watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
00:56:1027/04/2025
Kho tàng truyện
Chỉ mục bài viết
99 Khoảnh Khắc Đời Người
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Tất cả các trang
Trang 32 trong tổng số 34

91. Khoảnh khắc giành được thành công

* Theo đuổi thành công và bản thân thành công đều không phải là mục tiêu của đời người.
* Ðau khổ kèm theo cả quá trình theo đuổi thành công. ở đây chúng ta nhìn thấy, đời người gặp phải hai loại đau khổ: đau khổ của thất bại và đau khổ của thành công.

Một khoảnh khắc ngắn ngủi giành được thành công, bất kể bạn lý giải nó từ góc độ nào, nó đều cho người ta cảm giác vui vẻ chân thực nhất.
Thành công có nghĩa là giá trị đời người được thực hiện, cảm giác vui vẻ của con người tự nhiên sinh ra từ trong giá trị mà nó thực hiện.
Nhưng, theo đuổi thành công và thành công bản thân đều không phải là mục đích theo đuổi của đời người, mà chỉ là thủ đoạn thực hiện mục tiêu của đời người.
Mục tiêu của đời người chỉ ở chỗ vui vẻ. Ðời người nên vui vẻ. Vui vẻ phải giống như một con suối nhỏ khoan khoái, lờ đờ tuôn ra, chảy đến sông ngòi đẹp đẽ, chảy đến biển cả mênh mông, chảy đến những nơi xa xăm mà nó không hề biết tới. Ðời người chỉ có vui vẻ mới có hạnh phúc, tốt đẹp đáng nói. Tránh khổ cầu vui là bản tính của con người. Tất cả mọi mong cầu, tất cả mọi việc làm, tất cả mọi gắng gượng, tất cả mọi phấn đấu của con người, mục tiêu cuối cùng của nó không đều là vì vui vẻ ư? Một sự việc không thể làm cho bạn vui vẻ, bạn có thể theo đuổi không?
Nhưng, thực hiện vui vẻ ở chỗ giành được thành công, ở chỗ thực hiện giá trị của sinh mệnh. Mà giành được thành công tức trong quá trình thực hiện giá trị sinh mệnh tràn ngập những đau khổ. Thành công là kết cục của đau khổ. Thành công to lớn là kết cục của đau khổ to lớn. Vô số lần thành công là vô số lần kết cục đau khổ. Không có đau khổ thì không có thành công. Ðạo lý này hết sức rõ ràng, tất cả mọi thành công đều bắt nguồn từ những gắng gượng, phấn đấu và thất bại của con người, tất cả mọi việc này đều thấm đẫm mồ hôi cần cù, kèm theo cô đơn và đau khổ.
Lý giải mục tiêu và quá trình như thế nào? Lý giải sự vui vẻ của mục tiêu và sự đau khổ trong quá trình thực hiện mục tiêu này mà theo đuổi thành công như thế nào? Thể nghiệm hai loại tâm lý vui vẻ và đau khổ hoàn toàn trái ngược nhau trong đường đời thống nhất lại ra sao? Trước khổ sau vui là ý nghĩa gì? Chẳng lẽ đời người ngoài khoảnh khắc ngắn ngủi giành được thành công là vui vẻ ra, thời gian khác còn lại đều là đau khổ chăng? Nếu là như thế, vì sự vui vẻ chốc lát ngắn ngủi như thế mà phải trả ra sự đau khổ to lớn dài đằng đẵng như thế, thì đời người phải chăng thật không đáng?
Chúng ta thật ra không thể máy móc dùng thời gian dài ngắn và trước sau để lý giải mục tiêu và quá trình. Trên thực tế, mục tiêu của đời người thể hiện trong mỗi một quá trình của đời người. Mục tiêu bản thân cũng lại tồn tại trong quá trình. Ðời người có rất nhiều, rất nhiều theo đuổi, cũng lại có nghĩa là có rất nhiều, rất nhiều mục tiêu. Theo đuổi lớn tức mục tiêu lớn, theo đuổi cuối cùng tức mục tiêu cuối cùng, theo đuổi nhỏ tức mục tiêu nhỏ, theo đuổi có tính giai đoạn tức mục tiêu có tính giai đoạn.
