* Phẫn nộ là biểu hiện bất lực, là ma quỷ của sinh lý. * Không thể để cho tính nết xấu, tình cảm xấu của mình thống trị mình. Khi đối mặt với những việc trái ngược với ý nguyện của mình hoặc nghe được những lời nào đó trái tai, không thể dùng thái độ đúng để đối xử, không có khả năng dùng phương pháp thích hợp để xử lý khéo mà có biểu hiện đơn giản thô bạo nhất chính là phẫn nộ. Cho nên nói phẫn nộ là biểu hiện bất lực. ít nhất có thể nói, thời điểm bạn đang phẫn nội, lúc đó bạn đối với việc làm bạn phẫn nộ là bất lực, cho dù ở thời điểm khác bạn biểu hiện ra tài năng xuất sắc cũng mặc. Không ai ở thời điểm phẫn nộ, có thể thành công, không có việc gì dựa vào phẫn nộ mà hoàn thành được. Phẫn nộ là biểu hiện của sinh lý không hoàn hảo, là một phẩm chất ti tiện, người càng thô lỗ ngu muội càng dễ dàng sinh ra phẫn nộ. Khi phẫn nộ đến tột đỉnh, dễ dàng dẫn đến mất lý tính nhất, nói ra những lời vốn không nên nói, làm những việc vốn không nên làm. Những người sau khi xẩy ra việc hay xin lỗi phần nhiều là những người hay cáu, hay nổi trận lôi đình. Tâm lý sâu xa của phẫn nộ là sợ hãi. Khí thế bề ngoài ào ào, nhe răng múa vuốt giống như dáng có thể nuốt chửng người khác, nhưng trong lòng anh ta lại đang lo sợ thân thể bị thương hoặc tài sản bị cướp mất, hoặc hạnh phúc bị cướp đoạt hoặc danh dự bị tổn thất. Tỏ ý sợ hãi đối với sự việc nào đó nên đề phòng một khi phát sinh sự việc này hoặc xuất hiện dấu hiệu thì dễ dàng gây ra phẫn nộ. Một người tràn ngập lòng tự tin, không có chút sợ hãi, trầm lặng bình tĩnh thì không dễ dàng sinh ra phẫn nộ, cho dù anh ta gặp những việc buồn phiền không thuận theo ý muốn, anh ta cũng có thể không lo không sợ, dứt khoát xử lý. Có người gọi phẫn nộ là ma quỷ của sinh lý. Giáo sư E.C. Gates có nghiên cứu tỉ mỉ đối với tình cảm của con người đã dùng vô số lần thực nghiệm để chứng thực, hễ là tính tình phẫn nộ, độc ác, uể oải đều có thể sản sinh trong hệ thống thân thể con người chất hỗn hợp có tính vô cùng độc hại, đồng thời ảnh hưởng đến công năng bài tiết và phân tiết của thân thể. Giống như rắn độc dưới ảnh hưởng của phẫn nộ, sợ sệt phân tiết ra dịch độc. Các nhà y học nói, rắn độc có một cái túi, có thể tích trữ dịch độc, còn người thì không có, vì thế mà chất dịch có độc hại sản sinh do tình cảm không tốt như phẫn nộ v.v... sẽ phân bố vào trong tổ chức của toàn thân. Một trận phẫn nộ kịch liệt có thể làm đảo lộn sự ngon miệng của người, cản trở tiêu hóa, làm cho người ta nhất thời thậm chí trong vài ngày ý thức không rõ ràng. Tiến sĩ Malton thậm chí còn chỉ ra rằng thể xác và tinh thần không thoải mái do phẫn nộ gây nên có thể lật đổ cả người và dùng phản ứng của nó mà làm đảo lộn lý trí và đức tính. Giống như là đem một khuôn mặt xinh đẹp biến thành xấu xí. Phẫn nộ có thể trong một lúc hoàn toàn làm biến đổi tâm tình của một người. Sự phẫn nộ của người mẹ rõ ràng có thể gây độc hại cho đứa con đang còn bú. Phẫn nộ quá lớn có thể gây nên bệnh hoàng đởm, sinh