Hồi 10a
Giang hồ hội Long - Hổ
Lúc ấy đang là mùa hè, nhưng về đêm trời mát dịu Long Uyên nhân trời nhá nhem liền rời khỏi gia đình, hồi tối hôm đó chàng ra khỏi thành đi theo đường cái uan phóng ngựa tiến thẳng. Không lâu đã tới thị trấn tiểu Linh Sơn, nơi mà ba hôm trước chàng đã cứu Đường tiểu thư. Long Uyên không ngừng lại mà phóng ngựa như gió đi luôn, vì chàng vóng lòng muốn đi thực xa nhà đã, rồi mới ngừng chân nghỉ ngơi. Vào khách điếm bọn tửu bảo trông thấy mặt chàng liền tỏ vẻ chán ghét, nhưng chàng vẫn thản nhiên như thường. Chàng ăn cơm sáng xong đi dạo phố một vòng và mua ít đồ dùng. Lúc về phòng chàng thay bộ đò gấm vóc mặc vào quần áo trắng, cột khăn vải vào trông không khác gì một văn nhân nghèo nàn. Mặt chàng hóa thành vàng khè lại có một cái sẹo lớn nếu mặc quần áo lịch sự ai cũng phải chú ý và nghi ngờ, nhưng lúc nầy chàng cải trang thành một văn nhân ốm yếu thì không còn ai có vẻ chán ghét nữa, trái lại còn tỏ vẻ thương hại chàng.
Long Uyên giải quyết xong thỏa mãn, nghỉ ngơi một chút xong lại lên đường ngay.
Khi ra cửa chàng xem xét địa thế một lúc, nhớ kỹ trong lòng rồi thẳng đường đi Giang Nam.
Không bao lầu chàng đã đi tới huyện thành ở biên giới Tĩnh Tô, con ngựa đen của chàng quả thực phi phàm, đi nhanh như bay, lại hiểu ý người nên chỉ trong vài ngày nó được chàng quý vô cùng.
Ba ngày sau chàng đã tới Lâm Hàn, trên trời mây đen kéo tới và không bao lâu trời mưa rất lớn. Lúc ấy chàng đang đi giữa đường vội đưa mắt chung quanh tìm kiếm chỗ trú mưa, chàn chợt thấy phía bên trái có một cái núi lở, trên núi cây cối um tùm và hình như trong bụi cây lại có một ngôi miếu. Bụng bảo dạ:
“Đằng nào ta cũng du hiệp ở bên ngoài không có mcuj đích nhất định nào cả, bây giờ trời đang mưa to chi bằng vào trong miếu tạm thời ở một đêm khỏi bị ướt.”
Nghĩ đoạn chàng phóng ngựa tiến thẳng lên trên núi. Ngờ đâu khi tới trên núi chàng phát giác có một hiện tượng quái dị là trời mưa lớn như thế đầu và đuôi ngựa đều ướt đẫm nhưng người chàng và lưng ngựa không bị một giọt mưa nào cả. Thoạt tiên chàng rất kinh ngạc sau nghĩ lại, lầm bẩm nói:
-Sao ta hồ đồ thế, trong túi ta có hạt Tỵ Thủy Châu, thì mưa làm sao ướt ta được. – nói tới đó chàng nghĩ thầm: “bây giờ ta không sợ mưa nữa, khỏi cẩn phải vào miếu làm chi, cứ đi thẳng tới Lâm Hàn mà vào khách điếm ngủ trọ có hơn không?”
Nghĩ đoạn chàng thúc ngựa quay trở ra cái quan để đi tiếp, bỗng nghe có tiếng đánh nhau, hò hét vọng tới. Chàng ngạc nhiên vô cùng nghĩ thầm:
“Ai lại đánh nhau vào lúc trời mưa lớn như vậy?”
Lòng hiếu kì thúc đẩy, chàng liền tiến về phía đó xem sao rồi chàng lẳng lặng xuống ngựa, bảo con ngựa núp ở dưới gốc cây để tránh mưa, còn chàng thì giở khinh công tuyệt mức ra đi trên những ngọn cây cao tiến thẳng lên trên núi, nơi có tiến hò hét quát tháo. Chàng lên tới trên đỉnh núi ẩn thân ở trong một tán cây rậm rạp.
