watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
19:46:5928/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Tập 1 - Anh Hùng Lĩnh Nam - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 1-10 - Trang 6
Chỉ mục bài viết
Tập 1 - Anh Hùng Lĩnh Nam - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 1-10
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Tất cả các trang
Trang 6 trong tổng số 21
Hồi 3a

Giang sơn vô lệ khấp anh hùng

Giang sơn vô lệ khấp anh hùng
(Phan Chu Trinh, Chí thành thông thánh thi)
Nghĩa là:
Giang-sơn không còn nước mắt để khóc anh hùng

Lạc tướng Phạm Bách nguyên xuất thân là ngoại đồ của Đào gia trang đời thứ sáu. Theo vai vế thì Đào Thế Kiệt phải gọi ông là sư huynh, Đào Kỳ cũng như Thiều Hoa phải gọi ông là sư bá. Hồi niên thiếu, ông được thân phụ của Đào Thế Kiệt nhận làm ngoại đồ, học võ trong ba năm. Sau đó ông bỏ lên vùng Linh-trường lập nghiệp. Cũng giống như sư phụ, ông tổ chức phá rừng, làm ruộng, đánh cá. Ông còn tổ chức hệ thống làm nước mắm bán. Nước mắm của ông có tiếng, suốt vùng Giao-chỉ, ai ăn nước mắm Linh-trường của ông cũng phải khen ngon. Mỗi ngày ông có hai toán tải nước mắn ra Bắc bán. Chẳng bao lâu ông trở thành giàu có.
Tuy giàu có, nhưng ông vẫn nhớ lời sư phụ dặn: Đừng quên cái hận vong quốc. Cho nên ông lợi dụng bán nước mắm, liên kết hào kiệt khắp nơi. Ông cùng Đào Thế Kiệt, Đinh Đại thường gặp nhau để trao đổi những tin tức trọng đại. Nay thấy Đào, Đinh nhà tan cửa nát, ông không khỏi đau lòng. Ông vào rừng gặp đệ tử, gia đinh của Đào trang, rồi phân tán họ thành 10 nhóm khác nhau, mỗi ngày ông cho một nhóm lên đường, với những xe chở nước mắm. Ông thấy trong hào kiệt đương thời, thì Cao hầu ở Hoa-lư người nhiều thế mạnh, có thể cho đệ tử Đào trang ra đó ẩn thân rồi tìm cách liên lạc lại với Đào Thế Kiệt và Đinh Đại sau.
Toán cuối cùng lên đường có Thiều Hoa, Đào Kỳ và tám người nữa. Đích thân ông đi cùng các cháu, để dò la tin tức gia đình hai sư đệ hiện phiêu bạt phương nào. Đến ngày lên đường thì Trịnh Quang vẫn còn phải nằm trên võng cho đồng môn khiêng đi.
Đoàn người khởi hành từ tờ mờ sáng, đến khi hoàng hôn, thì xa xa hiện ra hai dãy núi chặn ngang trước mặt.
Phạm Bách chỉ núi cho Hoàng Thiều Hoa và Đào Kỳ coi rồi nói:
- Kìa là núi Tam-điệp, tẻ ra hai hòn núi Thiết-giáp và Thần-đầu. Giữ hai ngọn núi là con sông Chính-đại đổ ra cửa biển Thần-phù.
Ghi chú của thuật giả
Vị trí này ngày nay nằm về phía Nam Phủ-lý 79 km, cảnh rất đẹp. Hai hòn núi Thiết-giáp và Thần-đầu kẹp con sông Đáy vào giữa. Phong cảnh tú nhã, nữ sĩ Hồ Xuân Hương thấy cảnh sông núi tượng hình cái của quý của đàn bà, đã tả rằng:
Hai bên thì núi, giữa thì sông,
Có phải đây là Kẽm-trống không?

