watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
18:58:4628/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Quái Khách Muôn Mặt - Từ Khánh Phụng - Hồi 1-10 - Trang 4
Chỉ mục bài viết
Quái Khách Muôn Mặt - Từ Khánh Phụng - Hồi 1-10
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Tất cả các trang
Trang 4 trong tổng số 19
Hồi 2b

Thiếu nữ đã biết ý, mỉm cười nói:
-Em đói rồi phải không, khỏi lo, lát nữa là đến nhà chị còn có thức ăn ngon hơn.
Uyên nhi hổ thẹn, hai má đỏ bừng, cố ý nói sang chuyện khác để chữa thẹn:
-Đại tỷ quí danh là gì, nơi đây là nơi đâu, sư phụ của đại tỷ là ai? Y hỏi một thôi một hồi, khiến thiếu nữ phì cười đáp:
-Em nóng nảy thế? Đã bảo chờ lát nữa khi đến nhà chị sẽ nói cho em biết.
Uyên nhi thấy nàng ta nói như vậy không tiện hỏi nữa cứ lẳng lặng đi, một lúc sau hai người đến trước một căn nhà xinh đẹp. Nhà ấy xây ở trên đỉnh núi và xây bằng đá trắng. Vừa đẩy cửa vào, hai người đã tới ngay đại sảnh, giữa sảnh có treo một ngọn đèn. Những đồ đạc bàn ghế trong sảnh đều làm bằng đá xanh. Trên vách nơi chính giữa có treo một bức tranh tren vẽ một ông già tuổi trạc năm mươi. Mặt mũi rất cổ kính và đạo mạo nghênh ngang đứng trước một cây thông trông có vẻ nghiêm nghị. Trên đầu bức tranh có đề chữ: Tiên sư Cô Độc Khách di tượng.
Phía dưới bức ảnh đề: đệ tử Vân Tuệ kính họa. Hai bên lại có một đôi câu đối, chữ viết rất đẹp, nét bút già dặn.
Câu trên:
“Đang vấn Thứ tâm vô xạ tầm”
(chỉ cần biết mình không hổ thẹn với lương tâm)
Câu dưới:
“Ho thượng đổ tận thiên hạ nhân”
(có giết sạch người trong thiên hạ cũng không ngại)
Uyên nhi được bác bảy dạy bảo cho thi từ, nên y vừa đọc đôi câu đối này là hiểu nghĩa ngay, giật mình kinh hãi, bụng bảo dạ: “Sao người viết câu đối này lại hung dững đến thế”
Nghĩ đoạn y thấy chỗ dưới bức ảnh ký tên: Cô Độc Khách tự tỉnh.
Uyên nhi sinh trưởng ở một gia đình nhân hậu nên tuy tuổi còn nhỏ, mà đã hấp thụ được tánh hiền hậu. Uyên nhi rất bất mãn với đôi câu này. Nhưng y rất thông minh, thấy trong nhà này không có người khác, y biết ngay người vẽ tranh tên là Vân Tuệ, mà Cô Độc Khách kia thể nào cũng là tiên sư mà nàng vừa nói hồi nãy.
Thiếu nữ thấy y vừa vào nhà đã ngắm nhìn bức tranh và đôi câu đối liền tủm tỉm cười để cái hòm sát xuống và vôi đi vào nhà trong. Một lát sau nàng bước ra tay bưng một cái khay, trên đựng đầy những trái cây tươi, vừa cười vừa nói:
-Em đói phải không, mau lại đây ăn những trái cây này trước, sáng mai tỷ sẽ làm cơm cho đệ ăn.
Uyên nhi liền ngồi ngay xuống, cầm trái cây lên ăn luôn.
Y vừa ăn vừa hỏi:
-Có phải tên đại tỷ là Vân Tuệ không?
Thiếu nữ nghe nói ngạc nhiên, nhưng nàng chỉ đảo đôi mắt một vòng rồi vừa cười vừa đáp:
-Ủa thế ra em cũng biết chữ à? Giỏi thật, tên chị là Vân Tuệ. Người trong tranh là sư phụ chị. Ông đã khuất núi một năm rồi.