Chàng thấy ngôi chùa hồi nãy chàng nhìn từ xa hóa ra là một đạo quan, đạo quan này đồ sộ lắm chiếm cả đỉnh núi. Trước cửa quan có mọt cái cổng bằng đá trắng cao ngót hai trượng trên có bốn chữ sơn son thiếp vàng: “MAO SƠN ĐẠO QUAN”. Dưới cổng có một quãng đường rộng chừng mười trượng, cỏ mọc xanh rì, giữa quãng đường đang có bốn đạo sĩ mỗi người cầm một thanh bỏa kiếm vây đánh một thiếu niên. Thiếu nhiên ấy hai tay cầm đôi hổ chảo, mặt rất anh tuấn, người đó chính là Hổ Hùng mà chàng gặp đêm nọ.
Hổ Hùng lợi hại thực, múa đội Hổ chảo chống đỡ thế công của bốn đạo sẽ mà vẫn ung dung không tỏ vẻ gì núng thế hết.
Cả năm bị nước mua dội ướt như chuột lột mà vẫn ác chiến như thường. Long Uyên thấy trận đấu chênh lệch như vậy bất mãn vô cùng, nhưng vì hai bên ngang tài nhau nhất thời khó mà phân biệt cao thấp được.
Hai là chàng chưa rõ nguyên nhân đôi bên kết thù kết oán với nhau như thế nào nên chưa tiện xuất hiện ngăn cản vội, vì thế chàng cứ lẳng lặng đứng xem biến hóa của trận chiến ra sao, đồng thời chàng cũng muốn nhân lúc nay xem những đường Hổ chảo của Hổ Hùng lợi hại đến đâu?
Đang lúc ấy trong đạo quán bỗng có tiếng hú trầm hùng vọng ra làm chấn động cả tai mọi người.
Long Uyên nghe thấy tiếng hú ấy lòng thầm khen:
“Nội công của người này thâm hậu thực.”
Đúng lúc đó trong đạo quan có một bóng người phi ra. Khi người đó ra tới ngoài quảng trường, chàng đã nhận ra y là một đạo nhân gầy gò tuổi chừng năm mươi, mặc đạo bào màu vàng, đầu đội đạo quan màu vàng, râu đen và dài tới bụng, hai mắt hữu thần, chỉ thoáng trông cũng biết ngay la người có công lực rất coa siêu và rất kiêu ngạo nữa. Long Uyên và thấy đạo sĩ đó ra đã lo hộ Hổ Hùng, chỉ sợ y địch không nổi đối phương.
Đạo sĩ ấy đưa mắt liếc nhìn một vòng, rồi lớn tiếng quát:
-Có ngừng tay không?
Tiếng quát của y không lớn lắm, nhưng năm người đang đấu nghe tiếng quát ấy tựu như sấm nổ bên tai vậy.
Hổ Hùng biết sắc mặt vội thâu song chảo lại, còn bốn đạo sĩ kia cũng lần lượt nhảy ra bên ngoài chạy lại vái chào lão đạo sĩ mới ra, và bỏ kiếm vào trong bao, rồi đứng xếp hàng ngang ở phía sau lão đạo sĩ ấy.
Lão đạo sĩ kiêu ngạo vô cùng, hai mắt tỏ vẻ khinh thị liếc nhìn Hổ Hùng một cái nhưng lại ngửng đầu lên, hai mắt nhìn lên cao lớn tiếng hỏi:
-Tiểu tử ngươi ở đâu tới? Xem thế võ của ngươi thì hình như là võ của Thiên Cơ lão đạo phái Hoa Sơn, sao bỗng đến Mao Sơn đạo quan của ta phá bĩnh như vậy? Có mau nói không?
Từ khi lão đạo sĩ xuất hiện đến giờ Hổ Hùng đã phòng bị. Y lại thấy đạo nhân nọ không coi y vào đâu, hỏi như hỏi tội nhân vậy. Y không sao nhịn được, liền trợn ngược đôi lông mày, nhưng hình như nghi kỵ điều gì, nên vội dằn nộ khí, vênh váo đáp:
-Thiếu gia chính là Hổ Hùng, môn hạ của Thiên Cơ chân nhân phái Hoa Sơn, đạo sĩ là ai thế?