Xét từ quá trình theo đuổi thành công một cách đơn độc, đời người là đau khổ. Như trước đã nói, đau khổ đi kèm với cả quá trình theo đuổi thành công. ở đây, chúng ta nhìn thấy đời người gặp phải hai loại đau khổ: đau khổ của thất bại và đau khổ của thành công. Ðau khổ của thất bại chúng ta rất dễ dàng cảm nhận ra. Ðau khổ của thành công là dạng ẩn. Bởi vì đành rằng thành công là tổng của vô số lần thất bại, như thế thì thành công cũng lại là tổng của vô số lần đau khổ. Hoặc nói thành công chỉ là sự bắt đầu của một vòng đau khổ mới. Quả vậy, khoảnh khắc giành được thành công, thì đau khổ tiêu tan, người ta cảm thấy vui vẻ thực sự. Nhưng từ cả quá trình của cuộc đời để xét, khoảnh khắc như thế thực quá ngắn ngủi, ngắn ngủi đến mức chẳng đáng kể. Khoảnh khắc thành công chỉ có nghĩa là mục tiêu cũ đã thực hiện. Từ lúc đó đến trước lúc bạn sản sinh mục tiêu mới, nếu như ở đây có một khoảng trống - sau thành công không nghĩ lại giành thành công khác, ngừng trệ không tiến lên phía trước, tại lúc này bạn sẽ nghiệm thấy sự đau khổ trống rỗng vô vị, đây chính là sự đau khổ của thành công. Chỉ có khi mục tiêu mới sản sinh, nỗi trống trải vô vị của bạn mới có thể tiêu tan. Một câu ngạn ngữ thường lưu hành ở nông thôn: ?Trẻ con mong ăn tết, người lớn mong gặt hái? đã ngấm nặng đạo lý này. Khi ăn tết người lớn chỉ là vì cái vui vẻ của trẻ con, còn cái vui vẻ của chính anh ta chỉ ở khoảnh khắc anh ta thu vào những hạt lúa vàng óng. Cùng với niềm vui vẻ đó qua đi, anh ta trên thực tế đang nóng lòng chờ đợi giành được thành quả lao động của năm sau. Sản sinh mục tiêu mới có nghĩa là lại phải bắt đầu sự theo đuổi mới và đau khổ của gắng gượng. Cứ như thế lập đi lập lại cho đến vô cùng.
Cho nên nói, theo đuổi, đau khổ của gắng gượng, đau khổ của thất bại và đau khổ của trống trải vô vị sau thành công đi kèm với toàn bộ quá trình của đời người.
Cho nên nói, theo đuổi thành công không phải là mục tiêu cuối cùng của đời người, người ta không nên sống một cách đau khổ như thế.
Như vậy, khi chúng ta chuyển đổi đi một góc nhìn, chỉ xét từ mục tiêu cuối cùng của đời người, ở đây chúng ta thấy, đời người là vui vẻ. Xin hãy xem, đã đành là mục tiêu của đời người ở chỗ vui vẻ, như thế thì theo đuổi mục tiêu này cũng chẳng phải là vui vẻ chăng? Vì mục tiêu này mà gắng gượng cũng chẳng phải là vui vẻ chăng? Vì mục tiêu này thất bại cũng chẳng phải là vui vẻ chăng? Vì mục tiêu này giành được thành công đương nhiên là vui vẻ rồi. Chính là trên ý nghĩa này, chúng ta nói, vì lý tưởng tốt đẹp của loài người, vì tiền đồ sáng sủa của tổ quốc dù khổ thêm cũng ngọt bùi. Chính là trên ý nghĩa này, có người xem phấn đấu là niềm vui, có người xem phấn đấu là hạnh phúc.
Tổng hợp hai cách nhìn này, chúng ta phát hiện, một đời người có lý tưởng cao xa, có mục tiêu phấn đấu tự giác, đồng thời thể nghiệm đau khổ và vui vẻ. Tất cả mọi theo đuổi, gắng gượng, thất bại và thành công của anh ta đều là đau khổ, đồng thời cũng đều là vui vẻ - không trải qua đau khổ thì không thể thể nghiệm được vui vẻ; vì vui vẻ mà đau khổ, đau khổ cũng là vui vẻ. Trong vui vẻ đó có đau khổ, trong đau khổ có vui vẻ. Ðời người chính là thể nghiệm và hài hòa thống nhất lại hai loại tâm lý hoàn toàn trái ngược như thế.
