watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
00:50:1427/04/2025
Kho tàng truyện
Chỉ mục bài viết
99 Khoảnh Khắc Đời Người
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Tất cả các trang
Trang 25 trong tổng số 34

70. Khoảnh khắc sản sinh nỗi buồn vô cớ

Phần VI. Gió Tây cuốn mành

* Buồn phiền là một lưỡi dao tàn khốc khắc họa những nét nhăn trên mặt người ta.
* Sức mạnh của sinh mệnh, ngọn lửa sáng tạo sẽ nằm trong tình cảm sôi nổi và tinh thần dũng cảm.

Trong tiểu thuyết dài nổi tiếng "Teryssuan-Xenti" của nhà văn Anh Stein, cha của Teryssuan có những năm tháng một nửa đời người đều cảm thấy buồn phiền vì tiếng kêu cọt kẹt của chiếc cánh cửa phòng, nhưng ông ta lại không đi tra vào chỗ trục bản lề vài giọt dầu để loại bỏ sự quấy rầy hàng ngày đều gặp.
Chắc chắn bạn bảo ông ta ngu không ai bằng. Nhưng chính bạn, rất nhiều người xung quanh bạn có thể cũng chính là đang ngu như thế.
Bạn biết rất rõ ràng không có cái gì tàn phá thân thể và tâm hồn bạn và hủy hết sự nghiệp của bạn một cách ghê ghớm hơn tình cảm buồn phiền, nhưng bạn vẫn luôn luôn giam mình trong chiếc lồng tù của buồn phiền.
Ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác buồn phiền việc này lại buồn phiền việc kia. Chính bạn khó có được mấy ngày hởi lòng hởi dạ, khó để biểu hiện ra nhiều niềm vui dạt dào của sinh mệnh. Bạn luôn luôn giữ một dáng vẻ buồn phiền thê thảm, vẫn luôn luôn giữ một vẻ thẫn thờ, người ta có thể vừa trông đã nhận ra bạn già trước tuổi, đã nhận ra bạn buồn phiền và thê thảm từ những đường nhăn nổi lên trên trán quá sớm, từ những giọng nói uể oải, thở hổn hển, từ những bước đi khập khiễng chậm chạp.
Mọi người đều biết: Buồn phiền là những nhát dao tàn khốc khắc lên những nếp nhăn trên khuôn mặt người ta.
Thà vứt bỏ buồn phiền, đi tìm tiếng cười, đi tìm nguồn vui tiếng ca hát còn hơn tìm trăm phương ngàn kế để làm đẹp, để hóa trang, để cứu vãn hồng nhan đã mất.
Tạo sự nghiệp, lao động cần mẫn thật ra không thể kéo ngã được thân thể của một người, chỉ có tinh thần buồn phiền mới là lưỡi rìu sắc vô hình giết người.
Cười một cái, trẻ mười năm, lo một cái bạc hết đầu. Quả đúng như vậy.
Ai không mong muốn mình có một số phận tốt đẹp.
Goethe (Gơth) nói: "Sự phiền muộn và cởi mở tinh thần của một người sẽ hình thành số phận của anh ta!"
Sức mạnh của sinh mệnh, ngọn lửa sáng tạo sẽ nằm trong tình cảm sôi nổi và tinh thần dũng cảm, sẽ nằm trong tâm tư vứt bỏ tất cả mọi cái trái ngược với nó, xua đuổi khổ đau, buồn phiền, u uất đến biệt tăm biệt tích. Chỉ có khi bạn có được sinh mệnh khỏe khoắn và sức sáng tạo dồi dào, bạn mới có được số phận tốt đẹp.
Vì sao lại sinh ra buồn phiền vô cớ?