Nói đến đó nàng tỏ vẻ rầu rĩ và luyến tiếc sư phụ.
Uyên nhi hiểu ngay, nhưng không biết tại sao, y vừa gặp thiếu nữ đã có tình cảm. Thấy cô rầu rĩ, vội nói sang chuyện khác:
-Chị Tuệ, trái hạt châu ăn ngon lắm, chị ăn hai trái thử xem.
Vân Tuệ lắc đầu, nhưng Uyên nhi dã dí hai trái hạt chau đỏ vào mồm nàng.
Nàng thấy Uyên nhi khẩn khoản như vậy không tiện từ chối liền giơ tay ra cầm lấy hai trái hạt châu và nói:
-Được, chị ăn một trái, còn để lại một trái chiếu sáng, có phải hơn không?
Uyên nhi không chịu:
-Không, em còn hai trái nữa, chị cứ ăn hết đi.
Bất đắc dĩ Vân Tuệ đành phải ăn cả hai trái đó. Ngờ đâu nàng cảm thấy thôm ngọt vô cùng, khi nước đó vào bụng hóa thành một luồng hơi nóng chạy khắp châu thân.
Nàng là người có võ học cao thâm, trước khi theo Cô Độc Khách họ võ nàng đwoc sự phụ chỉ bảo nên nàng biết rõ những tính chất của các linh vật như thế nào, nên vừa ăn xong hai trái đó nàng biết ngay đây là loại nội đơn, một linh vật của trời đất, ăn vào trong người sẽ tăng thêm công lực ra sao, vì vậy nàng không dám trì hoãn vội ngồi xếp bằng tròn trên ghế nghênh thần điều tức, vận dụng nội gia huyền công dẫn luồng hơi nóng đó chạy quanh người một vòng.
Vân Tuệ có phẩm chất thanh kỳ mà những võ công nàng đã học hỏi được lại là huyền môn chính tôn, tuy tuổi không lớn lắm nhưng nàng đã luyện tới mức thượng thừa rồi.
Nhưng dù sao nàng hãy còn trẻ tuổi chưa đả thông được nhị mạch, nay nhờ có hơi nóng của hạt Kình Châu trợ giúp nàng ngồi vận công chốc lát đã thông được nhị mạch Nhâm Đốc. Công lực nàng nhờ đó cũng tăng gấp bội.
Uyên nhi đứng cạnh đó thấy nàng bỗng có cử chỉ như vậy ngạc nhiên vô cùng, nhưng y không tiện hỏi cứ đứng đó mà ăn những trái cây ngon lành.
Tuệ cô nương vận công thêm hai vòng nữa, thấy khí lưu thông,linh đài trong sạch biết mình đã thu được rất nhiều ích lợi, liền từ từ mở mắt nhìn Uyên nhi, tủm tỉm cười:
-Em nhỏ, trái hạt châu này công hiệu lớn lắm đấy… Em ăn nhiều hạt châu rồi ư?
Uyên nhi như hiểu mà không hiểu, nhưng y vẫn gật đầu.
Tuệ cô nương lại hỏi tiếp:
-Tỷ đưa em đi tắm rồi đi nghỉ nhé?
Uyên nhi gật đầu. Vân Tuệ dẫn y vào phòng tắm ở phía sau, cởi áo đổ nước cho y tắm và lấy quần áo cũ của mình cho y thay rồi mới đưa y ra ngoài phòng ngủ.
Uyên nhi vào tới trong phòng thấy giường làm bằng bạch ngọc trên có màn gấm, ghế cũng phủ nệm gấm, tất cả đồ đạc trong phòng đều trắng toát, thật là thanh nhã cao quý. Phòng đó chính là khuê phòng của Vân Tuệ.
Vân Tuệ đặt Uyên nhi lên giường đáp chăn cho xong, nàng nằm xuống bên cạnh và nói:
-Đêm khuya rồi, em ngủ đi, sáng mai chị sẽ dọn thư phòng cho em ở, tối nay em cứ ngủ ở đây với chị một đêm.