Ðồng thời, chúng ta phát hiện, chỉ có không say đắm trong vui vẻ của khoảnh khắc giành được thành công, mà quan tâm nhiều hơn toàn bộ quá trình đời người để thống nhất hài hòa đau khổ và vui vẻ, mới có thể tạo nên một nhân cách vĩ đại.
Phạm Trọng Yêm trong "Nhạc Dương lâu ký" chính là biểu hiện một nhân cách vĩ đại như thế: Trong quá trình phấn đấu đời người anh ta tích cực vào đời, cáng đáng trách nhiệm vĩ đại lo cho dân cho nước, bất kể công danh ra sao, bất kể sự thăng trầm trên quan trường đều là đau khổ. Ông nói: "Ngồi ngất nghểu trên miếu đường thì phải lo cho dân; ở chốn xa xăm chốn giang hồ, thì phải lo cho vua. Tiến cũng lo, mà thoái cũng lo". Lúc này chỉ có cảm giác "lo gièm pha sợ giễu cợt, đầy cảnh tiêu điều". Nhưng khi anh ta tỉnh ngộ mục tiêu cuộc đời của mình là "Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ" thì mức độ tinh thần cao thượng này làm cho tất cả mọi gắng gượng, tất cả mọi lo âu và đau khổ ngay tức khắc hóa thành một cuộc sống có đạo đức, có chí hướng. Do đó mới có thể "không coi vật chất là vui, không coi mình mà buồn", do đó mới có được thể nghiệm tình cảm "Cõi lòng thanh thản, sủng ái sỉ nhục đều quên, đem rượu ra trước gió, niềm vui tràn ngập".
Tất cả mọi nhân cách vĩ đại đều thể nghiệm thành công và thất bại, đau khổ và vui vẻ của họ như thế.

92. Khoảnh khắc hám hưởng thụ quá mức

* Tham đòi hỏi ăn, mặc, ở, chơi bời xa xỉ quá mức, chỉ có thể mang lại tai họa khôn lường.
* Nếu như người ta quá hám hưởng thụ, lười biếng mà lại ăn không nằm khoèo, không thường động tay động não thì có thể tăng nhanh già yếu đến tử vong.

Mọi người đều theo đuổi hưởng thụ, một đời của con người cũng là một đời của hưởng thụ. Bất kể là hưởng thụ vật chất hay hưởng thụ tinh thần, mọi người đều mong muốn có được nó. Ðây là động cơ đầu tiên của đời người.
Song, chỉ có với trạng thái thân thể và tinh thần đều khỏe mạnh, con người mới có được cảm giác của hưởng thụ.
Một hôm, ông A gặp ông B. Ông A hỏi: "Ông anh, dạo này như thế nào?"
Ông B trả lời: "Mọi thứ khác đều còn cảm thấy được, chỉ có thân thể không được tốt lắm". Tiếp đó liền hỏi ông A: Còn ông anh thì sao?"
Ông A đáp: "Tôi và ông hoàn toàn ngược nhau. Thân thể còn được, chỉ có các thứ khác đều cảm thấy chẳng ra sao cả".
Hai ông A và B đều không có được niềm vui thú hưởng thụ đời người, bởi vì ông A tinh thần không tốt, còn ông B thì thân thể không an toàn. Ðây là chúng ta từ trạng thái tồn tại của cuộc đời nào đó để lý giải hưởng thụ.
Nếu như từ trạng thái thế giới bên ngoài cho chúng ta để lý giải, thì chỉ có khi thế giới bên ngoài - bất kể là những thứ của vật chất, những thứ của tinh thần, bất kể là ăn, mặc, ở, đi lại, tiếng hát, sắc đẹp, vui chơi - làm cho thể xác và tinh thần của chúng ta đều thích nghi, chúng ta mới có cảm giác hưởng thụ đời người. "Thích nghi" chính là vừa phải, vừa không phải là bất cập lại vừa không phải là thái quá, không thiên lệch về cái nào phù hợp tinh thần trung dung. ở đây, bất cập chính là thiếu thốn, khiếm khuyết, không đủ, cũng tức là bần cùng. Cùng thì phải biến chính là chỉ từ thiếu thốn không thích nghi hưởng thụ mà thông qua phấn đấu biến thành thích nghi hưởng thụ. "Thái quá" chính là quá mức, chính là xa xỉ. Xa xỉ và bần cùng đều không thích nghi với hưởng thụ của con người như nhau. Kiềm chế xa xỉ chính là chỉ từ quá mức không thích nghi với hưởng thụ mà thông qua kiềm chế biến thành thích nghi hưởng thụ. Ðối với hưởng thụ cuộc đời để xem xét, cố gắng phấn đấu và kiềm chế xa xỉ có ý nghĩa quan trọng ngang nhau. Hơn nữa đối với văn minh và tiến bộ của xã hội để xem xét, cũng có giá trị ngang nhau, cái trước đem không đủ bù cho đủ, còn cái sau thì đem dư thừa tiết kiệm bớt.