Cho rằng "Vô cớ", kỳ thực là có lý do có nguyên nhân. Hoặc là vì bạn lòng dạ, đầu óc hẹp hòi, đối với xã hội, đối với cuộc đời có một kiểu hiểu bi quan hẹp hòi. Hoặc là tầm nhìn của bạn ngắn ngủi, chỉ nhìn thấy cái bất lợi và khó khăn trước mắt, đâm ra hoảng sợ, mất dũng khí tiến thủ. Hoặc là bạn hy vọng quá cao, ham muốn quá lớn, mà lại không muốn lao động nhiều. Tóm lại, đây là một cá tính kiểu tự khép chặt tàn lụi, một kiểu ti tiện của thế tục, một kiểu nhân sinh trì trệ mà lại tham lam.
Tâm trạng buồn phiền đau khổ đã chôn chặt vào trong thể xác và tâm hồn của con người, lâu ngày nó sẽ đi kèm với nhịp sinh mệnh của con người có tính chu kỳ và lâu dài.

Chu kỳ nhịp sinh mệnh của đa số người là vào khoảng trên dưới 30 ngày, đại khái song song với chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng. Trong một chu kỳ, người vui vẻ cởi mở, thể xác và tâm hồn khỏe mạnh, anh ta có thể có 25-27 ngày ở trạng thái tinh thần phấn chấn, năng lực trí tuệ sôi nổi, mà chỉ có 2-3 ngày tình cảm tương đối giảm sút, năng lực trí tuệ ở trạng thái thoái trào. Còn một người khổ đau dồn nén, bi quan buồn rầu thì ngược lại với điều đó, anh ta trong một chu kỳ nhịp sinh mệnh, có thể có 25-27 ngày có tâm tư trầm lặng, năng lực trí tuệ ở trạng thái thoái trào, mà chỉ có 2-3 ngày tâm tư tình cảm hơi hơi ổn định một chút thôi.
Như vậy, sự cao thấp của thành tựu sự nghiệp của hai loại người, sự xấu tốt của số phận chẳng đã quá rõ ràng sao?
Có người đã đem so khổ đau buồn phiền như là "tên kẻ trộm" hung dữ nhất, lớn nhất của cửa hiệu tinh thần. Bạn vốn là một người đang yên đang lành, đang là lúc tinh lực dồi dào, tinh thần sôi nổi, lại chỉ vì lo âu buồn phiền cái tên trộm này quanh năm suốt tháng dòm ngó bạn, "ăn trộm" hết tinh thần của bạn, làm suy sụp linh hồn của bạn mà làm cho bạn dần dần trở nên tinh thần trống trải, hồn xiêu phách lạc.
Một người tinh thần trống trải, một người hồn xiêu phách lạc liệu còn làm nên được sự nghiệp gì chăng? Nhận thức của anh ta đối với thế giới, hiểu biết của anh ta đối với cuộc sống, nhận biết của anh ta đối với sinh mệnh đều sẽ hiện ra là một bãi sa mạc, một mảng trắng xóa. Kết quả xấu nhất là anh ta sẽ trở thành một xác ướp, như là một khối thịt biết đi.
- Lo âu phiền muộn không khác gì tự sát dần dần.
- Làm sao để trị chữa cá tính âu sầu phiền muộn?
Bệnh tâm lý chưa có linh đan diệu dược gì chữa trị được, có thể các chuyên gia bệnh tâm lý có thể chỉ cho bạn một vài cách mê hoặc, nhưng quan trọng hơn là phải tự chữa bệnh tâm lý.
Hãy giải phóng tâm lý, tự mình giải phóng mình! Tất cả mọi điều ân oán và thù hằn, nợ nần và nhân tình, tài sản và con cháu, khát vọng và ham muốn không cần thiết lúc nào cũng bận tâm suy nghĩ, đôi khi phải nhìn thông thoáng một chút.
Có ngưười xem việc đóng kín cửa trong đêm tuyết rơi đọc sách cấm là nguồn vui của đời người, bạn không cần phải đọc sách cấm, đọc một chút sách phiếm là được.
Người ta nói người có thể "cho" luôn luôn hạnh phúc, cho thế giới một cống hiến, cho nhân loại một tấm lòng lương thiện, bạn sẽ vui thú vô cùng.