Từ khi ăn kình châu rồi, Uyên nhi thấy sức khỏe và tinh thần khác hẳn xưa kia, tuy dã khuya mà y không thấy mệt mỏi chút nào cả, vả lại từ khi được gặp Tuệ cô nương rồi, có rất nhiều nghi vấn tấm tức trong lòng muốn hỏi cho ra, nên y không sao ngủ được.
-Đại tỷ, em không buồn ngủ, chị hãy cho em biết những chuyện chị hứa nói.
Thấy Uyên nhi xinh đẹp lại ngoan ngoãn, Vân Tuệ rất yêu thương, nên mới để cho thằng nhỏ ngủ trên giường thêu của mình như vậy.
Thấy Uyên nhi tỉnh táo, nàng biết là ảnh hưởng của trái kình châu. Nhưng nàng không có nó ngồi dậy, bắt nó nằm cạnh mình rồi trả lời:
-Thôi được, để chị kể cho em nghe. Nơi này là cù lao “Hắc Triều” vì quanh cù lao có rất nhiều đá ngầm nên các thuyền chài không dám tới gần. Hai mươi năm trước đây sư phụ chị một mình ra ngoài khơi, đi qua cù lao này vì lòng hiếu kỳ nên leo lên mới phát hiện giữa cù lao có chốn Đào Nguyên này chứ không như bên ngoài trơ trọi, đến một ngọn cỏ cũng không sao mọc được.
Uyên nhi rất kinh ngạc vội hỏi:
-Chị Tuệ, sư phụ của chị leo được vào trong này chắc võ công của ông phải cao siêu lắm?
Vân Tuệ cười đáp:
-Dĩ nhiên rồi. Sư phụ chị nổi danh trên giang hồ, trên ba mươi năm chưa gặp địch thủ nào. Bất cứ người của Hắc đạo hay Bạch đạo hễ nghe tên sư phụ thì mất hết hồn vía. Nên thiên hạ mới tặng sư phụ chị biệt danh là “Đệ Nhất Kiếm Khách”. Đủ thấy võ nghệ của sư phụ chị cao siêu thế nào.
Uyên nhi gật đầu liên tiếp và giục Vân Tuệ kể tiếp:
-Sau rồi thế nào nữa?
-Lúc ấy sư phụ của chị tìm thấy chốn này tốt như vậy mừng rỡ vô cùng đồng thời lại phát hiện chỗ chính giữa có một cái đầm và có thủy động. Lúc nước thủy triều lên, nước bể lấp kín hang động nhưng đến nửa đêm nước thủy triều thể nào cũng rút xuống một tiếng đồng hồ, lúc bấy giờ thủy động hiện ra có thể đi thuyền được ra bên ngoài. Cho nên thủy động đó không những bí ẩn mà lại còn kỳ lạ nữa.
-Kỳ lạ nhưng thế nào hả chị?
Vân Tuệ quay mặt giơ hai tay lên vuốt má Uyên nhi nói tiếp:
-Nước trong đầm tuy thông với nước bể nhưng không mặn chút nào và có thể dùng làm nước uống. Trong đầm có nhiều cá, những con cá này thịt ngon lắm, không kém gì những cá ở sông lớn trong trung nguyên. Có một vài thứ cá lại còn ngon hơn cá ở Trung nguyên nữa. Em bảo có lạ lùng không? Tuy sư phụ của chị rất có tiếng tăm ở Trung nguyên nhưng ông không có người bạn thân nào cả. Ông nói bị người đời bạc đãi từ thuở bé thơ. Vì thế, sau khi học thành tài ông bỏ tên thật lấy tên là “Cô Độc Khách”, ở Trung nguyên luôn hành hiệp trượng nghĩa, giết chết vô số những kẻ tiểu nhân hiểm ác. Ngờ đâu vì thế mà bị người đời hiểu lầm lại coi ông như một vị sát tinh của võ lâm. Từ khi ông tìm thấy chốn Đào Nguyên này, nhận thấy nơi đây là chốn tránh xa người đời rất lý tưởng, nên ông mới quyết định dọn lại đây để ở. Trong hai mươi năm trời, năm nào cũng như năm nào, mỗi năm sư phụ chỉ ra ngoài có hai lần để mua đồ ăn thức dùng. Đôi khi sư phụ chị cũng có đi ra ngoài một vài lần còn thì suốt ngày ông ta chỉ ở trên đỉnh cù lao để luyện võ và uống rượu thôi. Ông còn rủ mấy gia đình thuyền chài thật thà ở mấy cù lao lân cận đến đây sinh sống. Những người đó cầy cấy lấy mà ăn, hưởng một cuộc đời an nhàn hạnh phúc.
