ngộ khó khăn, nhận lại được sự hoan nghênh của bạn bè thân thích. Tình hữu nghị có thể gọi lại được. Nguyên nhân thứ hai của việc bị bạn bè thân thích ruồng bỏ là ở việc làm của bạn, chọn lựa của bạn sai khác nhiều với mọi người, lại có cá tính lập dị không thể làm cho người khác hiểu được và tiếp nhận. Bạn có thể có ý thức tư tưởng vượt trước, đi trước thời đại, tạm thời chưa được bạn bè thân thích thừa nhận, thậm chí xem nó là tà đạo, mà bạn lại cứ khăng khăng làm theo mình, bám níu đến cùng. Thế là đã gặp phải sự ruồng bỏ của phần đông bạn bè thân thích. Có người thậm chí đi khỏi nhà đến tận nơi khác xa xôi, chỉ một mình đi lăn lộn với thế gian. Nằm trong bối cảnh nhân sinh này, chọn lựa một con đường như thế, giá như vận khí tốt, mọi việc thuận lợi hài lòng, có lẽ có thể giành được thành công ngoài ý muốn. Nhưng có nhiều khả năng hơn là húc vào tường, là thất bại. Màng lưới quan hệ nhân tế đối với việc làm nên thành tựu sự nghiệp của con người, thực hiện và theo đuổi lý tưởng của người ta thực tế vô cùng quan trọng! Xã hội ngày nay, phân công xã hội chuyên môn hóa cao, làm cho sự liên hệ lẫn nhau và dựa lẫn nhau giữa ngành này và ngành kia, giữa nghề này với nghề kia, giữa người này với người kia đều ngày càng tăng cường. Rất ít có loại công việc không dựa vào bất cứ người nào mà có thể chỉ một mình hoàn thành. Cho dù những lao động có tính sáng tạo như viết một tác phẩm học thuật, thiết kế một sản phẩm mới công nghệ cao cũng không thể tách rời với việc hợp tác lao động với người khác, ít nhất bạn cũng phải lợi dụng những thành quả đã có của những người trước. Ðiều này có nghĩa là bạn trên thực tế là đang đứng trên vai của người khác để trèo lên trên. Cho nên bạn vẫn chưa thoát khỏi mạng lưới quan hệ nhân tế. Không thể phủ nhận, trong tất cả mọi mạng lưới quan hệ nhân tế lớn, nằm ở vị trí trung tâm có liên hệ với bạn chặt nhất và sâu xa nhất vẫn là ở quan hệ bạn bè thân thích, đây cũng là cơ sở và kẻ mở đường của việc hình thành mạng lưới quan hệ nhân tế. Quan hệ nhân tế của bạn trước hết phải thông qua đó dẫn dắt ra ngoài và bức xạ ra ngoài. Ðương nhiên trong giao tiếp nhân tế hiện đại phần lớn tồn tại kiểu Mao Toại tự tiến (tự mình đứng ra xin gánh vác một việc gì). Cùng nhau tặng danh thiếp, tự giới thiệu một thôi một hồi đã có thể tính là từ đó đã quen biết nhau. Có người thậm chí còn phát triển thành bạn bè. Song, người mà bạn quen thuộc nhất, đi lại có căn cứ, cơ sở nhất vẫn là những người thân thích của bạn và những bạn bè cũ. Mặc dù quan hệ nhân tế của tất cả mọi người luôn nằm trong trạng thái biến đổi không ngừng, nằm trong quá trình không ngừng đào thải và làm mới hơn. Nhưng, nếu như bạn đã bị những người thân thích ruồng bỏ, lại không ngừng bị bạn bè của quá khứ ruồng bỏ, thế thì cho dù bạn có thể không ngừng giao tiếp với bạn mới ngắn ngủi có tính tạm thời hoặc chỉ có thể cộng tác được một hai lần, thực tế đến cuối cùng thì không vẫn hoàn không. Trên thực tế bạn chỉ lủi thủi phấn đấu một mình, nằm trong cảnh lúng túng cô độc và không có chỗ dựa. Chỉ có khơi thông quan hệ nhiều hơn, trao đổi tình cảm tư tưởng nhiều hơn biến cá tính lập dị thành khiêm tốn hùa theo, mới có thể dần từng bước thoát khỏi cảnh cô đơn, giành được sự hiểu biết và tiếp nhận của bạn bè thân thích.