Hãy dời ánh mắt từ trong lồng bồ câu nhỏ của bản thân bạn nhìn ra thế giới bên ngoài, thế giới bên ngoài đang muôn màu rực rỡ. Một ông bố trẻ dẫn dắt cậu con trai nhỏ luồn lọt như con thoi giữa đám xe đang đụng nhau đi lại như chơi; Bác Vương sau khi nghỉ hưu đã nhận giấy phép kinh doanh lập ra công ty phục vụ vui chơi văn hóa có thưởng; người ta chú ý tới bốn con rồng nhỏ của châu á, bảy nước lớn của phương Tây, tương lai của Trung-Mỹ, tương lai của thế giới...
Không phải lo lắng Mặt Trời sẽ đột nhiên bị tắt, hiện nay nhân loại đã dùng máy tham trắc Vũ trụ quan sát đến hệ tinh tú siêu sáng cách dải Ngân Hà tới 2 tỷ năm ánh sáng. Năng lượng mà nó tỏa ra bằng 100 triệu Mặt Trời.

71. Khoảnh khắc thể nghiệm đau khổ

* Chỉ có những ai đã từng thể nghiệm đau khổ mới hiểu được giá trị chân chính của đời người.
* Xung động sáng tạo của con người chỉ có dưới kích thích của đau khổ mới có thể tuôn ra ào ào.

Thể nghiệm đau khổ và cá tính sầu muộn buồn phiền nói ở trên là hai thái độ nhân sinh hoàn toàn khác nhau. Như trước đã nói, cá tính sầu muộn buồn phiền là thái độ nhân sinh tàn lụi, khép kín, và trì trệ, là một loại nhân sinh rơi vào trong thế giới nhỏ hẹp của thói đời. Thể nghiệm đau khổ, thể nghiệm thảm họa của thế giới và đời người sẽ là một thái độ nhân sinh có tính va chạm tích cực, là gắng gượng cầu mong. Anh ta vì tự giác thể nghiệm thảm họa của thế giới và đời người mà bật ra khỏi xung động mãnh liệt của thảm họa - một xung động sáng tạo. Việc này làm cho sinh mệnh của anh ta như một ngọn lửa đốt cháy, cháy vì đau khổ, cháy vì xung động sáng tạo, nó có thể cháy cho đến khi dầu hết đèn tắt mới thôi.
Do hạn chế diễn đạt ngôn ngữ, rất khó dùng từ ngữ để phân biệt rõ ràng hai tâm thái của cá tính sầu muộn buồn phiền và tự thể nghiệm đau khổ, bạn chỉ có thể dùng ý niệm để thừa nhận khác nhau. Bởi vì hai cái đó về bề ngoài, thậm chí biểu hiện tình cảm bề ngoài của người cũng thường thường lẫn lộn làm một khó phân biệt. Giống như cũng là "không làm" cả, nhưng không biết không thể làm mà không làm thì có thể là ngu xuẩn, còn biết không thể làm mà không làm thì lại là sáng suốt. Giá như chỉ từ hành vi bề ngoài bạn sẽ khó phân biệt được sự khôn ngu cao thấp của hai việc đó.
Ðời người trong thế giới này, do mọi nguyên nhân chủ quan, khách quan không thể tránh khỏi, luôn luôn đi kèm với đau khổ và thảm họa. Con người có cảm giác đau khổ và vô vị, chính là một trong những đặc trưng con người cao hơn tất cả mọi động vật. Con người thật cao quý, thật vĩ đại, lý tưởng và theo đuổi của con người vô cùng cao xa. Con người vừa không thể thỏa mãn được trạng thái tự nhiên và sinh tồn xã hội, cũng không thể thỏa mãn được hoàn cảnh trước mắt mà tự nhiên và xã hội phú cho con người và tồn tại hiện thực của bản thân con người. Tất cả đều bắt nguồn từ sự thật đơn giản: người là động vật có tư tưởng, người là động vật có lý tính.