Theo sách Phong-thuỷ ký thì chỗ con sông bị kẹp, giữa lòng có xoáy nước. Nếu táng mả tổ tiên vào đây, thì đời đời trong họ sẽ sinh ra những vị nữ lưu xinh đẹp, làm nghiêng ngửa giang sơn. Vua Thiệu Trị ra Bắc kinh lược, thấy địa thế kỳ lạ không dám đi qua sợ bi ô uế thân thể một vị đế vương, bắt dân chúng đào một con sông phía sau núi mà đi.
Hoàng Thiều Hoa mơ màng nhìn giang sơn đẹp như gấm, như hoa, hỏi:
- Cách đây mấy hôm một sư huynh có nói cửa biển Thần-phù ghê sợ lắm, ai qua đó khó biết rằng sống hay chết. Chỉ người nào phúc lớn mới qua khỏi mà thôi. Không biết có đúng không?
Phạm Bách đã qua đây nhiều lần rồi, nên rất am tường địa thế:
- Đúng đấy, cửa Thần-phù là nơi nhiều con sông gặp nhau gồm sông Hồng-hà, sông Mã, sông Vân-sàng, và sông Đáy. Sông thì sâu, nước chảy mạnh, thành ra những xoáy lớn. Thêm gió từ biển thổi vào ngược chiều xoáy. Hoá cho nên thuyền bè bị nước xoáy một chiều, gió thổi một chiều, nên hầu hết đều chìm.
Trời chập choạng tối thì đoàn người đã vượt qua ngọn núi Thiết-giáp, lọt vào thung lũng núi Thiết-giáp và Thần-đầu. Phạm Bách chỉ cho đệ tử Đào trang ngủ trong một ngôi đền lớn.
Ngôi đền không biết được xây từ bao giờ. Lớp ngói đỏ đã dầy những rêu xanh bao phủ. Tường gạch đỏ đã có chỗ lõm vào, tỏ ra đền đã chịu không biết bao nhiêu tuế nguyệt. Trước đền có hai con voi, hai con ngựa bằng đá xanh, được tạc rất khéo. Trên lưng voi, ngựa là tượng hai người lưng đeo cung tên, tay cầm gậy trong tư thế chiến đấu. Sân đền rộng mênh mông trồng nhiều hoa thơm cỏ lạ. Cổng đền được xây bằng đá, trên nóc đắp hai con rồng tranh châu. Hai bên cổng là hai cây đa cao vút tới tận mây xanh. Giữa sân là một cái hồ sen, hoa nở bốc hương thơm ngào ngạt, trước đền có chữ đề Cao Đại vương linh từ.

Phạm Bách ra lệnh cho con trai ông là Phạm Quang Minh:
- Con dẫn anh em Đào trang với người của mình vào nhà sau, kiếm chỗ nghỉ và nấu cơm ăn. Con làm cho bố mâm cơm tinh khiết để cúng Cao đại vương.
Thiều Hoa, Đào Kỳ định vào nhà sau, thì Phạm Bách gọi lại:
- Các cháu theo bác.
Ông dẫn hai người dạo quanh đền, rồi chỉ bãi cát trước sân kéo dài tới bờ biển. Ông thuật:
- Đây là chiến địa cuối cùng thời An-dương vương.Vương chạy đến Hoa-lư thì anh em đại tướng Cao Nỗ, Cao Tứ mang nỏ thần ra bắn lui quân Triệu Đà. Nhưng quân Triệu đông hàng mấy vạn, trong khi anh em Cao tướng quân chỉ có mấy trăm. Vì vậy ông bị bại. Anh em vừa đánh vừa rút tới đây thì sức cùng lực kệt. Ông thúc An-dương vương chạy vào Nam, còn anh em tử chiến chận giặc. Tại chỗ này, Triệu Đà thấy ông có tài muốn mua chuộc, cho người đến trại chiêu hàng. Đà hứa nếu ông chịu quy thuận thì cho cai trị đất Giao-chỉ. Này cháu Thiều Hoa! Đào Kỳ! Nếu các cháu là Cao tướng quân thì các cháu sẽ xử trí như thế nào?
Thiều Hoa đáp:
- Thưa bác, cháu giết chết sứ giả, tử chiến một trận. Tuy không thắng cũng làm cho giặc kinh hồn táng đởm, rồi chết cho thoả chí người Lĩnh Nam. Bọn Triệu Đà võ công không cao, tín nghĩa không có, chỉ nhờ xảo quyệt mà đắc thế, người cầm gươm không thể cùng cộng tác với hắn.
Đào Kỳ cười khúc khích.