Y chưa nói dứt lời đạo sĩ đã ngửng mặt lên trời cười the thé, tiếng cười của y như xé lụa. Bốn đạo sĩ đứng sau đao nhân đều cau mày tức thì lui bước, hình như chịu đựng không nổi tiếng cười ấy.
Long Uyên đứng cách đạo sĩ ngoài năm trượng, đã vận Đơn Thiết Thần Công mà vẫn cảm thấy đinh tai. Như vậy Hổ Hùng đứng cách đạo sĩ không đầy một trượng, nội công chân lực lại còn kém Long Uyên nhiều, y làm sao chịu nổi, nhưng y vẫn phải gượng làm ra vẻ thản nhiên để khỏi bị mọi người chê cười, nhưng sắc mặt thì trở nên nhợt nhạt, chân tay run lẩy bẩy, mồ hôi toát ra như tắm.
Thấy Hổ Hùng như vậy lão đạo sĩ liền ngắt tiếng, rồi đột nhiên cười “khì” một tiếng và nói tiếp:
-Ta tưởng tiểu tử ngươi có bao nhiêu đạo hạnh, không ngờ lại tầm thường đến thế. Ta mới cười mà đã chịu đựng không nổi như vậy đạo sĩ Thiên Cơ lại yên tâm để cho ngươi hạ sơn à?
Nói xong y trợn mắt, giọng đổi hẳn, quát hỏi:
-Nếu đạo gia không sợ thiên hạ chê cười đạo gia lớn bắt nạt nhỏ thì ngươi không bị ta giết chết tại chỗ, cũng bị ta ghi vào mặt một vài vết sẹo rồi. Nhưng dù sao đạo gia cũng là bạn của sư phụ ngươi, hôm nay đạo gia nể tình sư phụ người tha cho ngươi xuống núi.
Hổ Hùng bị mắng một hồi, xấu hổ quá hóa giận, vì y từ khi xuống núi tới giờ chưa bị đánh bại lần nào, vì vậy mà y ngông cuồng đến nỗi không còn coi ai vào đâu hết. Xưa nay chỉ có y mắng chửi người, chưa hề bị ai nói như thế này cả, nên y chịu làm sao nổi.
Nhưng Hổ Hùng cũng biết lão đạo sĩ là người rất nóng tính, và có tiếng là ác độc trong võ lâm. Trước kia y tự phụ đôi Phi hổ chảo thiên hạ vô địch, nhưng ngày nay y thấy lão đạo sĩ có nội công thâm hậu như vậy y mới biết đối phương quả thực danh bất hư truyền. Nếu không biết điều mà sớm rút lui thì chưa biết chừng không có đường lùi.
Hổ Hùng đảo tròn đôi ngươi mấy vòng, cố nén lửa giận, rồi đáp:
-Chắc đạo trưởng là chưởng môn Tiêu Dao chân nhân phải không? Đạo trưởng quen biết ân sư, vậy việc này coi như là xí xóa, Hổ Hùng tôi xin cáo biệt ngay.
Nói xong, y chắp tay chào một cái, rồi quay mình đi luôn.
Tuy Long Uyên có vẻ bất bình vì thấy thái độ của Tiêu Dao chân nhân quá lố như vậy, nhưng chàng đã thấy Hổ Hùng chịu nhịn và rời khỏi một cách ôn hòa như vậy, chàng cũng định đi luôn.
Cho nên Hổ Hùng vừa quay người đi, Long Uyên rẽ cành cây đi nốt, nhưng tiếng động nho nhỏ ấy đã đến tai lão đạo sĩ, nên chàng chưa kịp đi, Tiêu Dao chân nhân đã quát hỏi:
-Ai ? Nếu không xuống, đạo gia sẽ thân hành tới hỏi chuyện đấy.
Sở dĩ đạo sĩ hay biết là vì cành cây có dính những hạt nước mưa, nên khi chàng vừa gạt cành lá một cái, những hạt nước mưa rơi xuống lách tách.