Uyên nhi nằm lại gần nàng, trông thấy mớ tóc vàng, mắt xanh, da trắng mũi cao của nàng, khác hẳn mọi người thường, ngạc nhiên hỏi:
-Chị Tuệ, chị ở đâu tới thế? Sao không giống…
Vân Tuệ thấy Uyên nhi có vẻ nghi ngờ và cứ nhìn vào đầu tóc mình, nàng biết đứa bé định hỏi gì, thản nhiên đáp:
-Mùa hè mười bốn năm về trước, sư phụ chị đi thuyền vào Trung nguyên mua đồ ăn thức dùng. Lúc trở về trông thấy gần cù lao có đậu ba thuyền lớn. Sư phụ lại tưởng có người phát hiện chốn Đào nguyên này, nhưng nhìn kĩ mới hay một chiếc thuyền trong bọn bị đá ngầm đâm thủng đang chìm dần, còn hai chiếc thuyền kia đậu ở bên cạnh không những không ra tay cứu giúp, trái lại còn thừa cơ cướp bóc tài vật, giết hại nạn nhân.
Sư phụ chị thấy như vậy tức giận vô cùng vội đến cứu nhưng tiếc rằng ông đến muộn nên không cứu được người nào cả. Hai chiếc thuyền giặc đang giương buồm rút lui nhưng khi thấy sư phụ chỉ có một mình, chúng khinh địch ung dung nhổ neo. Sư phụ chị tức giận vô cùng nhảy ngay lên trên thuyền chúng chém giết bọn giặc ấy một hồi, chỉ trong nháy mắt đã giết một trăm hai mươi mấy tên. Những tên còn sống đều quỳ cả xuống xin hàng, lúc ấy sư phụ mới dừng tay.
Sư phụ chị chất vấn tên chúa giặc, hỏi tại sao chúng lại nhẫn tâm đến thế, nhưng ngôn ngữ bất đồng, ông ta mới biết là bọn giặc lùn, liền nổi giận đánh một chưởng, tướng giặc ngã lăn ra chết. Sư phụ chị đuổi mấy tên giặc còn lại đi. Lúc ấy đang ban ngày, thủy động đang bị nước che lấp, thuyền không vào được bên trong, sư phụ chị đành phải đi quanh cù lao một vòng lớn đợi nước thủy triều rút xuống, đồng thời cũng muốn xem còn người bị nạn nào sống xót khôn. Nhờ vậy sư phụ mới thấy chị…
Uyên nhi cau mày lại, lắng tai nghe vụ thảm sát đó, lúc ấy y nghe thấy Vân Tuệ nói đến chuyện của nàng, y vội hỏi:
-Chị Tuệ, lúc ấy chị ở đâu?
Vân Tuệ hình như nghĩ tới thân thế mình, thở dài một tiếng, giọng run run đáp:
-Lúc ấy chị mới lọt lòng hơn một tháng, có lẽ lúc ấy cha mẹ chị để chị vào một cái hòm gỗ, sau khi thuyền đắm, hòm gỗ ấy lênh đênh trên mặt nước, và trôi đến gần thủy động. Sư phụ chị vớt chị lên thấy bên cạnh chị có một thanh trường kiếm và một chiếc cà rá. Bảo kiếm với cà rá cũng như chị vậy khác hẳn kiếm và cà rá của người khác. Lúc ấy sư phụ chị cũng không đoán ra được chị là người của nước nào. Sư phụ chị suốt đời cô độc nên trông chị kháu khính nên quyết tâm giữ chị lại để nuôi.
