watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
19:57:4528/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Tập 1 - Anh Hùng Lĩnh Nam - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 1-10 - Trang 10
Chỉ mục bài viết
Tập 1 - Anh Hùng Lĩnh Nam - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 1-10
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Tất cả các trang
Trang 10 trong tổng số 21
Hồi 5a

Tiếc thay nước đục bụi trong
0

Thiều Hoa về đến trang trại thì mặt trời đã lên cao. Trời tháng chín bắt đầu lạnh. Hơi thu theo gió heo may len lỏi trong không gian, lá úa màu rơi lả tả. Nàng ngước mặt nhìn những đám mây trắng trôi lang thang trên sườn núi ngả màu đỏ mà lòng se lại:
- Ta mồ côi từ nhỏ. Chú ta thương ta, nhưng thím ta tàn nhẫn, đày đoạ ta chăn trâu khổ sở. Ta mải chơi, để trâu ăn lúa, thím ta đuổi ta đi, còn đánh ta tàn nhẫn. Ta lang thang tứ cố vô thân, thì gặp sư phụ. Người đem ta về nuôi ta, dạy ta, thương yêu ta như con đẻ. Sư phụ ta là người nghiêm khắc, hay trách phạt con cái người. Tiểu sư đệ là con út, thông minh, khôi ngô, hiếu thảo, mà còn bị người mắng là thường. Còn ta thì người thương yêu, lúc nào cũng ngọt ngào với ta. Suốt bảy năm ở với sư phụ, sư mẫu, ta chưa bị quở trách bao giờ. Ta là nữ đệ tử, người tin ta, đi đâu cũng mang theo. Ta nghĩ, nếu cha mẹ ta còn sống thì cũng chỉ thương ta đến thế là cùng. Ta sống hạnh phúc bên cạnh sư phụ, sư mẫu, sư huynh, sư đệ, thì xảy ra biến cố. Không biết nay sư phụ, sư mẫu ở đâu? Mấy tháng nay ta nhớ người, đêm ta thường khóc. So sánh nỗi buồn xa sư phụ, sư mẫu, với nỗi buồn cha mẹ chết, ta thấy cũng giống nhau. Nhưng... sư phụ ta thuộc dòng giống Âu-lạc, thù hằn người Hán. Người lại hay nhắc nhở truyện Mỵ Châu, lấy chồng ngoại tộc, làm mất nước. Trong trận chiến cảng Bắc, ta gặp Nghiêm Sơn, y là người có địa vị cao bậc nhất Lĩnh-nam, nếu y muốn, thì thiếu gì mỹ nữ, hầu xinh. Nhưng y đối với ta bằng cả một mối nhu tình. Ta phải làm sao bây giờ? Ta nghĩ lại mà thấy bất hiếu với sư phụ, sư mẫu. Trong lúc nhà tan, cửa nát, ta cứ nhờ y tìm sư phụ, sư mẫu, đưa người trở về Cửu-chân, rồi ta thú tội với người. Người tha tội thì thôi. Còn người không tha tội, ta đành tìm cái chết để đền đáp mối tình của Nghiêm Sơn.

Nàng trở về phòng nằm nghỉ, lơ đãng nhìn cảnh đẹp trời chiều, nông dân đốt rẫy, khói bay lên bầu trời trắng xanh. Nắng chiếu xuyên qua khói, rọi xuống đất thành màu tím. Nàng riu riu ngủ được một giấc, thì tiếng gõ cửa làm nàng tỉnh dậy. Nàng hỏi:
- Ai đây?
Tiếng nữ đệ tử ngoại đồ Phi Vân nói:
- Sư tỷ! Tất cả đệ tử, tráng đinh họp, mời sư tỷ ra dự.
Thiều Hoa mệt nhoài nói:
- Em nói với nhị sư huynh rằng ta mệt, không dự được.
Phi Vân ra một lúc rồi lại vào:
- Sư tỷ! Nhị sư huynh mời sư tỷ phải ra họp ngay.