Vì thé mới để cho lão đạo sĩ hay biết ở trên cây có người. Cũng vì kinh nghiệm của Long Uyên hãy còn non nớt, giọng của đối phương như vậy rõ ràng là đã biết chàng ẩn thân trên đó rồi, nhưng chàng không hay tại sao đối phương lại biết mình ẩn nấp trên cây mà không ngờ mình đã làm rớt những hạt nước đọng mới bị đối phương phát giác, nên lòng kinh hãi thầm, trù trừ không biết có nên ra mặt không thì bỗng nghe thấy trong đạo quan đã có tiếng chuông báo động kêu vang.
Tiêu Dao chân nhân lại lớn tiếng quát tiếp:
-Tiểu tử họ Hổ hãy quay trở lại. Tiểu tử trên cây có xuống hay không? Bằng không đừng trách đạo gia ra tay độc ác.
Long Uyên ở trên cây ngó vào trong đạo quan thấy phía sau đạo quan có một căn nhà đã bốc cháy.
Đồng thời chàng thấy trên nóc nhà có một bóng người mảnh khảnh tay cầm kiếm, tay rổ hoa đi nhanh như điện chớp, tiến thẳng về phía ngoài đạo quan.
Long Uyên đang nghĩ về điều đó, bỗng nhận thấy có một vật gì phi tới gần, Long Uyên tháy vậy vội giơ tay ra khẽ chộp bắt lấy vật đó. Tuy đã bắt được, nhưng chàng cũng phải giật mình kinh hãi. Thì ra đó chỉ là một miếng vỏ cây, nhưng do sức ném của đối phương mạnh khôn tả nên mới mạnh như vậy.
Môn võ công “trích diệp phi hoa” này mạnh đến nỗi khiến tay chàng hơi tê tái, đủ thấy đối phương có sức mạnh đến thế nào rồi, làm sao mà chàng không kinh ngạc cho được. Chàng bụng bảo dạ:
“Nếu lão đạo sĩ dã biết ta ở đây rồi, thế nào họ cũng hiểu lầm ta là đồng đảng của Hổ Hùng. Nếu vậy, ta phải ra mặt nói rõ mới được. Hơn nữa, bóng người ở trong đạo quan phi ra rõ ràng là một thiếu nữ, tịa sao nàng ta lại ở trong đạo quan của Mao sơn mà phóng hỏa như thê?”
Nghĩ tới đó chàng ngửng đầu lên nhìn, đã thấy Tiêu Dao đạo nhân đứng ở giữa bãi cỏ, mặt tỏ vẻ kinh ngạc và giận dự, hai mắt lóe tinh quang, liếc nhìn bốn bền xung quanh một lượt. Lúc bấy giờ Hổ Hùng đã ngừng chân ở bên cạnh rừng, mặt có vẻ lo âu vào trong đạo quan.
Long Uyên thấy vậy, biết Hổ Hùng và thiếu nữ kia là đồng bọn với nhau, cho nên Hổ Hùng cố ý ở trước dạo quan khiêu chiến để gây sự chú ý, rồi thiếu nữ nọ lẻn vào trong đạo quan phóng hỏa.
Lúc ấy có mười đạo sĩ tay cầm trường kiếm ở ba mặt xông lại bao vây thiếu nữ nọ. Thiếu nữ nọ không biết họ lập kế, cứ chạy thẳng về phía không có người ngăn cản, Hổ Hùng thấy vậy thật khó nghĩ quá, y biết ở lại thế nào cũng bị thiệt thòi, nhưng không ở lại không được.
Long Uyên đã vội nhảy xuống đất, từ từ đi tới giữa bãi cỏ.
Tiêu Dao chân nhân là cao thủ hạng nhất ỏ năm tỉnh miền Bắc, nội ngoại công đều luyện tới mức thượng thặng. Vừa rồi y dã dùng thủ pháp trích diệp phi hoa ném một miếng vỏ cây vào chỗ có người ẩn nấp. Y yêu trí đối phương đã đứng ẩn nấp mà còn để tiếng động như vậy võ công chắc không được cao siêu mấy nên chỉ một miếng cây cũng đủ đánh đối phương sứt da gãy xương rơi xuống đất rồi.
Ngờ đâu miếng vỏ cây của y đi rồi như đá chìm xuống dưới đáy bể, không thấy tăm tích đâu cả, thậm chí một cành cây hay lá cây cũng không lay rụng, nên y kinh ngạc vô cùng.