ra nôn ọe. Horace Fleicher nói: ?Phẫn nộ và lo lắng không những làm cho người ta kém chí khí và uể oải, mà đôi khi còn đưa người ta đến chỗ chết. Người do giận dữ kịch liệt dẫn đến trúng phong bị chết trong cuộc sống của chúng ta không phải là hiếm thấy?. Correggio, danh họa quan trọng của thời kỳ văn hóa phục hưng Italia đã từng dày công sáng tác một bức vẽ, hiện nay bức vẽ này là một vật quý giá của phòng trưng bày Mỹ thuật Dresden nước Ðức, đương thời nhà danh họa này chỉ được trả công có 9 shilling, ông vì thế phẫn nộ mà chết. Chixư, nhà thơ vĩ đại nhất của Anh thế kỷ 19, theo kể lại nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của ông là bị một trận phê bình gay gắt. Phẫn nộ thật đáng sợ! Chúng ta tuy không thể làm được việc ngăn chặn triệt để phẫn nộ như chủ trương của nhà triết học phái Stuoger, nhưng ít nhất nên tự giác kiềm chế tình cảm phẫn nộ, tuyệt đối không nên suốt ngày giận dữ. Bacon đã từng giới thiệu cho người ta một biện pháp kiềm chế phẫn nộ, là khi sắp sửa phát cáu gắt, lập tức nghĩ ngay đến những hậu quả xấu do nó gây ra - hãy ghi lại những hậu quả xấu đó. Việc này đương nhiên cần phải dùng đến sức mạnh của lý tính, tiến hành phán đoán và suy ngẫm có tính logic. ?Bất cứ một người nào có phẩm cách kiên cường quyết không cho phép để tính nết xấu và tình cảm xấu thống trị mình, chịu sự sắp đặt của nó, anh ta luôn có thể tìm thấy sức mạnh kiềm chế và biện pháp xoay chuyển tình cảm phẫn nộ. Khi mọi việc không vừa lòng, đi khắp mọi nơi đều có khó khăn, khi mây đen phủ thành, bốn bề bị đe dọa, khi tai họa do người tạo nên đột nhiên rơi xuống đầu bạn chính là lúc kiểm nghiệm phẩm cách của bạn, khảo nghiệm năng lực và bản chất của bạn. Lúc này, bạn có thể kiềm chế phẫn nộ ở mức độ lớn, sẽ hiện rõ bạn cuối cùng là một người như thế nào. Bạn có thể không biến sắc sợ hãi, bình thản điềm nhiên đối xử với những cái không thuận, chứng minh bạn có khí phách vĩ đại, có phong độ kiệt xuất. Bạn buồn bực không yên, tức tối lồng lộn lên chứng tỏ bạn là kẻ bình thường bất lực. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn đương nhiên rất ít gặp những giờ phút cực đoan như thế. Trong cuộc sống từng giờ từng nơi xẩy ra rất nhiều sự việc, đối với một kẻ bình thường có thể tức giận nổi cơn tam bành lên, còn đối với một người có tu dưỡng tốt lại chỉ một cái mỉm cười là xong, hoặc một câu nói vui nhẹ nhàng rí rỏm đã đẩy nó đi xa rồi. Thái độ thuộc kiểu Milrabeau đáng để bạn bắt chước. Khi Milrabeau một lần diễn thuyết ở Mác-xây ở phía dưới có mấy tên tâm địa không tốt cố ý gọi ông ta là "kẻ phỉ báng, kẻ nói dối, kẻ ám sát, kẻ du côn", ông ta liền mỉm cười trả lời lại những người kia: "Tôi đang chờ đợi, thưa các ngài, tôi đang bình tĩnh chờ đợi những việc vui này xẩy ra". Mark Twain có một lần sau khi uống rượu, nói một câu hơi thô với một nhà báo: "Có một số nghị sĩ trong Quốc hội Mỹ được bọn gái điếm nuôi". Ngay sau đó như đàn ong vỡ tổ, có một số người mượn cớ này để