Hoàng Thiều Hoa nghiêm nét mặt mắng:
- Tiểu sư đệ! Chị chưa tính tội tiểu sư đệ về vụ Nghiêm Sơn. Nay còn đùa nữa sao? Trước khi xảy ra trận đánh cảng Bắc, sư mẫu dặn em rằng: Mọi chuyện nhất nhất phải nghe chị. Nay sao em dám cười chị. Chị nói vậy không đúng hay sao?
Đào Kỳ càng cười lớn:
- Bố em thường cho rằng chị là người ôn nhu, mà chí khí như bậc nam nhi, quả đúng. Nhưng giữa chí khí nam nhi và khí phách của bậc anh hùng thì khác nhau xa lắm. Em cười là cười chị có chí khí nam nhi mà không đủ khí phách của bậc anh hùng.
Hoàng Thiều Hoa xịu mặt xuống nàng nói dỗi:
- Tiểu sư đệ! Thì ra tiểu sư đệ có khí phách anh hùng đấy. Ta, Thiều Hoa, xin kính cẩn rửa tai nghe khí phách tiểu anh hùng của sư đệ.
Đào Kỳ vỗ tay vào lưng sư tỷ, nó nheo mắt, thè lưỡi nhát Thiều Hoa:
- Ngày xưa nước Việt có nàng Tây Thi, đẹp tuyệt trần. Nhưng mỗi lần nàng giận hờn, cau mặt càng đẹp hơn. Vừa rồi chị cau mặt coi càng đẹp. Em là tiểu sư đệ còn muốn nhìn huống hồ người ngoài... Mọi khi em đùa đến đâu sư tỷ cũng hỷ xả bỏ qua. Không hiểu sao mấy ngày hôm nay bề ngoài thì sư tỷ làm như bình thản, mà trong lòng nóng như lửa đốt. Trong khi tình ý lại dạt dào như sóng bể Thần-phù.

Đào Kỳ đã đánh trúng tâm trạng Thiều Hoa. Từ đêm giao chiến với Nghiêm Sơn đến giờ, nàng thấy người như có gì khác lạ. Mỗi lần nghĩ đến trận chiến đêm đó, mặt nàng lại nóng bừng lên. Nàng cảm thấy lo sợ: Hay là mình đã cảm Nghiêm Sơn? Nghĩ đến cảnh vong quốc hiện tại, nghĩ đến những lời khắt khe của sư phụ khi nói đến Mỵ Châu, nàng càng cảm thấy mình có tội lỗi với tổ tiên, với dân tộc. Nay Đào Kỳ nói câu đó, nàng lại rộn lên:
- Chị chỉ muốn em trả lời câu hỏi của sư bá. Chứ chị không muốn em đùa dỡn. Chúng ta đang đứng trước đền thờ vị anh hùng dân tộc, hơn nữa là tổ sư của võ học nhà mình.
Đào Kỳ thấy sư tỷ giận, nó không dám đùa nữa:
- Chị chém chết sứ giả, rồi quyết chiến một trận, thì chị làm cho giặc sợ, và tỏ được khí phách của mình. Còn chị mỉa mai em là tiểu anh hùng thực lòng chị bồi hồi nên nói cũng sai. Từ ngàn xưa, dù người lên bảy tuổi đánh giặc Ân như Phù-đổng Thiên-vương cũng là anh hùng. Anh hùng là anh hùng, chứ không hề có tiểu anh hùng.
Thiều Hoa thấy mình đấu khẩu với cậu tiểu sư đệ thì chỉ có nước thua. Muôn ngàn lần nàng không phải là đối thủ của y, nên làm mặt giận, không nói năng gì nữa. Sống bên Đào Kỳ từ bé, Thiều Hoa biết tính cậu tiểu sư đệ ưa phá, ưa đùa, nhưng mỗi lần như vậy nàng tỏ ra giận dỗi, thì y ngưng lại liền. Hôm nay Đào Kỳ dồn Thiều hoa vào chỗ bí, nàng lại dở chiêu thức cũ ra. Quả nhiên Đào Kỳ không dám đùa nữa, nó trả lời Phạm Bách:
- Thưa sư bá, nếu cháu là Cao tướng quân thì cháu nhận lời đầu hàng. Khi đầu hàng rồi, sẽ tìm cách khôi phục giang sơn, hơn là tử chiến vô ích.
Phạm Bách ngâm se sẽ:
Anh hùng như thể khúc lươn,
Khi cuộn thì ngắn, khi vươn thì dài.