Tiêu Dao chân nhân kinh hãi thầm, rồi lửa giận lại nổi lên cho là người nọ với Hổ Hùng và cô gái kia là một đảng cố ý khiêu khích và khinh thường Mao Sơn.
Vì thế y không nói năng gì cả ngấm ngầm vận chân lực quyết chí không xía đến người trên cây trước, chờ các đạo sĩ ở trong quan đuổi thiếu nữ qua bên này rồi mới phát chưởng ra đanh chết luôn để xem Hổ Hùng với người ẩn thân ở tren cây ấy phản ứng như thế nào rồi hãy định đoạt sau.
Đối với Hổ Hùng lão đạo sĩ biết Thiên Cơ chân nhân của phái Hoa Sơn xưa nay khét tiếng là hay bênh môn đồ lại thêm môn phái ấy người nhiều thế mạnh hùng cứ một phương. Nếu mình không nương tay mà đả thương hay đánh chết môn hạ của y thì đạo sĩ ấy quyết không để yên cho đâu. Vì thế mà Tiêu Dao chân nhân cứ trần trừ không chịu hạ thủ. Trong lúc y đang ngầm vận lực thì Long Uyên đã xuống dưới đất đi vào giữa đấu trường.
Hổ Hùng thấy Long Uyên đã nhận ra ngay chính là người đã đùa giỡn với mình mấy hôm trước tự xưng họ Long, tên Linh Vân, trong lòng cơn tức lại nổi lên.
Y chỉ mong Long Uyên ra tay trước Tiêu Dao chân nhân rồi thừa cơ đào tẩu.
Tiêu Dao chân nhân thấy thiếu niên ở trong rừng ra mặt vàng khè, hình như đau ốm nặng mới khỏi và có một cái sẹo lớn và xấu xí lạ thường, nhưng ăn mặc lại tao nhã bước đi có vẻ ẻo lả, nên trông như người không luyện võ vậy. Nếu không phải vì miếng vỏ cây vừa rồi mất tích không dấu vết và thiếu niên này không phải từ đó đi tới thì lão đạo sĩ cũng hiểu lầm chàng là một văn sĩ đi lầm vào trong Mao Sơn này thôi.
Nhưng đã nghĩ thiếu niên này là nhân vật của võ lâm, Tiêu Dao chân nhân cũng không coi chàng vào đâu, vì y cho là dùng chàng có biết võ chăng nữa nhưng bàng sao được Hổ Hùng. Vì thế y mới khinh thường không coi chàng vào đâu hết.
Long Uyên thấy thái độ của Tiêu Dao chân nhân như vậy mừng thầm liền chấp tay chào Hổ Hùng rồi hỏi:
-Hổ huynh vẫn mạnh đấy chứ? Còn nhớ Long Linh Vân này không?
Đó là lời khách sáo của chàng, đồng thời chàng cũng thích bộ mặt anh tuấn, chính khí của Hổ Hùng nên muốn kết thành bằng hữu, nhưng Hổ Hùng lại nghĩ chàng mỉa mai, nên y dùng giọng mũi hừ một tiếng, nhưng rồi bỗng nghĩ ra một điều, liền chắp tay vừa cười vừa hỏi lại:
-Long huynh tới thực may mắn lắm, tiểu đệ đang cảm thấy khó xử.
Tiêu Dao chân nhân nghe hai người đối đáp, biết hai người đã biết nhau từ trước, trong lòng càng giận thêm, liền cười lạt quay người lại.
Lúc ấy Hổ Hùng đã lướt đến gần chàng. Long Uyên lại cười và hỏi lại:
-Hổ huynh có sự gì nan giải thế? Có thể cho tại hạ nghe không?