gây gổ, tuyên bố nếu Mark Twain không công khai đăng báo xin lỗi thì họ sẽ kiện lên Tòa án, tố cáo về tội vu khống. Ðối với việc này Mark Twain không những không phẫn nộ mà còn rất rí rỏm. Ðể tránh mọi phiền phức, ông bèn lập tức đăng một bản tuyên bố "công khai xin lỗi": "Hôm trước bỉ nhân (tôi) đang lúc uống rượu nói có một số nghị sĩ Mỹ được bọn gái điếm nuôi, có chỗ không thỏa đáng, mà không hợp với thực tế. Nay tuyên bố sửa lại lời đó là ?Có một số nghị sĩ trong Quốc hội Mỹ không phải do bọn gái điếm nuôi". Một câu tuyên bố tinh nhanh rí rỏm mà không bỏ lỡ đem cái rởm ra chế giễu, khiến cho người ta không còn tìm đâu ra tóc để túm nữa, làm cho đối thủ khóc dở mếu dở.
74. Khoảnh khắc cảm thấy sống quá mệt mỏi
* Cảm giác sống mệt mỏi xét đến cùng là kết quả của con người làm trái ngược với quy luật khách quan vận động của sinh mệnh. * Ðời người phải chăng vốn chính là một sự việc gian nan, nặng nề, rất mệt mỏi Sống thấy mệt mỏi, thật ra không chỉ là cảm giác của người hiện đại, kỳ thực đây là một đầu đề câu chuyện cổ xưa, có lẽ là một vấn đề chính về đời người cùng sinh ra với con người. Con người ở thời đại khác nhau có cảm giác mệt mỏi khác nhau. Người thời đại ăn sống nuốt tươi, hữu dụng vô mưu, có khi giống như một con quỷ đói đi kiếm ăn, có khi giống như một con sư tử đực dũng mãnh. Anh ta phải trốn tránh tai nạn của tự nhiên, xuyên qua rừng rậm, lao khắp vùng đồng bằng để đi tìm kiếm thức ăn cho vào bụng và nơi dừng chân, không thể không mệt mỏi được. Thời đại máy tính, loài người có thể thông qua vệ tinh nhân tạo đưa thời gian của toàn cầu đồng bộ đến 0,1 micrô-giây (1 phần 10 triệu giây), đồng thời còn kèm theo đại chiến thương mại, đại chiến ngoại giao, đại chiến thông tin, đại chiến nhân tài đều có thể làm cho con người trở nên sức cùng lực kiệt. Nhưng, bất kể thời đại nào. Cảm giác sống mỏi mệt, xét đến cùng đều là kết quả của người đi ngược với quy luật khách quan vận động của sinh mệnh, là kết quả của bản tính sinh mệnh của người không thể triển khai và thực hiện một cách tự nhiên. Từ hơn 2.000 năm trước, người Trung quốc xưa đã phát hiện ra điều này và đã từng tổng kết một cách hệ thống các loại nguyên nhân làm cho con người sống cảm thấy mệt mỏi. Như trong sách "Lã thị Xuân thu" đã từng liệt ra 4 loại lớn, mỗi loại có 6 nguyên nhân làm cho con người ta sống thấy mỏi mệt: Một là những cám dỗ đối với ý nghĩ của con người gồm 6 loại vật chất ngoài thân thể con người như: phú quý, giàu có, quyền thế, uy nghiêm, thanh danh, tài lợi. Hai là những ràng buộc đối với tâm trí của con người gồm 6 loại mà mọi người đều có như: dung mạo, cử chỉ, sắc thái, lời lẽ, khí thế, tình cảm. Ba là những vướng víu đối với đức hạnh con người gồm 6 loại tình cảm như: hiềm nghi, yêu đương, ham thích, cáu giận, đau buồn, vui sướng. Bốn là những trở ngại đối với đạo làm người gồm có 6 kỹ xảo lược thuật là mưu trí, tài năng, xa rời, hướng tới thành tựu, chọn lựa và bỏ qua. Người xưa cho rằng chỉ có