Cháu quả thật xứng đáng con cháu họ Đào. Nhưng Đại tướng quân Cao Nỗ lại hành động như Thiều Hoa. Ông giết chết sứ giả, hẹn ngày hôm sau quyết chiến. Sáng hôm sau ông dẫn trên 50 đệ tử dàn trận, đấu với ba vạn quân của Triệu Đà. Hầu cỡi ngựa tiến lên trước trận nói:
- Triệu vương! Hôm nay nước Âu-lạc của tôi đã cùng rồi. Chúng tôi liều một trận tử chiến mà thôi. Không biết bên Triệu có ai đủ can đảm đấu với tôi không? Hay là dùng đông người để ăn hiếp ít người?
Triệu Đà bị khích, y nói:
- Tướng quân muốn đấu gì? Gươm, đao, hay quyền cước?
Cao Nỗ nói:
- Tôi muốn đấu cung tên. Tôi một cung, chín mũi tên. Bên Triệu cử một tướng cũng một cung, chín mũi tên. Nếu tôi bại, thì xin cúi đầu cắp gươm theo hầu Đại-vương. Còn nếu bên Triệu bại, thì xin Đại-vương lui quân 100 dậm, sau mười ngày tái đấu.
Bên Triệu, đại tướng Triệu Thắng là một trong những thần tiễn. Y nghe Triệu Đà hàng ngày khen tài thiện xạ của Cao Nỗ mà bực tức trong lòng. Nhân dịp này, y muốn đấu với Cao Nỗ, liền vọt ngựa ra trước trận:
- Ta muốn cùng Cao tướng quân đấu trận này.
Y cởi gươm, cầm cung với chín mũi tên đứng đối diện.
Quân hai bên lùi lại.
Cao Nỗ thúc ngựa chạy trước. Triệu Thắng phi ngựa đuổi theo sau. Thắng lấy cung nạp tên, nhắm đầu Cao Nỗ bắn. Cao Nỗ chờ tên bay sát tới đầu, ông né sang một bên, tay bắt lấy tên bỏ vào túi. Ông vẫn phi ngựa chạy vòng quanh sân. Triệu Thắng đuổi theo, y bắn mũi tên thứ hai nhắm giữa lưng ông. Lần này ông không bắt tên nữa, chờ tên sắp tới lưng, ông cúi xuống chống hai tay vào lưng ngựa, tên bay giữa đầu và hai tay ông. Đợi tên bay qua, ông co hai tay rồi đẩy mạnh lên, người ông lại cỡi trên lưng ngựa, nhưng cỡi ngược, quay mặt về sau.