Mọi người chúng ta đều rất dễ dàng lý giải bần cùng không thích nghi hưởng thụ của con người, như đói rét không thích nghi thể xác của con người, không có sách đọc không thích nghi với tinh thần con người có văn hóa, lại không dễ dàng lý giải tham làm đòi hỏi hưởng thụ quá mức, tức xa xỉ và bần cùng không thích nghi hưởng thụ như nhau. Trên điểm này, cổ nhân của Trung quốc đã lĩnh hội được rất sâu sắc, trí tuệ trung dung mà họ biểu hiện hầu như hoàn mỹ đến mức không thể xoi mói được. Họ cho rằng: người yêu quý sinh mệnh bản thân, giỏi về hưởng thụ đời người, biết may cắt quần áo có thể làm cho thân thể được ấm áp là được. Không tham đòi hỏi quá dầy quá ấm, quá dầy quá ấm làm cho người bí tắc mạch lạc, khí huyết không lưu thông. ?n uống hợp khẩu vị, thỏa mãn bụng đói là được rồi, không tham đòi hỏi của ngon vật lạ quá mức, càng không thể ăn quá no. Ăn quá no tất nhiên làm cho dạ dầy quá đầy, dạ dầy quá đầy, ngực bụng sẽ có thể bị căng buồn bực, ngực bụng căng buồn bực sẽ có thể toàn thân không thông suốt, đây chính là béo tốt làm hại xương cốt. Phòng ở không tham đòi hỏi quá cao lớn, trống rộng, phòng quá cao lớn trống rộng nhiều âm khí, nhiều âm khí thì có thể sinh ra bệnh đột nhiên hôn mê bị ngã và tứ chi lạnh buốt (Jue Syndrome). Nghe âm nhạc chỉ ở chỗ làm cho tính tình của mình bình tĩnh yên vui là được, không nên nghe những điệu nhạc thê thảm đồi trụy, như thế làm cho người ta hậm hực không vui. Cũng không nên đi nghe những điệu nhạc ồn ào ầm ỹ quá tiếng sét, như thế có thể làm cho người ta càng thêm nóng nảy không yên (tôi nghĩ, những băng nhạc như sấm sét ngày nay đang thịnh hành gần như hò hét một cách điên cuồng, đối với thần kinh và tinh thần của con người có ích chăng? Có hại chăng? Có trái ngược với giá trị của âm nhạc chăng? Ðang đợi chờ sự thảo luận đánh giá của lý luận và nghiệm chứng của thực tiễn). Tham đòi hỏi ăn, mặc, ở, đi lại quá mức, chỉ có thể mang lại tai họa khôn lường, dẫn đến toàn thân phù nề, gân cốt tích trệ không thông, huyết mạch nghẽn tắc không lưu thông, cửu khiếu trống rỗng mất cơ năng bình thường.
Người xưa cho rằng, vạn sự vạn vật của thế giới, vốn là dùng để nuôi dạy sinh mệnh, nhưng lại có người vì tham đòi hỏi hưởng thụ vạn vật quá nhiều là làm cho vạn vật ngược lại trở thành tai họa làm hao tổn sinh mệnh của họ. Ví như tham đòi hỏi hưởng thụ xe cộ quá nhiều, ra khỏi cửa là ngồi xe, đi về nhà lại ngồi xe, chân không bén đất, phải đạt được mức dễ chịu, chiếc xe này trở thành nguyên nhân làm chân của anh ta sinh bệnh. Vì tham đòi hỏi hưởng thụ thịt béo rượu ngon quá nhiều, ăn no uống đã, thâu đêm suốt sáng, rượu thịt đó lại trở thành thuốc độc làm thủng dạ dầy và ruột của anh ta. Anh ta vì tham đòi hỏi hưởng thụ gái đẹp và hoan lạc quá nhiều, chìm đắm trong nữ sắc và dâm ô, gái đẹp và hoan lạc bèn trở thành lưỡi rìu sắc ngọt chặt đứt sinh mệnh của anh ta.