đối xử thích đáng với 4 loại này, tâm địa mới có thể thuần khiết đoan chính, có tâm địa thuần khiết đoan chính thì sẽ bình tĩnh an thái, có bình tĩnh an thái thì sẽ phán biện rõ ràng, có phán biện rõ ràng thì sẽ sống được thanh thản. Nếu như bạn nhận tất cả 4 loại: cám dỗ, ràng buộc, vướng víu và trở ngại này thì làm sao có thể sống không mệt mỏi được? Nếu như bạn không thể đối xử thích đáng với 4 loại này, trước công danh lợi lộc tham không biết chán, vươn tay quá dài, mà vứt bỏ tâm tính tốt đẹp và đạo đức lương thiện, bất chấp liêm sỉ để luồn cúi kiếm chác, không tiếc thủ đoạn, có lẽ bạn có thể được một vị thế, có lẽ bạn dựa vào một chút tinh ranh của bạn có thể thực hiện được một số mục đích danh lợi, nhưng chỉ cần bạn suy ngẫm lại mình phải chăng khi làm một con người chân chính tồn tại, bạn sẽ phát hiện bạn sống quá gấp gáp quá mỏi mệt, sống quá phiền não quá phù phiếm, hoặc về tâm lý quá không cân bằng, cái tìm được, đạt được trên thực tế rất ít, cái phải trả ra, phải mất đi trên thực tế rất nhiều. Bởi vì cái bạn trả ra là cả nhân cách và tôn nghiêm của con người, là giá trị cơ bản của sinh mệnh, mà cái bạn được là cái vỏ bám ở ngoài sinh mệnh. Giống như là để được cái mũ trang sức ở đầu mà lại đã vứt bỏ cái đầu, vì thủ đoạn mà quên mất mục đích. Chúng ta đã từng thấy nhiều cuộc đời đáng buồn, thông minh trái lại bị sai lầm của thông minh, mưu kế tính toán cặn kẽ đến cùng vẫn là sạch sành sanh một mảng trắng xóa. Ðây chính là kết quả của việc không coi trọng rèn luyện phẩm hạnh đạo đức bên trong mà chỉ cầu kỹ xảo và danh lợi ở bên ngoài, đây chính là ngọn nguồn của cảm giác sống mỏi mệt, đây cũng là nguyên nhân làm cho con người rơi vào vật chất. Người đã trở thành một vật, dù cho đem vật này đặt vào trong hộp vàng, đặt lên bàn thờ trên cao để cúng, thế thì lại có ý nghĩa gì nữa? Tư tưởng nói trên, tôi đã từng nhắc đến trong lời nói đầu một quyển sách khác của tôi, sau khi các bạn đọc đến hỏi tôi, theo đuổi giá trị căn bản của sinh mệnh - tinh thần, đạo đức, lương tri, sự ràng buộc của vật siêu việt và vương vấn hư vinh thì người ta sẽ có thể sống được nhẹ nhõm không? Ðời người phải chăng vốn chính là một sự việc gian khó, nặng nề, rất mỏi mệt? Ðây là một câu hỏi ở một phía khác đối với sự tồn tại của con người. J. P. Sartre và nhiều nhà tư tưởng hiện đại của phương Tây chính đã từ phương diện này để đoán: Ðời người là sự tồn tại hoang đường. Ðó thật ra không phải là thượng đế đưa ra sự sắp đặt công bằng mà từ thiện khiến chúng ta đến với thế giới này, trên thân mình mỗi người chúng ta, trong đồng loại của chúng ta, chân thành và giả dối cùng tồn tại, lương thiện và hung ác cùng tồn tại, tốt đẹp và xấu xí cùng tồn tại. Chúng ta sở dĩ trở thành sự tồn tại này, mà không trở thành sự tồn tại kia hoàn toàn ở chỗ bản thân chúng ta sau khi đến thế giới này đã tiến hành tự phán đoán và chọn lựa. Ðây là một quá trình đời người gian nan mà đau khổ, tịnh không có một quy định tất