Quân sĩ hai bên reo hò ầm ĩ. Triệu Thắng bắn liền ba mũi: Hai mũi hai bên, một mũi vào giữa mặt ông. Ông đưa tay bắt hai mũi hai bên. Mũi thứ ba tới trước mặt, ông há miệng cho mũi tên bay vào tới giữa hai hàm răng rồi cắn chặt lấy. Mũi tên còn dư lực chuôi rung rung không ngớt. Một bên bắn, một bên tránh, bắt, nhưng hai ngựa vẫn cách nhau một khoảng đều. Triệu Thắng đã mất năm mũi tên, y hoảng sợ lắm. Y bắn liền ba mũi tên nữa, một mũi hướng ngựa, hai mũi hướng ngực Cao Nỗ.
Bây giờ Cao Nỗ mới nạp tên bắn ngược trở lại ba mũi tên. Tiếng tên xé gió, cắt đôi ba mũi tên của Triệu Thắng thành sáu đoạn.
Hầu cho ngựa phi chậm lại, nạp tên vào cung hô lớn:
- Triệu Thắng, ta bắn trả ngươi đây. Ngươi hãy coi ta bắn trúng mũ của ngươi.
Mũi tên xé gió bay đến trúng vào mũ của Triệu Thắng đến choảng một tiếng. Y hoảng hồn phi ngựa chạy.
Hầu lại hô:
- Ta bắn đứt giây cương ngựa của ngươi đây.
Mũi tên xé gió bay đến bên ngựa Triệu Thắng, phựt một cái, cương ngựa bị đứt. Ngựa Thắng không cương chạy ngược trở về trận Triệu.
Hầu hô lớn:
- Ta bắn trúng ngựa ngươi đây.
Hầu buông một lần ba mũi. Một hướng Triệu Đà, một hướng Trọng Thuỷ, một hướng Triệu Thắng. Triệu Đà, Trọng Thuỷ tuyệt không ngờ hầu lại có thể bắn một lần ba mũi hướng ba vị trí. Đà hoảng hồn lộn người xuống ngựa tránh, nhưng mũi tên cũng trúng bắp đùi y. Còn Triệu Thắng thì cả người lẫn ngựa chết tại trận tiền. Trọng Thuỷ chỉ bị trúng vai trái thôi.
Quân Triệu tràn sang như nước vỡ bờ. Cao đại tướng quân tử chiến đến mũi tên cuối cùng rồi rút kiếm tự tử.

Phạm Bách kể xong, thì Đào Kỳ, Hoàng Thiều Hoa cảm thấy như còn văng vẳng đâu đây tiếng ngựa hí, quân reo, tiếng tên xé gió kêu vi vút. Hoàng Thiều Hoa nước mắt đầm đìa. Còn Đào Kỳ mím môi nghiến răng:
- Khi gặp thời thì anh chàng câu cá như Hàn Tín, anh chàng bán thịt chó như Phàn Khoái cũng thành công. Còn khi thời đã mất thì dù có tài như Sở Bá vương cũng phải tự tận trên bến Ô-giang. Cao đại tướng quân tài trí một thời, giúp Thục An Dương vương dựng nghiệp lớn, chế ra nỏ thần, giết Đồ Thư, đánh Triệu Đà nhiều trận kinh hồn táng đởm. Nhưng đất Âu-lạc người ít, dân thưa, lại bị cái vạ Mỵ Châu làm cho đến nỗi mất nước, phải tự tận. Tiếc thay cho những bậc anh hùng!
Phạm Bách dẫn hai người vào đền thờ, chỉ cho xem tượng tướng quân Cao Nỗ, uy nghiêm như người sống. Bên cạnh tượng dựng một cây côn bằng đồng sáng chói.
Phạm Bách hỏi Đào Kỳ:
- Bác nghe cháu đã được học Cửu-chân trượng pháp và đã luyện đến chỗ tuyệt kỹ. Vậy cháu có thể biểu diễn để bác coi được không?
Đào Kỳ tuân lệnh, đến trước bàn thờ Cao Nỗ qùy xuống khấn:
- Nếu Cao tổ sư có linh thiêng xin chứng cho đệ tử. Đệ tử mạo muội sử dụng đồng côn của ngài, để biểu diễn cho sư bá xem.
Đồng côn của Cao Nỗ không có hình dáng tròn, mà là một cây gậy hình tam cánh đều đặn, dài khoảng gần một trượng. Đào Kỳ những tưởng đồng côn nặng lắm, nhưng khi cầm lên lại thấy vừa. Nó ngạc nhiên vô cùng, tự hỏi:
- Hay là đồng côn rỗng bên trong?