Năm chị lên năm, sư phụ mới bắt đầu dạy văn và dạy võ cho, và quyết tạo thành một đệ tử duy nhất của Cô Độc Khách. Mấy năm sau chị đã hiểu biết nhiều, thấy hình dáng của mình khác mọi người, liền hỏi sư phụ cha mẹ chị là ai. Sư phụ chị rất thương chị thấy chị hỏi như vậy, quyết tâm lặn xuống đáy bể, tìm chiếc thuyền bị đắm đó để tìm kiếm lai lịch của chị. Lúc sư phụ chị lặn xuống nước tìm kiếm thì chị mới vừa bằng tuổi em bây giờ. Chị nhát gan lắm nên khi thấy sư phụ lâu không lên liền khóc òa lên.
Ngày hôm sau, sư phụ chị ở dưới đáy bể lên, nghỉ ngơi hai ngày liền, mới kể chuyện cho chị nghe. Ông bảo chiếc thuyền ấy không những to lắm, cấu tạo cũng đặc biệt vô cùng, giống như những chiếc thuyền của Bồ Đào Nha, hàng năm vẫn đem đồ đến tiến cống cho Trung Hoa.
Vì thế sư phụ chị mới đem bảo kiếm cùng cà rá của chị tới Ninh Ba để dò hỏi. Đến Ninh Ba sư phụ mướn một người thông dịch để nói chuyện với Đại sứ Bồ Đào Nha. Vị đại sứ này nhận ra bảo kiếm và cà rá cảu chị và nói còn biết cha mẹ chị nữa.
Uyên nhi ngạc nhiên vô cùng vội hỏi:
-Thế chị là người Bồ Đào Nha ư? Nước Bồ Đào Nha ở đâu vậy chị? Vân Tuệ ứa lệ sụt sùi khóc. Uyên nhi vội lấy khăn tay của nàng chùi nước mắt cho nàng, nhưng y không biết dùng lời lẽ gì để an ủi nàng.
Vân Tuệ thấy Uyên nhi thương mình như vậy trong lòng mừng thầm nắm chặt tay Uyên nhi nói tiếp:
-Chị cũng không biết nước Bồ Đào Nha ở đâu cả. Theo sư phụ chị nói thì nước đó ở xa lắm và ở bên kia bờ bể. Người ở đấy hình dáng giống như chị vậy, tiếng nói của họ khó nghe lắm.
-Tên chị ai đặt cho thế?
-Tất nhiên là sư phụ chị đặt cho. Thanh bảo kiếm của cha chị là một vật sắc bén vô cùng, tuy trông bên ngoài như là một thanh kiếm cùn nhưng có thể chém gãy bất cứ một thứ khí giới nào.
Đồng thời chiếc cà rá của chị cũng quí báu lắm. Bên trên có một hột xoàn to bằng ngón tay cái quí giá vô cùng. Cha và mẹ chị yêu nhau và kết hôn, sống rất hạnh phúc. Ngờ đâu lúc bấy giờ Quốc Vương trông thấy sinh long tham định cướp bảo kiếm và cà rá lại còn bắt mẹ chị tấn cung.
Cha mẹ chị vì thế cùng nhau chạy trốn ra ngoại quốc, mua một chiếc thuyền lớn, mướn vài mươi thủy thủ rồi theo Công sứ đến Trung Hoa để tìm chỗ thanh tĩnh mà an cư lạc nghiệp. Ngờ đâu trời không thương, cha mẹ chị vừa tới thành Hoa Lệ, không những thuyền va phải đá ngầm, lại còn bị giặc lùn cướp bóc. Cả thuyền đều bị chôn thân dưới thân bể.