Thiều Hoa nghĩ thầm:
- Tại sao sư huynh lại bắt ta phải ra họp? Chắc có tin tức gì về sư phụ, sư mẫu đây.
Nàng theo Phi Vân đến chỗ họp, thì không phải là đại sảnh, mà là ngọn đồi phía sau trang trại. Gần 100 anh em Đào trang ngồi thành vòng tròn, vũ khí bên cạnh. Người nào mặt cũng sát khí đằng đằng. Họ nhìn Thiều Hoa với con mắt thiếu thiện cảm.
Nàng hỏi Phi Vân:
- Có biến cố gì sao?
Phi Vân nhìn nàng với vẻ lạnh lùng đáp:
- Sư tỷ chờ một lát sẽ biết.
Mọi người đều dồn con mắt nhìn nàng, như muốn gây sự.
Thiều Hoa hoảng:
- Cái gì đã xảy ra?

Trịnh Quang đứng lên trịnh trọng nói:
- Các vị sư đệ, sư muội, hôm nay ta mời tất cả quý vị tới đây để giải quyết một vấn đề, đó là vấn đề sống còn của sư môn và chúng ta. Từ hôm xảy ra biến cố đến giờ, không hiểu sư phụ, sư mẫu ở đâu? Các vị sư huynh, sư đệ ra sao? Thứ nữa đến cái chết của sư muội Tường Loan. Hôm đó sư huynh đau mê man, khắp người không cử động được, nên không thể nào tra xét cho ra manh mối. Tuy vậy ta vẫn có mối nghi ngờ rằng trong chúng ta, có kẻ gian tế trà trộn để hại ngầm. Từ hôm qua đến giờ, ta đã tìm ra manh mối, biết được tung tích kẻ thù.
Đám sư huynh, sư đệ nhao nhao lên:
- Xin sư ca nói cho chúng tôi rõ.
Trịnh Quang liếc nhìn Thiều Hoa rồi hỏi:
- Sư muội! Sư muội là người biết hết tất cả. Sư muội có thể cho chúng ta biết được chăng? Sư môn chúng ta nhà tan cửa nát, kẻ chết người bị thương, gia đình ly tán. Chính bản thân ta, giờ này không hiểu vợ con còn sống hay chết? Điều đó không quan trọng lắm. Điều quan trọng nhất là sư môn chúng ta có kẻ gian ẩn náu, bán chúng ta cho giặc Hán.
Thiều Hoa nhìn thẳng vào mặt Trịnh Quang, tự nghĩ:
- Tại sao sư huynh lại cật vấn ta? Không lẽ sư huynh nghi cho ta giết Tường Loan hay sao? Có lý nào lại đa nghi, hại người chết đuối trên cạn được?

Nàng vốn là người thuần hậu, nhu nhã, nên trả lời:
- Có gì mà không hiểu? Sư muội Tường Loan bị kẻ gian ám hại, chứ không phải ngã. Bởi với võ công Tường Loan, tại sao sư muội có thể chết vì ngã ở một triền núi thoai thoải? Hôm đó tôi đã khám thi thể, thấy miệng ứa máu, ngực có vết âm kình khá nặng. Tôi không hiểu đó là võ công của môn phái nào, và ai đã ra tay. Suốt vùng Cửu-chân, không có môn phái nào lại luyện thứ võ âm nhu ấy? Sư phụ và Đinh sư thúc đã bàn rằng: Võ công Văn-lang có một thứ gọi là Phục ngưu thần chưởng, cứ một chiêu dương lại một chiêu âm, độc địa vô cùng. Hiện võ công âm nhu đã thất truyền. Ngay chưởng môn là Đặng Thi Sách cũng không sử dụng được. Không lẽ... không lẽ sư muội Tường Loan bị giết bằng võ công âm độc đó? Tôi thấy kẻ ra tay học chưa đến nơi đến chốn, nên sư muội vẫn có vết thương tím ở ngực. Chứ nếu thật là Phục ngưu thần chưởng thì người không một vết trầy, mà tạng phủ nát ra mà chết ngay.