nhiên, không có một quy tắc chung cố định. Sáng tạo một đời người ra sao? Hoàn toàn do bản thân bạn. Trên điểm này, nơi sâu thẳm linh hồn của bạn tất nhiên là cô đơn, không có bất cứ sự nhờ vả và dựa dẫm nào. Cho dù bạn cảm thấy lại mệt mỏi, vẫn cần bản thân bạn sáng tạo đời người. Thứ hai là, khi thượng đế đem chúng ta sắp đặt đến thế giới này, do bạn tặng cho chúng ta tư tưởng và lý tính, tình cảm và ý chí, thế là chúng ta khát vọng có cả vũ trụ. Song, đồng thời khi chúng ta có niềm vui, ham thích và hạnh phúc làm người của con người, cũng sẽ có đau khổ, buồn thương và thảm họa làm người của con NGƯỜI. Ở đây, chúng ta nên có sự chọn lựa, nếu không hạnh phúc và thảm họa đồng thời đã chọn chúng ta. Còn bản tính tránh khổ thích sướng lại làm cho chúng ta luôn cảm thấy vui sướng quá ít, vui thích quá ít và hạnh phúc quá ít mà đau khổ quá nhiều, đau thương quá nhiều, thảm họa quá nhiều. Thế là chúng ta cảm thấy mỏi mệt nhiều. Thứ ba là trước khi chúng ta sinh ra, thượng đế cũng chưa đưa mọi quan hệ giữa thiên nhiên, xã hội và chúng ta chỉnh lý xong xuôi đâu vào đấy. Trong vướng mắc của ba mâu thuẫn đan xen phức tạp này, chúng ta sẽ va chạm, luẩn quẩn và lo buồn. Nhưng do những thiếu sót mà bản thân chúng ta cũng không có cách gì bù đắp nổi, vận mệnh của chúng ta đã định chỉ có thể chịu sự ràng buộc của quy luật tự nhiên và quy luật xã hội. Vận mệnh chúng ta đã định bản thân chúng ta chịu sự quản chế của mạng lưới văn hóa vì để điều hòa mối quan hệ giữa tự nhiên, xã hội và con người mà thêu dệt nên. Nếu như bạn không tin gian tà, khăng khăng muốn sử dụng giải số khắp người thậm chí điên cuồng va chạm, thì chỉ tổ làm cho bạn sống càng mệt mỏi hơn, hơn nữa có thể va chạm tới sứt đầu mẻ trán, đến cuối cùng vẫn phí công uổng sức, bạn đừng mong màng lưới văn hóa siêu việt. Bất kể bạn hò hét những lời "ý thức siêu việt", "nhân tính rộng mở" vang tận trời xanh đều chẳng giúp được việc gì. Vì thế, khi chúng ta cảm thấy sống quá mỏi mệt, chúng ta chỉ có thể thừa nhận tính tất nhiên của thảm họa cùng tồn tại. Vì thế sau khi chúng ta hiểu rõ lời truy vấn của "một phía khác" của đời người, liền có thể đồng thời trả lời khẳng định hai vấn đề của người bạn kia: Ðời người vốn chính là một sự việc gian nan, nặng nề rất mệt mỏi, nhưng chúng ta có thể dùng trí tuệ của chúng ta phát hiện và thuận theo quy luật khách quan của vận động sinh mệnh, triển khai và thực hiện một cách tự nhiên bản tính sinh mệnh của con người, từ đó làm cho chúng ta sống được thanh thản nhẹ nhàng mà tốt đẹp. Như thế thì, xét đến cùng, đời người tịnh không phải là gian nan, mỏi mệt.
75. Khoảnh khắc làm những điều trái lương tâm