Vân Tuệ được Cô Độc Khách nuôi từ nhỏ chí lớn, nên nàng không biết mặt cha mẹ ra sao. Nhưng tình cốt nhục là do thiên xui nên, vì vậy nói đến cha mẹ là nàng đau lòng.
Uyên nhi lại chùi nước mắt nàng và dùng tay vuốt mái tóc vàng của nàng, mồm ấp a ấp úng nhưng mãi không sao nghĩ ra lời lẽ gì để an ủi nàng.
Vân Tuệ thấy Uyên nhi thương mình tha thiết càng quí mến Uyên nhi thêm hơn nữa.
Uyên nhi không những xinh đẹp tuyệt trần lại còn thong minh đáng yêu lại thêm thái độ ôn thuần và rất tha thiết với nàng.
Hai người mới quen biết nhau và mới gần nhau không lâu nhưng đã thương nhau vô cùng. Vân Tuệ chùi nước mát xong cảm động nhìn thẳng vào mắt Uyên nhi khiến nó ngượng vô cùng.
Thế rồi, y nghĩ ra một vấn đề, vội hỏi tiếp:
-Chị Tuệ, sau này chị có về nước Bồ Đào Nha không?
Vân Tuệ cương quyết lắc đầu đáp:
-Không, chị không còn một thân nhân nào ở đó cả. Chị có về cũng không hiểu lời nói của họ thì về làm chi? ?Sau này chị sẽ vào Trung Nguyên trả thù cho sư phụ, báo thù xong chị lại trở về đây cũng kiếm một đồ đệ dạy bảo và vĩnh viễn không ra ngoài đời nữa.
Trong khi nàng nói vẻ mặt rất nghiêm nghị và cương quyết. Uyên nhi nghe không hiểu chút nào, lúc này y chỉ khao khát được học võ để sau này hành hiệp cứu khổ cứu nạn cho người đời.
Uyên nhi đã học qua văn chương và lịch sử nên rất ngưỡng mộ các vị du hiệp đời xưa. Lúc nào y cũng mơ tưởng sau này sẽ học võ nghệ thành công để đi ngao du sơn thủy để cứu khổ cứu nạn cho người đời.
Vì vậy y đã xin cha cho học võ là thế. Nhưng mỗi lần y hỏi thì cha y đều trả lời “Con còn nhỏ, lớn chút nữa cha sẽ dạy cho”.
Bây giờ y nghe thấy Vân Tuệ nói kiếm pháp của Cô Độc Khách hùng cứ trong võ lâm, tuy y chưa thấy tài ba của Vân Tuệ nhưng y chắc là đồ đệ của Cô Độc Khách tất võ công thể nào cũng hơn người nên y nghe thấy nàng nói định thâu đồ đệ, mừng rõ vô cùng. Y liền ướm lời thử:
-Chị Tuệ, chị nói báo thù gì thế? Chị xem em có đủ tư cách làm đồ đệ của chị không?
Vân Tuệ thấy Uyên nhi nói một cách rụt rè như vậy phì cười hỏi:
-Em cũng muốn học võ à?
Uyên nhi gật đầu:
-Em muốn làm đổ đệ của chị ư?
Uyên nhi lại gật đầu, nhưng Vân Tuệ thở dài một tiếng rồi đáp:
-Không được, tuổi chị hãy còn nhỏ thế này, võ công lại chưa luyện tới mức tuyệt đỉnh thì làm sao mà có thể thu em làm đồ đệ được. Hơn nữa, dù chị có luyện thành võ công cũng phải trả thù cho sư phụ trước rồi mới dám thu đồ đệ.
Nàng nghĩ đến sự phụ lại ứa nước mắt ra và nói tiếp:
-Em không biết đấy thôi, sư phụ của chị chết thảm thương lắm. Năm năm trước, sư phụ chị ra ngoài mua đồ dùng và thức ăn thì bị đả thương sắp chết đến nơi. Lúc ấy chị thắc mắc vô cùng, không hiểu ai mà có công lực đả thương nổi sư phụ chị như thế?