Những việc như vậy, hễ là hám hưởng thụ quá mức, kết quả của nó đều trở nên không những không được hưởng thụ, ngược lại lại làm hại mình, thật sự mình làm mình chịu.
Trong lý luận của người Trung quốc xưa về giữ gìn sinh mệnh của mình, hợp lý hưởng thụ đời người, thuyết mang đặc sắc trí tuệ Trung quốc nhất là thuyết vận động sinh mệnh. Họ cho rằng sinh mệnh vốn bắt nguồn từ tinh khí, muốn làm cho sinh mệnh khỏe mạnh, sống lâu chính là phải tích tụ tinh khí, vận chuyển tinh khí. Tích tụ để vận chuyển, vận chuyển mới có thể tích tụ. Nước chảy không sinh gỉ, chốt cửa không bị mối, sinh mệnh trong vận động, người cần phải không ngừng hoạt động làm lụng, làm cho toàn thân nằm trong trạng thái hoạt bát để giữ cho khắp người tinh khí lưu thông. Bằng không, nếu như tham đòi hỏi nhàn hạ quá mức, lười biếng trở thành bản tính, không hoạt động, không làm lụng, tinh khí trong thân người sẽ không thể vận hành mà dẫn đến tích tụ ứ đọng lại. Tích tụ ở phần đầu thì đầu sưng mặt phù, tích tụ ở phần tai thì tai ù, tai điếc, tích tụ ở phần mắt thì khoang mắt sưng đỏ, thị lực suy giảm, tích tụ ở phần mũi thì đường mũi bị ngạt không thông, tích tụ ở phần bụng thì bụng buồn bực căng đầy, tích tụ ở phần chân thì chân sưng, chân mềm. Chúng ta còn biết, nếu như người ta hám hưởng thụ quá mức, lười biếng mà lại ăn không nằm khoèo, không thường động chân động não thì có thể tăng nhanh già yếu đến tử vong.
Trong thời đại biến đổi nhanh chóng ngày nay, nếu chúng ta tham đòi hỏi an nhàn quá mức, không thường xuyên đi tiếp xúc với xã hội, tiếp xúc với đại chúng và thực tế dấn thân vào dòng thác cải cách, chúng ta sẽ rất nhanh chóng sản sinh cảm giác bị thời đại vứt bỏ.

93. Khoảnh khắc biết được mình không còn trẻ nữa

VIII. Thu vàng rực rỡ

* Mặt trời của hôm qua đã tắt bình yên, nhưng mặt trời của hôm nay vẫn soi chiếu bạn.
* Một cụ già 101 tuổi nói: "Cái mà tôi nhớ nhung nhất là thuở thanh xuân của tôi khi 70 tuổi".

"Tôi không còn trẻ nữa".
Nhưng bạn đã từng trẻ.
Ðó là những năm tháng của giông tố bão táp dữ dội. Bạn đã từng nói với tôi, trong ký ức của bạn, những ngày mưa gió là rất ít, trời quang xanh ngắt một màu, cũng nổi gió, đôi lúc gió còn rất to. Bạn cũng đã từng leo lên đến đỉnh núi để nhìn mặt trời qua những đám mây mù.
Ngọn núi ấy không cao, chỉ là một ngọn núi nhỏ của một vùng đồi rất phổ biến, rất bình thường. Trên núi không hề có những con đường lát đá để cho du khách đi, trên thực tế là không có đường. Bạn đã đạp lên những ngọn cỏ khoác đầy những giọt sương long lanh, một mạch chạy lên trên núi. Trên núi không có những cảnh như gà vàng báo sáng có thể để cho du khách chiêm ngưỡng, chỉ có những cây tùng nhỏ lưa thưa. Khi mặt trời và những ngọn gió làm khô hết những giọt sương bạn mới chạy xuống núi.