Hơn nữa, sự liên tưởng và tưởng tượng của con người cũng thật phong phú. Buổi hoàng hôn, mưa thu, chiếc lá rơi, cành cây trơ trụi, cánh hoa tàn, cỏ hoang của phần mộ, làn khói trắng của nơi hỏa táng, ngọn nến cháy hết, tro bụi trong lò, hòn sỏi phơi mình trong nắng nóng, con sóng bị biển cả cuốn đi, tất cả, tất cả đều có thể gây cho con người cảm giác đau khổ.
Ở trong cảnh ngộ cuộc sống khác nhau, từng người khác nhau có thể sản sinh nỗi đau khổ ở cung bậc khác nhau đối với từng thảm họa.
Sự thiếu thốn là đau khổ cơ bản nhất đời người mà chúng ta rất nhiều người đã từng thể nghiệm. Thiếu thốn vật chất - các điều kiện sinh tồn cơ bản như ăn, mặc, ở, đi lại không được bảo đảm từ đó làm cho người ta sản sinh đau khổ mong muốn về vật chất. Thiếu thốn tinh thần - cuộc sống đơn điệu, văn hóa nghèo nàn, tình yêu giày vò, hoàn cảnh lạnh lẽo cô đơn làm cho người ta sau lúc ăn no ngủ đủ, vẫn không thể như động vật an nhàn nhởn nhơ tùy thích nên sinh ra đau khổ buồn chán.
Ðối với việc theo đuổi mục tiêu đời người và lý tưởng sự nghiệp, đối với hoạn nạn khốn khó của tiền đồ dân tộc, quốc gia làm cho người ta sinh ra đau khổ cao thượng. Có người gọi cái đó là đau khổ kiểu Giôn Kelisđuôvơ dưới ngòi bút của Roman Roland, ông hy vọng chiến thắng trì trệ và hư vinh của mình, thực hiện nhân cách của mình, vì nó mà gắng gượng một cách đau khổ. "Chết đi vốn biết mọi việc như không, nhưng lại buồn như chưa được nhìn thấy Cửu châu", chữ "buồn" trong đó cũng là một loại đau buồn cao thượng.
Do mình suy ngẫm lại những điều mình đã nghĩ, từ đó hiểu rõ được mức độ đau buồn tồn tại của mình, làm cho người ta sản sinh đau khổ có tính triết học. Ðây là ý thức bi kịch của sinh mệnh - cô đơn, sinh ra khi hiểu ra được ý nghĩa của sinh mệnh đặt trong thời gian không gian vô hạn. "Chỉ có điều là trời đất vô cùng vô tận, thương đời người lam lũ lâu dài; kẻ đi tôi chưa gặp, kẻ đến tôi chưa nghe", "Ðời người sống không đầy trăm năm, lại thường ôm ấp cái lo của người nghìn tuổi"?, "trước không gặp người xưa, sau chưa nhìn thấy người đến, hoài tưởng đất trời trường cửu, nỗi buồn cô đơn tự nhiên sẽ đến làm rơi nước mắt", đều là đem sinh mệnh ngắn ngủi đặt vào trong thời gian không gian vô hạn mình vừa không thể có cách gì đuổi kịp người đã qua của quá khứ bắt đầu từ vô hạn, lại cũng không thể cùng nghe thấy những người đến của tương lai kết thúc ở vô hạn, cảm giác cô đơn của sinh mệnh tự nhiên sinh ra. Ðể vượt qua sự tồn tại của mình, đi tìm nơi cư trú của sinh mệnh và chỗ quy tụ của loài người, vô số nhà triết học và nhà nghệ thuật đã hao phí tâm huyết cả cuộc đời, thậm chí không sợ trở thành người điên trong con mắt của người đời.
Thể nghiệm đau khổ tức là đời người được mài giũa. Kiên nhẫn, dũng cảm, năng lực, tài hoa và tất cả mọi phẩm cách vĩ đại của đời người đều là được mài giũa nên trong đau khổ và thảm họa, trong quá trình thử nghiệm đau khổ. Tất cả những người sợ đau khổ, trốn tránh đau khổ đều không thể hình thành nhân cách hoàn chỉnh.