Mọi người kêu ồ lên:
- Phong-châu song quái.
Thiều Hoa nói:
- Hôm tiểu sư đệ đánh nhau với Song-quái ở Cao miếu, có sử dụng một thứ võ công hết sức quái dị. Chính Song-quái cũng kêu lên là Phục ngưu thần chưởng, rồi bắt tiểu sư đệ đi. Tôi gần tiểu sư đệ từ lâu, chưa từng thấy y sử dụng võ công âm nhu bao giờ. Dù tiểu sư đệ có biết sử dụng chăng nữa, thì quyết không giết Tường Loan. Vậy trong chúng ta có gian tế của phái Tản-viên, đã ra tay giết Tường Loan. Phái Cửu-chân chúng ta không thù, không oán với phái Tản-viên, không lẽ họ lại gây hấn với chúng ta? Giữa chưởng môn phái Tản-viên Đặng Thi Sách với sư phụ là chỗ giao tình thâm trọng, quyết... phái Tản-viên không giết Tường Loan. Sư huynh là người kinh nghiệm nhiều, có cao kiến gì không?

Trịnh Quang cười khẩy:
- Được! Sư muội đã nói như thế thì ta phải tìm cho ra hung thủ. Sư phụ vắng mặt, ta là người lớn nhất ở đây, ta phải tìm cho ra và giết nó trả thù cho Tường Loan.
Thiều Hoa thở dài nói:
- Hôm ở Cao miếu, tôi ngủ trên chiếc võng ngoài sân, nửa đêm thấy một bóng đen chạy ra đường. Tôi theo dõi, thì thấy bóng đen đó vẽ lên tảng đá ven đường mấy dấu hiệu. Ngặt vì đêm tối, tôi không biết đó là dấu hiệu gì. Sáng hôm sau tôi ra xem thì thấy là chữ Vạn, dưới ghi địa danh chúng ta sắp đi qua. Tôi biết gian tế chỉ đường cho đồng bọn theo dõi chúng ta nên tôi xoá đi hết.
Trịnh Quang cười nhạt:
- Sư muội thật là người tinh tế. Những việc như vậy sao sư muội không cho ta biết? Sư phụ vắng mặt, ta là người có vai vế cao nhất ở đây mà?
Thiều Hoa luống cuống cau mày:
- Hôm ấy sư huynh đau chưa khỏi. Tôi có nói với sư huynh cũng vô ích.
Trịnh Quang đứng ra giữa sân, nói lớn:
- Sư muội! Đến giờ phút này mà ngươi còn muốn che dấu ư? Đêm đại chiến ở trong rừng, sư muội đã cùng một người Hán đấu kiếm, sư muội liếc mắt đưa tình với nó. Các vị huynh muội ở đây đều thấy. Tên Hán quan đó là Nghiêm Sơn, võ công rất cao cường. Chính mắt ta đã trông thấy y đấu chưởng với sư thúc. Chỉ một chưởng, sư thúc bị bại, ngã trên ván thuyền. Thế mà hôm đó y lại thua sư muội, cám ơn sư muội cho y mượn đường. Thực tế hắn chỉ dơ tay một cái là bắt được sư muội. Phất tay một cái là bắt hết chúng ta. Tại sao lại kỳ lạ như vậy?
Thiều Hoa nghe nhắc đến chuyện này, mặt nàng nóng bừng lên:
- Tôi... Tôi... cũng không biết nữa.
Trịnh Quang quát lên:
- Có gì mà không hiểu? Chỉ nhìn sư muội với nó liếc qua, liếc lại với nhau, thì đủ biết rồi. Theo sư muội nói, kẻ nào đó để dấu lại, cho nên Song-quái, Nghiêm Sơn mới biết đường chúng ta đi. Cũng vì thế Nghiêm Sơn mới đón đường gặp sư muội. Chúng ta đều nhìn tận mặt sư muội với nó nhìn nhau đắm đuối. Hắn lại tặng cho sư muội con ngựa chiến nữa. Giữa thanh thiên bạch nhật, trước mặt chúng ta, sư muội cùng hắn ruổi ngựa vào rừng tâm tình. Sư muội làm như thế mà đòi che mắt chúng ta sao? Nếu ta có đui mù, ngu si, thì hằng mấy trăm con mắt ở đây đâu có để sư muội mang voi mà bảo rằng thỏ được?