Bạn cũng đã từng đến các bãi biển, cầm chiếc vỏ ốc trong tay hồi lâu. Bạn hiểu rất rõ ràng ngọn sóng rất cao sắp ùn ùn đến, nhưng bạn không hề để ý. Một thoáng, khi ngọn sóng đập lên thân người bạn, bạn kêu lên một tiếng to một cách thoải mái. Tiếng kêu hòa trộn vào trong tiếng sóng bị cuốn đi đến nơi xa vời.
Lúc ấy, trong mỗi một tế bào ở khắp người bạn đều ngấm dục vọng sáng tạo, bạn chạy băng băng xung quanh bốn phía, không biết ưu sầu là gì, cũng không biết vì sao trắc trở và thất bại. Bạn kêu la, chạy nhảy không biết mệt mỏi.
Bạn cũng đã từng tiễn đưa vô số đêm không ngủ. Khi gió rét căm căm gào rít bên ngoài cửa sổ của bạn, vỗ đập vào mép cửa của bạn, bạn đang cúi đầu xuống bàn chăm chú viết sách. Những ngày mặt trời làm tan băng tuyết, bạn cũng đã từng chuẩn bị hành trang đi đến nơi mà bạn và người khác đều thường đến.
Những con đường nhỏ uốn khúc quanh co, dài dằng dặc trong rừng, có lúc nó đột nhiên biến mất trước mắt bạn, bạn đã từng bò qua những bui gai giăng đầy núi, đa leo lên vô số vách đá cheo leo.
"Tôi không còn trẻ nữa"
Nhưng bạn có thể trở nên trẻ lại.
Bạn nói tiếng "lại" vang động lạ kỳ, đã dốc hết nỗi vui sướng và tự hào của bạn. Bạn đã tiễn đưa mọi mê hoặc và gắng gượng đón lại một cái tôi bình thản điềm nhiên. Lúc đó, bạn đang vỗ về những vết thương lòng chồng chất, những cảnh tượng tàn phá diễn ra đầy trước mắt, mỉm cười tạm biệt ngày hôm qua. Không chút luyến tiếc, hàng ngày bạn vẫn vui vẻ tiếp nhận sự nhào nặn của mặt trời. Bạn biết rất rõ ràng, thế giới tự nhiên vẫn chuyển động không ngừng. Mặc dù mặt trời của ngày hôm nay đã không phải là mặt trời của ngày hôm qua nữa, mặt trời của ngày hôm qua đã bình yên tắt, nhưng mặt trời của ngày hôm nay vẫn soi chiếu bạn. Chỉ cần bạn vui lòng, bạn mãi mãi đều có mặt trời của ngày hôm nay. Lòng bạn vĩnh viễn cùng nhảy nhót với mặt trời.
Ðã từng biển cả khó tìm nước, loại trừ Vu sơn không có mây.
Da dẻ bị sương gió nung nấu hơi có chút co rúm răn reo, những vết nhăn mặt trời rạch trên trán bạn, đó là những tượng trưng của mọi khó khăn trắc trở, chín chắn, trí tuệ và giàu có. Từ đó, bạn không lang thang và lưỡng lự nữa, luôn luôn hướng về mục tiêu mình đã chọn định. Lấy kinh nghiệm đi đường của bạn - có lẽ cầu bạn đã vượt qua còn nhiều hơn đường tôi từng đi, bạn đã đến được một nơi hoàn toàn mới - nơi không những không nghi ngờ mà còn có thể muốn làm gì thì làm lại không vượt quá phép tắc. Chỉ dựa vào điểm này, bạn việc gì không thể làm, việc gì làm không thành?
Vua dầu mỏ miền bờ đông Thái Bình Dương gọi là Harmor khi ông 58 tuổi vẫn dũng cảm nhảy vào việc hấp dẫn mới mẻ của ngành dầu mỏ, đã nhen lại ngọn lửa của sinh mệnh. Năm 1974, khi Harmor 76 tuổi, công ty dầu mỏ Phương Tây của ông thu nhập năm đã vượt qua cửa ải 6 tỷ đô la, năm 1981 khi Harmor 83 tuổi, công ty của ông đã trở thành xí nghiệp quy mô lớn nhất, hiệu suất cao nhất toàn nước Mỹ. Ông luôn luôn đang ôm ấp mặt trời của hôm nay, đang mơ của ngày mai.