Còn tất cả mọi sáng tạo, mọi thành tựu, mọi nhận thức đối với giá trị của đời người cũng đều thực hiện sau khi hoàn thành thể nghiệm đau khổ đới với một giai đoạn nào đó, một phương diện nào đó.
Ngạn ngữ có câu: "Có nuôi con mới biết nỗi khổ của mẹ", so với câu nói của Roman Roland: "Chỉ có những ai đã từng thể nghiệm đau khổ, mới có thể hiểu được giá trị chân chính của đời người" như không hẹn mà gặp.
Ý nghĩa của thể nghiệm đau khổ càng trực tiếp hơn biểu hiện là một mong đợi, một thức tỉnh và một xung động sáng tạo càng mới mẻ hơn mà những cái đó tổng hợp thành to lớn luôn luôn làm cho sinh mệnh hướng tới tương lai. Nó giống như người thầy tốt, người bạn có ích của nhân loại, sức mạnh của con người chỉ có được bồi đắp nên từ đau khổ, mới càng ngày càng lớn mạnh, linh hồn của con người chỉ có dưới sự tiêm nhiễm của đau khổ mới có thể ngày càng hoàn thiện và lành mạnh, xung động sáng tạo của con người chỉ có dưới kích thích của đau khổ mới có tuôn ra ào ào.
Socrates chính là trên ý nghĩa này đã tuyên bố: Một trong những phương pháp của triết học là ở nơi sâu thẳm của linh hồn chúng ta thức tỉnh dậy một ý thức đau khổ và hoạn nạn khốn khó.
Cũng có nhà triết học từ ý nghĩa này ngẫm nghĩ lại nói -
Ðau khổ là nguồn linh cảm thiên tài.
Giá như trong cuộc sống, không có một lo lắng gì, không có một đau khổ gì, mọi người đều thanh thản cả, thì kịch và thơ của Shakespeare và Goethe làm sao sản sinh được?
Plato còn có thể có tư tưởng triết học, Kant còn có thể có phê phán thuần lý tính được không?
Còn người bình thường và cả thế giới rộng lớn thì sao - Người trở nên người bắt nguồn từ đau khổ, thành đạt từ đau khổ. Tất cả mọi khả năng của con người, tất cả mọi khả năng của thế giới, tất cả mọi khả năng của tương lai đều thai nghén trong đau khổ, đều thành thục trong đau khổ và triển khai trong đau khổ.
Trốn tránh đau khổ, bạn và thế giới đều có thể không có một cái gì hết.

72. Khoảnh khắc sản sinh tâm lý tự ti

* Cho dù người to cao, sau khi quỳ xuống cũng có thể thấp hơn người nhỏ lùn một đoạn.
* Tự tin, cái vốn đáng tin cậy của đời người.
* Hãy xóa hết các từ như "tôi không được", "tôi không có thể" từ trong cuôn từ điển cuộc đời của bạn đi!

Không có bất cứ cái gì có thể làm cho bạn thua liểng xiểng giống như tự ti. Tự ti mãi mãi là tấm chắn đầu tiên cản bạn đi đến con đường thành công. Bạn còn một ngày không thể khắc phục tâm lý tự ti thì còn một ngày không thể bước lên con đường thành công được.
Hạn chế mình vào một hoàn cảnh kém hơn người khác, cho mình là không có duyên với những sự việc tốt đẹp của thế gian, tự bày đặt cho mình hàng loạt những cái "không có thể", - không thể xuất sắc như anh ta, không thể làm được những việc lớn như anh ta, không thể giành được những thành công lớn như thế..., như thế thì bạn đã thật sự xúi quẩy đến tột đỉnh.