Nó rút kiếm khẽ gõ vào đồng côn, thì thấy tiếng cách, cách, tỏ ra đồng côn đặc chứ không phải rỗng. Nó tự nghĩ:
- Chắc cây côn này chỉ bọc ngoài một lớp đồng, còn bên trong thì bằng chất gì khác nhẹ hơn đồng.
Nó hướng vào Phạm Bách hành lễ:
- Đệ tử xin mạn phép, nếu có gì sai xin sư bá chỉ điểm cho.
Nói xong, nó múa đủ 18 lộ Cửu-chân côn pháp, rồi ngừng lại:
- Xin sư bá chỉ dạy.
Phạm Bách mơ màng nhớ lại hồi còn trẻ, sư phụ có dạy Thục gia trượng pháp cho ông, nhưng vì ông là ngoại đồ, nên chỉ được học có 10 lộ mà thôi. Nay thấy Đào Kỳ đánh đủ 18 lộ, ông mới biết Thục gia trượng pháp có biến hoá phức tạp vô cùng, mỗi lộ bề ngoài coi cục mịch nhưng bao hàm những sát chiêu ghê gớm. Ông được sư phụ giảng rằng côn pháp này do tả tướng Vũ Bảo Trung tức ông Nồi chế ra. Sau đó ông đã dùng nó để đánh quân Tần. Chính Đồ Thư bị giết về lộ côn pháp này. Sư phụ ông còn nhấn mạnh: Côn pháp xuất phát từ Vạn-tín hầu Lý Thân. Khi Vạn-tín hầu tự tận thì đệ tử của ngài là Vũ Bảo Trung mới dựa theo đó mà sửa đổi, thêm những kinh nghiệm vào. Trượng pháp nổi danh ngang với thần tiễn của Cao Nỗ. Nó có đặc điểm là dù người ngu, người già, đàn bà, trẻ con đều học được cả. Khi sử dụng, tuỳ theo công lực. Công lực yếu, thì uy mãnh thường, công lực mạnh thì uy mãnh tuyệt luân.
Ghi chú của thuật giả
Cao Nỗ, trước theo vua Hùng. Khi An-dương vương vây vua Hùng, Ngài mở cửa thành cho An-dương vương vào ngày mùng sáu tháng giêng. Về sau ngày sáu tháng giêng trở thành ngày hội của Cổ-loa. Dân chúng coi như ngày lập quốc thứ nhì. Có câu tục ngữ:
“Chết thì bỏ con, bỏ cháu,
Sống thì không bỏ mùng sáu tháng giêng”

Cao Nỗ là một trong Tứ-trụ đại thần triều Âu-lạc là:
1. Đại-tư mã, Vạn-tín hầu Lý Thân.
2. Đại-tư không, Trung-tín hầu Vũ Bảo Trung.
3. Đại-tư đồ, Cao-cảnh hầu Cao Nỗ (Lỗ).
4. Tể-tướng, Phương-chính hầu Trần Tự-Minh.
Sau khi Vạn-tín hầu Lý Thân tự tận, Cao Nỗ được thay thế lĩnh chức Đại Tư-mã, tương đương với ngày nay là Tổng Tư-lệnh quân đội. Cũng có sách chép ngài lĩnh chức Tả-tướng quân. Vì có chân tài, lại có công, ngài được An-dương vương phong làm Cao Cảnh-hầu, Em Ngài là Cao Tứ được phong là Cao-dương hầu. Ngài là người phát minh ra nỏ thần, bắn một loạt hàng ngàn mũi tên. Sau dân chúng huyền thoại hoá đi rằng vua Thục được thần Kim-quy cho móng rùa làm nẫy nỏ. Trước đây, suốt một dãy bờ biển từ Thanh-hoá đến Hà-nội nơi nào cũng có đền thờ hai Ngài.
Niên hiệu Trùng-hưng thứ 1 (1285) đời vua Trần Nhân-tông, sắc phong ngài là Nghị-vương. Năm Trùng-hưng thứ 4 (1288) gia phong Cương-chính Nghị-vương. Niên hiệu Hưng-long thứ 21 (1313) đời Trần Anh-tông gia phong Uy-huệ Cương-chính Nghị-vương.
Hiện tôi còn tìm ra bốn đền thờ ngài:
1. Đền thứ nhất, ở số 13B phố Đào Duy Từ, Hà-nội,
2. Đền thứ nhì, ở đình Ngũ-đăng, Hàng-bè, Hà-nội. Tại đình Ngũ-đăng có đắp tượng hai ông và con voi cùng tử tiết, với đôi câu đối:
“Tô chử nộ ba đào, nhất phiến tinh trung truyền Thục sử,
Loa thành huyền nhật nguyệt, cửu trùng hoa cổn tại Đinh triều”
Nghĩa là:
Sóng sông Tô-lịch cuồn cuộn sóng căm hờn, tấc dạ trung thành truyền sử Thục.
Thành Cổ-loa treo cao vầng nhật nguyệt, áo hoa phong tặng tự Đinh triều.
Thời nhà Đinh, vua Đinh Tiên-hoàng là đệ tử phái Hoa-lư, hậu duệ của ngài, khi lập được đại nghiệp, phong ngài là Trung dũng đại vương.
0,