Hổ Hùng nghe nói thế biết chàng đã mắc phải mưu kế mình, liền mỉm cười đáp:
-Long huynh chưa biết đấy thôi, tiểu… đệ có người bạn họ Phong tên Lan là cháu gái của Võ Di bà bà ở núi Võ Di. Tiểu đẹ cùng cô ta kết bạn đi lên miền Bắc, giữa đường vì đuổi theo một tên giặc nên hai người tạm chia tay mấy ngày. Lúc gặp lại đệ thấy Phong Lan cô nương nói có một Mao Sơn yêu đạo thấy cô đẹp liền chọc ghẹo cô ta nhiều lần. Nàng tức giận vô cùng liền ra tay đả thương yêu đạo ấy ngờ đâu lại để cho đối phương đào tẩu mất. Chắc Long huynh chưa biết rõ nàng ta là người như thể nào? Nàng được học hết chân truyền của Võ Di bà bà, tay trái cầm kiếm tay phải cầm lẵng hoa, không những tinh ảo tuyệt luân mà tính nết lại rất ngang tàng. Lúc ấy tiểu đệ khuyên mãi cô ta, bảo yêu đạo chưa đụng chạm đến người cô đã bị cô đả thương rồi, thì hà tất phải bận tâm làm chi. Nhưng cô ta nhất thiết không nghe cứ cương quyết đòi tới nơi Mao Sơn này. Tìm bằng được đạo sĩ đó mới thôi. Tiểu đệ cũng biết chưởng môn của Mao Sơn quán lại là Tiêu Dao chân nhân, võ công rất cao siêu, là cao thủ của năm tỉnh miền Bắc, Mao Sơn xưa nay rất nghiêm, hi nào lai để cho đệ tử của mình có hành vi tồi bại như thế? Cho nên tiểu đệ hết sức khuyên ngăn, Phong Lan vẫn không chịu nghe nhân lúc tiểu đệ không để ý một mình đi. Sau tiểu đệ hay biết đuổi theo ngăn lại ngờ đâu vừa tới trước đạo quán đã bị bốn vị đạo trưởng trẻ tuổi vây lại tấn công không cho phép tiểu đệ nói, khiến tiểu đệ không sao biện bạch. Bây giờ…
Không những y nói rất có lý và còn tự giới thiệu lý mịch mình cho Tiêu Dao chân nhân biết nữa. Hơn nhữ y cũng cho đối phương biết Phong Lan là môn đồ của Võ Di bà bà, một nhân vật võ nghệ siêu quần, nổi danh đã lâu từ 50 năm trước, có thể ngang hàng với thiên hạ đệ nhất kiếm Cô Độc Khách. Sở dĩ Võ Di bà bà được nổi tiếng là vì có một lần Cô Độc Khách thời mới nổi đến thăm Võ Di bà bà. Hai người đấu nhau năm ngày năm đêm liền. Võ Di bà bà chỉ thua có một thế kiếm mà thôi.
Võ Di bà bà tuy bị Cô Độc Khách đánh bại nhưng vì thế mà tiếng tăm lừn lẫy khắp nơi, vì Cô Độc Khách là người vô địch thiên hạ, các đại môn phái ở Trung Nguyên bất cứ cao thủ tài ba đến đâu một đấu một đều đánh chưa tới trăm hiệp đã bị Cô Độc Khách đánh hạ ngay.
Trước kia Võ Di bà bà rất ít người biết tới, không ngờ sau lần đấu với Cô Độc Khách luôn năm ngày năm đêm, kỳ tích hiếm có và kinh người ấy khiến thiên hạ võ lâm đều chấn động.
Hổ Hùng biết rõ điển cố ấy, cho nên y nhắc nhở cái tên của Võ Di bà bà là để cho Tiêu Dao chân nhân và còn nhắc nhở lại tình bạn bè của Tiêu Dao chân nhân với sư phụ y. Như vậy để Tiêu Dao chân nhân có ra tay cũng không đến nỗi hạ độc thủ giết một hậu sinh tiểu bối mà sư phụ y lại là bạn cũ của mình.
Quả nhiên Tiêu Dao chân nhân tuy bực mình Phong Lan phóng hỏa đốt đạo quan, nhưng trong lòng vẫn còn phải kiêng nể, nên y đã đổi ý không định giết đối phương nữa.
Còn Long Uyên là người mới vào đời, tất nhiên chàng tin lời của Hổ Hùng, nên chàng đã ngầm quyết định hòa giải cho đôi bên. Sự thực lời của Hổ Hùng chỉ đúng có môt nửa, vì đến đây phóng hỏa là ý kiến của y chứ không phải của Phong Lan.
Y mê Phong Lan và coi nàng như người yêu của y vậy. Nửa tháng trước y kết bạn với Phong Lan rồi lên miền Bắc du ngoạn, giữa đường gặp Hoa Tùng Âm Sát Bốc Tường. Lúc ấy thấy Bốc Tường đang gây nên những vụ án hái hoa ở vùng Sơn Đông, Phong Lan liền ra tay can thiệp đánh cho Bốc Tường một trận nên thân. Tên giặc ây võ công cũng lợi hại, tuy bị thương nặng nhưng vẫn tẩu thoát được.