Trịnh Quang nói với mọi người:
_ Nước Âu-lạc ta hùng mạnh và lớn hơn nước Nam-việt của Triệu Đà. Võ công Âu-lạc ta bỏ xa Triệu Đà. Nỏ thần của ta bắn một phát cả ngàn mũi tên, quân Triệu Đà tan nát. Nhưng tại sao Âu-lạc bị bại? Chỉ vì Mỵ Châu bị gian tế Trọng Thuỷ đưa vào tròng tình ái, hại nước, hại cha, hại dân, rồi bản thân cũng chết. Đó là mối di hận của Âu-lạc chúng ta trải qua 184 năm. Cái hoạ Mỵ Châu trước chưa hết, thì cái hoạ Mỵ Châu thứ nhì đang tái diễn. Sư muội ơi, thế từ qua đến giờ, ngươi đi đâu vậy?
Thiều Hoa giận run người lên:
- Tôi... Tôi... đi cứu tiểu sư đệ.
Trịnh Quang hỏi:
- À thì ra thế. Ta thấy sư muội vượt đồi phía sau đi với một người, ta vội theo dõi. Sư muội, ta thấy hết rồi, ngươi cùng Nghiêm Sơn tình tự suốt đêm, sáng mới về.
Thiều Hoa uất người lên:
- Ta không có đi tình tự với Nghiêm Sơn, ta đi cứu tiểu sư đệ.
Trịnh Quang nói:
- Cứu tiểu sư đệ! Phong-châu song quái bắt tiểu sư đệ đi, võ công chúng còn cao hơn sư phụ, sư mẫu. Với bản lãnh sư muội thì làm sao mà cứu tiểu sư đệ?
Thiều Hoa hỏi vặn lại:
- Sư huynh bảo theo ta, thế thì phải biết rõ chuyện ta cứu tiểu sư đệ chứ? Tiểu sư đệ được ta cứu xong liền đi với Nghiêm đại ca, tìm sư phụ, sư mẫu.
Trịnh Quang thở dài:
- Đào trang tan nát vì quân Hán. Quân Hán muốn trừ diệt hết chúng ta, thế mà bảo tên quốc công dẫn sư đệ đi tìm sư phụ, sư mẫu thì con nít cũng không tin được. Nghiêm đại ca của sư muội tử tế nhỉ? Tại sao y lại tử tế với sư muội như vậy?
Thiều Hoa chảy nước mắt:
- Tôi cũng không biết nữa.
Trịnh Quang cười ha hả:
- Có gì mà không biết! Hắn muốn tìm một Mỵ Châu thứ nhì cho hắn mà thôi. Sư muội, Đào trang vì ngươi mà tan nát, Tường Loan vì ngươi mà bị giết, tiểu sư đệ vì ngươi mà mất tích. Hôm nay ta vì Âu-lạc mà giết một Mỵ Châu, vì Đào trang, Tường Loan mà đòi nợ sư muội. Ngươi rút kiếm ra đi.
Ghi chú của thuật giả:
Trong lịch sử các dân tộc trên thế giới, không một dân tộc nào mà lại có tính kỳ thị chủng tộc về phương diện hôn nhân như dân tộc Việt Nam. Nguyên do khởi từ Mỵ Châu lấy chồng ngoại tộc, rồi vì nhất tâm nhất chí với chồng, làm mất nước. Từ khi Thục bị diệt vong, dân Lĩnh-nam thường rất căm thù cái hận Mỵ Châu, nên giáo dục con cái thành kẻ thù, khinh ghét những người con gái Việt lấy chồng Trung Hoa. Sau này dù Trưng-vương đã dành được độc lập, nhưng tinh thần đó vẫn kéo đài trong lịch sử cho đến nay. Tiếp theo người Pháp, người Mỹ đến Việt Nam, các gia đình Việt Nam lại giáo dục con cái khinh ghét những người con gái Việt có chồng Pháp, Mỹ. Hiện nay cái di sản tinh thần này vẫn còn, dù chúng ta sống ở hải ngoại, dù người chồng Pháp, Mỹ rất lịch sự, tử tế với vợ Việt.