3. Đền thứ ba, tại đình Ái-mộ, tổng Gia-thụy, nay là xã Gia-thụy, huyện Gia-lâm, Hà-nội. Phổ của đình chép ngàigiữ chức Tả-tướng quân triều Âu-lạc. Ngài là người chế ra nỏ thần, gọi là Linh-quang kim trảo thần nỗ. Sau này, thế kỷ thứ tám, viên quan nhà Đường là Cao Biền, sang cai trị nước ta. Y bịa ra rằng được ngài nhập mộng báo cho biết rằng sẽ đem Thần-nỏ cùng âm binh giúp y đánh giặc Nam-chiếu. Y có làm bài thơ nói về giấc mộng này như sau:
Mỹ hỹ Giao-châu địa,
Du du vạn tải lai.
Cổ hiền năng đắc kiến,
Chung bất phụ linh đài.
Tạm dịch:
Giao-châu đất đẹp thay,
Dằng dặc vạn năm nay.
Người hiền xưa nay thấy,
Thực không phụ lòng này.
Tài-liệu chữ Hán:
ĐVSKTT, Ngoại-kỷ.
Bắc-ninh tỉnh thần tích.
4. Đền thứ tư, là Cao-công từ, đền ở bờ sông Đại-than, huyện Gia-bình, tỉnh Bắc-ninh. Nay là xã Cao-đức, huyện Gia-lương, tỉnh Hà Bắc.
Tài liệu chữ Hán Việt-Nam:
Việt điện U-linh.
Lĩnh Nam chích quái.
ĐVSKTT, Ngoại-kỷ.
Thiên-Nam vân lục.
ĐNNTC.
Bắc thành địa dư chí lục.
Đại Viêt địa chí.
Bắc-ninh tỉnh địa dư.
Bắc-ninh phong cảnh tập.
Bắc-ninh toàn tỉnh địa dư chí.
Bắc-ninh toàn tỉnh địa dư chí.
Ngọc phả cổ lục.
Tài liệu Trung-quốc:
Giao-châu ngoại vực ký
Thủy-kinh chú q.14
Thái-bình hoàn vũ ký, phần Nam Viêt ký, q.170
Tục bác vật ký
Nên chú ý là các sách Trung-quốc đều chép tên ngài là Cao Thông. Còn các sách Việt thì chép là Cao Nỗ hay Cao Lỗ.
Ngôi đền mà Đào Kỳ và Thiều Hoa trú ngụ đã bị Trương Phụ phá năm 1407.
Hốt nhiên một phi tiễn xé gió hướng Đào Kỳ bay tới. Nó đưa côn gạt đánh kịch một tiếng. Côn, tiễn đụng nhau toé lửa, cánh tay nó tê chồn. Nó định nhặt mũi tiễn lên xem thì hai mũi khác lại bay đến, một hướng cổ, một hướng ngực.
Không dám chần chờ, nó xuống trung bình tấn đưa côn gạt mũi tên hướng cổ. Lần này kình lực mạnh quá, cây côn sút tay văng ra xa, cả người nó bị rung động. Nó còn đang bàng hoàng thì mũi tên thứ nhì đã đến trước ngực. Nó nghĩ thầm:
- Thôi thế là hết đời.