* Thường tưởng là mình đang lừa dối người khác, nhưng trên thực tế đều lại là đang lừa dối mình. * Danh dự của vai bạn đang đóng thật ra không phải là danh dự của bản thân bạn. Thường nói: "Người không làm những điều trái lương tâm, nửa đêm có tiếng gõ cửa vẫn không hoảng sợ". Ta thấy sau khi làm những điều trái lương tâm, đặc trưng tâm lý quan trọng chính là "run sợ" - một loại tâm trạng đau khổ nhất. - Một khi làm những điều trái lương tâm, bạn sẽ luôn luôn đề phòng bí mật lộ ra tội ác sẽ đến, suốt ngày lo sợ không yên, chăm chú nghe ngóng. Từng lời nói, từng việc làm, từng nét mặt của mọi người vốn chẳng liên quan gì đến bạn, chỉ vì trong lòng bạn có vấn đề bạn có thể trong lòng sinh nghi, cho là người khác đang ngầm phỉ báng đối với bạn, thường xuyên nơm nớp lo sợ giống như "trâu sợ trăng sáng". Kiểu đời người này thật là quá ảm đạm. Nếu biết như thế, việc gì phải như xưa? Xưa kia có thể là mù quáng nên đã hồ đồ làm như thế. Song nhiều tình huống bạn vốn biết mình đang làm những việc trái lương tâm, cảm thấy lời nói việc làm của mình ngược với lẽ phải, nhưng lại vì không chống lại nổi mọi cám dỗ nên đã làm như thế, đã nói như thế. Có thể lúc ấy tồn tại một tâm lý kiêu hãnh, tưởng là việc này chỉ có trời đất biết thôi, còn người khác không thể biết được, do đó đã táng tận lương tâm, đã làm những việc vốn không nên làm. Sau đó mới phát hiện có không ít chỗ thiếu sót, lộ tẩy rất nhiều, do đó mây đen ùn ùn kéo lên trong lòng. Thế là sản sinh tâm lý lo lắng, sợ sệt và hoảng hốt. Dù cho bạn làm những việc trái với lương tâm đến mức hoàn toàn giữ được bí mật, quả nhiên chỉ có một mình bạn biết rõ ràng, còn người đời đều không biết, nhưng khi lương tâm của bạn thức tỉnh lại, bạn tất nhiên sẽ từng cơn từng cơn chịu đựng giày vò của lương tâm, vì thế mà trong lòng không yên ổn, ngẩn ngơ như đánh mất cái gì, làm cho bạn càng thêm khó chịu. Có người đã tiêu phí năm tháng một cách ảm đạm như thế, lĩnh nhận cuộc đời đáng buồn tối đen không bóng mặt trời, vẫn không thể làm người được đường đường chính chính. Nếu như bạn đang nằm trong cảnh ngộ cuộc đời như thế - đã làm một vài việc hoặc nhiều việc trái với lương tâm, trong lòng đang chịu giày vò hoảng sợ thì làm thế nào để thoát ly vũng bùn đau khổ này, bước lên con đường tràn ngập ánh nắng tươi đẹp được? Không nên lại lừa gạt thế giới nữa, không nên lại lừa gạt người khác nữa, nguyên tắc thông thường giữa người đời chính là thường tưởng mình đang lừa dối người khác, nhưng trên thực tế đều là đang lừa dối mình, đều là đang bịt tai ăn trộm chuông. Bản thân hành vi "lừa gạt" này chính là việc xấu, bạn đã làm những việc trái lương tâm mà muốn bưng bít nó, đó là trên cơ sở đã xấu lại chồng thêm một tầng xấu khác nữa. Bất cứ hành vi xấu xa nào đều không thể duy trì được lâu, tất nhiên sẽ bị đào thải theo quy luật tự nhiên. Những điều trái lương tâm bạn làm là một tồn tại khách quan và do ảnh hưởng cảm giác chủ quan của bạn. Quyết không thể lật ngược lại được, tồn tại khách quan này sẽ chịu ảnh hưởng cảm giác chủ quan của bạn. Bạn mưu toan dùng cái có hay không có của cảm giác chủ quan để quyết định cái có hay không có của tồn tại sự việc khách quan. Ðây rõ ràng là hoang đường, là một kiểu hình thức tư duy của duy tâm luận chủ quan, điển hình. Tục ngữ nói "Nếu