Trịnh Quang hô lớn:
- Sư đệ, sư muội, bao vây lấy nó. Đừng để nó chạy thoát.
Lập tức tiếng vũ khí loảng xoảng, trên 100 người bao vây kín xung quanh Thiều Hoa.
Thiều Hoa suy nghĩ:
- Tiểu sư đệ không có ở đây. Hôm nay ta khó mà đối chất được với sư huynh. Nhưng ta muốn thoát thân, thực là thiên nan vạn nan.
Nàng rút kiếm ra nói:
- Sư huynh, tôi xin thề trước đất trời là tôi không giết sư muội, không làm gian tế cho người Hán.
Trịnh Quang cười gằn:
- Sư muội tưởng chúng ta ngây thơ như trẻ con hẳn? Ta không thể tin lời thề của sư muội được nữa.
Thiều Hoa khóc:
- Khi tôi 11 tuổi, mồ côi cha mẹ, đi ở cho người chú, làm nghề chăn trâu. Chẳng may để trâu ăn hết một đám lúa, bị thím đánh đập tàn nhẫn rồi đuổi đi. Tôi đi ở với người ta, bị hiếp đáp trăm bề cay đắng May gặp sư phụ cứu về, nhận làm đệ tử, dạy dỗ cho đến ngày nay. Tôi làm sao mà phản sư môn được.
Có tiếng một sư muội nói:
- Mỵ Châu được An Dương vương cưng chiều biết là bao? Chỉ vì mù quáng trước bã tình yêu, mà đem bí quyết chế nỏ thần cho Trọng Thuỷ. Thị còn rắc lông ngỗng đưa đường cho giặc. Chúng ta mất nước vì Mỵ Châu. Bọn Hán cai trị chúng ta, coi chúng ta như thú vật. Tên Nghiêm Sơn của Hán, thân cầm quân đánh Đào trang tan nát. Thế mà sư tỷ, đội ơn sư phụ như sơn, lại nháy mắt đưa tình, kêu kẻ thù là đại ca. Tình đấy nhỉ? Ngươi chỉ vì tình mà làm chúng ta khốn khổ đến thế này, mà còn chối được ư?
Thiều Hoa rút kiếm ngẫm nghĩ:
- Ta không phản sư môn. Cũng không hại sư muội Tường Loan, ta không để dấu hiệu cho giặc. Trong lòng ta trong sáng, nhưng sự thể như thế này, ta đành chết để tạ ơn sư phụ, sư mẫu.

Nàng đưa kiếm lên cổ tự vẫn. Vèo, một ánh thép sáng loáng bay tới đánh choảng một tiếng, hất tung lưỡi kiếm của Thiều Hoa ra ngoài. Một người từ trên cây gần đó nhảy xuống, y nhô lên thụp xuống mấy cái đã cắp Thiều Hoa vào nách trái. Tay phải đâm ba thế kiếm xoẹt... xoẹt... xoẹt... gạt kiếm của Trịnh Quang và mấy sư đệ ra ngoài, rồi phóng lên ngọn đồi.
Trịnh Quang hô lớn:
- Nghiêm Sơn, để sư muội lại. Các vị sư đệ, sư muội, chúng ta mau đuổi theo tên quan Hán, cứu sư muội.
Đám đệ tử, sư muội reo hò đuổi theo. Nhưng Nghiêm Sơn và Thiều Hoa đã mất hút ở chân đồi xa xa.
Nghiêm Sơn cắp Thiều Hoa chạy một lát, tới khe suối thì ngừng lại, để nàng xuống, an ủi:
- Cô nương, cô nương có sao không?