Hoàng Thiều Hoa thấy sư đệ bị lâm nguy, nàng rút kiếm gạt. Mũi tụ tiễn chạm vào kiếm đánh choảng một cái. Cây tiễn đổi chiều bay xẹt qua tai Đào Kỳ. Còn Hoàng Thiều Hoa suýt văng mất kiếm, cánh tay nàng tê chồn.
Về võ công thì Phạm Bách không bằng các cháu, nhưng ông kinh nghiệm lịch lãm nhiều. Biết đây là đại cao thủ, ông lên tiếng:
- Cao nhân nào, xin xuất hiện. Tại sao lại nấp nấp, ẩn ẩn như tiểu nhân vậy?
Bình một tiếng, cánh cửa mở rộng, hai người bước vào. Đó là một nam lùn tịt để chòm ria môi trên, tuổi trung niên. Một nữ dáng người yểu điệu thanh thoát. Cả hai đeo trường kiếm trên lưng.
Phạm Bách giật mình:
- Thì ra Phong-châu Vũ gia. Thảo nào tụ tiễn có kình lực mạnh đến thế... Chẳng hay nhị vị tới đây có điều chi dạy bảo?
Nguyên hai người này lạ một cặp vợ chồng. Chồng tên Vũ Hỷ, vợ tên Vũ Phương Anh. Họ là sư huynh, sư muội đồng môn, xuất thân từ phái Tản-viên, là đệ nhất danh môn chính phái. Mấy năm gần đây, tự nhiên họ phản sư môn, qua lại tác quái trên giang hồ. Hành vi của họ thường ác độc, ghê tởm, nên người ta tặng cho họ danh hiệu Phong-châu song quái. Tản-viên là phái võ chủ trương phản Hán phục Việt, nhưng Song-quáiï lại đi làm việc cho phủ Tế-tác của Cửu-chân. Võ lâm Lĩnh Nam nghe đến họ không ai mà không táng đởm kinh hồn.
Phạm Bách là đệ tử danh môn, tuổi đã cao, ông không muốn dùng danh từ Song quái nên gọi trật đi là Phong-châu Vũ gia.
Vũ Hỷ hỏi:
- Phạm lão tiên sinh, dám hỏi lão tiên sinh đi đâu đây?
Phạm Bách chột dạ, nhưng vẫn cười dòn:
- Hai vị khéo đùa. Phạm gia chúng tôi làm nghề chế mắm, cất nước mắm đã hơn 40 năm. Từ Nam tới Bắc, ai mà không từng ăn qua, hoặc không thì cũng đã từng ngửi qua. Hôm nay lão tải một số hàng ra Luy- lâu bán. Chẳng hay nhị vị có dắt hàng cho không?
Phương Anh cười:
- Nếu thực vậy, thì ra lão gia không có ý gì khác ư? Vì mười ngày qua, tôi thấy đệ tử Phạm gia tải nước mắm hơi nhiều hơn hàng ngày. Lại nữa họ đều là những người võ công cao cường. Võ công của họ là võ công Đào gia, chứ không phải của Phạm gia.
Phạm Bách suy nghĩ:
- Có lẽ hai con quỷ này nó đã khám phá ra kế hoạch của mình rồi chăng?
Song ông vẫn nói lảng:
- Phạm mỗ xuất thân là đệ tử Đào gia, thì võ công Đào gia, Phạm gia có gì khác nhau đâu?

HOMECHAT
1 | 1 | 161
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com