Câu nói nổi tiếng của Harmor: "Ðời người sáu mươi mới bắt đầu"
Xiao Bo Na nói càng triệt để hơn: "Sáu mươi về sau mới là cuộc đời chân chính".
Henry Gassoway Daris 80 tuổi vẫn tỏ ra có sức sống mãnh liệt về thân thể và tinh thần, còn xuất hiện với tư cách ứng cử viên Phó Tổng thống của Ðảng Dân chủ Mỹ.
"Tôi không còn trẻ nữa".
Nhưng bạn hà tất phải nói không còn trẻ nữa.
Hà tất phải mang một chút đau buồn? Phán định bạn không trẻ nữa, trước hết chỉ có bản thân bạn.
Mặt trăng vốn luôn luôn tròn, tại sao chúng ta lại thường nhìn thấy nó khuyết, chỉ vì có một bộ phận tia sáng của mặt trời vì quả đất che không thể phản xạ cho nó, từ đó mà che mắt của chúng ta, làm cho chúng ta phát sinh sai lầm về thị giác.
Phán đoán của bạn đối với mình còn trẻ hay không cũng thường thường sai lầm.
Nếu như bạn được hưởng tuổi thọ như cụ Phùng Hữu Lan 95 tuổi, thì khi bạn 60 tuổi làm sao không thể nói không trẻ? Bạn còn có thể đi tiếp đoạn đường 35 năm nữa. Lúc này bạn cũng trẻ giống như một người hiện là 25 tuổi nhưng tưởng chỉ sống được đến 60 tuổi, những việc mà anh chàng 25 tuổi kia có thể làm, bạn cũng có thể làm, có lẽ bạn làm còn khá hơn anh ấy làm.
Có một cụ già 101 tuổi nói với người ta: "Cái mà tôi nhớ nhung nhất là thuở thanh xuân của tôi khi 70 tuổi". Ông cụ muốn trẻ đi 30 tuổi, 70 tuổi đối với cụ là thuở thanh xuân.
Không cần thiết mình phải phán quyết tử hình đối với mình, tự cho là có mấy loại bệnh ở trong người, cho là yếu đuối sẽ không thể sống lâu ở đời nữa. Trường thọ nhất loạt chỉ có thể ban tặng cho những người lạc quan, đối với những người đau buồn, đối với những người mà mình tự phán quyết mình tử hình quá sớm, thì một người cũng không thể đem cho được. Mẹ của Mark Twain khi 40 tuổi thân thể nhỏ bé lại yếu đuối, được xác nhận là có bệnh kinh niên trong người thế nào cũng sẽ không sống được lâu trên đời nữa. Nhưng vì bà luôn luôn vui vẻ lạc quan, không biết buồn rầu là gì, kết quả là bà đã sống đến tận 88 tuổi. Hơn thế nữa khi bà 82 tuổi còn có thể vượt khoảng đường xa xôi đi thăm người yêu của mình lúc 18 tuổi. Nhà văn nổi tiếng Bạch Vi lúc trẻ luôn luôn bệnh tật, bởi vì bà là người cởi mở độ lượng, sau 60 tuổi mọi tật bệnh của thời trẻ tuổi lại mất hết một cách thần kỳ mãi đến khi 95 tuổi vĩnh biệt cõi đời vẫn một mình nhẹ nhõm.
"Khả năng vô cùng nhiều đều ở tương lai của bạn. Bạn có thể sống được bao nhiêu năm" Trên thế giới không có một ai có thể nói đúng.
George Meredith, khi chúc mừng sinh nhật lần thứ 74 của ông đã diễn đạt một tâm trạng đẹp đẽ nhất, ông nói:
"Bất kể là về tâm linh hoặc về đầu óc, tôi không cảm thấy tôi là đang già. Tôi vẫn dùng con mắt của người trai trẻ để nhìn đời người. Tôi thường thường mong muốn, tôi không giống như những người trí tuệ tê liệt sinh hoạt đần độn như thế, trở thành một người già yếu."
Nếu như tâm linh của bạn luôn giữ được ở mức độ này, bạn tất nhiên là may mắn.
Cho nên, bạn không cần thiết phải nhớ mãi: tôi không còn trẻ nữa.


HOMECHAT
1 | 1 | 220
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com