Thiều Hoa nước mắt đầm đìa, lắc đầu:
- Không sao cả. Nghiêm đại ca, sao đại ca biết tôi bị nạn mà đến cứu?
Nghiêm Sơn thở dài:
- Trên đường đi tìm sư phụ, sư mẫu cô nương, tôi cùng tiểu sư đệ của cô đàm luận. Tôi suy ra rằng trong đám người Đào trang có kẻ gian tế. Tiểu sư đệ cật vấn tôi kẻ gian tế đó là ai. Tôi phải thề với y rằng tôi không cài một người nào vào làm gian tế trong Đào trang. Y tin tôi. Từ cái chết của Tường Loan, và việc Song-quái theo sát đoàn người của cô, tôi đoán gian tế đó là của Song-quái. Tôi để tiểu sư đệ đi trước với người của tôi. Tôi trở lại dò tìm xem gian tế đó là ai. Nhưng chưa dò ra được thì gặp việc cô nương bị nạn, tôi ra tay cứu.
Thiều Hoa nước mắt ênh ếch:
- Nhị sư huynh bảo tôi là Mỵ Châu, tôi chưa rửa được tiếng oan, thì đại ca cứu tôi, thế là tôi trở thành Mỵ Châu thực sự với mọi người. Từ nay tôi không còn đất sống nữa.
Nghiêm Sơn là người khẳng khái, võ công chàng cao cường, đầy tinh thần nghĩa hiệp. Tuy là đại quan người Hán, song y nhìn người Hán, người Việt đều giống nhau. Trong cách đối xử, chàng không phân biệt. Đi đến đâu gặp bọn quan người Hán tàn ác, lập tức chàng ra lệnh xử tử. Vì vậy từ ngày chàng sang Lĩnh-nam, dân chúng được tự do, bớt cơ cực rất nhiều.
Hồi nhỏ chàng đọc sách của Khương Thái-công, của Tôn Ngô, Khổng Mạnh. Chàng mơ màng một ngày kia mang ra áp dụng. Chàng sang Lĩnh-nam, với uy quyền lớn, lòng tràn đầy thiện cảm với người Việt. nhưng... sự việc xảy ra không như chàng muốn.
Chàng nghe lời báo cáo của Thái-thú Nhâm Diên, rằng đất Cửu-chân có hai ổ cướp tụ tập trong Đào, Đinh trang, chàng bàn cùng thái thú Tích Quang, mang quân vào trợ chiến. Không ngờ sau trận chiến, chàng được biết Đào, Đinh chính là đất của anh hùng nghĩa hiệp.

Chàng khẳng khái nói với Thiều Hoa:
- Cô nương hãy gạt bỏ sầu muộn. Tôi không phải là kẻ ngu đần như Trọng Thuỷ. Cô nương cũng không phải là Mỵ châu. Việc chúng ta, chúng ta cứ làm, ai hiểu thì hiểu. Ai không hiểu thì mặc. Thời gian sẽ trả lời.
Mặt trời đã đứng bóng. Thiều Hoa hỏi:
- Đại ca đói không, để tiểu muội kiếm cái gì ăn đã.
Nghiêm Sơn hỏi:
- Giữa rừng núi bao la thế này, kiếm đâu ra thực vật bây giờ?
Thiều Hoa chỉ xuống suối nói:
- Đại ca không thấy sao? Kìa dưới suối đầy cá đang nhởn nhơ bơi lội, bắt lên nướng ăn, cũng đỡ đói.
Thiều Hoa sống ở vùng rừng núi, ven biển, quanh năm đầy cá, nên nàng rất thạo cách bắt cá. Nàng rút kiếm cắt một cây trúc ven suối, chặt lá, cành đi rồi vót nhọn. Nàng đứng trên mỏm đá giữa suối, nhìn đàn cá bơi lội qua, rồi phóng cành trúc xuống suối. Cứ mỗi lần phóng lại được một con cá. Nhìn dáng điệu thanh tú, tươi như hoa của nàng, Nghiêm Sơn nhủ thầm trong lòng:
- Ta có người vợ như Thiều Hoa thì dù chết đến mấy lần cũng cam tâm. Nhưng ta lại là người Hán. Người Hán tàn ác, coi người Việt như súc vật. Mới đây sư môn của nàng tan nát vì người Hán. Chính ta là người chỉ huy quân đánh phá. Thành ra giữa ta với nàng có cả mấy ngọn đồi ngăn cách.