Tuy vậy chị không dám hỏi, chỉ nóng lòng sốt ruột mà băng bó và hầu hạ sư phụ thuốc thang thôi, vết thương của sư phụ quá nặng, không những tạng phủ bị chấn nát mà còn trúng phải thuốc độc rất nặng. Nếu nội công của sư phụ không thâm hậu thì không sao có thể về được tới nhà.
Sư phụ biết không thứ thuốc nào có thể chữa khỏi được nữa nên ngày thứ hai sư phụ gọi chị đến và nói cho chị biết rõ đầu đuôi câu chuyện.
Uyên nhi trợn to đôi mắt lên nghe. Thoạt tiên y rất bất mãn Cô Độc Khách nhưng bây giờ vì Vân Tuệ mà y lại thương lão hiệp nên y vội nói:
-Ai đánh sư phụ chị như thế?
Vân Tuệ ứa nước mắt, nghiến răng mím môi đáp:
-Lúc ấy sư phụ chị chỉ còn thở thoi thóp. Trước hết ông dặn chị phải theo cuốn bí kíp ở trong cái hộp sắt ông đem về mà luyện võ công: Cố gắng luyện thành võ công ấy rồi vào Trung Nguyên kiếm trưởng môn Thất đại phái để trả thù cho ông, sư phụ còn muốn nói thêm nhưng hồn người đã lìa khỏi xác.
Theo sự ước đoán của chị, kẻ thù của sư phụ không riêng gì mấy chưởng môn đó, mà còn nhiều hơn thế nữa, bằng không họ địch sao nổi sư phụ, dù sư phụ không thắng nổi chúng vẫn có thể rút lui ung dung trở về đây được.
Từ hồi ấy đến giờ chị tuân theo lời trối trăn của sư phụ đem cuốn bí kíp đó ra mà khổ tập ngày đêm chỉ mong sớm tành công để đi trả thù cho sư phụ. Lúc bấy giờ, Uyên nhi thấy hai mắt nàng đỏ ngầu, trông rất kinh dị đồng thời y cũng rất thông cảm hoàn cảnh của nàng, nên thở dài một tiếng tỏ ý thương tiếc, rồi hỏi:
-Tiếc thay chị không thể thâu em làm đồ đệ, bằng không em học thành võ công thể nào cũng giúp chị đi đánh những kẻ thù ấy.
Vân Tuệ nghe nói cũng buồn rầu thở dài đỡ lời;
-Chị không dám nhận em làm đồ đệ quả thật có nhiều nguyên nhân lắm. Nguyên nhân thứ nhất chị lớn hơn em có mấy tuổi thôi, và đang lúc học tập thì tư cách đâu mà sư phụ của em. Thứ hai, khi chị học thành tài là phải rời khỏi nơi đây ngay để đi tìm kẻ thù.
Nhưng kẻ thù đã giết hại sư phụ chị tất nhiên võ công của chúng phải lợi hại lắm, nên chị đi kiếm chúng ắt hung nhiều cát ít, lỡ chị bị chúng giết chết bỏ em ở đây một mình thì lòng chị áy náy vô cùng. Nên có chí học võ thì nên nghe lời chị khuyên bảo mà đi cầu danh sư khác chắc chắn hơn.
Nhưng nói tới đây, nàng thấy mặt Uyên nhi tỏ vẻ thất vọng vô cùng nên không nỡ nói tiếp:
-Nhưng trước khi đệ chưa rời khỏi đây, nêu đệ thích cứ việc bắt chước tỷ học tập, chờ khi nào có thuyền đến hay đi qua đây, chị sẽ nhờ họ đưa em về nhà.
Uyên nhi nghe thấy Vân Tuệ bằng lòng cho mình theo nàng học võ mừng rỡ vô cùng vộ nhảy lên ôm lấy Vân Tuệ, bá chặt lấy cổ nàng la lớn:
-Có thật không chị Tuệ, thật không chị.

HOMECHAT
1 | 1 | 249
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com