Phong Lan lập trí diệt trừ tên giặc ấy tới cùng nên đề nghị với Hổ Hùng mỗi người một đường đi lùng bắt và nhất định phải tìm cho được Bốc Tường giết chết mới thôi.
Hổ Hùng đi về phía đông khi tới thị trấn Tiểu Linh Sơn thì vừa gặp Long Uyên rồi hai người đấu với nhau, Long Uyên muốn kết giao với y cho nên chỉ chống đỡ chứ không đánh lại.
Hổ Hùng đã giở hết tài ba ra mà không sao thắng nổi, nên hậm hực bở kế hoạch tìm Bốc Tường và dời thị trấn đo đi kiếm Phong Lan, lúc đó Phong Lan đang ở núi Thái Hàn, tất nhiên nàng tìm kiếm sao được Bốc Tường nơi đó. Nhưng nàng lại gặp đạo sĩ của Mao Sơn, bọn đạo sĩ thấy nàng trẻ đẹp lại đi một mình liền tới chọc ghẹo.
Vì tìm không thấy tên dâm tặc, Phong Lan sẵn đang bực tức lại thấy bọn đạo sĩ gai mắt như vậy liền nổi giận lôi đình dụng võ công gia truyền đanh cho bọn đạo sĩ một trận tơi bời nhưng không giết chúng.
Sau Hổ Hùng tìm tới, hai người gặp nhau, Phong Lan kể lại chuyện đó cho y nghe. Hổ Hùng nghe xong cả giận và biết bọn đạo sẽ đó là người của Mao Sơn y liền chủ trương lên Mao Sơn tìm kiếm.
Đoạn trước đã nói, từ khi ra đời tới giờ y chưa hề gặp địch thủ nên mới tự kiêu tự đại như thể. Y tự cho trên thiên hạ này ngoài sư phụ y ra thì không ai địch nổi y cả, dù y gặp Long Uyên và tuy không thắng nổi đối phương nhưng y vẫn còn kiêu ngạo như thường. Cho nên hai người cùng lên Mao Sơn, một người ra mặt một người ngấm ngầm đánh lén, vì vậy y mới mở cửa quan khích và nói rõ ý định của mình.
Nếu phái Mao Sơn trọng nghĩa mà trao dâm tặc ra thì thôi, bằng không Phong Lan sẽ ở chỗ tối phóng hỏa đốt đạo quan.
Phong Lan ra đời không lâu, tính lại hay tinh nghịch và chưa hiề bị ai đánh bại, nên chả biết trời cao đất rộng là gì cả. Nàng nghe kế hoạch của Hổ Hùng như vậy liền tán thành ngay. Thê là hai người đến đạo quan, một người cửa trước một người cửa sau lẻn vào.
Ngờ đâu thiên bất dung gian, khi Phong Lan sắp phóng hỏa thì trời bỗng đổ một trận mưa thực lớn, nên nàng không sao đốt được, mãi sau mới châm được lửa thì bọn đạo sĩ đã kịp ra tay chữa luôn.
Phong Lan tháy bọn đạo sĩ xuất hiện mấy chục người đuổi bắt mình định theo kế hoạch đào tẩu, khôn ngờ bên địch đông người quá, ba mặt bao vây tới.
Tuy nàng ưa nghịch nhưng lại nhân hậu, thấy mấy đạo sĩ này không có thù oán gì với mình nên không muốn ra tay đả thương hay giết họ. Đồng thời nàng còn ở trên mái nhà, xa xa trông thấy Hổ Hùng đứng ở trước cở quan chưa rút lui, mà cạnh y có mấy đạo sĩ nhưng không thấy đôi bên đánh nhau, nàng lại tưởng Hổ Hùng đang cãi vã với bọn đạo sĩ, cho nên nàng mới chạy tới.
Ngờ đâu Hổ Hùng lại đổ hết mọi chuyện vào đầu nàng, tuy ý định không có hại cho lắm nhưng làm thế không phải là hành vi của một người quân tử.