muốn người không biết, trừ phi mình không làm", đã nói rành mạch đạo lý này một cách rất thấu triệt. Muốn xua tan đám mây đen bao phủ trong lòng, điểm mấu chốt nhất là ở chỗ bạn phải hết sức quyết tâm, vứt bỏ gánh nặng, thả hết mọi vận khí đen đủi đang tích tụ trong lòng, hãy thừa nhận lỗi lầm của bạn trước người khác, dốc hết những lời sám hối với người khác, tuôn ra càng nhiều càng thoải mái. Sám hối là bước đi đầu tiên giải phóng mình, sám hối quá khứ là sự bắt đầu đi đến tương lai sáng sủa. Người ta vẫn thường có thể tha thứ những người tự giác hối hận mình. Thừa nhận lỗi lầm, sám hối triệt để tất nhiên làm cho bạn giành được cuộc sống mới. Muốn bước đến bước này có thể rất khó khăn, bạn có thể do dự, lưỡng lự, dừng bước không tiến lên hoặc là vừa mới cất bước đi lại dao động. Bạn lo lắng có thể vì thế mà phải chịu tổn thất kinh tế hoặc tổn thất danh dự, trái lại không biết bạn mang một bộ mặt giả dối suốt ngày lo lắng sống trên cái thế giới này, sự đau khổ của tâm linh không biết phải lớn hơn gấp bao nhiêu lần so với điểm tổn thất kinh tế kia. Còn cái mà bạn gọi là tổn thất danh dự, trên thực tế không tồn tại, bạn chỉ cần vứt đi bộ mặt giả dối, mà khôi phục lại bộ mặt chân thực của bạn mà thôi. Giống như là diễn viên cởi bỏ phục trang ra. Danh dự của vai mà bạn đóng thật ra không phải là danh dự của bản thân bạn. Cho dù do bạn đem một số việc mất mặt thừa nhận với người khác mà dẫn đến một vài tổn thất kinh tế và danh dự, nhưng đây tất nhiên là tạm thời. Bạn vứt đi một? cái tôi cũ ngồi chồm hỗm ở góc xó tối tăm, mà mang một bộ mặt mới mẻ xuất hiện trước mặt người đời, bạn có thể cảm thấy đang sống dưới ánh mặt trời là một sự việc dễ chịu bao nhiêu. Lúc này, bạn nhẹ nhõm toàn thân, tất cả mọi cái của tương lai đều đang rộng mở đối với bạn. Sáng tạo mình như thế nào không nằm ở quá khứ, mà ở chỗ bắt đầu từ hiện tại, từ tương lại lại bắt đầu từ hiện tại. Cho nên, thực tế bạn không cần thiết khư khư ôm lấy quá khứ mà nơm nớp lo sợ. Bạn trước đây làm những việc trái lương tâm, chắc chắn đó là việc xấu của quá khứ. Tất cả mọi việc của quá khứ hãy để cho nó qua đi. Nếu như hiện tại bạn vẫn không thể thả "cái tôi" của quá khứ đi, để hiện tại và tương lai vì "cái tôi" của quá khứ mà phải gánh chịu gánh nặng tư tưởng nặng nề, thì giá cuộc đời của bạn sẽ phải trả ra quá lớn. Ðương nhiên, thừa nhận lỗi lầm với người khác, về tư tưởng giải tỏa được gánh nặng, cuối cùng chỉ là bạn bắt đầu đi đến cuộc đời mới, tức đã hoàn thành bước ngoặt mấu chốt từ cái tôi cũ đến cái tôi mới. Con đường đi về sau hãy còn dài lắm. Muốn bù lại thật sự điều đáng tiếc của đời người do quá khứ làm những điều trái lương tâm, sáng tạo một cái tôi hoàn toàn mới, cần bạn phải từ nay về sau qua thực tiễn lâu dài. Từ nay về sau còn phải biết nắm cánh cửa của trí nhớ bất cứ lúc nào, nó sẽ cảnh giới và thôi thúc của bạn. Con người không thể không phạm sai lầm, nhưng cần phải cố gắng tránh mắc phải những sai lầm giống nhau.