Kỳ thực thì sao? Bạn hoàn toàn có thể vượt hẳn người khác, bạn đều có duyên với tất cả mọi sự việc tốt đẹp trong thế gian, bạn hoàn toàn có thể xuất sắc hơn, làm được những việc lớn hơn, giành được thành công lớn hơn so với anh ta... Tất cả mọi khả năng đều tồn tại, chỉ xem bạn có bằng lòng vứt bỏ tâm lý tự ti, xây dựng nên lòng tự tin vững chắc hay không mà thôi.
Cùng sống chung với người tự ti, người tự ti thường thường có thể chiếm được nhiều tiện lợi hơn, được nhiều lợi ích vô hình hơn. Ðược biết Napoleon hễ vào chiến trường thì lập tức tăng ngay lực lượng quân sĩ lên gấp đôi, còn sức chiến đấu của kẻ thù lại tiêu giảm xuống một nửa. Việc này tuy hiềm vì có chút phô trương nhưng hàm chứa đạo lý sâu sắc mà thực tế. Ðại để có nhiều người đều không luôn luôn tự tin mạnh mẽ giống Napoleon như thế, bằng không, nếu như mọi người đều tràn ngập lòng tự tin thì Napoleon sẽ có thể mất tác dụng.
Người tự tin nhất loạt đều là những người xem thường mình, là người ngược đãi mình, là người có lỗi với mình, một khi tâm lý tự tin của bạn được thức tỉnh, bạn sẽ có thể hiểu rõ ràng điều này.
Vua bóng đá Pêlê, đã từng là một người hoàn toàn tự ti. Trước khi lòng tự tin thức tỉnh hưởng thụ vinh dự trong giới bóng đá, anh luôn lo lắng những cầu thủ nổi tiếng sẽ từ chối đấu bóng với những cầu thủ không có tên tuổi. "Cho dù những danh thủ bằng lòng đá bóng với tôi, cũng chẳng qua là muốn dùng những kỹ thuật bóng tuyệt đẹp của họ để làm nổi bật cái vụng về và ngu dốt của tôi thôi! Lạy chúa, nếu như họ trên sân bóng xem tôi là đối tượng đùa bỡn, sau đó xem tôi như thằng ngốc, tìm cách đuổi về nhà, thì tôi nên làm thế nào"
Khi Pêlê chiến thắng tự ti, thức tỉnh lòng tự tin, say mê bóng đá, mới phát hiện ra một Pêlê chân chính, Pêlê mới có thể phát triển mạnh mẽ phong độ hùng dũng, thét ra lửa trong giới bóng đá thế giới, mới biết được lòng tự ti của năm xưa là hoang đường và đáng cười biết mấy!
Sản sinh tâm lý tự ti, phần lớn vì bạn luôn luôn dùng con mắt của người khác để đánh giá quá thấp và xoi móc mình, rất ít khi tin là mình đã nắm chắc được điều gì, từ đó mà không thể chính xác khẳng định và phát triển mình hơn. Ngược lại với nó, bạn lại xem thế giới bên ngoài bạn quá thần bí, quá huyền ảo, đánh giá người khác - trong đó chắc chắn bao gồm cả nhiều người không bằng bạn - quá cao và quá vĩ đại.
Trái lại không biết rằng, những người trên đời vĩ đại hơn bạn thật ra không nhiều lắm như bạn tưởng tượng.
"Những vĩ nhân sở dĩ ta nhìn vào thấy vĩ đại, chỉ là vì chính chúng ta đang quỳ. Hãy đứng dậy nhé!" Marx đã thức tỉnh những người tự ti
như thế.
Trên thế giới, đại để không có loại nghi lễ nào có thể kích thích lòng tự hào của người được nhận lễ và lòng tự ti của người thi lễ hơn quỳ xuống dập đầu về phía người khác. Cho dù người to cao sau khi quỳ xuống cũng có thể thấp hơn người bé lùn một đoạn, càng khỏi phải nói khi dập đầu xuống đất, thì anh ta hầu như đã mất hẳn hoàn toàn.