Chàng ôn lại trong trí nhớ:
“Năm nay ta đã 26 tuổi rồi. Kể từ khi giúp nghĩa huynh Lưu Tú trung hưng nhà Hán, đến giờ đã 9 năm trời. Nghĩa huynh xưng Quang Vũ hoàng đế, lấy niên hiệu là Kiến Vũ. Có thể nói, ta là đệ nhất công thần nhà Hán. Kể từ khi khởi nghiệp, ta vào sinh ra tử, đánh dư trăm trận, đã chiếm được Trung-nguyên, ta chỉ huy các đại tướng Sầm Bành, Đặng Vũ chiếm chín quận thuộc Kinh-châu. Nhưng Kinh-châu thì phía Tây có Ích-châu, phía Nam có Lĩnh-nam đều không phục tùng nhà Hán. Ta đề nghị với nghĩa huynh, cần phải đánh chiếm Lĩnh-nam hầu có một cơ sở vững chắc. Từ đó mới tiếp tục đánh Liêu-đông, Ký-bắc, Lũng-tây được. Nghĩa huynh đồng ý, cầm gươm cắt đất thề rằng sau khi được thiên hạ, thì anh em sẽ chia nhau giang sơn, hưởng phú quý. Nhưng ta khẳng khái nói rằng: “Ta là người nghĩa hiệp. Giúp nghĩa huynh cũng chỉ vì nghĩa hiệp. Sau khi đại nghiệp thành, ta sẽ một người, một ngựa, tiêu dao sơn thuỷ giúp khốn phò nguy.” Nghĩa huynh đề nghị ta đánh Lĩnh-nam. Ta đưa ra ý kiến rằng Lĩnh-nam là đất xa xôi với Trung-nguyên, không cần mang quân đánh. Ta xin đem Hợp-phố lục hiệp theo, để kinh lược. Nghĩa huynh phong ta làm Lĩnh-nam công, lĩnh Bình-nam đại tướng quân, coi như cho ta làm vua Lĩnh-nam.

Ta âm thầm đến Lĩnh-nam. Ta cùng Hợp-phố lục hiệp thuyết phục các thái thú Nam-hải, Tượng-quận, và Quế-lâm đầu Hán. Hai thái thú Nam-hải, Tượng-quận theo gió mà quy phục, nên ta để nguyên cho họ ở ngôi vị cũ. Thái thú Quế-lâm chống lại, ta giết chết y và cử sư thúc của ta thay thế.
Ta tiếp tục tiến xuống Nam. Thái thú Giao-chỉ là Tích Quang, Thái-thú Cửu-chân là Nhâm Diên khoanh tay quy phục. Thái-thú Nhật nam chống lại, ta cũng giết chết, và cử một người thân tín thay thế. Vì vậy... trên thực tế, ta chỉ được có hai quận Quế-lâm, Nhật Nam. Còn bốn quận, thì Thái-thú vẫn nắm binh quyền, cắt cử các quan văn võ, luôn luôn trái ý ta. Nếu ta cử quân đánh chúng, thì hoá ra rối loạn, khiến cho Trung-nguyên lâm nguy. Bây giờ, ta cần thu phục anh tài Lĩnh-nam, đề cử họ vào những chức vụ quan trọng. Khi cơ sở đã vững chắc, ta mới có thể dùng quyền với bọn thái thú, hầu cải cách cho dân chúng được hưởng hạnh phúc. Trước mắt ta, Hán cũng vậy, Việt cũng thế, nếu ta tạo được hạnh phúc cho họ, thì mới đáng gọi là người nghĩa hiệp. Nhưng ngoài Hợp-phố lục hiệp ra, không ai hiểu được ta. Người Hán thù hằn ta tại sao lại đi bênh vực dân Việt. Người Việt coi là “con chó Ngô”, là bọn “Tàu phù kinh tởm.” Không ngờ trong lúc đánh Đào, Đinh trang, ta được một chú bé Đào Kỳ hiểu ta. Y không thù oán ta làm cho y nhà tan cửa nát, mà lại có ý tác thành vị sư tỷ sắc nước hương trời cho ta”.