Ðộ cao khi quỳ xuống tuyệt đối không phải là độ cao thật sự của bạn. Con người bạn do tâm lý tự ti tưởng tượng ra, tuyệt đối không phải là bạn thật sự, mà nó là một người so với bạn xấu xí hơn, tồi tệ hơn bạn, không có năng lực hơn bạn, bình thường hơn bạn. Bạn không nên cùng đứng cùng ngồi với nó, không dùng con mắt và tâm lý của nó để nhận thức và nhận biết thế giới, bạn so với nó giỏi giang hơn nhiều, vĩ đại hơn nhiều.
Hãy khắc phục tâm lý tự ti, thức tỉnh lòng tự tin của bạn, dũng cảm tiến về một mục tiêu cao cả. Bạn có thể kinh ngạc phát hiện ra là: bạn không hề mảy may thua kém bất cứ người nào.
Vì sao tự ti? Có gì cần phải tự ti như thế? Bạn có thể vì một vài khiếm khuyết nào đó về sinh lý mà sinh ra tự ti. Không cần thiết. Trên thế giới những người sinh lý có khiếm khuyết mà có thành tựu sự nghiệp lớn, làm tổng thống, làm tướng cũng có khối người. Những người giành được giải Nobel, là những cự phú, nhà văn hóa lớn cũng có khối người. Một số khiếm khuyết về sinh lý không mảy may ảnh hưởng nhân cách của bạn, mà cũng hầu như không có quan hệ trực tiếp gì với việc thực hiện giá trị nhân sinh bao nhiêu.
Bạn có thể vì khiếm khuyết của hoàn cảnh gia đình hoặc xã hội mà tự ti. Càng không cần thiết. Tất cả mọi hoàn cảnh đều do con người tạo ra. Trong hoàn cảnh có khiếm khuyết càng thích hợp với việc rèn luyện ý chí và phẩm cách của bạn. Cải thiện được hoàn cảnh, điều đó bản thân sẽ có nghĩa là thành công. Chúng ta một mạch sẽ có thể đếm ra hàng loạt lớn những cự phú, vĩ nhân xuất thân từ những thôn nghèo ngõ vắng.
Có lẽ bạn ngay từ nhỏ đã bắt đầu dần dần hình thành ý thức tâm lý tự ti, mà đến nay đã ăn sâu bén rễ, đã trở thành một tâm lý sâu xa, một trạng thái tiềm thức. Ðiều này đòi hỏi bạn phải ngay từ lúc này tiến hành rèn luyện tâm lý một cách có ý thức và tự giác.
Hãy nghi nhớ câu cách ngôn suốt đời của Rothschid cũng là câu cách ngôn của tất cả mọi người đã từng để lại dấu tích trên thế giới: "Hãy dũng cảm đi lên phía trước!"
Hãy nhớ rằng, thành công của bất cứ người nào đều không thể cao hơn lòng tự tin của anh ta. Tự tin, cái vốn tin cậy nhất của đời người. Bất kể thiên tài của bạn cao đến đâu, năng lực lớn đến đâu, được giáo dục cao sâu đến đâu, thành tựu sự nghiệp của bạn vĩnh viễn không thể cao hơn lòng tự tin của bạn, "Bạn có thể, giả sử bạn nghĩ bạn có thể; bạn không thể, giả sử bạn nghĩ không thể"
"Dứt khoát vứt bỏ tất cả ý thức tự ti, hãy xóa đi những từ "tôi không được", "tôi không thể" từ trong cuốn từ điển cuộc đời của bạn, mà thay vào "tôi được", "để tôi lại thử xem", "để tôi đến", "trên đời không có việc gì khó, chỉ sợ không dám leo lên?, ?trời sinh ra tôi, tất nhiên phải có chỗ dùng".
Ðồng thời với việc tiến hành tự giác rèn luyện tâm lý, thiết kế làm thành công vài sự việc.
Chỉ cần bạn không ngừng thử lâu dài, ý thức tự ti sẽ có thể dần dần mất đi, tâm lý tự ti sẽ có thể lặng lẽ nâng lên.

HOMECHAT
1 | 1 | 213
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com