Thiều Hoa trở lại với một xâu cá. Nàng chặt củi khô, đốt lên, nướng. Mỡ cá gặp lửa cháy xèo xèo thơm nức, làm Nghiêm Sơn nuốt nước miếng không ngừng.
Nàng nướng xong một xâu, giơ tay vẫy Nghiêm Sơn:
- Xin mời Bình-nam đại tướng quân lại xơi cá nướng.
Tuy là câu nói đùa, nhưng nó cũng như nhát búa đập vào ngực Nghiêm Sơn, chàng bước tới cạnh Thiều Hoa cầm lấy con cá nướng, mỡ cháy béo ngậy bóng loáng.
Thiều Hoa vẫn đùa:
- Đại nhân đã xơi cá rô ở đất Nam-man bao giờ chưa?

Nghiêm Sơn nghiêm nét mặt lại;
- Cô nương! Tôi là thằng con trai thô kệch, tên võ phu, được cô nương nhìn mặt đã là quý rồi. Huống chi cô nương không coi tôi là cừu thù, cùng tôi nói chuyện bên suối hoang này. Dù tôi có chết đến hai lần cũng không uổng cuộc đời. Huống hồ cô nương còn nướng cá cho ăn. Xin cô nương đừng gọi tôi là đại nhân, đại quan nữa. Giữa chúng ta, phải xoá bỏ tất cả những gì là Nam-man, ác Hán đi, có phải là đẹp biết bao không?
Thiều Hoa rung động toàn người, nàng không dám đùa nữa:
- Tôi đùa vậy thôi, đại ca đừng trách làm gì? Tôi còn bé nhỏ mà.
Câu “tôi còn bé nhỏ mà” thốt ra từ khuôn mặt đẹp như ngọc, với đôi mắt thành khẩn, làm Nghiêm Sơn ngây ngất. Chàng thấy trong ánh mắt trong đen trên khuôn mặt nhu nhã của nàng có hình ảnh mình. Chàng tự nhủ:
- Ta thực vô dụng. Nếu ta là Khuất Nguyên, ta sẽ làm một bài Sở từ để ca tụng nàng:
Nàng cùng ta bên bờ suối hề,
Bốn mắt đắm đuối nhìn nhau hề,
Ta thả hồn hề! Bơi lội trong lòng mắt nàng hề.
Chỉ có tình yêu là không cách biệt hề, thù hận mà chi.
Hán mà chi, Việt mà chi hề, ta nguyện yêu nàng.
Ta ước được quỳ dưới chân nàng hề, để tỏ yêu thương.
Nếu ta được ôm chân nàng hề, rồi chết cũng can tâm.
Thiều Hoa thấy Nghiêm Sơn đăm đăm nhìn mình, vội cúi đầu quay đi phương khác. Hai người ngồi im ăn cá nướng.
Trên đời Nghiêm Sơn, đã từng thưởng thức không biết bao nhiêu sơn hào hải vị, đây là lần đầu tiên chàng được ăn một bữa ăn giữa rừng, uống say rượu tình. Hồn phách chàng bay theo áng mây trắng trôi trên đồi xa xa.
Ăn xong Thiều Hoa nói:
- Nghiêm đại ca, bây giờ tôi không thể trở về với sư huynh, sư đệ của tôi nữa. Tôi đi tìm tiểu sư đệ của tôi, rồi cùng đi tìm sư phụ, sư mẫu. Còn đại ca! Đại ca về đâu?

HOMECHAT
1 | 1 | 170
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com